1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ……………………
TIỂU LUẬN
Thực tiễn công tác tiếp dân và giải quyết khiếu
nại tố cáo trên địa bàn huyện Tam Dương
lời nói đầu
2
Khiếu nai, tố cáo là quyền của công dân đã được pháp luật quy định.
Đây là quyền để công dân bảo vệ hợp pháp quyền lợi của mình, lợi ích của Nhà
nước. Nhà nước thông qua việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo phát
hiện có thể Kiểm tra, giám sát, việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ
chức và cá nhân. Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại- tố cáo
là cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà nước ta nhận định đánh giá đúng tình hình
thực hiện, thi hành chính sách, pháp luật của các cấp các ngành. Đánh giá đúng
lăng lực, phẩm chất của cán bộ công chức trong việc thực thi nhiệm vụ, công
vụ được giao, từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước .
Thực tiễn công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn
huyện Tam Dương trong thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. UBND
các xã, thị trấn trên địa bàn chưa nhận thấy được ý nghĩa, mục đích quan
trọng của công tác này. Công tác tổ chức thực hiện chưa thống nhất do đó
hiệu quả chưa cao. Số lượng đơn thư vượt cấp, đơn tố cáo tập thể vẫn còn
nhiều. Công việc tuyên truyền phổ biến Luật Khiếu nại, tố cáo.
Là cán bộ công tác trong ngành thanh tra bản thân tôi nhận thức đề tài
nghiên cứu: Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo là hết sức quan
trọng cả về lý luận và thực tiễn. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đóng
góp làm sáng tỏ lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng công tác tiếp dân và
giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Tam Dương từ năm 1999-
2004. Trên cơ sở phân tích những hạn chế, ưu điểm của pháp luật, nguyên
nhân của những vấn đề bất cập này để từ đó có phương hướng, giải pháp góp
phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân và giải quyết
khiếu nại- tố cáo.
Để sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp,
thống kê trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật để làm rõ mục đích và nhiệm
vụ của đề tài. Trong phạm vi giới hạn của đê tài, xin không đề cập đến quy
3
định cụ thể trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại- tố cáo, mà chỉ tập
trung vào thực trạng, nội dung cơ bản về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu
nại- tố cáo trên địa bàn huyện Tam Dương. Những giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả, chất lượng của công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại- tố cáo
trên địa bàn huyện Tam Dương trong thời kỳ đổi mới. Tôi hy vọng với kết quả
đạt được đề tài có thể đưa ra một só kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao
chất lượng tiếp dân và giải quyết khiếu nại- tố cáo trên địa bàn huyện Tam
Dương.
Do thời gian nghiên cứu chòn hạn chế cho nên chắc chắn đề tài không
tránh khỏi sai sót, kính mong sự quan tâm đón góp ý kiến của thầy, cô để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
4
chương i
thực trạng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại- tố cáo trên địa
bàn huyện tam dương
i/ một só vấn đề lý luận chung về cải cách hành chính trong cts tiếp dân và giải
quyết khiếu nại- tố cáo
Điều 74 hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại-
tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật
của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân, hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại tố cáo phải được cưqu Nhà
nước xem xét, giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định ”
Vì vậy quyền khiếu nại và tố cáo của công dân là phương tiện để công
dân bảo vệ lợi ích của mình, lợi ichs của Nhà nước, xã hội. Khi công dân thực
hiện quyền này còn tạo ra mối liên hệ, thông tin quan trọng giữa công dân với
Đảng và Nhà nước.
1. Khái niệm:
Theo luật khiếu nại tố cáo đã sửa đổi bổ sung năm 2004 khiếu nại được
hiểu là: Việc công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức theo thủ tục do
luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét
lại quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có
căn cứ cho rằng quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng
quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi pháp của
mình và
Tố cáo là việc công dân, theo thủ tục do luật này quy định, báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của bất
cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thời hạn hoặc đe doạ gây thời hạn cho
lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của công dân, tổ chức.
5
Như vậy khái niệm khiếu nại, tố cáo trong quy định Luật Khiếu nại, tố
cáo được hiểu hẹp hơn khái niệm khiếu nại nói chung. Nó gồm 2 nội dung:
Khiếu nại về quyết định hành chính (báo cáo khiếu nại về quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức) khiếu nại về hành vi hành chính trong
các cơ quan Nhà nước. Tố cáo thực chất là việc công dân phát hiện và thông báo
chính thức với cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền về những hành vi vi
phạm pháp luật nào đó diễn ra trong đời sống xã hội có thể liên quan hoặc không
liên quan trực tiếp tới quyền lợi của mình hoặc của người khác. Tố cáo thể hiện
sự phản ứng của công dân trước hành vi vi phạm pháp luật của người khác.
