Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh hưng yên giai đoạn 2000 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.58 KB, 94 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp I - Hà
Nội. Được sự nhiệt tình giảng dạy của các Thầy, các Cô trong trường nói
chung, trong khoa Đất và Môi trường nói riêng đã trang bị cho em những kiến
thức về cơ bản về chuyên môn cũng như cuộc sống, tạo cho em hành trang
vững chắc trong công tác sau này.
Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô. Đặc biệt để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự
cố gắng nỗ lực của bản thân, còn có sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của thầy
giáo hướng dẫn, các thầy, cô trong khoa Đất và Môi trường, cùng các cán bộ
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên và các phòng
ban khác đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
theo đúng nội dung và kế hoạch được giao.
Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong
nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các Thầy, các Cô và các bạn, để luận văn
được hoàn thiện hơn. Đây sẽ là nhũng kiến thức bổ ích cho công việc của em
sau này.
Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình
của các Thầy, Cô giáo, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên
Lữ tỉnh Hưng Yên , kính chúc các Thầy, các Cô và toàn thể các cô chú tại
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh
phúc và đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên mà tự nhiên ban tặng cho con người, là
tài sản vô giá đối với mỗi quốc gia. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ đất có thể làm ra lương
thực, thực phẩm để nuôi sống con người. Đất đai còn là môi trường sống, là địa
bàn phân bố khu dân cư, các cơ sở sản xuất, an ninh quốc phòng Như vậy đất
đai đã gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của loài người.


Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhiều
thế hệ đi trước đã phải đổ cả mồ hôi công sức lẫn sương máu để bảo vệ từng tấc đất
của tổ quốc. Vì vậy thế hệ chúng ta ngày nay phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ
được nguồn tài nguyên vô gía ấy và phải biết cách quản lý thật chặt chẽ, sử dụng đất
một cách có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới, đất nước
đang ngay một chuyển mình, dân số ngày một tăng nhanh, kèm theo đó là sự
phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế công nghiệp và dịch
vụ. Tất cả những vấn đề này đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong vấn đề quản
lý và sử dụng đất. Các mâu thuẫn đó đang có chiều hướng gia tăng đã làm ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý và sử dụng đất
phải được đặt ra cho các nhà quản lý đất đai, nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai
của Nhà nước và đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả cao. Đây là vấn đề
xuyên suốt trong quá trình sử dụng đất là một vấn đề hết sức phức tạp, không
chỉ đặt ra cho ngành quản lý đất đai mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các
cấp, ngành, với các nhà quản lý đất đai và những người sử dụng đất.
Ngày nay vấn đề đất đai đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, thông
qua việc ban hành một loạt các văn bản pháp luật về đất đai như : Luật Đất đai
1989, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi và bổ sung năm 1998, 2001, Luật Đất đai
2003 và một loạt các Thông tư, Nghị định, Chỉ thị về đất đai.
2
Luật Đất đai hiện hành là Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2004. Tại Điều 6 Luật Đất đai 2003 đã chỉ ra 13 nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai của ngành Địa chính nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà
nước về đất đai thống nhất từ trung ương đến từng địa phương
Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Tiên Lữ, được sự nhất trí của trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội,
được sự phân công trực tiếp của khoa Đất và Môi trường, cùng sự hướng dẫn
trực tiếp của Thầy giáo hướng dẫn, em đi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đề tài
‘‘Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh Hưng Yên giai đoạn

2000 - 2006”.
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản lý
và sử dụng đất.
- Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Tiên
Lữ giai đoạn 2000-2006. Trên cơ sở đó, đánh giá về việc thực hiện theo 13 nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai, tình hình sử dụng đất của huyện Tiên Lữ
trong thời gian qua. Qua đó thấy được những vấn đề tồn tại trong công tác quản
lý, sử dụng đất của huyện và đề xuất một số biện pháp giúp chính quyền địa
phương quản lý chặt chẽ, nắm chắc nguồn tài nguyên đất đai của Nhà nước.
2.2. Yêu cầu
- Nắm vững 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
- Nắm vững những văn bản pháp luật liên quan tới tình hình quản lý và
sử dụng đất.
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý và sử dụng ở địa phương trong giai
đoạn 2000-2006.
- Đưa ra những kiến nghị và đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với
thực tế ở địa phương.
3
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. Sơ lược lịch sử của ngành địa chính và Quản lý Nhà nước về đất đai
qua các thời kỳ
Công tác địa chính ở nước ta đã có từ rất lâu đời. Khi xã hội loài người hình
thành và phát triển ngày một văn minh, của cải làm ra ngày một nhiều và dư thừa.
Trong xã hội xuất hiện một lớp người tìm cách chiếm đoạt của cải dư thừa đó để làm
của riêng. Trong đó đất đai cũng bị họ chiếm dụng để phục vụ lợi ích riêng cho
mình. Những người bị mất đất canh tác phải làm thuê, mướn cho những người có

