Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi trung học cơ sở môn lịch sử (chính thức) thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.99 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2012- 2013
Môn thi: Lịch sử
Lớp: 9 THCS
Hướng dẫn chấm gồm 03 trang
Câu Nội dung cơ bản Điểm
1
Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị
thành lập Đảng.
5,0
* Hoàn cảnh:
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản trong năm 1929 là một xu thế tất yếu
của cách mạng Việt Nam tuy nhiên ba tổ chức cộng sản lại hoạt động
riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình đó nếu kéo dài sẽ
dẫn tới nguy cơ chia rẽ lớn.
0,75
- Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có Đảng
cộng sản thống nhất trong cả nước. Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái
viên của Quốc tế Cộng sản đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản từ ngày 06-01-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc).
Tham dự hội nghị có 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại
biểu của An Nam Cộng sản Đảng.
0,75
* Nội dung hội nghị thành lập Đảng:
Với sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị đã quyết định:
- Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một


chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
0,75
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. 0,75
- Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng. Chính cương sách
lược vắn tắt được hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đấu tiên của
Đảng.
0,25
- Sau hội nghị hợp nhất, ngày 24-02 -1930, Đông Dương Cộng sản liên
đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau này Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) quyết định lấy ngày 03-02 hàng
năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
0,25
*Vai trò của Nguyễn Ái Quốc:
- Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng
- Thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một chính đảng duy
nhất.
- Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Đó là Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt
Nam
0,5
0,5
0,5
2 Vì sao nói cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã nổ ra
trong điều kiện thời cơ "ngàn năm có một"? Ý nghĩa thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
5,0
a, Cách mạng tháng Tám nổ ra trong các điều kiện sau:
* Điều kiện chủ quan:
- Đảng ta và Mặt trận Việt Minh đã chủ động chuẩn bị lực lượng cách

mạng đủ mạnh để nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền (lực lượng
chính trị, vũ trang, căn cứ địa cách mạng ) Đồng thời quyết tâm phát
động và lãnh đạo quần chúng giành chính quyền
- Lực lượng cách mạng trong cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ
trong thời kì "kháng Nhật cứu nước" và đã sẵn sàng để vùng dậy
1,0
* Điều kiện khách quan:
- Tháng 8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Quân Nhật ở Đông Dương mất tinh thần, chính phủ bù nhìn Trần Trọng
Kim tê liệt mất hết chỗ dựa
=> Kẻ thù đang hoang mang tan rã đến cao độ
1,0
* Cách mạng tháng Tám năm1945 nổ ra trong thời cơ "ngàn năm có
một" Vì:
- Điều kiện khởi nghĩa giành chính quyền chỉ tồn tại từ sau khi Nhật đầu
hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta.
- Do vậy phải giành được chính quyền từ tay Nhật đứng ở địa vị người
chủ đất nước để đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.
- Nếu hành động chậm trễ khi quân Đồng minh vào Đông Dương thì thời
cơ không còn nữa
1,0
*Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với trong nước: Cách mạng tháng Tám đã phá tan hai xiềng xích
nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật đổ ngai vàng phong kiến,
lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
- Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập, tự do
1,0
- Đối với thế giới: Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc
của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới

1,0
3 Hoàn thành bảng thống kê… 3,0
TT Thời
gian
Tên sự kiện
1 02/1945 Hội nghị 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Ianta 0,25
2 17/08/195 Inđônêxia tuyên bố độc lập 0,25
3
01/10/1949 Cách mạng Trung Quốc thành công và nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập
0,25
4 03/1947 Học thuyết Truman ra đời 0,25
5 06/1947 Mĩ thực hiện Kế hoạch Mácsan 0,25
6
04/1949 Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO) ra
đời.
0,25
7 05/1955 Tổ chức Hiệp ước Vácsava ra đời 0,25
8 1960 17 nước châu Phi giành độc lập − “Năm châu Phi” 0,25
9
08/08/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành
lập.
0,25
10 09/1977 Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc 0,25
11 12/1978 Trung Quốc thực hiện đường lối cải cách, mở cửa 0,25
12
12/1989 Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến
tranh lạnh
0,25
4

Trình bày phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba từ 1945 - 1959. 5,0
aa, Phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba (1945-1959).
- Tháng 3-1952, với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc
tài ở Cuba.Chính quyền Batixta xoá bỏ Hiến pháp tiến bộ,cấm các đảng
phái chính trị hoạt động…
- Nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài, mở đầu
bằng cuộc tấn công vào trại lính Môncađa của 135 thanh niên yêu nước
do Phiđen Caxtơrô chỉ huy (26/7/1953)…
- Năm 1955, Phiđen Caxtơrô đã sang Mêhicô tiếp tục đấu tranh. Tại đây
Phiđen đã thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “ Phong trào 26-
7”.
- Tháng 11-1956, Phiđen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về tiếp tục đấu
tranh
- Từ cuối 1958, các binh đoàn cách mạng do Phiđen làm tổng chỉ huy đã
liên tiếp mở các cuộc tấn công.
- Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cuộc cách mạng Cuba
đã giành được thắng lợi.
0,5
0,75
0,75
0,5
0,5
1,0
b. Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh vì:
- Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc
Mĩ Latinh
- Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng Mĩ Latinh
0,5
0,5
5

Lịch sử địa phương 2,0
* Trong các anh hùng dân tộc kể trên có Bà Triệu và Lê Lợi là người
Thanh Hóa.
* Công lao:
- Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, đã có công lãnh đạo nhân dân chống
giặc Ngô để giành lại giang sơn, khôi phục quyền tự chủ, nêu cao truyền
thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc và của người phụ nữ Việt Nam.
- Lê Lợi có công lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh
giành độc lập dân tộc, lập ra triều Lê sơ, nêu cao tấm gương xả thân vì
độc lập dân tộc.
0,5
0,75
0,75
Tổng điểm 20

×