Nếu như khiếu nại thể hiện sự phản ứng của chủ thể trước lợi ích của
mình bị xâm phạm thì tố cáo thể hiện sự phản ứng trước lợi ích chung của xã
hội bị xâm phạm. Việc khiếu nại thể hiện mối quan tâm của cá nhân đối với
quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chính họ thì tố cáo thể hiện mức độ quan
tâm của cá nhân đối với lợi ích cộng đồng. Đối tượng của khiếu nại là quyết
định bằng văn bản hoặc hành vi pháp luật quyền lợi và lợi ích hợp pháp của
người khiếu nại, còn đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây
thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại lợi ích của bất kỳ ai. Mục đích của người khiếu
nại là tự bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, còn tố cáo không chỉ
như vậy mà còn phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ lợi
ích của xã hội, của cộng đồng. Do vậy tố cáo còn bao hàm trách nhiệm, nghĩa
vụ công dân đối với xã hội.
Mặc dù khiếu nại và tố cáo khác nhau về đối tượng, nguyên nhân phát
sinh, mục đích nhưng nó đều là phương thức tự vệ mà pháp luật và Nhà nước
cần khuyến khích công dân sử dụng để phản kháng lại hành vi vi phạm pháp
luật. Đây là phương thức mang tính tích cực, cần thiết đối với Nhà nước pháp
quyền. Việc đảm bảo các quyền công dân trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo
trước hết là trách nhiệm của mỗi quốc gia.
Xét trên phương diện lý luận hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là
hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền để thực thi
6
quyền lực hành chính của Nhà nước. Nói cách khác đây chính là một thủ tục
hành chính thể hiện sự công khai minh bạch công bằng trong; là căn cứ pháp
lý để công dân, tổ chức giám sát tính đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, cán
bộ công chức khi thi hành công vụ. Do đó cơ quan quản lý Nhà nước khi giải
quyết khiếu nại, tố cáo phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc thủ tục được
pháp luật quy định, tuyệt đối không được đặt thêm các thủ tục khác gây khó
khăn cho công dân, tổ chức khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thể hiện quan điểm
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đồng thời cũng là biện pháp tích cực góp
phần xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; điều đó được
thể hiện rõ trong Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Vì thế “Cán
bộ công chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, lợi
ích của nhân dân liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám
sát của nhân dân”. Chính vì vậy, các cơ quan đơn vị phải coi trọng công việc tiếp
dân cũng như tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân trong suốt
quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng nhân
dân mà còn tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Từ trước tới nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc mở rộng
dân chủ, tăng cường Pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi và lợi ích
hợp pháp của công dân. Nhưng trong thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố
cáo của công dân diễn biến không bình thường do nhiều nguyên nhân trong
đó có nguyên nhân chính sách pháp luật chưa hoàn chỉnh; một số cán bộ hoặc
cấp uỷ, chính quyền có những khuyết điểm, sai phạm như quan liêu, mất dân
chủ, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí… Nhưng nguyên nhân trực tiếp là do một
số cấp Uỷ, Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình
trong việc tiếp nhận giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công; giải
quyết nhiều vụ chưa nghiêm túc, thấu đáo dẫn tới tình hình khiếu nại, tố cáo
7
của công dân diễn biến không bình thường, làm giảm lòng tin của nhân dân
vào lãnh đạo địa phương, cơ quan công quyền.
Để khắc phục tình trạng này. Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị
số 09/CT-TW ngày 06/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay đã yêu cầu các cấp Uỷ, chính quyền,
đoàn thể thực hiện nghiêm túc và có hiệu lực các việc cụ thể như: đặc biệt
quan tâm đến công tác tiếp dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, yêu
cầu Thường vụ cấp uỷ trực tiếp lãnh chỉ đạo; Sự phối kết hợp giữa các cơ
quan Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Tư pháp; Tăng cường công tác
tuyên truyền hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo; xử lý
nghiêm khắc đối với những hành vi lợi dụng dân chủ, kích động, xúi giục khiếu
kiện vì động cơ xấu; Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, các tổ chức đoàn
thể; Tăng cường kiểm tra của các Uỷ ban kiểm tra Đảng, thanh tra các cấp.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, Tỉnh uỷ, HĐND
tỉnh Vĩnh Phúc, đã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như: Thông tư số 11/TTr –
TU ngày 03/5/2002. Triển khai Chỉ thị 09/CT-TW và Chỉ thị 02/CT-HU ngày
10/4/2002, các Ban thường trực huyện uỷ, và một số vấn đề cấp bách cần thực
hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, và một số văn bản của HĐND,
UBND tỉnh Vĩnh Phúc về công tác tiếp dân giải quyết chỉ đạo giải quyết
khiếu nại, tố cáo đã nâng cao chất lượng trong việc giải quyết KN,TC. Quy
chế hoạt động của HĐND, UBND nhiệm kỳ 1999 – 2004 đã quy định rõ trách
nhiệm của Chủ tịch Phó Chủ tịch HĐND, các đại biểu và chuyên viên văn
phòng HĐND, UBND đến tham gia tiếp nhận đơn thư KN,TC của công dân.
Đồng thời có trách nhiệm đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn
thư khiếu nại, tố cáo đúng quy định.
II. Thực trạng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
huyện tam dương từ năm 1999 - 2004.