đất. Họ được hưởng một phần lợi ích từ những sản phẩm của đất, ngược lại họ cũng
phải nộp thuế đầy đủ cho chủ đất. Do vậy, để đánh thuế công bằng và hợp lý, họ phải
nắm được phần diện tích và chủ sử dụng đất. Như vậy, công tác địa chính ra đời.
Khi Nhà nước xuất hiện với tư cách là một tổ chức chính trị, Nhà nước
cũng chiếm giữ một phần diện tích đất đai nhất định để phục vụ cho lợi ích KT-
CT-XH Công tác địa chính ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của xã
hội và được điều chỉnh bởi pháp luật của Nhà nước.
Ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thì công tác địa chính có những biểu
hiện khác nhau. Điều này bị chi phối bởi các quan hệ đất đai. Ở Việt Nam, đã
tồn tại các hình thức sở hữu đất đai như: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở
hữu tư nhân. Hiện nay tồn tại một hình thức sở hữu duy nhất đó là sở hữu toàn
dân về đất đai. Do Nhà nước ta là ‘‘Nhà nước của dân, do dân và vì dân’’ nên
hình thức sở hữu Nhà nước cũng là sở hữu toàn dân.
Các mối quan hệ đất đai này đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công
tác quản lý đất đai qua các giai đoạn lịch sử.
4
1.1.1 Công tác Quản lý đất đai ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945
*Trong thời kỳ đầu lập nước: Thời kỳ này quan hệ đất đai có nhiều hình
thức sở hữu khác nhau quyền sở hữu tối cao thuộc về Nhà vua và của các quan
lại, một phần thuộc công xã nông thôn.
*Trong thời kỳ Bắc thuộc: Hình thức sở hữu của công xã nông thôn vẫn
tồn tại và phát triển vững chắc. Hình thức này được duy trì suốt một ngàn năm
Bắc thuộc. Mặc dù dưới sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, hình thức này
không còn được nguyên vẹn như trước.
*Trong thời kỳ phong kiến:
+ Thời kỳ nhà Đinh- Lê: Quyền sở hữu tối cao thuộc về Nhà vua và các
quan lại, chế độ công xã vẫn được bảo tồn.
+ Thời kỳ Lý- Trần: Ruộng đất vẫn thuộc sở hữu của Nhà vua là chủ yếu, sở hữu
tư nhân được công nhận và dần phát triển. Ngoài ra còn có hình thức sở hữu tập thể.
+ Thời kỳ nhà Hồ và Hậu Lê: Vào thế kỷ XV chế độ sở hữu Nhà nước về đất

đai được xác định đầy đủ. Trong thời kỳ này, Nhà nước can thiệp nhiều vào quan hệ
đất đai nhằm tạo ra sự quản lý tập trung thống nhất vào tay Nhà nước.
Dưới thời nhà Hồ với chính sách ‘‘hạn điền’’ được ban bố nhằm củng cố chế
độ sở hữu của Nhà nước và hạn chế việc biến ruộng đất công thành ruộng tư.
Dưới thời nhà Lê Nhà vua đã ban hành chính sách ‘‘lộc điền’’ và ‘‘quân
điền’’, đồng thời tiến hành thống kê đất đai, lập sổ địa bạ nằm phân phối lại
ruộng đất công cho nhân dân. Đặc biệt trong giai đoạn này, Bộ luật đầu tiên ở
nước ta được ban hành là ‘‘Luật Hồng Đức’’ (1481). Trong đó có 60 điều nói về
Luật Đất đai. Tinh thần chính của luật là điều chỉnh quan hệ đất đai và triệt để bảo
vệ đất công, tuyên bố đất đai là tài sản của Nhà nước. Mặc dù vậy qúa trình tư hữu
về ruộng đất vẫn diễn ra trong xã hội và dần chiếm ưu thế.
+ Thời kỳ nhà Nguyễn: Thời kỳ nhà Nguyễn Tây Sơn (1789-1802): Sau
khi lên ngôi, vua Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông, giảm nhẹ tô thuế
cho nhân dân, chiêu hồi dân phiêu tán.
5
Thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1884): Thời kỳ này Gia Long, nhà Nguyễn
(1806) đã hoàn thành công tác đo đạc lập sổ địa bạ còn dở từ thời nhà Lê cho
18000 xã từ Mục Nam Quan tới Mũi Cà Mau. Nguyễn Ánh còn cho ban hành
Luật Gia Long, có 14 điều nói về Luật Đất đai. Trong đó xác định quyền sở hữu
tối thượng của Nhà vua đối với ruộng đất và chia ra ruộng đất công quản, đất tư
quản. Thuế đất được xác định cụ thể được thu triệt để cho ngân sách quốc gia.
Đến đời vua Minh mạng thực hiện chế độ hạn điền lần thứ hai, thành công trong
chính sách khai khẩn đất hoang nhà Nguyễn đã đặt hệ thống chính quyền sở hữu
từ Trung ương tới địa phương, ra sức bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất công.
Đến 1844, Nhà nước đã chấp nhận quyền cầm cố đất công một cách có
thời hạn của các làng xã. Sau này Nhà vua đã ban hành nhiều quy định củng cố
quyền tư hữu ruộng đất và đảm bảo quyền thu thuế ruộng đất.
+ Thời thuộc Pháp :Pháp hoàn thành cuộc xâm lược ở nước ta,chúng tự ý
điều chỉnh quan hệ đất đai theo ý chúng. Thực dân Pháp còn thực hiện chia cắt
nước ta thành 3 kỳ để dễ bề cai trị là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. ở mỗi kỳ

chúng áp dụng một chế độ chính trị và sử dụng chế độ quản lý đất đai khác
nhau. Cùng với bọn thực dân và tư bản Pháp, giai cấp địa chủ phong kiến cũng
ra sức bóc lột nhân dân, ruộng đất được tích tụ cao vào tay chúng. Quyền sở hữu
của bọn thực dân phong kiến được pháp luật của chính quyền bảo hộ bảo vệ.
Tóm lại trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám 1945 với hình thức sở hữu
Nhà nước về đất đai đóng vai trò chủ đạo, xuyên suốt qua các giai đoạn lịch sử. Tuy
nhiên cùng song song với chế độ sở hữu Nhà nước còn có chế độ sở hữu công xã tồn tại
dai dẳng qua các thời đại. Ngoài ra còn tồn tại chế độ sở hữu tư nhân về đất đai.
1.1.2. Công tác Quản lý đất đai ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945
Sau cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời, ngành Địa chính được duy trì.
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta đã phải trải qua
một thời kỳ lịch sử phức tạp, nền kinh tế bị sa sút, lạc hậu. Cụ thể là nạn đói năm
1945. Để khắc phục tình trạng đó, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương ‘‘Khẩn cấp
6
chấn hưng nông nghiệp’’. Để cứu đói cho dân các chính sách đất đai lúc này đều
nhằm chấn hưng nông nghiệp. Hàng loạt các Thông tư, Chỉ thị, Nghị định của Nhà
nước được ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, Chính Phủ đã có nhiều chính sách
sử dụng đất hoang, đất vắng chủ, đất tịch thu từ bọn thực dân việt gian phản động. Từ
năm 1950, người cày được giảm tô khi canh tác trên đất vắng chủ.
Ngày 14/2/1953, Quốc hội thông qua luật cải cách ruộng đất, đánh đổ hoàn toàn chế
độ phong kiến thực dân. Triệt để thực hiện khẩu hiệu: “Người cày có ruộng’’.
Ngày 03/07/1958 cơ quan Quản lý đất đai được thành lập, đó là Sở địa chính thuộc
Bộ tài chính với chức năng chủ yếu là quản lý ruộng đất để thu thuế nông nghiệp.
Từ 1959, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng hình thức kinh tế tập
thể. Hiến pháp 1959 ra đời quy định 3 hình thức sở hữu ruộng đất là: Sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.
Ngày 14/12/19959 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 404/TTg cho
phép thành lập Cục đo đạc và bản đồ trực thuộc phủ Thủ tướng để nắm chắc địa

