Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tổng hợp Đức Thành.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.03 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPTM&DVTH: cổ phần thương mại và dịch vụ tổng hợp.
TNHH: trách nhiệm hữu hạn.
DN: doanh nghiệp.
SXKD: sản xuất kinh doanh.
TNDN: thu nhập doanh nghiệp
GTGT: giá trị gia tăng.
TK: tài khoản.
BCTC: báo cáo tài chính.
BHXH: bảo hiểm xã hội.
BHYT: bảo hiểm y tế.
KT: kế toán
KTT: kế toán trưởng
CTGS: chứng từ ghi sổ
ĐK CTGS: đăng ký chứng từ ghi sổ.
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008.
Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty.
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ của kế toán nghiệp vụ bán hàng.
Sơ đồ 5: Quy trình ghi sổ của kế toán chi phí tiền lương.
Quy trình lập phiếu thu.
Quy trình lập phiếu chi.
Sơ đồ 6: Quy trình ghi sổ của kế toán tổ chức vốn bằng tiền.

LỜI MỞ ĐẦU
Trên thực tế hiện nay nền kinh tế nước ta đang có nhiều biến động
lớn. Từ một nền kinh tế kém phát triển mang nặng tính tự cung tự cấp,
chuyển sang nền kinh tế thị trường. Thắng lợi đó đã khẳng định được sự


đúng đắn và sáng suốt của Đảng và Nhà nước trên con đường đổi mới đất
nước. Để góp một phần trong công cuộc đổi mới đất nước thì kế toán là một
phần quan trọng, là một công cụ quản lý kinh tế có vai trò tích cực trong
việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Trong những
năm gần đây chế độ kế toán đã được đổi mới một cách căn bản, phù hợp với
yêu cầu quản trị kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực hoạt động, mọi thành phần
kinh tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế hàng hóa chuyển dịch theo cơ chế thị trường tự do
cạnh tranh có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp muốn được chấp
nhận kinh doanh trên thị trường thì phải đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng. Vì vậy tiêu thụ trở thành khâu thiết yếu trong quá trình kinh
doanh vì đây là khâu cuối cùng trực tiếp quyết định đến kết quả sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
tổng hợp Đức Thành đã nhận thức sâu sắc được vấn đề này. Trong quá trình
thực tập tại Công ty với sự giúp đỡ của các anh chị trong Công ty nói chung
và phòng kế toán nói riêng, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của TS.Phạm
Thành Long. Em đã bước đầu tìm hiểu và làm quen với công việc của một
kế toán viên. Do thời gian thực tập còn ngắn nên báo cáo tổng hợp của em
còn nhiều hạn chế và sai sót. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các
anh chị và thầy giáo để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, báo cáo gồm 3 phần:
1
Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tổng hợp Đức
Thành.
Phần II: Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần thương mại và dịch
vụ tổng hợp Đức Thành.
Phần III: Đánh giá tổ chức quản lý kinh doanh và tổ chức kế toán tại Công
ty.

2
Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tổng hợp
Đức Thành.
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty CPTM&DVTH Đức Thành được thành lập và đi vào hoạt
động kinh doanh theo đăng ký số 0103008932 ngày 23/08/2005 do Sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Ngành nghề kinh doanh là mua bán
các loại rượu, bia, nước ngọt,…, đại lý ký gửi.
Tên tiếng việt: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tổng hợp
Đức Thành.
Vốn điều lệ: 4.800.000.000 đồng ( Bốn tỷ tám trăm triệu đồng VN )
Tên giao dịch quốc tế: Duc Thanh General Service And Commercial
Joint Stock Company.
Tên viết tắt: DTSCOM.,JSC
Trụ sở: P1207 Nơ 14B, khu đô thị mới Định Công, Phường Định
Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng từ khi thành lập Công ty đã đưa ra định
hướng hoạt động và phát triển phù hợp với ngành nghể kinh doanh của
mình, Công ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và hoạt động
tuân thủ theo đúng luật pháp Việt Nam.
Tuy mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là các loại rượu, bia,
nước ngọt,…nhưng Công ty chỉ lựa chọn các mặt hàng tốt nhất để cung cấp
cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty tổ chức tốt nghiên cứu thị
trường, nắm vững nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường trong từng
thời kỳ để hoạch định các chiến lược marketing đúng đắn đảm bảo cho kinh
doanh của Công ty ổn định và phát triển, ít bị rủi ro, tận dụng được ưu thế
của mình và nắm bắt kịp thời các cơ hội diễn ra trên thị trường nhằm đạt
được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.

