Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo tại xã Lương Phong- huyện Hiệp Hòa- Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.44 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngành Luật, Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Đề tài: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã Lương PhongHiệp Hòa- Bắc Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Vân
Mã sinh viên: 47
Lớp: Luật kinh tế K48
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Đan Phương

Hà Nội, Tháng 11 Năm 2018


Chuyên đề thực tập ngành Luật

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................ 2
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
Khiếu nại tố cáo là quyền cơ bản của mọi công dân đã được Hiến pháp,
pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện, tại Điều 30 Hiến pháp 2013 quy
định rõ "Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân". Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong
hệ thống quản lý nhà nước và điều hành xã hội. Do vậy, thực hiện tốt công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân sẽ củng cố và tăng cường niềm
tin của nhân dân vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước và thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và nhà
nước. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những chính
sách, văn bản pháp luật ngày càng hồn thiện hơn để giái quyết khiếu nại, tố
cáo nhanh, đúng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân


dân, đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, tạo
niềm tin của nhân dân vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng và
nhà nước ta đã lựa chọn......................................................................................4
Trong thời gian qua nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, quy phạm
pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo, cụ thể: như Luật khiếu nại, tố cáo
năm 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật khiếu nại, tố cáo năm
2004,2005, Luật khiếu nại, tố cáo 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành
đã giúp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt được nhiều kết quả hơn trước.. 4
CHƯƠNG I..........................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU, NẠI TỐ CÁO.........................7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO......................................7
1.1.1. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo...........................................................................7
1.1.2 Khái niệm về quyền khiếu nại, tố cáo.............................................................9
1.1.3 Khái niệm về giải quyết khiếu nại, tố cáo.......................................................9
1.1.4 Vai trò và ý nghĩa của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.........................9
1.2 Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu nại, tố cáo.......................................................10
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo..................10
1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo..........................11

CHƯƠNG II......................................................................................................27
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO TẠI XÃ LƯƠNG
PHONG- HUYỆN HIỆP HÒA- TỈNH BẮC GIANG.....................................27
2.1 Khái quát về đơn vị thực tập.................................................................................27
2.1.1 Khái quát chung về xã Lương Phong- huyện Hiệp Hịa- Tỉnh Bắc Giang....27
2.1.2. Vị trí pháp lý của Uỷ ban nhân dân xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang................................................................................................................29
2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã Lương Phong huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang................................................................................................29
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang................................................................................................................32


Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

2


Chuyên đề thực tập ngành Luật
2.1.5 Nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ và công chức của Ủy ban nhân dân xã
Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.....................................................32

CHƯƠNG 3.......................................................................................................44
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO.......................................................44
3.1.1. Một số bất cập về pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo và thực thi quyền
khiếu nại tố cáo........................................................................................................44
3.2. Định hướng để hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo...................49
3.2.2. Hoàn thiện một số quy định pháp luật để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo 50
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.....51

KẾT LUẬN........................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................55

MỞ ĐẦU

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

3


Chuyên đề thực tập ngành Luật

Khiếu nại tố cáo là quyền cơ bản của mọi công dân đã được Hiến pháp,
pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện, tại Điều 30 Hiến pháp 2013 quy
định rõ "Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân". Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong
hệ thống quản lý nhà nước và điều hành xã hội. Do vậy, thực hiện tốt công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân sẽ củng cố và tăng cường niềm
tin của nhân dân vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
và thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và nhà nước.
Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những chính sách,
văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn để giái quyết khiếu nại, tố cáo
nhanh, đúng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân,
đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, tạo niềm
tin của nhân dân vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhà
nước ta đã lựa chọn.
Trong thời gian qua nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, quy phạm pháp
luật về giải quyết khiếu nại tố cáo, cụ thể: như Luật khiếu nại, tố cáo năm
1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật khiếu nại, tố cáo năm
2004,2005, Luật khiếu nại, tố cáo 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã
giúp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt được nhiều kết quả hơn trước.
Xã Lương Phong là một xã miền núi của huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang.
Phía bắc tiếp giáp với xã Ngọc sơn, phía Đơng Bắc tiếp giáp với xã Việt Ngọc
(huyện Tân n, phía Đơng- Đơng Nam tiếp giáp với xã Việt Tiến huyện Việt
Yên, phía chính Nam tiếp giáp với xã Đoan Bái, Phía Tây Nam tiếp giáp với xã
Danh thắng, và tiếp giáp xã Đức Thắng và Thị Trấn Thắng về phía Tây- Tây Bắc.
Lương Phong là một trong 25 xã và 1 thị trấn của Huyện Hiệp Hòa là một xã lớn
với 13 thơn xã có diện tích tự nhiên là 12,1 km2 ( tương đương 1.300ha), chiếm
7% diện tích huyện Hiệp Hịa và là xã có diện tích lớn thứ 3 trong huyện, về quy
hoach sử dụng đất như sau: Đất nông nghiệp là 844ha, đất chuyên dùng 162ha,
đất chưa sử dụng ( đồi mặt nước...) 4ha, đất vườn tạp 10,6ha, đất trồng cây lâu

năm 92ha.... Tuy nhiên, trong những năm gần đây trong quá trình đổi mới tư duy
kinh tế theo cơ chế thị trường, xã đã và đang có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất đai cho phù hợp với tiềm năm thế mạnh của đồng đất, đem lại lợi nhuận cao
cho người lao động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