hình và tài nguyên đất.
Ngày 9/12/1960 Chính phủ ban hành NĐ số 70/NĐ - CP về việc chuyển ngành
Địa chính từ Bộ tài chính sang Bộ nông nghiệp và đổi tên thành ngành Quản lý ruộng đất.
* Giai đoạn 1980-1991: Hiến pháp 1980 quy định toàn bộ đất đai và tài
nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý bằng
pháp luật và quy hoạch. Thời kỳ này chúng ta chưa có một hệ thống tổ chức
quản lý đất đai đủ mạnh, chưa có quy hoạch sử dụng đất toàn quốc. Nhà nước
mới chỉ quan tâm chủ yếu tới đất nông nghiệp nên việc giao đất diễn ra tuỳ tiện.
Để khắc phục tình trạng đó, hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước về
đất đai được ra đời nhằm tăng cường công tác về quản lý, sử dụng đất.
+ Quyết định 201/CP ngày 01/7/1981 của Chính phủ về công tác quản lý
ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trên cả nước.
7
+ Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công
tác đo đạc bản đồ giải thửa nhằm nắm chắc quỹ đất trong cả nước để làm cơ sở
lập hồ sơ địa chính
+ Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/4/1981 của Ban bí thư TW Đảng về việc
khoán sản phẩm đến nhóm người lao động và người lao động trong nhóm HTX
nông nghiệp.
Ngày 08/01/1988 Nhà nước ban hành Bộ Luật Đất đai đầu tiên. Tiếp đó là
một dấu mốc quan trọng trong phát triển nông nghiệp là Nghị quyết 10/NQ-TW
ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài. Đây là việc làm cụ thể để khẳng định việc chuyển biến từ
một nền nông nghiệp sản xuất tự cung tự cấp sang hướng sản xuất hàng hoá.
* Giai đoạn 1992-nay: Hiến pháp 1992 ra đời quy định “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước
giao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng ổn định lâu dài ”
Năm 1993, Luật Đất đai được ban hành lấy Hiến pháp năm 1992 làm
nền tảng. Điểm nổi bật của luật 1993 là cho phép người sử dụng đất có 5

quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế. Ngoài ra
Nhà nước còn có một loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai. Đây là cơ sở pháp lý giúp người dân thực sự yên tâm đầu tư phát
triển sản xuất trên mảnh đất được giao.Điều 13 Luật Đất đai 1993 còn nêu
ra 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Tiếp theo Luật Đất đai 1993 là
Luật sửa đổi và bổ sung một số điều Luật Đất đai 1998 và 2001 để hoàn
thiện dần chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất.
Trong giai đoạn hiện nay, gắn với quá trình đổi mới đất nước, Đảng và
Nhà nước ta đã xây dựng và ngày càng củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu
toàn dân đối với đất đai, đảm bảo việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả và
bền vững. Điều này đã được thể hiện qua Luật Đất đai 2003 ra đời ngày
26/11/2003 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2004 và một loạt các văn bản
8
dưới luật hướng dẫn việc thi hành Luật Đất đai 2003 như : Nghị định 181,
Nghị định 187, Nghị định 188
1.2. Cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý và sử dụng đất
Hiện nay phần lớn các quan hệ đất đai trên thế giới là sở hữu tư nhân về đất
đai. Ở nước ta tồn tại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất : Sở hữu toàn dân, với
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền
làm chủ của mình bằng việc được Nhà nước trao cho QSDĐ. Nhà nước thực hiện
quyền sở hữu của mình bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng
đất của cơ quan quyền lực dựa trên những đặc điểm thực tiễn của đất nước qua các
giai đoạn. Ngoài ra hệ thống các cơ quan chuyên môn của các cấp thực hiện việc
giám sát việc quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch và theo pháp luật.
Cơ sở khoa học của hoạt động quản lý và sử dụng đất này được Nhà nước thể hiện
thông qua một loạt các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
+ Hiến pháp 1980 ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý”. Điều này tiếp tục được khẳng định lại trong Hiến pháp 1992, Luật
Đất đai 1988, 1993, Luật sửa đổi năm 1998 và 2001 và Luật Đất đai 2003.
Như vậy, Luật Đất đai 1993 và 2003 là công cụ hỗ trợ cho đắc lực giúp cho