8
Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện
Tam Dương trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ khi
Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành, đã tạo ra cơ chế giải quyết phù hợp cho
quá trình việc tiếp dân, giải quyết KN,TC trên địa bàn huyện Tam Dương.
thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Tam
Dương đã tập trung chỉ đạo các cấp uỷ chính quyền địa phương, triển khai
Luật Khiếu nại, tố cáo đồng thời coi công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại,
tố cáo là công tác trọng tâm của đơn vị để đảm bảo phát triển kinh tế ổn định
an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp uỷ, chính
quyền các xã việc giải quyết vẫn còn mang tính hình thức, năng lực cán bộ
còn hạn chế, chưa thực hiện tốt công tác này, một số vụ việc giải quyết chưa
đúng luật định, để tồn đọng kéo dài gây bức xúc cho người đi khiếu kiện.
Công tác giải quyết, xử lý sau Kết luận của một số vụ việc chưa dứt điểm ảnh
hưởng đến quyền lợi của người khiếu nại.
1. Thực trạng công tác tiếp dân và xử lý đơn.
1.1. Công tác tiếp dân.
Nhìn chung các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác tiếp
dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tại trụ sở đơn vị đã có niêm yết lịch tiếp
dân, nội quy tiếp dân. Hàng tháng Chủ tịch UBND huyện, cơ quan Thanh tra
huyện trực tiếp tiếp dân vào ngày 10 và 20, Chủ tịch UBND xã, cùng cán bộ
Tư pháp tiếp dân vào 2 ngày trong tuần là thứ 3 và thứ 6. Khi tiếp dân cán bộ
tiếp dân phải tạo điều kiện để công dân có thể trình bày ý kiến của mình với
cơ quan Nhà nước. Cán bộ tiếp dân giải thích cho công dân các chủ trương
chính sách quy định của Nhà nước, đồng thời hướng dẫn người dân đến đúng
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tránh để công dân mất nhiều thời
gian đi lại.
Phòng tiếp dân của UBND huyện Tam Dương được bố trí ngay trong
Trụ sở của UBND huyện, bố trí thường xuyên cán bộ tiếp dân. Cán bộ tiếp
dân đã qua trình độ đại học và qua khoá học về quản lý Nhà nước, nắm vững
9
về pháp luật. Huyện đã xây dựng hệ thống theo dõi, quản lý tiếp dân thông
qua sổ sách ghi chép thời gian, nội dung các cuộc tiếp dân. Kết quả từ năm
1999 – 2004 như sau:
Từ năm 1999 – 2004.
Toàn huyện tiếp: 2581 lượt người
Trong đó: Cấp huyện tiếp: 1002 lượt người:
- Năm 1999: 153 lượt người
- Năm 2000: 154 lượt người
- Năm 2001: 154 lượt người
- Năm 2002: 211 lượt người
- Năm 2003: 192 lượt người
- Năm 2004: 133 lượt người
Cấp xã tiếp: 1579
lượt người
Trong đó: - Năm 1999: 411 lượt người
- Năm 2000: 241 lượt người
- Năm 2001: 342 lượt người
- Năm 2002: 219 lượt người
- Năm 2003: 183 lượt người
- Năm 2004: 181 lượt người
Nội dung công dân đến KN,TC chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực:
- Đất đai: 62%
- Kinh tế tài chính: 23%
- Tư pháp về các vấn đề khác: 15%.
1.2. Thực trạng công tác tiếp nhận và xử lý đơn.
Đơn thư khiếu nại, tố cáo các cơ quan chức năng của huyện nhận được
từ nhiều luồng khác nhau như:
- Đơn do cấp trên, cơ quan chức năng chuyển đến.
- Đơn gửi qua đường bưu điện.
10
- Đơn nhận trực tiếp.
Khi nhận được đơn, cán bộ tiếp nhận đơn vào sổ nhận đơn theo thời
gian, nội dung quy định. Tổ chức phân loại đơn, xác định quyền hạn giải quyết
để báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức thực hiện theo luật định. Tuy nhiên, bên
cạnh các đơn vị làm tốt công tác nhận và xử lý đơn, vẫn còn một số xã, thị trấn
chưa phân loại đúng nội dung, thẩm quyền của từng đơn dẫn tới chuyển đơn
không đúng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gây khiếu kiện kéo dài, vượt
cấp. Một số đơn vị không mở sổ ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ số đơn,
nội dung đơn gây nhầm lẫn, thất lạc đơn, hồ sơ gửi kèm theo đơn, nhận đơn
không viết biên nhận, xử lý đơn còn chậm không đúng thời gian quy định.
2. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Từ năm 1999 – 2004 các vụ khiếu nại có chiều hướng gia tăng trên địa
bàn huyện cả về số lượng và tính chất phức tạp, tập trung chủ yếu vào các lĩnh
vực như đền bù giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Tố cáo tập trung chủ yếu vào cán bộ công chức lợi dụng
chức quyền có hành vi tham ô, làm trái pháp luật thông qua việc cấp đất, giao
đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng công trình xây
dựng…
Trước tình hình đó, Huyện uỷ, UBND đã có Chỉ thị về việc tăng cường
hiệu quả công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đồng thời chấn
chỉnh công tác quản lý đất đai – tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản. Xử lý
nghiêm những tồn tại, tổ chức kỷ luật, kiểm điểm một số cán bộ vi phạm, khôi
phục quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân. Giải quyết cơ bản số lượng
đơn thư khiếu nại, tố cáo kết quả cụ thể như sau:
* Công tác nhân dân:
- Từ năm 1999 – 2004.