4


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Tổng dân số của xã Lương Phong là 16.597 nhân khẩu với 3639 hộ, được
phân bố trên 13 thôn. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân xã, sự đồng tình ủng hộ của cán
bộ và nhân dân địa phương, từ đó nền kinh tế địa phương tăng trưởng khá, an
ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân có
nhiều cải thiện, bộ mặt nơng thơn ngày càng đổi mới. Đảng bộ, chính quyền và
các ban ngành đoàn thể hàng năm đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền xã rất quan tâm, coi trọng
đến cơng tác giải quyêt khiếu nại, tố cáo của công dân. Tuy nhiên trên địa bàn xã
Lương Phong những năm gần đây các đơn thư khiếu nại, tố cáo có xu hướng gia
tăng và phức tạp. mặc dù các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng trong cơng tác
này, song công tác khiếu nại, tố cáo là một vấn đề nhậy cảm liên quan đến nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội và hoạt động quản lý nhà nước nên việc giải quyết
khiếu nại tố cáo vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là do
một phần pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn một số hạn chế, có những quy định
thiếu tính cụ thể. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo phải tuân theo các quy định của
pháp luật, đảm bảo tính cơng khai công bằng, đề cao trách nhiệm của cơ quan tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo.

Nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng đùn đẩy, khơng thực hiện đúng các quy
định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, gây
mất an ninh chính trị là thiệt hại không nhỏ đến kinh tế của các cá nhân tổ chức
người khiếu nại tố cáo.
Từ thực trạng khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo hiện nay tại
xã Lương Phong, bản thân em là người làm trong cơ quan Ủy ban nhân dân xã
nên em lựa trọn đề tài "khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo". Mục
đích của đề tài làm sáng tỏ lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng giải quyết
khiếu nại tố cáo trên địa bàn xã Lương Phong trong thời gian qua. Trên cơ sở
phân tích những hạn chế, ưu điểm của pháp luật, nguyên nhân của những vấn đề
bất cập, để từ đó có phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu
quả của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bà xã Lương Phong.
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

5


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Chương II: Thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo tại xã Lương Phonghuyện Hiệp Hòa- Tỉnh Bắc Giang.
Chương III: Các giải pháp và kiến nghị đề xuất hoàn thiện pháp luật về
giải quyết khiếu nại tố cáo.

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

6



Chuyên đề thực tập ngành Luật
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU, NẠI TỐ CÁO
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
1.1.1. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo
1.1.1.1 Khái niệm về khiếu nại
Theo đại từ tiếng việt Khiếu nại là thắc mắc, là đề nghị xem xét lại những
kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm;
Theo nghĩa rộng Khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu cơ
quan cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn
cứ cho rằng quyết định, hành vi ấy xâm hại đến quyền, lợi ích của mình. Các
quyết định, hành vi là đối tượng của khiếu nại là quyết định, hành vi trái pháp
luật hoặc không đúng quy định của tổ chức cộng đồng.
Theo nghĩa hẹp Khiếu nại là việc cơ quan, cá nhân, tổ chức yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi trái pháp luật khi
có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi ấy xâm phạm đến quyền, lợi ích của
mình. Lúc này khiếu nại chỉ hướng vào phạm vi hoạt động của bộ máy nhà nước
và được thực hiện trên cơ sở nhận định, đánh giá về tính trái pháp luật của các
quyết định, các hành vi.
Theo quy định tại Điều 2, Luật khiếu nại năm 2011 " Khiếu nại là việc
công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy
định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của mình".
Khiếu nại được phân làm hai dạng cơ bản sau:
Thứ nhất là Khiếu nại Tư pháp: Là khiếu nại về quyết định trái pháp luật
hoặc hành vi trái pháp luật của cơ quan hoặc của người tiến hành tố tụng như cơ
quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án hoặc điều tra viên, kiểm sát viên,

thẩm phán, hội thẩm, chấp hành viên. Khiếu nại tư pháp trong lĩnh vực hình sự,
dân sự, kinh tế, lao động, hành chính được pháp luật tố tụng tương ứng quy định.