Nhà nước trong công tác quản lý nguồn tài nguyên đất đai. Cùng với Luật Đất
đai, Nhà nước cũng ban hành một loạt các văn bản pháp luật khác tạo ra một hành
lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất.
+ Ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết số 201/CP
về việc tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất trong cả nước.
+ Chỉ thị 299/TTg ngày 18/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác
đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước.
+ Chỉ thị 100/CT - TW ngày 13/01/1981 của ban Bí thư Trung ương Đảng về mở
rộng khoán sản phẩm tới nhóm lao động và người lao động trong HTX nông nghiệp.
+ Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định về giá đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản
xuất nông nghiệp.
9
+ Nghị định số 73/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ về việc phân hạng,
tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và bản đồ Nhà nước.
+ Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về quản
lý và sử dụng đất nông nghiệp.
+ Nghị định số 12/CP ngày 22/2/1994 của Chính phủ ban hành “Thành lập Tổng
Cục Địa chính trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng cục quản lý ruộng đất và Cục đo đạc”.
+Nghị định số 34/CP ngày 23/4/1994 của Chính phủ ban hành “Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chính”.
+ Nghị định số 87/CP được Chính phủ ban hành ngày 17/08/1994 quy
định khung giá các loại đất và Nghị định số 90/CP về việc đền bù thu hồi đất để
sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
+ Nghị định số 89/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định về việc thu
tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính.
+ Chỉ thị số 247 /TTg ngày 28/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số
22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
+ Nghị định số 04/CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.
+ Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ quy định
về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử
dụng đất và thế chấp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
+ Nghị định số 38/CP năm 2000 về thu tiền sử dụng đất.
+ Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ quy định
thi hành về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.
+ Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 29/9/2001 của Chính phủ quy định
về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2000/ NĐ-CP.
+ Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy
họach, kế hoạch sử dụng đất.
10
+ Nghị định số 79/2001/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 01/11/2001.
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về triển khai thi hành Luật Đất đai.
+ Quyết định số 24/2004/QĐ-BTN&MT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ.
+ Quyết định số 25 /2004/QĐ - BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và môi trường về việc thi hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2003.
+ Thông tư số 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
+ Thông tư số 28/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.3. Kết quả quản lý sử dụng đất của cả nước trong những năm qua
- Công tác ban hành các văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện.
Trong những năm qua, các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan
tới đất đai đã được ban hành và ngày càng được củng cố hoàn thiện cho phù hợp
với tình hình mới, để công tác quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả. Từ Luật đất

đai 1993, Luật sửa đổi 1998, 2001 và Luật hiện hành là luật 2003, cùng với đó là
một loạt các văn bản, Nghị định, Thông tư đã tạo ra một hành lang pháp lý cho
công tác quản lý và sử dụng đất.
- Về công tác đo đạc bản đồ:
Đã tập trung hơn về chức năng quản lý Nhà nước, hội đồng chỉ đạo công
tác đo đạc bản đồ ở các địa phương. Toàn bộ hệ thống trắc địa quốc gia đã được
đo hoàn chỉnh được xử lý toán học, đã và đang được sử dụng trong phương án
toán học trong thời kì mới. (Hệ thống quy chiếu quốc gia VN 2000, hệ thống các
điểm toạ độ, độ cao của Nhà nước được hoàn thành và TTg CP ra quyết định
đưa vào sử dụng từ ngày 12/09/2000). Đến nay đã chụp được một khối lượng
11
lớn ảnh máy bay ở một số khu vực để sử dụng vào mục đích xây dựng các loại
bản đồ như bản đồ địa hình, bản đồ địa chính
Hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 phủ trùm cả nước bao gồm 900
mảnh có khoảng trên 80% số mảnh bản đồ của bộ bản đồ hiện trạng phủ trùm
được xuất bản, còn lại vẫn đang tiếp tục làm, hệ thống địa giới quốc gia đã được
hoàn thiện theo Chỉ thị 364, trên hệ thống bản đồ ở tỷ lệ lớn nhất có được tên ở
từng địa phương, tiến hành biên soạn hồ sơ cho các địa phương mới tách và
chính xác hoá toạ độ địa giới trong chương trình đo vẽ bản đồ địa chính.
- Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Đây là một vấn đề khá khó khăn mà ngành Địa chính gặp phải. Do điều
kiện hồ sơ đăng ký đất đai chưa hoàn chỉnh. Mặc dù vậy Bộ Tài nguyên- Môi
trường đã chỉ đạo xây dựng xong và trình Chính Phủ quy hoạch sử dụng đất của
cả nước đến 2010 và định hướng đến 2020.
Đến nay thì việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa
phương đã đi vào nề nếp.
- Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận và tổng kiểm kê đất đai:
Theo kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến cuối tháng 2/2007
kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước như sau:
- Đất nông nghiệp: cấp được 13392895 giấy với diện tích 7413500 ha, đạt 81,3% ,

trong đó có 29 tỉnh đã hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận cho đất nông nghiệp.
- Đất lâm nghiệp: cấp được hơn 01 triệu giấy với diện tích hơn 7,7 triệu ha đạt 59,20%.
- Đất ở tại nông thôn: cả nước cấp được gần 10 triệu giấy với diện tích
trên 376000 ha đạt 75%, trong đó có 13 tỉnh cơ bản hoàn thành.
- Đất ở tại đô thị: cả nước cấp được khoảng 2,7 triệu giấy với diện tích
gần 60000 ha đạt 56,90%, trong đó có 07 tỉnh cơ bản hoàn thành
Như vậy việc cập giấy chứng nhận bị chậm chủ yếu là đất ở của hộ gia
đình và đất lâm nghiệp của tổ chức.
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
12
Đến nay đã có 7987 dự án được giao đất, thuê đất với diện tích hơn
184179 ha, trong đó có 89654 ha đất được giao không thu tiền sử dụng đất, 8306
ha đất được giao có thu tiền; có 1781 dự án xin chuyển mục đích sử dụng đất
với tổng diện tích 1061 ha, trong đó có 9460 ha đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Thu hồi được 7289 ha do vi
phạm pháp luật về đất đai, trong đó có 7056 ha thu hồi do vi phạm quy định tại
Khoản 12 Điều 38 của Luật Đất đai 2003, đạt 65% diện tích phải thu hồi.
Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai: Giữa
các địa phương, có sự phối kết hợp chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở, để giải
quyết các đơn thư khiếu tố. Thanh tra các cấp lãnh đạo ở địa phương đã mở ra
hướng mới là đẩy mạnh công tác hoà giải xử lý tranh chấp khiếu nại ngay tại cơ
sở. Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, các cơ quan tập thể ngày càng
được củng cố hoàn thiện về lực lượng và chuyên môn nghiệp vụ.
Theo số liệu báo cáo từ 64 tỉnh thành và 22 bộ ngành, tính đến ngày
15/09/2004, cơ quan hành chính tiếp nhận 120004 đơn khiếu nại, 15995 đơn tố
cáo, 28866 đơn kiến nghị phản ánh. Qua phân tích xử lý có 89896 đơn khiếu
nại, 8571 đơn tố cáo đủ điều kiện giải quyết, số còn lại là trùng lặp không rõ nội
dung và địa chỉ. Trong đó 98,20% đơn thư khiếu nại về đất đai, 1,8% đơn thư
khiếu nại về môi trường.
Để giải quyết thực trạng đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập 06

