Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài thuốc đông y trị sốt xuất huyết doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 5 trang )

Bài thuốc đông y trị sốt
xuất huyết
Mưa nhiều, bệnh sốt xuất huyết đang quay trở lại. Do vậy cần phòng
tránh bệnh.

Triệu chứng

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) ở những nơi ao tù nước đọng chung
quanh nhà hoặc những nơi tối tăm, ẩm thấp. 2 biểu hiện nổi bật của SXH
Dengue là sốt và xuất huyết. Bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch. Bệnh diễn
tiến cấp tính, rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị thích hợp kịp
thời.

SXH có nhiều triệu chứng để nhận bệnh. Sốt cao 39-40 độ C, khởi phát đột
ngột, liên tục kèm cảm giác lạnh, không có cơn run kiểu sốt rét. Thuốc giảm
sốt có ảnh hưởng ít nhưng không làm hết sốt. Trung bình sốt kéo dài 5-6
ngày. Một số ít trường hợp sốt kéo dài đến 2-3 tuần, sau đó tự hết mà không
can thiệp gì. Kèm sốt là cảm giác nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Triệu
chứng khác là xung huyết - xuất huyết. Da niêm xung huyết rõ, đặc biệt
niêm mạc mắt đỏ sậm, môi đỏ sậm, da mặt ửng đỏ hai bên má, tai. Xuất
huyết có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3, kéo dài vài ba ngày nếu
nhẹ. Một số ít trường hợp bệnh nặng hơn, xuất huyết kéo dài.




Rau má
Bài thuốc Đông y

Khi có dấu hiệu SXH, cần đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị kịp
thời. Điều cần lưu ý là SXH và sốt vi rút có những đặc điểm giống nhau, vì


vậy không nên tự chữa ở nhà, mà phải đến cơ sở y tế. Riêng với những nơi
vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận cơ sở y tế có thể điều trị SXH bằng Đông y.

Đông y chữa SXH theo 3 thời kỳ (3 giai đoạn). Với giai đoạn 1 - sốt cao,
xuất huyết (nhiệt độc vào phần vệ, phần khí). Lúc này, người bệnh thường
sốt cao, người li bì, mệt mỏi, miệng khô, khát nước, nhức mỏi các khớp
xương - cột sống lưng, tiểu tiện ít, có khi đỏ, có máu, đại tiện táo, buồn nôn
có thể nôn ra máu do xuất huyết đường tiêu hóa. Trên da có nhiều nốt xuất
huyết. Sắc mặt đỏ, rêu lưỡi vàng. Phương pháp chữa lúc này là: thanh nhiệt
tả hỏa, lương huyết, chỉ huyết, giải độc. Bài thuốc dùng gồm các vị: kim
ngân 12 gr, cỏ nhọ nồi 18 gr, mã đề 10 gr, rau má 10 gr, lá tre (trúc diệp) 10
gr, cúc hoa 16 gr, cây cối xay 10 gr, lá khế 10 gr, rễ cỏ tranh 10 gr, sinh địa
10 gr.




Nhọ nồi

Với giai đoạn thanh nhiệt, giải nhiệt (giải độc vào phần dinh, phần huyết).
Lúc này ngoài những triệu chứng nói trên, nếu nhiệt vào lạc có thể gây xuất
huyết dưới da (ban chẩn), nếu vào mạch gây chảy máu trong (nôn máu, đi
tiểu ra máu). Phép chữa lúc này là: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ
huyết. Bài thuốc dùng gồm: cỏ nhọ nồi tươi 16 gr, hạ khô thảo 10 gr, cối xay
sao vàng 8 gr, rễ cỏ tranh 16 gr, sài đất 16 gr, hoa hòe sao vàng 10 gr, kim
ngân hoa 10 gr, gừng tươi 3 lát.

Giai đoạn 3, bệnh hồi phục. Lúc này hết xuất huyết, người mệt mỏi ăn uống
kém, sốt hâm hấp về chiều, đại tiện táo, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu
lưỡi vàng, mạch nhỏ. Nếu tỳ khí hư (hoặc tỳ dương hư) thì sẽ có triệu chứng

mệt mỏi, tay chân lạnh, chán ăn, ra mồ hôi, nước tiểu trong, đại tiện lỏng
cho uống bài thuốc. Lúc này dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm 12 gr,
trần bì 6 gr, bạch biển đậu 12 gr, ý dĩ 10 gr, nhục đậu khấu 8 gr, liên nhục 12
gr, hoài sơn 12 gr, mạch nha 8 gr, kê nội kim 8 gr. Nếu vị âm bất túc, có các
triệu chứng chán ăn, miệng khát, môi khô, tiểu tiện ít, táo bón, chất lưỡi đỏ,
thì dùng bài thuốc gồm các vị: nhân sâm 10 gr, ngũ vị tử 8 gr, mạch môn 12
gr, thạch hộc 12 gr, sa sâm 12 gr.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Cách sắc: nước thứ nhất cho 3 chén nước vào nồi cùng các vị thuốc, sắc còn
1 chén, chắt nước thuốc ra. Nước hai tiếp tục cho 2 chén nước vào, sắc còn
lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.

×