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

7


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Thứ hai là khiếu nại hành chính: là khiếu nại về quy định hành chính hoặc
hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan tố chức hoặc cá nhân có thẩm
quyền trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Đó là việc
cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu co quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật khi có căn cớ cho rằng
nó xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.1.1.2 Khái niệm về tố cáo
Theo từ điển tiếng việt thơng dụng thì Tố cáo là "vạch rõ tội lỗi của kẻ
khác trước cơ quan pháp luật hoặc dư luận".
Hay Tố cáo là việc công dân báo với cơ quan tổ chức, người có thẩm
quyền về bất kỳ hành vi của cơ quan tổ chức cá nhân mà họ cho rằng hành vi ấy
vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định của cơ quan tổ chức, cộng đồng đã gây
ra thiệt hại hoặc đe dọa gây hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức cộng đồng hoặc
quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Theo quy định tại Điều 2, Luật tố cáo 2011 thì " Tố cáo là việc công dân
theo thủ tục do luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm của bất cứ cơ quan tổ chức, cá nhân nào gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của
cơng dân, cơ quan tổ chức".
Tố cáo được phân thành 3 dạng cơ bản:
Một là Tố cáo về các hành vi vi phạm của tổ chức đoàn thể, cộng đồng

dân cư thuộc phạm vi điều chỉnh của nội bộ các tổ chức đồn thể, cộng đồng dân
cư đó. Đây là dạnh tố cóa hướng vào các hành vi trái với tơn chỉ mục đích đã
được thể hiện trong quy định của tổ chức, của cộng đồng, trái với luân thường
đạo lý đã mặc nhiên được thừa nhận.
Hai là Tố cáo tội phạm là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự khi
cơng dân cho rằng một cá nhân, một tổ chức đã hoặc sẽ thực hiện hành vi gây
nguy hiểm cho xã hội hoặc cho rằng hành vi đó đã vi phạm quy định của pháp
luật hình sự thì họ thực hiện tố cáo hành vi vi phạm trước cơ quan có thẩm
quyền. Hành vi là đối tượng của dạng tố cáo này được quy định cụ thể trong pháp
luật hình sự. Việc xử lý và giải quyết tố cáo tội phạm được quy định chặt chẽ và
thực hiện theo đúng thủ tục tố tụng hình sự.

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

8


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Ba là Tố cáo hành chính: là tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật thuộc
phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước. Đây là dạnh tố cóa hướng vào các hành
vi vi phạm về các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước, việc xử lý giải
quyết tố cáo dạng này do các cơ quan giải quyết theo thủ tục hành chính thơng
thường
1.1.2 Khái niệm về quyền khiếu nại, tố cáo
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân đề nghị các cơ quan tổ
chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định việc làm của cán bộ, công chức
nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỷ luật
khi cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
Là quyền của cơng dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền

biết về nhiệm vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tổ chức cá nhân nào
gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
cơng dân, cơ quan tổ chức.
Người khiếu nại, tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật với cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
1.1.3 Khái niệm về giải quyết khiếu nại, tố cáo
Giải quyết khiếu nại, là xem xét, xác minh, kết luận và ra quyết định theo
trình tự và thủ tục do luật định các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính nhà nước, đề nghị xem xét lại cơ quan quyết định hành chính hoặc
hành vi hành chính đó khi có căn cứ cho rằng hành vi hành chính đó là trái pháp
luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hoặc cơ quan tổ chức đưa
đơn khiếu nại.
Giải quyết tố cáo là xem xét, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và đưa
ra quyết định xử lý theo trình tự và thủ tục do luật định đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân bị tố cáo là có hành vi gậy thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích
của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan tổ chức nào đó.
1.1.4 Vai trị và ý nghĩa của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những hoạt động quản
lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước, giải quyết khiếu nại tố cáo có
vai trị, ý nghĩa như sau

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

9


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Thứ nhất, thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên có thể kểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của cấp
dưới để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế yếu kém và xử lý

hành vi vi phạm pháp luật để xây dựng một nền hành chính vững mạnh, hoạt
động có hiệu quả.
Thứ hai hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hoạt động bảo đảm
phát chế trong quản lý nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nhà nước xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ trật tự kỷ cương, trật tự pháp luật, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Vì vậy hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trước hết phải tuân theo nguyên tắc
pháp chế xã hội chủ nghĩa
Thứ ba thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vừa đảm bảo
quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức
mạnh chí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, đảm bảo kỷ
cương, kỷ luật tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính
nhà nước. Bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao hoạt động
quản lý nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.2 Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu nại, tố cáo
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo
* Khái niệm pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân được nghi
nhận tại Điều 30 hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 " Mọi người có quyền
khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền những việc làm
trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân"
* Đặc điểm của pháp luật giải quyết khiếu nại
Mục đích của khiếu nại là bảo vệ và khôi phục lại quyền và lợi ích của
người bị khiếu nại đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nước xâm hại.
Về chủ thể khiếu nại, tại Khoản 1 Điều 1 và Điều 101 Luật khiếu nại thì
chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm cơng dân, cơ quan tổ chức, cán bộ công