đoàn công tác thanh tra. Bộ chủ trì thẩm tra xác minh giải quyết 196 đơn khiếu nại,
tố cáo của công dân tại 16 tỉnh thành. Ngoài ra, thanh tra Bộ đã ban hành 427 văn
bản và trình lãnh đạo Bộ ký, ban hành 861 văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác quản lý, sử dụng đất đai
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, hạn chế công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai, phân hạng đất chưa chưa được quan tâm đúng mức, các văn bản pháp
luật có liên quan tới đất đai còn chồng chéo, khó thực hiện, công tác cấp giấy
chứng nhận còn chậm trễ, các sai phạm trong vấn đề quản lý và sử dụng đất đai
không những giảm mà còn có chiều hướng gia tăng và chưa được xử lý kịp thời
nên gây hậu quả nghiêm trọng
13
1.4. Kết quả công tác quản lý và sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên thời gian qua
* Công tác ban hành các văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện.
+ Chỉ thị số 05/CT-TV ngày 10/8/01 "V/v dồn thửa đổi ruộng đất nông
nghiệp", CT số 16/ CT-TV ngày 06/6/02 "V/v tiếp tục thực hiện dồn thửa đổi
ruộng đất nông nghiệp trong toàn tỉnh.
+ Quyết định số 34/2001/QĐ- UB ngày 18/9/2001 "V/v ban hành bản
quyết định về làm điểm dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp".
+ Quyết định số 46/2002/QĐ - UB ngày 23/8/02 "V/v công bố quyền hạn
sử dụng đất đai tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2001-2010" đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại QĐ số 438/QĐ-TTg.
+ Quyết định số 33/2002/QĐ-UB ngày 10/7/02 "V/v ban hành quyết định
thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp trong toàn tỉnh.
Để nhanh chóng đưa Luật Đất đai 2003 vào cuộc sống tạo ra những chuyển
biến rõ rệt về quản lý và sử dụng đất đai, đưa công tác quản lý và sử dụng đất đai
trên địa bàn tỉnh vào nề nếp, hiệu quả UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 15/2004 /
CT - UB ngày 30/6/2004 V/v triển khai thi hành Luật Đất đai 2003 và Kế hoạch
thực hiện số 36/ KH - UB ngày 02/7/2004. Ngày 13/7/04 UBND tỉnh đã tổ chức
hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai 2003 với lãnh đạo các sở, ngành, tổ chức
chính trị xã hội, đoàn thể tỉnh và chủ tịch UBND các huyện, thị xã trong tỉnh.

+ Ngày 20/6/05 đã ban hành QĐ số 47/2005/QĐ - UB “V/v ban hành
quyết định trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
và thu hồi đất trên địa bàn tỉnh”.
+ Công văn số 254/CV-TNMT ngày 05/9/05 "V/v hệ thống trích dẫn điều Luật
Đất đai và Nghị định 181 của Chính Phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".
+ Công văn số 304/CV-TNMT (19/10/05) "V/v ban hành quy trình lập và
quyền hạn sử dụng đất".
Nhìn chung các văn bản pháp luật đưa ra rất kịp thời và phù hợp với điều kiện
thực tế cũng như phong tục tập quán của tỉnh Hưng Yên, áp dụng một cách sáng tạo
luật đất đai. Góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng đất đai đi vào nề nếp.
14
* Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ địa chính.:
Thực hiện Chỉ thị 364/CP của Chính Phủ v/v lập hồ sơ địa giới hành chính
các cấp và việc chia tách các huyện, thành lập thị trấn, mở rộng thị xã, UB ND tỉnh
chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định, cắm mốc địa giới hành
chính tới từng xã theo quyết định hồ sơ địa giới hành chính được lưu giữ ở các cấp.
Đến nay 100% số xã, phường, thị trấn, huyện thị và tỉnh đều có bản đồ hành chính.
* Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính:
Đến nay toàn tỉnh có 97 xã được đo đạc lập bản đồ địa chính quy (có trích lục
thửa đất chi tiết tới từng chủ sử dụng đất, theo tỷ lệ khu dân cư là 1/1000, khu canh tác
là 1/2000 dựa trên cơ sở bản đồ ảnh hàng không do Tổng Cục Địa chính cung cấp, tập
trung ở các huyện: Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ, thị xã Hưng Yên, Yên Mỹ, Văn Lâm,
Mỹ Hào. 161 xã có bản đồ địa chính cơ sở tỉ lệ 1/2000, phần ngoài đồng địa chính lập
theo tài liệu ảnh hàng không tỉ lệ 1/2000 có toạ độ mới bay chụp và chỉnh lý.
Ngoài ra hàng năm tỉnh đã chỉ đạo đo đạc, lập hồ sơ địa chính đất khu dân cư bằng
nguồn kinh phí của địa phương để phục vụ cấp GCNQSDĐ.
Tuy nhiên công tác đo đạc lập bản đồ địa chính quy triển khai còn chậm,
tỉnh thực hiện còn kéo dài chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu và quản lý sử dụng
đất, bản đồ địa chính lập chưa đồng bộ. Một số xã chỉ tổ chức đo đạc lập bản đồ