+ Toàn huyện nhận 1.404 đơn; Cấp huyện nhận = 938 đơn.
Cấp xã = 466 đơn.
Năm 1999: 248 đơn
11
Năm 2000: 247 đơn
Năm 2001: 225 đơn
Năm 2002: 277 đơn
Năm 2003: 222 đơn
Năm 2004: 185 đơn
Trong đó: Khiếu nại: 927 đơn = 66,2%
Tố cáo: 477 = 33,8%
Nội dung KN,TC.
- Về đất đai: 864 đơn = 61,5%
- Kinh tế tài chính: 359 đơn = 23%
- Chính sách xã hội: 104 đơn = 7,4%
- Tư pháp và vấn đề khác: 104 đơn = 8,1%
* Trong số đơn KN,TC đã nhận (1999 - 2004) = 257 đơn
Trong đó: Năm 1999: 40 đơn
Năm 2000: 65 đơn
Năm 2001: 46 đơn
Năm 2002: 48 đơn
Năm 2003: 39 đơn
Năm 2004: 19 đơn
+ Đơn trùng lặp: 108 đơn.
+ Đơn vượt thẩm quyền: 62 đơn.
- Số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết là (1999 -
2004) = 243 đơn.
Trong đó: Năm 1999: 40 đơn
Năm 2000: 59 đơn
Năm 2001: 43 đơn
Năm 2002: 45 đơn
Năm 2003: 39 đơn
Năm 2004: 17 đơn
12
- Số đơn chưa chuyển: 14 đơn.
- Số vụ việc đã giải quyết: 102 vụ việc.
+ KN,TC đúng: 34 vụ việc
+ KN,TC sai: 42 vụ việc
+ KN,TC vừa đúng, vừa sai: 26 vụ việc
- Số vụ chưa giải quyết: không
- Số vụ việc kéo dài: 8 vụ việc. Do lịch sự để lại, và đã được các cấp,
các ngành ở địa phương và Trung ương đã giải quyết, quyết định, kết luận
giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng công dân không đồng ý hoặc cố tình
không thực hiện như: vụ ông Trần Văn Thuê; ông Trần Kim Đôi, ông Nguyễn
Hữu Mễ - xã Đạo Tú, bà Nguyễn Thị Huần –xã Hoàng Đan…
13
3. Thực trạng về công tác tổ chức thực hiện quyết định giải quyết
khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo.
Trong thực tế đơn vị chủ yếu quan tâm tới công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo mà chưa thực sự quan tâm tới quá trình thực hiện kết luận, quyết
định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Các cấp, các
ngành chậm tổ chức thực hiện, đùn đẩy trách nhiệm, chậm khắc phục quyền
lợi hợp pháp của người khiếu nại, tố cáo dẫn đến vụ việc không được giải
quyết dứt điểm, đây là vấn đề lớn nhất trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện
nay đồng thời cũng là nguyên nhân phát sinh khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện
đông người ở mức độ phức tạp.
Trước tình hình đó Huyện uỷ đã chỉ đạo UBND huyện, các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo tại các xã, thị trấn các phòng ban chuyên môn. UBND huyện
quy định trách nhiệm cụ thể trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và thời
hạn báo cáo UBND huyện. Các cấp, các ngành duy trì chế độ báo cáo hàng
tháng, báo cáo đột xuất, nâng cao chất lượng báo cáo. Tập trung giải quyết
dứt điểm những vụ tồn đọng kéo dài, những vụ việc phức tạp để tạo sự
chuyển biến tích cực trong tất cả tổ chức thực hiện quyết định giải quyết
khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo. nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp
luật đặc biệt là Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật đất đai,… tổ chức tập huấn công
tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần nâng cao nhận thức của
người dân về quyền, nghĩa vụ của công dân đối với việc chấp hành chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Qua quá trình thực hiện triển khai thực hiện các văn bản của Nhà nước,
các giải pháp cụ thể của địa phương công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại,
tố cáo ở huyện Tam Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn
còn một số tồn tại cụ thể như:
14
- Việc tổ chức thực hiện kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong công tác giải quyết KN,TC chưa thực hiện triệt để hoặc còn chậm, các bộ vi
phạm chưa xử lý nghiêm, nên chưa tạo được niềm tin trong nhân dân.
- Một số đơn vị giải quyết không đưa ra quyết định giải quyết khiếu
nại, tố cáo, hiệu lực của quyết định giải quyết nhìn chung chưa được thực hiện
nghiêm túc, có nơi còn thiếu kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực hiện quyết
định đã ban hành.
- Việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp đất
trái thẩm quyền chưa thực hiện được đáng kể: Vẫn còn việc hợp lý hoá cấp
đất trái thẩm quyền, không thu hồi được các khoản tiền do thu chi sai nguyên
tắc tài chính hoặc chỉ thu được trên hình thức.
III. Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
huyện Tam Dương từ năm 1999 – 2004.