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47


10


Chuyên đề thực tập ngành Luật
chức, cá nhân, tổ chức nước ngồi có quyền lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp
đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Đối tượng của khiếu nại hành chính là các quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà
nước.
Khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính được quy định trong
luật khiếu nại, luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
* Đặc điểm của pháp luật giải quyết Tố cáo
Mục đích của tố cáo khơng chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố
cáo mà cịn để bảo vệ lợi ích cảu nhà nước, xã hội, tập thể, của cá nhân khác, để
áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm
hại đến lợi ích cảu nhà nước, tập thể và của cá nhân.
Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo như Luật khiếu nại, tố cáo quy định
chỉ có thể là cơng dân, quy định này nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố
cáo, nếu có hành vi cố tình tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của
hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối tượng của tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo là các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giải quyết tố cáo, khác với khiếu nại, người khiếu nại phải thực hiện quyền
khiếu nại đúng với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình thì đối
với tố cáo người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến với các cơ
quan nhà nước, nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì các cơ quan đó có
trách nhiệm chuyển đơn tố cáo.

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo
1.2.2.1 Nội dung cơ bản của pháp luật giải quyết khiếu nại
Chủ thể khiếu nại
Chủ thể của khiếu nại bao gồm công dân cơ quan tổ chức hoặc cán bộ,
công chức.
Chủ thể khiếu nại là công dân được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992 sửa
đổi năm 2001 quy định. Tại Điều 74 Hiến pháp 1994 "Cơng dân có quyền khiếu

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

11


Chuyên đề thực tập ngành Luật
nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái
pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào". Đến Hiến pháp 2013 quy định tại Khoản 1
Điều 30 hiến pháp 2013 " Mọi người khiếu nại, tố cáo với cơ quan tổ chức cá
nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan tổ chức, cá
nhân". Như vậy chủ thể khiếu nại được quy định bao gồm cơng dân Việt Nam và
cả cá nhân nước ngồi tại Việt Nam.
Cơ quan tổ chức có quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, cơ
quan tổ chức có quyền khiếu nại bao gồm tổ chức chính trị, tổ chức xã hội,tổ
chức chính trị -xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, việc quy định
cơ quan tổ chức có quyền khiếu nại xất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước, các
cơ quan, tổ chức cũng bị tác động ảnh hưởng bởi các quyết định hành chính,
hành vi hành chính. Việc khiếu nại cảu các cơ quan hành chính được thơng qua
người đại diện hợp pháp cảu cơ quan tổ chức đó
cán bộ cơng chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức
khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và

lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định của pháp luật hiện hành tùy theo tính chất mực độ của hành
vi vi phạm các hình thức kỷ luật đối với cán bộ bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo,
cách chức, bãi nhiệm. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý các
hình thức kỷ luật bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
Đối với công chức giữu chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm: khiển trách, cảnh
cáo, hạ bạc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Các chủ thể nêu trên
được thực hiện quyền khiếu nại với điều kiện họ là đối tượng chịu sự tác động
trực tiếp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại xâm
phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích cảu người khiếu nại
Đối tượng
Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật cán bộ cơng chức
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định
về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được áp dụng
một lần với một hoặc một số đối tượng cụ thể, như vậy một quyết định hành
chính phải hội tụ đủ 3 điều kiện:

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

12


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Một là được thực hiện dưới hình thức văn bản, đây là một trong những
điểm khác biệt so với khái niệm về quyết định hành chính trong Luật khiếu nại,
tố cáo trước đây quy định về mặt hình thức nó phải được thể hiện dưới dạng "
Quyết đinh" tuy nhiên hiện nay Luật khiếu nại đã được mở rộng hơn, theo đó
quyết định hành chính là đối tượng của khiếu nại không nhất thiết phải được thể

hiện dưới hình thức là " quyết đinh" mà cịn có thể thể hiện dưới các hình thức
văn bản khác như " Công văn, thông báo, kết luận" quy định này phù hợp với
tình hình thực tế bởi trong thực tiễn có nhiều văn bản hành chính mặc dù khơng
thể hiện dưới hình thức quyết định nhưng lại chứa nội dung quyết định hành
chính nhưng người khiếu nại khơng thể khiếu nại văn bản ấy vì lý do đấy khơng
phải là quyết định hành chính
Hai là quyết định do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành, các cơ quan hành chính nhà
nước ở đây bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, ủy ban
nhân dân các cấp và các sở, phòng, ban thuộc ủy ban nhân dân, người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước là người trong các cơ quan nêu trên
mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ban hành các quyết định hành
chính.
Ba là, quyết định được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng
cụ thể hay còn gọi là quyết định hành chính cá biệt, đặc trưng này giúp phân biệt
với những quyết định mang tính quy phạm. Trong hoạt động quản lý hành chính
nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhiều quyết định hành
chính cá biệt để giải quyết các công việc cụ thể theo chức năng của từng cơ quan
hành chính nhà nước, ví dụ quyết đinh xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật
về an tồn giao thơng...những quy định này chỉ được áp dụng một lần với một
hoặc một số đối tượng cụ thể.
Hành vi hành chính được hiểu là hành vi của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật, cơ quan
hành chính nhà nước và các cán bộ, cơng chức trong cơ quan đó có những quyền
và nghĩa vụ nhất định do pháp luật quy định, hành vi thực hiện hay không thực
hiện quyền và nghĩa vụ đó gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
bị khiếu nại thì đều là hành vi có thể bị khiếu nại, ví dụ: Hành vi sách nhiều trong
hi thi hành nhiệm vụ cảu cán bộ cơng chức đều là những hành vi có thể bị khiếu
nại.


Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

13


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Phạm vi điều chỉnh.
Quá trình nghiên cứu xây dựng Luật khiếu nại, có nhiều quan điểm khác
nhau về phạm vi điều chỉnh của Luật:

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

14


Chuyên đề thực tập ngành Luật
có quan điểm cho rằng, ngồi khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, Luật khiếu nại cần phải điều
chỉnh khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị-xã hội; khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan khác của Nhà nước, tức là quy định cụ thể
về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các vấn đề khác liên quan đến khiếu nại, giải
quyết khiếu nại trong các tổ chức, đơn vị. Quan điểm này cho rằng, trong quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, các tổ chức, đơn vị nêu trên cũng
có những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính tác động đến các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống của mình hoặc ngồi xã hội, nhiều trường
hợp đã gây ảnh hưởng tới các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân đó.
Có một số quan điểm lại cho rằng, Luật khiếu nại ngoài việc điều chỉnh

khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan hành chính nhà nước thì cần điều chỉnh thêm các khiếu nại trong các đơn
vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và cơ quan, tổ chức khác của nhà
nước như: khiếu nại trong cơ quan Văn phòng Quốc hội, Văn phịng Chủ tịch
nước, Văn phịng Trung ương Đảng…vì ở những cơ quan, đơn vị này có khiếu
nại và cũng cần phải giải quyết để bảo đảm quyền lợi của người khiếu nại, song
chỉ nên quy định mang tính nguyên tắc về khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong
các tổ chức để trên cơ sở đó các tổ chức sẽ quy định cụ thể việc khiếu nại, giải
quyết khiếu nại trong tổ chức mình, bảo đảm sự phù hợp với điều lệ của các tổ
chức.

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

15


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tiễn đang đặt ra về khiếu nại, giải quyết
khiếu nại quyết định hành chính trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà
nước, cho nên Luật đã quy định mang tính nguyên tắc về khiếu nại, giải quyết
khiếu nại này, trên cơ sở đó Chính phủ hướng dẫn, quy định cụ thể nhằm bảo
đảm các quy định của Luật phù hợp với sự phong phú, đa dạng của thực tiễn.
Ngồi ra, tại các cơ quan như: Văn phịng Quốc hội, Văn phịng Chủ tịch nước,
Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và
các cơ quan khác của nhà nước cũng có phát sinh khiếu nại, nhưng nếu người
khiếu nại là cán bộ, cơng chức thì sẽ được giải quyết theo quy định về khiếu nại
và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức của Luật khiếu nại.
Đối với các khiếu nại khác, qua tổng kết cho thấy, trên thực tế phát sinh rất ít
hoặc nếu phát sinh thì được giải quyết theo một cơ chế đặc thù. Việc quy định cơ
chế giải quyết khiếu nại tại cơ quan, tổ chức này như thế nào sẽ do các cơ quan,

tổ chức đó căn cứ vào Luật khiếu nại để hướng dẫn. Đối với các tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp…cũng có khiếu nại, song
các tổ chức này có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất khác
nhau, do vậy Luật khiếu nại không thể và không nên điều chỉnh chi tiết về khiếu
nại, giải quyết khiếu nại trong các tổ chức đó. Các khiếu nại phát sinh tại các tổ
chức này cần phải giải quyết, song việc giải quyết sẽ theo một trình tự, thủ tục
riêng, đảm bảo phù hợp với điều lệ của các tổ chức.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, Điều 1 của Luật khiếu nại đã quy định
“Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác
giải quyết khiếu nại”.
Áp dụng pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