tại khu đo được hay khu đo ngoài đồng mà không thành lập theo đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn. Tính ổn định của hồ sơ chưa cao. việc sử dụng bản
đồ địa chính chính quy trong công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng dất còn chậm. Vì vậy tính hiệu quả thực hiện các dự án còn thấp.
* Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:
Tỉnh Hưng Yên đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên
Thời kỳ 2001-2010 và kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001-2005) đã được
TTCP phê duyệt và kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001-2005) được phê
duyệt điều chỉnh bổ sung.
Kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm đều đạt tỉ lệ
cao như năm 2001 đạt 71%, kế hoạch sử dụng đất 3 năm (2001-2003) trong kế
hoạch 5 năm (2001-2005) đạt 81,57%.
15
Cho đến ngày 31/12/06 có 8/10 huyện, thị xã lập quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 được UB tỉnh phê duyệt, 2/10 huyện đã thẩm định xong chờ
UBND tỉnh phê duyệt.
Về kế hoạch sử dụng đất: Có 7/10 huyện, thị xã, lập kế hoạch sử dụng đất
hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đối với việc lập quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất đai (của xã, thị trấn) thì toàn tỉnh có 161/161 xã, phường, thị trấn lập
quyền sử dụng đất đến 2010, nhưng chất lượng thấp, còn kế hoạch sử dụng đất
đai đại bộ phận các xã đều chưa lập.
* Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, cấp GCNQSDĐ.
+ Việc giao đất, cho thuê đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho hộ gia đình, cá
nhân. UBND tỉnh đã chỉ đạo, triển khai thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã căn bản hoàn
thành việc giao đất nông nghiệp cho 236.661 hộ với tổng diện tích là 48.755 ha, các hộ
nông dân phần lớn đều đã được cấp GCNQSDĐ nông nghiệp.
Làm tốt công tác giao đất, cho thuê đất để phục vụ kịp thời cho việc phát triển
KT-XH của tỉnh mới tái lập như: giao đất để xây dựng trụ sở cơ quan hành chính sự
nghiệp, xây dựng cơ cấu hạ tầng, cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thuê đất
để sản xuất và kinh doanh trên địa bàn tỉnh. việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,

chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
* Việc đăng ký quyền sử dụng đất và cấp GCNQSDĐđất nông nghiệp của
tỉnh đã hoàn thành từ năm 1999, đến 2002 thực hiện việc dồn thửa, đổi ruộng
theo Chỉ thị số 16/CT - TV của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nên phải cấp đổi lại
CNQSDĐ đất nông nghiệp. Đến 31/12/2006 cả tỉnh đã cấp đổi lại GCNQSDĐ
nông nghiệp được 185.758 hộ đạt 87,12%, và đất ở khu dân cư cấp GCNQSDĐ
được 135.237 hộ đạt 56,80% so với tổng số hộ. Đối với các tổ chức : 712 tổ
chức, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh được cấp GCNQSDĐ. Riêng về lần đầu khu
vực đô thị được 578 hộ gia đình và 64 tổ chức.
* Công tác thống kê kiểm kê đất: Hiện nay tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo công tác thống
kê đất đai, đảm bảo về thời gian, đủ về số lượng biểu mẫu, đạt chất lượng theo đúng
quy trình, quy phạm hướng dẫn ở cả 3 cấp, đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường là
tỉnh thực hiện tốt.
* Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo:
16
Trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên đã làm tốt
công tác tiếp dân theo đúng quyết định của luật khiếu nại, tố cáo và các Luật Đất đai,
Luật Môi trường và quy định tiếp dân của UBND tỉnh. Tổng số đơn nhận được (2001-
2006) là: 602 đơn. Trong đó khiếu nại là 327 đơn; tố cáo 115 đơn, đề nghị 160 đơn.
Thuộc thẩm quyền giải quyết là 93 đơn, phân loại xử lý giải quyết kịp thời, không để
tồn đọng, bảo đảm đúng pháp luật.
Nhìn chung trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng
Yên đã đẩy mạnh và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên kịp thời.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường đặc biệt là về công tác
đất đai và môi trường được quan tâm, không đùn đẩy và giải quyết dứt điểm nên tình
trạng vi phạm luật đất đai đã giảm so với những năm trước và không còn là những
điểm nóng, phức tạp như các tỉnh trong vùng.
* Quản lý việc giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất:
Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất các ngành chức
năng tham mưu giúp UBND thực hiện việc quản lý, phân cấp theo ngành. Nhìn chung

việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được giám sát chặt chẽ.
17
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Lữ
1.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Tiên Lữ giai đoạn
2000-2006.
1.2.1. Đánh giá công tác quản lý đất đai theo 13 nội dung quản lý NN về đất đai.
1.2.2. Kết quả sử dụng đất của huyện Tiên Lữ giai đoạn 2000-2006.
- Tình hình sử dụng đất của huyện Tiên Lữ trong giai đoạn 2000-2006.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của huyện Tiên Lữ.
1.3. Những mặt tích cực và tồn tại trong quản lý và sử dụng đất của huyện
trong những năm qua.
1.4. Một số biện pháp đề xuất giúp cho các chính quyền và cơ quan chuyên
môn tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất ở huyện Tiên Lữ.
1.5. Kết luận
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp điều tra trong phòng
- Tìm hiểu các Thông tư, Nghị định và các văn bản pháp luật liên quan
đến quản lý và sử dụng đất do cơ quan Nhà nước ban hành.
- Điều tra thu thập số liệu, tài liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất của
huyện Tiên Lữ trong giai đoạn 2000-2006.
2.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa
2.3. Phương pháp thống kê các số liệu thu thập
2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thống kê
2.5. Phương pháp so sánh trực tiếp các số liệu
18
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
TIÊN LỮ

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý: Huyện Tiên Lữ nằm ở phía nam tỉnh Hưng Yên, huyện có
các vị trí giáp ranh: - Phía Bắc giáp huyện Ân Thi và Kim Động;
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình;
- Phía Đông giáp huyện Phù Cừ;
- Phía Tây giáp thị xã Hưng Yên.
Trên địa bàn huyện có các tuyến đường 39A, 39B, 200, 61, 201, 203B,
203C, đê 195 chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất và
giao lưu hàng hoá đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh huyện khác.
1.1.2. Địa hình: Huyện nằm ở phía Nam tỉnh Hưng Yên, địa hình đồng ruộng có
xu hướng thấp dần từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây song độ cao của đất đan xen
nhau gây khó khăn cho phát triển sản xuất và cản trở đến quá trình cơ giới hoá nông
nghiệp. Đặc biệt là tình hình ngập úng khi có lượng mưa lớn trên khu vực đã làm ảnh
hưởng lớn đến năng suất lúa màu và diện tích cây vụ đông bị hạn chế.
1.3. Khí hậu: Huyện Tiên Lữ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều thuộc
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng kéo dài từ tháng 5-10, nhiệt độ trung bình 24
0
C-28
0
C , là mùa có
nhiều mưa bão, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp. Thời kỳ này lượng mưa chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. Mùa lạnh
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiết độ trung bình từ 18
0
C đến 24
0
C.
+ Số giờ nắng trung bình năm là 1.650 giờ.
+ Nhiệt độ trung bình năm là 23,2