* Chức năng của Công ty:
- Chức năng phân phối: là chức năng chính của doanh nghiệp. Sản
phẩm doanh nghiệp phân phối là rượu, bia, nước ngọt,…từ các doanh nghiệp
sản xuất.
- Chức năng cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng. Dịch vụ mà
Công ty thực hiện chủ yếu là dịch vụ vận chuyển hàng hóa đến tay khách
hàng. Khách hàng của Công ty bao gồm: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, người
tiêu dùng do vậy khối lượng hàng hóa mà khách hàng yêu cầu thường rất
lớn. Do vậy Công ty cần sự kịp thời trong công tác vận chuyển để có thể đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
- Do Công ty là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên nắm bắt
toàn bộ thông tin khách hàng về sản phẩm cũng như biến động về nhu cầu
khách hàng, từ đó cung cấp thông tin cho nhà sản xuất để họ đưa ra sản
phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.
* Nhiệm vụ của Công ty:
- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty,
trước các cổ đông về kết quả kinh doanh. Đồng thời đảm bảo quyền lời cho
cán bộ công nhân viên.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh, triển khai chiến lược phát triển kinh
doanh phù hợp với chức năng của Công ty và nhu cầu của thị trường.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật
lao động, thỏa ước lao động và hợp đồng lao động để đảm bảo lợi ích cho
người lao động. Đồng thời cho phép người lao động phát huy trình độ khả
năng của mình trong quá trình lao động.
- Thực hiện các quy định Nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê kế toán, báo cáo định kỳ theo
quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường yêu cầu của hội đồng quản trị,
chịu trách nhiệm tính chính xác của báo cáo.
4
- Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn của

Công ty quản lý quyền tự chủ kinh doanh.
- Chịu sự kiệm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
- Công khai thông tin và báo cáo hàng năm đánh giá đúng đắn về hoạt
động kinh doanh của Công ty.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm: các nhân viên văn phòng,
nhân viên giao hàng và nhân viên tiếp thị luôn tuân thủ các quy định khi làm
việc.
Quá trình kinh doanh của Công ty không gây ra ảnh hưởng tới nhân
dân địa phương và môi trường xung quanh tạo được niềm tin của nhân dân
địa phương và tạo điều kiện cho Công ty phát triển.
1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty.
Trải qua gần 10 năm hoạt động hiện nay Công ty đã khẳng định được
vị thế của mình trên thị trường là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng giúp cho hàng hóa lưu thông, cung cấp lượng vốn cho các doanh
nghiệp sản xuất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quay vòng vốn của
mình. Công ty phân phối sản phẩm chủ yếu là rượu, bia, nước ngọt,…trên
thị trường chính Hà Nội và các tỉnh lân cận. Sản phẩm chính của Công ty có
thể là của các hãng nổi tiếng mà mọi người đều biết đến và cũng có thể là
các sản phẩm mới đầu tiên có mặt trên thị trường nhưng tất cả đều được
Công ty lựa chọn cẩn thận để có thể cung cấp cho khách hàng nhữn sản
phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Để có thể thực hiện tốt công tác kinh doanh, Công ty đã không ngừng
hoàn thiện và nâng cao bộ máy tổ chức quản lý. Để phù hợp với mô hình
hoạt động này Công ty đã nghiên cứu, xây dựng và đưa vào áp dụng bộ máy
quản lý gọn nhẹ, linh hoạt theo hệ thống trực tuyến đảm bảo hoạt động có
hiệu quả nhất. Mô hình bộ máy quản lý được bố trí như sau:
5
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Các phòng ban của Công ty được bố trí độc lập nhưng lại có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện theo chức năng, chuyên môn và

nghiệp vụ của mình từ đó giúp Giám đốc quản lý và điều hành toàn Công ty,
cụ thể như sau:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất do Hội đồng cổ đông
bầu ra ở mỗi nhiệm kỳ ( có ít nhất 2/3 số thành viên tán thành ). Hội đồng
quản lý có toàn quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến mục đích quyền
lợi của Công ty, phù hợp với pháp luật và đa số cổ đông nhất trí. Cuối nhiệm
kỳ phải trình báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả tài chính và
phương hướng kế hoạch cho kỳ tới, bổ nhiệm, bãi nhiệm giám sát các hoạt
động của Giám đốc và kế toán trưởng.
- Giám đốc: Một Giám đốc công ty là ngừơi có tư cách pháp nhân cao
nhất đại diện cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Giám đốc chịu trách
nhiệm cao nhất về mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty, theo
đúng chức năng và quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về các khoản giao
nộp ngân sách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn cũng như đời sống của
cán bộ nhân viên toàn Công ty.
6
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng kế
toán tài
chính
Phòng
kinh
doanh
Các kho
hàng
+ Bên cạnh đó Giám đốc còn là ngừơi chịu trách nhiệm trước pháp
luật về điều hành Công ty.
+ Giám đốc có quyền quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen

thưởng, kỷ luật với cán bộ công nhân viên dưới quyền.
- Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về các
hoạt động của Công ty theo sự phân công và ủy quyền cụ thể của Giám đốc.
- Phòng kế toán tài chính: chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc
trong lĩnh vực tài chính của Công ty, cung cấp các thông tin về hoạt động tài
chính của Công ty giúp cho Giám đốc điều hành và quản lý Công ty về mặt
kinh tế đạt hiệu quả cao. Tập hợp số liệu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong quá trình hoạt động kinh doanh của từng kỳ, lập báo cáo tài chính,
theo dõi sự vận dụng của vốn và nguồn vốn.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng lập kế hoạch kinh doanh, theo dõi
việc thực hiện kế hoạch, đồng thời có nhiệm vụ khảo sát nghiên cứu thị
trường mở mang và tìm kiếm thị trường mới tạo niềm tin và uy tín với khách
hàng. Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, tìm kiếm
thị trường cho các mặt hàng của Công ty.
- Kho: cất giữ và bảo quản các mặt hàng nhằm đảm bảo chất lượng
của hàng hóa và đảm bảo cho Công ty luôn có đủ hàng để bán đồng thời
chịu trách nhiệm về tất cả các giấy tờ, sổ sách, chứng từ có liên quan tới
nhập, xuất, tồn hàng trong kỳ. Giữa các kho hoạt động độc lập với nhau.
Việc trao đổi hàng giữa các kho cũng được coi là một giao dịch, có hóa đơn
nhập, xuất.
Cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Công ty.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, khoa học, có quan hệ phân công công
việc, quyền hạn và trách nhiệm rõ rang sẽ tạo nên một môi trường nội bộ có
lợi cho sự làm việc của mỗi cá nhân nói riêng và các cán bộ nói chung.
Công ty CPTM&DVTH Đức Thành tiền thân là một đại lý bán buôn,
bán lẻ. Ban đầu chỉ bán một sản phẩm là Côca-chai.Trong quá trình hoạt
7
động tích lũy để thuận tiện cho công việc giao dịch làm ăn với các bạn hàng
lớn từ đài lý chuyển đổi thành Công ty TNHH Đức Thành. Đến năm 2005 để
thu hút vốn cho các hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty chuyển đổi

thành Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ tổng hợp Đức Thành. Các sản
phẩm được mở rộng ra rượu, bia, nước ngọt…. Hiện tại Công ty nhận là nhà
phân phối sản phẩm cho 10 Công ty. Công ty không ngừng tuyển dụng và
đào tạo nhân viên, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
1.4. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty.
Sau 3 năm đi vào hoạt động, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn và
nhiều thách thức nhưng toàn Công ty đã chủ động phát huy những thuận lợi,
khắc phục những khó khăn, tập trung phấn đấu để không ngừng phát triển và
mở rộng thị trường và đã đạt được những thành công nhất định. Điều đó thể
hiện qua kết quả kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008.
8
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006, 2007, 2008
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tăng giảm
2007/2006
Tăng giảm
2008/2007
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%

1. Tổng doanh thu 3.060.000 3.240.000 3.600.000 180.000 5,88 360.0000 11,11
2. Các khoản giảm
trừ doanh thu
75.000 90.000 110.000 15.000 20 20.000 22,22
- Giảm giá hàng bán 50.000 55.000 70.000 5.000 10 15.000 27,27
- Hàng bán bị trả lại 25.000 35.000 40.000 10.000 40 5.000 14,29
3. Doanh thu thuần
về bán hàng
2.985.000 3.150.000 3.490.000 165.000 5,53 340.000 10,79
4. Giá vốn hàng bán 2.546.800 2.657.123 2.900.120 110.323 4,33 242.997 9,15
5. Lợi nhuận gộp 438.200 492.877 589.880 54.677 12,48 97.003 19,68
6. Chi phí bán hàng 127.054 127.896 160.005 842 0,66 32.109 25,11
7.Chi phí quản lý
DN
111.240 120.500 170.120 9.260 8,32 49.620 41,18
8. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động SXKD
199.906 244.481 259.755 44.575 22,30 15.274 6,25
9. Tổng lợi nhuận
trước thuế TNDN
199.906 244.481 259.755 44.575 22,30 15.274 6,25
10. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
11. Chi phí thuế
TNDN hoãn lại
12. Lợi nhuận sau
thuế TNDN
143.932 176.026 187.024 32.094 22,30 10.998 6,25
Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy cả doanh thu và lợi nhuận của Công
ty trong 3 năm đều tăng. Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là

180.000 nghìn đồng, tương ứng với 5,88%. Lợi nhuận năm 2007 tăng so với
năm 2006 là 32.094 nghìn đồng, tương ứng với 22,30%. Doanh thu năm
2008 tăng so với năm 2007 là 360.000 nghìn đồng, tương ứng với 11,11%.
Lợi nhuận năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10.998 nghìn đồng, tương ứng
với 6.25%. Như vậy tốc độ tăng của lợi nhuận trong năm 2007 lớn hơn tốc
độ tăng của doanh thu, nguyên nhân là do Công ty có những chính sách phù
9

×