16


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và xu thế tồn cầu hóa, việc ghi nhận và
thể chế hóa việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngồi, nhất là việc giải
quyết các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có yếu tố
nước ngồi là địi hỏi khách quan và cần thiết. Đáp ứng các yêu cầu nội luật hóa
khi Việt Nam trở thành thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế Luật khiếu
nại đã có những sửa đổi, bổ sung phù hợp nhằm thể chế hóa các cam kết của Việt
Nam khi trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế và khu vực. Điều 3 của
Luật khiếu nại đã quy định “Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài
tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật

này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác” (Khoản 1 Điều 3).
Như đã phân tích ở trên, Luật khiếu nại điều chỉnh cụ thể việc khiếu nại,
giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ
quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nước. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước khác như: Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng
Chủ tịch nước và các cơ quan khác của nhà nước; các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp…trong quá trình hoạt
động của mình, có những quan hệ mang tính hành chính giữa cơ quan, tổ chức đó
với thành viên trong tổ chức; có những quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền trong cơ quan tổ chức đó có thể phát sinh khiếu nại. Tuy
nhiên, do những đặc thù khác nhau về cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhiều loại
hình cơ quan, tổ chức nên Luật khiếu nại không điều chỉnh khiếu nại và giải
quyết khiếu nại đối với các cơ quan, tổ chức này. Vì vậy, Luật khiếu nại đã quy
định “Căn cứ vào Luật này, cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hướng dẫn việc
khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan, tổ chức mình (Khoản 3 Điều 3);
Căn cứ vào Luật này, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Kiểm tốn nhà nước, Văn phịng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ
quan khác của Nhà nước quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ
quan mình (Khoản 4 Điều 3);

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

17


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, việc khiếu

nại và giải quyết khiếu nại cũng được áp dụng theo quy định của Luật khiếu nại
bởi các đơn vị này chịu sự quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên,
do việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại ở các cơ quan này có những đặc thù
riêng, do vậy Luật khiếu nại giao cho Chính phủ quy định chi tiết nội dung này
(Khoản 2 Điều 3).
Ngoài ra, để đảm bảo sự linh hoạt và phù hợp với đặc thù của khiếu nại và
giải quyết khiếu nại trong các lĩnh vực riêng biệt, Luật khiếu nại cũng quy định:
“trường hợp luật khác có quy định khác về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì
áp dụng theo quy định của luật đó“.
1.2.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật giải quyết Tố cáo
* Phạm vi điều chỉnh
Luật tố cáo năm 2018 quy định về phạm vi điều chỉnh trong đó quy định
về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với 2 nhóm hành vi vi phạm pháp luật:
Nhóm 1: Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng
vụ
Nhóm 2: hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các
lĩnh vực
Ngồi ra Luật cịn quy định về vấn đề bảo vệ người tố cáo, trách nhiệm
của cơ quan tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.
* Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố
cáo
- Đối với người tố cáo: Tại Khoản 1 Điều 9 luật quy định như sau " Thực
hiện quyền tố cáo được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thơng tin cá
nhân khác; được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố
cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố
cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết
luận nội dung tố cáo; tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khơng đúng pháp luật hoặc quá thời hạn
quy định mà tố cáo chưa được giải quyết; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; được khen thưởng, bồi

thường thiệt hại theo quy định của pháp luật" ngoài ra Luật tố cáo 2018 còn bổ
xung quyền rút tố cáo của người tố cáo.

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

18


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Về nghĩa vụ của người tố cáo được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật tố
cáo năm 2018 như sau " Người tố cáo có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cá nhân
quy định tại Điều 23 của Luật (như họ tên, địa chỉ, cách thức liên lạc); trình bày
trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung
tố cáo mà mình có được; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu và bồi thường thiệt hại do
hành vi tố cáo sai sự thật của mình gây ra".
Đối với người bị tố cáo: tại Khaonr 1 Điều 10 Luật tố cáo quy định quyền
của người bị tố cáo như sau " được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn
giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết
tố cáo; được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không
đúng sự thật; được nhận kết luận nội dung tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo
trái pháp luật, được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm hại, được xin lỗi, cải chính cơng khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố
cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật; khiếu nại
quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật; người bị tố cáo có quyền được bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khi
chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo".
Về nghĩa vụ của người bị tố cáo được quy đinh tại Khoản 2 Điều 10 " Các
nghĩa vụ của người bị tố cáo gồm: có mặt để làm việc theo yêu cầu của người

giải quyết tố cáo; giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; chấp hành nghiêm
chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền; bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của
mình gây ra"
- Người giải quyết khiếu nại tố cáo có các quyền như sau: tại Khoản 1
Điều 11 quy định "yêu cầu người tố cáo đến làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu
liên quan đến nội dung tố cáo mà người tố cáo có được; yêu cầu người bị tố cáo
đến làm việc, giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
đến nội dung tố cáo; yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp
thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; tiến hành các biện pháp cần thiết
để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu làm căn cứ để giải quyết tố cáo theo quy
định của Luật Tố cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan; áp dụng hoặc
yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