0
C
+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1450-1650 mm.
19
1.14. Thổ nhưỡng: Trên địa bàn huyện có các loại đất sau:
+ Đất phù sa được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông
Hồng, diện tích là 367,05 ha chiếm 6,75% so với diện tích đất canh tác.
+ Đất phù sa được bồi ngập nước có diện tích là 56,79 ha chiếm 1,04% so
với diện tích đất canh tác.
+ Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính, ít chua, không gley hoặc gley
yếu của hệ thống sông Hồng có diện tích 858.47 ha chiếm 15,49% so với diện tích canh tác.
+ Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua, gley trung bình hoặc
gley mạnh của hệ thống sông Hồng, có diện tích là 2252,55 ha, chiếm 41,44% so với diện
tích canh tác.
+ Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi,chua ,gley TB hoặc mạnh của hệ
thống sông Hồng có diện tích là 949,13 ha chiếm 17,46 % so với diện tích canh tác .
+ Đất phù sa không được bồi màu nâu vàng hoặc nâu nhạt chua không gley
hoặc gley yếu của hệ thông sông Thái Bình có diện tích 156,45 ha chiếm 2,88% so với
diện tích đất canh tác.
+ Đất phù sa không được bồi màu nâu vàng hoặc nâu nhạt chua, gley TB hoặc gley
mạnh của hệ thống sông Thái Bình, có diện tích là 307,23 ha chiếm 5,65% so với diện tích canh
tác.
+ Đất phù sa gley mạnh với diện tích là 488,72 ha chiếm 8,99% so với
diện tích canh tác.
1.15. Tài nguyên nước: Huyện Tiên Lữ có sông Hồng và sông Luộc chạy qua
nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hiện
tại nước sinh hoạt được lấy từ nguồn nước ngầm do dân và các tổ chức tự khai
thác là chủ yêú. Nước cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ trạm bơm theo các
hệ thống kênh mương hiện có trên địa bàn huyện.
1.16. Cảnh quan môi trường: Huyện Tiên Lữ có và mạng lưới giao thôn phát triển

mạnh, ở một chừng mực nào đó có thể làm ảnh hưởng tới môi trường chung của
huyện. Các phương tiện giao thông cơ giới hoạt động tạo ra chất thải và gây ra tiếng
ồn kéo theo một lượng bụi làm ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, chất thải trong sinh
20
hoạt hàng ngày của nhân dân, chất thải do sản xuất TTCN góp phần làm ô nhiễm
môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các chất hoá học như thuốc trừ
sâu, chất kích thích ngày một tăng cũng tác động đến môi trường nông thôn. Do vậy
vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề quan trọng được đặt ra cho các cấp.
1.17. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tiên Lữ
Diện tích tự nhiên của huyện Tiên Lữ là 9242,50 ha. Trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp là 6393,02 ha chiếm 69,17% tổng diện tích
tự nhiên.
+ Diện tích đất phi nông nghiệp là 2759,61 ha chiếm 29,86% tổng diện
tích tự nhiên.

§Êt n«ng nghiªp
§Êt phi n«ng nghiÖp
§Êt ch­a sö dông

Biểu đồ số 1: So sánh diện tích các loại đất năm 2006
21
1.2. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện
1.2.1. Ngành nông nghiệp- thuỷ sản
GTSX của ngành nông nghiệp- thuỷ sản ước đạt 326 tỷ 657 triệu đồng .
Trong đó: GTSX ngành nông nghiệp là 303 tỷ 621 triệu đồng, ngành nuôi trồng
thuỷ sản là 23 tỷ 36 triệu đồng.
Do được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ, cây trồng phát triển đa
dạng, phong phú, năng suất cao và ổn định. Năng suất lúa bình quân ước đạt
61,49 tạ/ ha/vụ, sản lượng lương thực bình quân là 550kg/người/năm, đảm bảo
được an toàn lương thực cho nhân dân trong huyện.

Ngành nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nuôi thả cá các loại. , GTSX ngành thuỷ sản
ước đạt 23 tỷ 36 triệu đồng.
1.2.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất CN, TTCN có bước tăng trưởng khá GTSX đạt 184 tỷ 150 trđ. Huyện
tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Các ngành nghề phát triển mạnh là cơ khí
phục vụ đời sống và xây dựng cơ bản, sản xuất VLXD, chế biến gỗ lâm sản và hàng
mây tre đan xuất khẩu. Tiếp tục hỗ trợ đào tạo lao động, phát triển các ngành nghề,
nhất là các nghề là thế mạnh của địa phương như: TTCN, mây tre đan xuất khẩu.
1.2.3. Ngành thương mại dịch vụ
Huyện Tiên Lữ có 3 khu vực dịch vụ phát triển mạnh là Thị trấn Vương,
Ba Hàng và Phố Xuôi. 3 khu vực này sẽ là hạt nhân phát triển cuả toàn huyện .
Trong những năm qua huyện tiếp tục khuyến khích tạo điều kiện cho mọi thành
phần kinh tế tham gia hoạt động . Hiện nay toàn huyện có 15 HTX, 4 công ty
TNHH, 1 công ty cổ phần, 16 doanh nghiệp tư nhân, 38 chi nhánh doanh nghiệp
với 7800 hộ kinh doanh. Tổng thu nhập của ngành thương mại, dịch vụ và các
ngành khác là 294 tỷ 377 trđ.
22
12.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Lữ đã vầ đang phát triển theo hướng CNH-HĐH,
nông nghiệp nông thôn đang từng bước giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, nâng dần tỷ
trọng ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững .
Biểu số 1: Cơ cấu của ngành qua một số năm
Ngành Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nông nghiệp – Thuỷ sản (%) 48,54 45,45 43,85 40,57
Công nghiệp- Xây dựng (%) 19,77 20,78 21,65 22,87
Dịch vụ- Thương mại (%) 31,69 33,77 34,5 36,56
.
1.2.2. Tình hình văn hoá xã hội:
Trong những năm qua đời sống nhân dân của huyện Tiên Lữ không ngừng