Nhìn chung trong những năm gần đây số đơn thư khiếu nại, tố cáo trên
địa bàn tăng lên cả về số lượng, tính phức tạp, một số vụ khiếu kiện đông
người với thái độ gay gắt. Một số vụ các công dân khiếu kiện tự giác liên kết
thành đoàn đông người, lôi kéo nhiều tầng lớp tham gia gây sức ép với các
cấp chính quyền, gây rối tại nhà riêng các đồng chí lãnh đạo đơn vị.
Phần lớn các công dân trên địa bàn tham gia thực hiện quyền khiếu nại,
tố cáo đều vì bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ, của cộng đồng.
Thái độ của họ đúng mực, chỉ đôi khi bị ức chế do thái độ làm việc của cán
bộ, công chức cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa đúng mức, có khi còn
thiếu tinh thần trách nhiệm, đùn đẩy lẫn nhau. Song cũng không ít vụ việc
công dân khiếu kiện do thiếu nhận thức về chính sách pháp luật, do bị kích
động hoặc lợi dụng dân chủ có hành vi quá khích lăng mạ cán bộ thi hành
công vụ, gây rối ảnh hưởng đến trật tự nơi tiếp dân. Thậm chí một số vụ cơ
quan Nhà nước đã giải quyết thoả đáng nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu
kiện vì lợi ích cá nhân. Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ – HĐND, UBND
15
huyện trong các năm qua công tác giải quyết KN,TC đã đạt được những kết
quả nhất định cụ thể như sau:
1. Kết quả thành tích đã đạt được từ năm 1999 – 2004.
Trong 6 năm 1999 – 2004 mặc dù số đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa
bàn tăng lên cả về số lượng, tính phức tạp, một số vụ khiếu kiện đông người
với thái độ gay gắt. Song qua quá trình thực hiện triển khai thực hiện các văn
bản của Nhà nước, các giải pháp áp dụng cụ thể của địa phương công tác tiếp
dân và giải quyết KN,TC ở huyện Tam Dương đã có nhiều chuyển biến tích
cực, năm 2004 số đơn thư KN,TC trên địa bàn huyện Tam Dương có chiều
hướng giảm đáng kể về số lượng, tính phức tạp. Điều đó chứng tỏ tính đúng
đắn của công tác tiếp dân giải quyết KN,TC ở địa phương. Sự chuyển biến đó
được thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực sau:
* Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cơ quan trong việc giải
quyết KN,TC cả về số lượng, chất lượng, số lượng của các vụ tái khiếu, đã
giảm. Đảm bảo quyền, lợi ích của công dân qua công tác giải quyết KN,TC đã
góp phần ổn định tình hình, nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện tốt các quy định về
pháp luật đã được ban hành.
- Tập trung giải quyết dứt điểm những vụ tồn đọng kéo dài, những vụ
việc phức tạp, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức thực hiện
quyết định giải quyết khiếu nại, văn bản xử lý tố cáo.
- Các vụ kiện mới phát sinh được lãnh đạo địa phương quan tâm giải
quyết dứt điểm, nâng cao chất lượng giải quyết vụ việc từ khâu nhận đơn xử
lý, giải quyết đơn, ra kết luận, quyết định giải quyết và tổ chức thực hiện
quyết định hạn chế tối đa khiếu kiện vượt cấp, dần lấy lại niềm tin của nhân
dân vào cơ quan Nhà nước tại địa phương.
2. Những tồn tại cần phải khắc phục trong công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo năm 1999 – 2004.
16
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn trong những năm qua
đã có nhiều chuyển biến và đạt được vẫn còn một số tồn tại sau:
- Trình tự Giải quyết khiếu nại, tố cáo một số vụ việc chưa thực hiện
đúng theo Luật Khiếu nại, tố cáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Khiếu nại, tố cáo.
- Các văn bản chính sách pháp luật làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo đôi khi còn thiếu nhất quán, chưa rõ ràng. Các quy chế, quy định
chưa cụ thể hoặc chưa phù hợp với thực tế, tạo nhiều cách hiểu trong khi vận
dụng do đó các cấp, các ngành thực hiện chưa thống nhất gây khó khăn cho
công tác giải quyết vụ việc.
- Các biện pháp đang được quy định hiện hành chưa đáp ứng được yêu
cầu của công tác thẩm tra xác minh vụ việc. Quyền hạn của cán bộ giải quyết
KN,TC bị hạn chế bởi quá nhiều văn bản quy định khác liên quan, không tạo
được cơ chế linh hoạt trong quá trình giải quyết vụ việc dẫn tới chất lượng
công tác giải quyết KN,TC chưa cao, thụ động trong khi giải quyết vụ việc.
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ của cơ quan quản lý
Nhà nước, Đảng đoàn thể song một số địa phương chủ yếu phó thác cho cơ
quan thanh tra, mặt khác phương tiện trang bị cho công tác nghiệp vụ còn
thiếu nếu không nói là không có. Tổ chức, biên chế cơ quan thanh tra thay đổi
thường xuyên nên không có cán bộ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu và cán
bộ giàu kinh nghiệm.
- Chi phí tài chính đảm bảo hoạt động cho tất cả giải quyết đơn tại cơ
sở không có gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất
lượng xác minh – kiểm tra thu thập chứng cứ.
- Sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể còn chưa tốt. Việc cung cấp
số liệu liên quan tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, chưa đầy
đủ, thiếu thống nhất. Việc cử người tham gia các đoàn liên ngành còn mang
tính hình thức.
17
- Việc xử lý các cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật chưa triệt để, việc
khắc phục hậu quả, khôi phục quyền lợi cho người tố cáo – khiếu nại, người
bị KN,TC còn chậm.
- Một số kết luận, quyết định giải quyết KN,TC còn chưa khả thi gây
khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện.
3. Nguyên nhân tồn tại trên.
* Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa hoàn thiện và thiếu đồng
bộ, một số chính sách chưa nhất quán lại thay đổi thường xuyên, nhất là chính
sách đền bù giải phóng mặt bằng dẫn tới nhận thức khác nhau trong công tác
quản lý, chỉ đạo thiếu thống nhất từ trên xuống dưới.
- Những vấn đề về nhà đất do lịch sử để lại, Luật quy định về thời hiệu
thời hạn giải quyết khiếu nại. Song thực tế rất nhiều vụ việc xảy ra do lịch sử
để lại trước đây, nhưng đến nay công dân mỗi khi khiếu kiện (nhất là những
vụ việc về đất đai). Nên căn cứ vào pháp luật khiếu nại, tố cáo thì hết thời
hiệu, nhưng nếu có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ mà không giải quyết thì quyền
lợi công dân không được đảm bảo giá đất đai tăng đột biến trong khi đó giá
theo quy định nhiều năm không thay đổi hoặc thay đổi chậm, tạo chênh lệch
lớn trong thanh toán càng làm khiếu kiện ngày càng gay gắt hơn.
- Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn hàng loạt các diện tích
đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình giao
thông, các khu công nghiệp nhỏ, mở rộng đô thị đã làm cho thiếu diện tích đất
canh tác. Trong khi đó chính sách bồi thường, hỗ trợ chưa phù hợp gây khó khăn
cho một số bộ phận người dân nông thôn đã phát sinh một số vụ kiện.
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Lãnh đạo một số cấp Uỷ, chính quyền địa phương xã, thị trấn chưa
nhận thức rõ được trách nhiệm của mình, chưa nhận thức được lợi ích lâu dài
từ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Nhiều đơn vị ỷ lại
18
trông chờ vào huyện, phó thác việc tuyên truyền chính sách pháp luật cho cơ
quan cấp trên, không giải quyết triệt để.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số đơn chưa được quan tâm, công
tác kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan chức năng chưa đúng theo quy định của
pháp luật, đến khi sự việc căng thẳng, phức tạp mới tập trung giải quyết.
+ Một số cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức chưa làm tròn công
việc của mình, thậm chí còn làm sai nguyên tắc như cấp đất trái thẩm quyền
sử dụng đất sai mục đích, chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ, thu các khoản
dân góp quá mức thu nhập của người dân…
+ Công tác giải quyết KN,TC ở một số xã còn thiếu dân chủ, mang tính
chất mệnh lệnh hành chính, đối phó với dân không thể hiện tâm tư nguyện
vọng của nhân dân, thậm chí có nơi còn thách thức dân gây bức xúc trong
nhân dân, giảm niềm tin của dân vào chính quyền cơ sở dẫn tới tình trạng đơn
thư vượt cấp.
+ Một số chính quyền cơ sở bao che cho cấp dưới, xử lý không cương
quyết các cán bộ sai phạm, quyết định xử lý của cấp trên không được thực
hiện triệt để thậm chí có nơi không thực hiện.
+ Việc phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong công tác hoà
giải chưa được chú trọng hoặc chỉ thực hiện mang tính chất hình thức, nên
không có hiệu quả.
+ Công tác ngăn ngừa KN,TC chưa được quan tâm. Cụ thể như: Việc
tuyên truyền Luật Khiếu nại, tố cáo chưa thường xuyên, công tác kiểm tra
thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo còn mang tính hình thức chủ yếu nghe cơ sở
báo cáo và không đi sâu thực tế trong dân nên khả năng tiềm tàng về các vụ
khiếu kiện tập thể phát sinh vẫn còn.
+ Công tác lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra kinh tế xã hội chưa được
lãnh đạo Huyện quan tâm nên nhiều sai phạm trong công tác quản lý kinh tế
chưa được xử lý kịp thời, chưa tạo được niềm tin trong dân đối với cơ quan
quản lý Nhà nước.
19
+ Công tác kiện toàn tổ chức thanh tra chưa được quan tâm. Tại cơ sở
hiện nay hầu hết cán bộ đều từ đơn vị khác chuyển đến. Do đó còn hạn chế về
năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
+ Phương tiện trang bị cho công tác thanh tra kinh tế xã hội chưa đáp
ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, cơ quan thanh tra không được trang
bị hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Do đó gây khó khăn trong quá trình
giải quyết công việc được giao.
+ Chế độ báo cáo của cơ sở còn chậm, chất lượng báo cáo còn hạn chế gây
khó khăn cho công tác tổng hợp và nắm bắt tình hình chỉ đạo, điều hành chung.