19


Chuyên đề thực tập ngành Luật
pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp
luật bị tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý kết luận nội dung tố cáo theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy
định của pháp luật". Về nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo được quy định tại
khoản 2 Điều 11 như sau " người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau: bảo đảm
khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo; áp dụng các
biện pháp bảo vệ cần thiết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; không tiết lộ thông tin về việc
giải quyết tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi

chưa có kết luận nội dung tố cáo; thông báo cho người tố cáo về việc thụ lý hoặc
không thụ lý tố cáo, việc chuyển vụ việc tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải
quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo; thông báo cho
người bị tố cáo về nội dung tố cáo, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình
chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; gửi kết luận nội dung tố cáo
cho người bị tố cáo; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;
bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình
gây ra".
* Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện
nhiệm vụ, công vụ
Tại Điều 12 Luật tố cáo xác đinh thẩm quyền giải quyết tố cáo trong các
trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây
nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc khơng cịn là cán bộ, công chức,
viên chức; tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất,
sáp nhập, chia, tách, đã bị giải thể; tố cáo cơ quan, tổ chức.
Tại Điều 13 Luật tố cáo 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ trong cơ quan
hành chính nhà nước
Tại Điều 14, 15,16,17 Luật quy đinh về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ trong Tịa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan khác của Nhà
nước

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

20



Chuyên đề thực tập ngành Luật
Tại Điều 18 Luật quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công
lập và trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong
doanh nghiệp nhà nước.
Tại Điều 21 Luật quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải
là cán bộ, công chức, viên chức.
Tại Điều 20, Luật cũng giao Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội căn cứ vào nguyên tắc xác định thẩm quyền được quy định
trong Luật (tại Điều 12) để hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức mình và
của tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
* Về trình tự giải quyết tố cáo
Tại Điều 28 Luật Tố cáo năm 2018 quy định trình tự giải quyết tố cáo
gồm 4 bước cụ thể như sau: thụ lý tố cáo; xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội
dung tố cáo; xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
Ngoài ra luật tố cáo năm 2018 đã bổ xung một số quy định mới chi tiết
hơn, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo như sau:
Tại Khoản 1 Điều 29 bổ xung quy định về điều kiện thụ lý tố cáo, theo đó,
người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau: tố
cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật " người tố cáo có đủ năng
lực hành vi dân sự; trường hợp khơng có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có
người đại diện theo quy định của pháp luật; vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết
tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; nội dung tố cáo có cơ sở để
xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp tố cáo xuất phát
từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo
quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố
cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp
được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành

vi vi phạm pháp luật"
Luật Tố cáo năm 2018 quy định thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30
ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

21


Chuyên đề thực tập ngành Luật
quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc đặc biệt phức tạp
thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Luật tố cáo năm 2018 bổ xung quy định về rút tố cáo tại Điều 33 quy định
" người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo
trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải
được thực hiện bằng văn bản". Luật cũng quy định cụ thể việc xử lý đối với các
trường hợp rút một phần nội dung tố cáo, rút tố cáo trong trường hợp nhiều người
cùng tố cáo, trường hợp rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc lợi dụng tố cáo
để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo. Trường hợp người rút
tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống,
xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành
vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật.
Điều 34 của Luật tố cáo năm 2018 cung đã bổ xung quy định về tạm đình
chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo cho phép người giải quyết tố cáo ra quyết định
tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan hoặc
cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại. Ngoài ra, Luật cũng quy định
việc đình chỉ giải quyết tố cáo được thực hiện khi: người tố cáo rút toàn bộ nội
dung tố cáo trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33; người bị tố cáo là cá

nhân chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo;
vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền.
Tại Điều 37 của Luật cũng quy định cụ thể về việc tố cáo tiếp, việc xử lý
đối với tố cáo tiếp và các căn cứ để giải quyết lại vụ việc tố cáo nhằm bảo đảm
mọi hành vi vi phạm đều được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; tránh tình
trạng bao che vi phạm nhưng cũng tránh tình trạng tố cáo tràn lan, vượt cấp.
Luật còn quy định về việc giải quyết tố cáo trong trường hợp vụ việc quá
thời hạn quy định mà chưa được giải quyết (Điều 38)
* Hình thức tố cáo, tiếp nhận, xử lý ban đầu thơng tin tố cáo
Hình thức tố cáo: Luật tố cáo năm 2018 vẫn tiếp tục quy định hai hình
thức tố cáo (như quy định của Luật Tố cáo năm 2011) tố cáo bằng đơn và tố cáo
trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