được cải thiện. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá mới
phát triển mạnh gắn với xây dựng làng văn hoá,c ông tác văn hoá văn nghệ, TDTT
đã có nhiều chuyển biến tích cực,
- Giáo dục đào tạo: Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện tiếp tục phát triển,
các chỉ số về phát triển giáo dục đạt ở mức cao được Sở GD và ĐT công nhận hoàn
thành 9/9 chỉ tiêu thi đua. Năm 2006 có 13 trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc
gia. Số học sinh đỗ vào các trường đều chiếm tỷ lệ khá cao.
- Về mạng lưới y tế : Toàn huyện có một bệnh viện trung tâm, 18 trạm y tế xã, thị
trấn và huyện có 2 phòng khám đa khoa khu vực đóng tại Thị trấn Vương và Phố Xuôi.
Công tác y tế, dân số KHH gia đình các năm qua có nhiều chuyển biến
tích cực, cơ sở vật chất từ huyện đến các xã đã được quan tâm đầu tư bước đầu
đã phục vụ khá tốt cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
1.2.2.1. Tình hình dân số và lao động
Tính đến 30/12/2006 dân số toàn huyện là 106.790 người chiếm 9,42% dân
số của cả tỉnh Hưng Yên. Mật độ dân số là 1155 người/km
2
. Tốc độ phát triển dân
số của toàn huyện là 0,85%. Là huyện thuần nông, ít chịu tác động của qúa trình
đô thị hoá, tỷ lệ dân số thành thị ở mức thấp (885 hộ/30.685 hộ) chiếm 2,88%.
23
Số người lao động trong độ tuổi là 57.136 người, trong đó số lao động nông
nghiệp là 42.450 người chiếm 74,3%. Như vậy số lao động trong các ngành phi
nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ ít (25,7%), số lao động chưa có việc làm vẫn còn.
1.2.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật
. Hệ thống giao thông, thuỷ lợi
- Trên địa bàn huyện có các tuyến đường quốc lộ 39A, 39B, đường tỉnh lộ
200, các tuyến đường huyện lộ 203, 203B, 203C, 61,61B đã được đầu tư cải tạo
nâng cấp cùng với mạng lưới giao thông liên thôn, xã. Ngoài ra trong huyện còn
có các tuyến giao thông đường thuỷ, đó là hệ thống sông Luộc và sông Hồng phục
vụ thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và vận chuyển hàng

hoá.
- Toàn huyện có 18 trạm bơm chính phục vụ tưới tiêu nước cho cây
trồng. Đến năm 2006 đã đầu tư, xây dựng, kiên cố hoá được 20 km kênh mương.
Hàng năm các xã đều tiến hành nạo vét, tu sửa kênh mương nội đồng. Nhìn
chung hệ thống thuỷ lợi của các xã trong huyện bước đầu đã đáp ứng được công
tác tưới tiêu phục vụ sản xuất.
Đánh giá điều kiện tự nhiên, KTXH
*Về điều kiện tự nhiên
Thuận lợi
- Là nơi tiếp giáp với thị xã Hưng Yên, đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế của huyện, nhất là khi cầu Triều Dương và cầu Yên Lệnh được đưa
vào sử dụng nên việc giao lưu buôn bán giữa các vùng được thuận lợi.
- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với cơ cấu
đa dạng với cơ cấu cây trồng đa dạng, phong phú.
- Giáp thị xã Hưng Yên- là trung tâm KT-VH-CT của tỉnh, vì vậy Tiên Lữ
có lợi thế tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp và đặc biệt là có điều kiện để
phát triển dịch vụ và buôn bán.
Hạn chế :
24
- Do huyện có một mùa đông khô hanh nên thường thiếu nước và mùa
mưa thường bị bão gây ngập úng ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa và vụ đông.
- Vấn đề ô nhiễm môi truờng tuy không lớn xong cũng đã làm ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân trong huyện.
* Về điều kiện VHXH
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND
Tỉnh, các ngành chức năng của Tỉnh nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu,
ham học hỏi, đoàn kết. Huyện có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động có trách
nhiệm cao, biết vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước trong sự phát triển KTXH của huyện.

- Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân trong huyện có truyền thống lao
động cần cù, hăng hái lao động sản xuất, tích cực đầu tư tiền vốn mở rộng sản
xuất kinh doanh trên các lĩnh vực.
- Giáp trung tâm kinh tế của tỉnh là thị xã Hưng Yên, vì vậy Tiên Lữ có
các điều kiện để phát triển dịch vụ và buôn bán.
Hạn chế:
- Xuất phát điểm kinh tế của huyện còn thấp, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất
và đời sống tuy đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất
hàng hoá và dịch vụ. Chưa có khả năng thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài.
Đầu tư vào huyện hiện nay chủ yếu là các hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân.
-Lực lượng lao động dồi dào xong số lượng lao động thất nghiệp còn lớn,
nhất là trong các thời kỳ nông nhàn.
- Cơ sở hạ tầng ở một số nơi còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng
cần phải được tu sửa, nâng cấp.
- Các khu trung tâm buôn bán như TT. Vương, Ba Hàng, Phố Xuôi bước
đầu đã phát triển buôn bán hàng hoá đa dạng phong phú xong quy mô còn nhỏ
chưa phát huy hết tác dụng nên việc mở rộng giao lưu buôn bán còn hạn chế.
25

×