+ Sự phối kết hợp với cơ quan quản lý pháp luật thiếu chặt chẽ, vẫn còn
nhiều vụ việc có phối kết hợp song hiệu quả chưa cao, nhiều đơn thư không
phân biệt thuộc chức năng của cơ quan nào dẫn tới tình trạng đơn thư vòng
vèo gây mất thời gian cho dân cũng là nguyên nhân làm dân gửi đơn thư đi
nhiều nơi, nhiều cấp.
+ Một số cấp Uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chưa nêu cao tinh thần trách
nhiệm, chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân và giải quyết
KN,TC chưa được tốt chuyên đề của cấp Uỷ về công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
+ Một số nơi việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa
tốt, chưa thực hiện tốt phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Do vậy
thiếu công khai dân chủ khi triển khai các chủ trương, chính sách có liên quan
trực tiếp đến quyền, lợi ích của nhân dân như: Thu và sử dụng các khoản
đóng góp của nhân dân, thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng khi
Nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, công trình công
cộng… quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân bị xâm phạm dân đến khiếu
kiện.
20
chương ii
một số giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo
I. Quan điểm và chủ trương của huyện uỷ, UBND huyện để nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Mục tiêu.
- Nâng cao chất lượng các cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể trong
việc giải quyết KN,TC đưa công tác tiếp dân và giải quyết KN,TC của công
dân thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành.
- Giải quyết chính xác, kịp thời, khách quan trung thực và đúng luật.
Giải quyết dứt điểm ngay các vụ mới phát sinh, không để nảy sinh các điểm
nóng mới.
- Công tác giải quyết KN,TC phải góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích
hợp pháp của công dân, đảm bảo dân chủ, kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã
hội, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức cơ sở
trong sạch, củng cố chính quyền các cấp cơ sở vững mạnh góp phần ổn định
chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2. Nhiệm vụ.
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 09/CT-TW ngày 06/3/2002 của Ban bí thư
Trung ương về một số vấn đề cấp bách trong việc giải quyết KN,TC hiện nay.
- Chấn chỉnh công tác tiếp dân và giải quyết KN,TC của công dân, tăng
cường kiểm tra trách nhiệm giải quyết KN,TC của các cấp Uỷ, thủ trưởng các
cấp, các ngành, kiện toàn đội ngũ làm công tác tiếp dân và giải quyết KN,TC.
- Tập trung rà soát, xem xét kết luận dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo,
đặc biệt là các vụ KN,TC đông người, phức tạp kéo dài. Thường xuyên kiểm
tra việc thực hiện các quyết định giải quyết KN,TC đã có hiệu lực pháp luật.
Kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức có hành vi
trái pháp luật đã được kết luận.
21
- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa KN,TC như đẩy mạnh cải cách
hành chính, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng
đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất tốt, có trình độ năng lực và tinh thần
trách nhiệm cao.
II. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước và
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính sách pháp luật trên
các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các Hội nghị tập huấnm các
cuộc họp cơ quan, khu hành chính…
+ Chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan trong huyện giải quyết dứt điểm
các vụ việc phức tạp và các vụ còn tồn đọng kéo dài.
+ Thường xuyên giao ban nghe cơ sở báo cáo trực tiếp các khó khăn
vướng mắc trong quá trình giải quyết KN,TC. Kịp thời có biện pháp tích cực
khắc phục khó khăn vướng mắc cơ sở đưa ra.
+ Tổ chức kiểm tra sâu sát hơn thực hiện giải quyết KN,TC ở cơ sở các
xã, thị trấn.
+ Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện giải quyết
KN,TC ở cơ sở các xã, thị trấn. Kế hoạch xây dựng phải chi tiết, cụ thể có
định kỳ sơ kết, rút kinh nghiệm.
+ Chú trọng quan tâm tới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công
tác tiếp dân và giải quyết KN,TC. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán
bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết KN,TC. Thực hiện áp dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ cũng như trong việc khai thác
cơ sở dữ liệu của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan tiếp dân và giải
quyết KN,TC. Đồng thời có chính sách khuyến khích những cán bộ, công
chức của cơ quan, tổ chức có thành tích trong công tác giải quyết KN,TC.
22
+ Cụ thể hoá các văn bản của Chính phủ, UBND tỉnh bằng các Chỉ thị
của Huyện Uỷ, UBND huyện. Ban hành các biểu mẫu chi tiết như Báo cáo,
Quyết định giải quyết, biên bản làm việc…
+ Chấn chỉnh việc chấp hành chế độ báo cáo, chế độ thông tin định kỳ,
thông tin đột xuất theo quy định.
2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Công tác tiếp dân phải đảm bảo nguyên tắc: Tôn trọng quyền khiếu
nại, tố cáo của công dân; khách quan, công khai dân chủ và thận trọng. Người
cán bộ tiếp dân phải có thái độ ứng xử đúng mức, niềm nở, chân tình, chu đáo
và có khả năng phán đoán sự việc và phát hiện diễn biến sự việc, gợi mở và
hướng dẫn công dân trình bày vào bản chất, nội dung của sự việc.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch giải quyết KN,TC đảm bảo đúng
trình tự, tiến độ và thời gian theo quy định của pháp luật.