22


Chuyên đề thực tập ngành Luật
Tiếp nhận tố cáo được quy định tại Điều 23 đến Điều 27 của luật tố cáo và
có một số điểm mới như sau
Thứ nhất: Tại khoản 3 Điều 24 quy định đối với đơn tố cáo được gửi đến
nhiều nơi "Trường hợp tố cáo khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và
được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan tổ chức, cá nhân trong đó có cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng
người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân khơng có thẩm quyền
giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý".
Thứ hai: Tại Điều 25 quy định đối với tố cáo nặc danh, mạo danh " khi

nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng khơng rõ họ tên, địa chỉ của người
tố cáo hoặc qua kiểm tra xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người
tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thơng tin có nội dung tố cáo
được phản ánh khơng theo hình thức quy định của Luật thì cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền khơng xử lý theo quy định của Luật Tố cáo. Tuy nhiên,
trường hợp thơng tin tố cáo nói trên lại có nội dung rõ ràng về người có hành vi
vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và
có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành
việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác
quản lý".
* Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước
trong các lĩnh vực:
Luật tiếp tục kế thừa các quy định của Luật Tố cáo năm 2011 về giải
quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 41 quy định " Thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác
định theo nguyên tắc: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì
cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết".
Tại Khoản 2 Điều 41 quy định " Trường hợp tố cáo nhiều hành vi vi phạm
pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp để thống
nhất xác định cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết hoặc báo cáo cơ quan
quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan có thẩm quyền chủ
trì giải quyết".

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

23



Chuyên đề thực tập ngành Luật
Khoản 3 Điều 41 quy định "Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp
luật thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có
thẩm quyền giải quyết ".
Tại Điều 43 quy định Về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo, cơ bản được
thực hiện như khi giải quyết tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên
chức trong thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ, trừ trường hợp tố cáo có nội dung rõ
ràng, chứng cứ cụ thể có cơ sở để xử lý ngay. Đối với trường hợp này, việc giải
quyết tố cáo được tiến hành theo trình tự rút gọn, nhằm xử lý nhanh chóng, ngăn
chặn kịp thời hành vi vi phạm, phù hợp với tính chất, yêu cầu xử lý đối với các
hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
* Trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo
Luật Tố cáo năm 2018 đã bổ sung Chương V về trách nhiệm tổ chức thực
hiện kết luận nội dung tố cáo, trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm của người
giải quyết tố cáo (Điều 44), trách nhiệm của người bị tố cáo (Điều 45), trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 46).
* Bảo vệ người tố cáo
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về bảo vệ tố cáo của Luật Tố
cáo năm 2011 và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo, Luật Tố cáo năm 2018 đã
dành một chương (Chương VI) quy định về bảo vệ người tố cáo; theo đó, Luật
quy định các vấn đề cơ bản như: Người được bảo vệ bao gồm: người tố cáo, vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo
(khoản 1 Điều 47). Phạm vi bảo vệ là thông tin của người tố cáo, vị trí cơng tác,
việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo
vệ (khoản 1 Điều 47).
Tại Điều 48 Luật cũng đã quy định quyền và nghĩa vụ của người được bảo
vệ như sau. Về quyền của người được bảo vệ " Người được bảo vệ có quyền
được biết về các biện pháp bảo vệ; được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi

được áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp
dụng biện pháp bảo vệ; từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ; được bồi thường theo
quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường
hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền áp
dụng biện pháp bảo vệ mà không được áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng
không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng,

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

24


Chuyên đề thực tập ngành Luật
sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ". Về nghĩa vụ " Người được
bảo vệ có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
áp dụng biện pháp bảo vệ; giữ bí mật thơng tin về việc được bảo vệ; thông báo
kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong
thời gian được bảo vệ".
Bên cạnh đó tại Điều 48 của Luật cũng quy định về cơ quan có thẩm
quyền áp dụng biện pháp bảo vệ " Trách nhiệm bảo vệ trước hết thuộc về cơ quan
có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, các cơ quan khác, trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo và
những người được bảo vệ theo quy định của Luật. Đó là cơ quan tiếp nhận, xác
minh nội dung tố cáo, cơ quan Công an, cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ,
công chức, viên chức, lao động, Ủy ban nhân dân các cấp, Cơng đồn các cấp và
các cơ quan, tổ chức khác".
Từ Điều 50 đến Điều 55 quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ, Luật quy
định gồm: đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; xem xét, quyết định bảo vệ người
tố cáo; quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; thay đổi, bổ sung áp dụng biện
pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người

được bảo vệ; chấm dứt việc áp dụng biện phá bảo vệ. Từ Điều 56 đến Điều 58
quy đinhm về các biện pháp bảo vệ, Luật quy định các biện pháp cụ thể để bảo
vệ bí mật thơng tin; bảo vệ vị trí cơng tác, việc làm; bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ.
* Trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết
tố cáo
Tại Điều 59 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo. Từ đó Chính phủ thống nhất quản
lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản
lý công tác giải quyết tố cáo của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà
nước. Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về cơng tác giải quyết tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước
về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ngồi ra tại Điều 60 Luật cịn quy định trách nhiệm của Tồ án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý công tác giải quyết tố cáo và tại

Nguyễn Thị Hồng Vân. MSV 47

25


×