+ Xử lý kiên quyết đối với cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm, kéo dài
thời gian giải quyết KN,TC. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần theo dõi sát
sao các trường hợp chậm tiến độ và kéo dài thời gian giải quyết.
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả các kết luận, quyết định giải quyết,
quyết định xử lý. Phân rõ quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà
nước trong công tác thực hiện các kết luận, quyết định giải quyết, quyết định
xử lý giải quyết KN,TC. Đây là một khâu còn vướng mắc nhiều trong công
tác giải quyết KN,TC.
+ Xử lý nghiêm minh đối với những phần tử lợi dụng dân chủ, lợi dụng
quyền KN,TC xúc giục, kích động đông người tham gia khiếu kiện gây mất
trật tự an ninh xã hội, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với cơ
quan công quyền.
+ Có chính sách phối kết hợp cụ thể giữa cơ quan quản lý Nhà nước với
các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, quần chúng nhân dân trong
23
công tác hoà giải tại cơ sở. Vận động, giải thích, thuyết phục bnhda chấp hành
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thực hiện tốt công tác hoà
giải ở khu dân cư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phối hợp giữa
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân và các tổ chức thành viên để
nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC ở
cơ sở. Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời cán bộ có khuyết điểm, vi phạm
pháp luật, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác tiếp dân giải
quyết KN,TC của dân, hoặc chậm chễ trong việc tổ chức thực hiện quyết định
giải quyết đã có hiệu lực pháp luật.
24
Kết luận
1. Trong giai đoạn hiện nay, công tác tiếp dân giải quyết KN,TC là vấn
đề hết sức cấp bách và cần thiết. Đòi hỏi cần có sự cố gắng, nỗ lực của các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như tập thể nhân dân. Đảng ta luôn quan
tâm tới công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Chỉ thị 09-
CT/TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư. Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 đã
mở đường cho cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện thuận lợi công cuộc cải
cách hành chính trong công tác giải quyết KN,TC.
2. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiếp dân giải quyết
KN,TC. Huyện uỷ, UBND huyện Tam Dương đã thực hiện một loạt các biện
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước và nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC trên địa bàn. Giải quyết nhanh
chóng, đúng pháp luật gắn liền với việc khôi phục quyền lợi của người dân.
Xử lý nghiêm minh đối với những phần tử lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền
KN,TC xúi giục, kích động đông người tham gia khiếu kiện. Có hình thức kỷ
luật thích đáng đối với cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm, kéo dài thời gian
giải quyết KN,TC. Củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Gây dựng mối quan hệ gắn bó
của nhân dân đối với chính quyền cơ sở.
3. Làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân nhất
là Luật Khiếu nại, tố cáo để nhân dân nắm chắ, hiểu rõ và thực hiện quyền
KN,TC theo Luật định. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành nhất là
lực lượng Công an và Thanh tra. Đối với những vụ việc KN,TC đông người,
phức tạp, gay gắt trước hết là cấp Uỷ, chính quyền phải thống nhất về chủ
trương khi giải quyết, khi giải quyết phải bám sát địa bàn khiếu kiện, chủ
động nắm chắc tình hình, tăng cường đối thoại với dân, trong xử lý phải thận
trọng, khách quan, tìm hiểu rõ nguyên nhân, bản chất của sự việc, có kế hoạch
cụ thể, rõ ràng, có kết luận đúng sai, phải xử lý nghiêm minh vụ việc sẽ được
25
giải quyết dứt điểm công minh thì vụ việc sẽ được giải quyết dứt điểm không
phát sinh thêm phức tạp, tránh để các vụ việc phức tạp trở thành điểm nóng.
4. Trong quá trình tiếp dân, giải quyết, khiếu nại- tố cáo phải kết hợp giữa
thanh tra, Kiểm tra với việc xử lý kinh tế tài chính và cán bộ có sai phạm, việc
giải quyết công khai dân chủ đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của người dân. Quy
định giải quyết khiếu nại sử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện
kịp thời nghiêm túc thì vụ việc mới được giải quyết rích điểm củng cố niềm tin
trong nhân dân đối với đảng, chính quyền cơ sở và Nhà nước.
5. Qua 6 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TW của Ban bí thư, Chỉ thị số
09/2005/CT-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về nâng cao hiệu quả tiếp dân,
giải quyết KN,TC; Thông chi số 11 ngày 03/5/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ về một số vấn đề cấp bách trong giải quyết kcủa Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
về một số vấn đề cấp bách trong giải quyết KN,TC Chỉ thị số 02/CT-HU,
ngày 10/4/2002 của huyện uỷ Tam Dương về một số vấn đề cấp bách cần
thực hiện trong việc giải quyết KN,TC hiện nay.
Các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương huyện Tam Dương đã đề ra
những mục tiêu, giải pháp công tác giải quyết KN,TC phù hợp với định
hướng và các quy định hiện hành tạo nên luồng không khí mới trên địa bàn,
giảm thiểu các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, bước đầu củng cố niềm
tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Tạo tiền đề cho Đảng bộ và nhân dân Huyện Tam Dương thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn năm 2005 – 2010, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.