Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.79 KB, 26 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Việt Nam mới chủ yếu đơn thuần xuất khẩu cà phê nhân và chỉ nổi tiếng
về việc xuất khẩu cà phê nhân. Lượng cà phê bột, cà phê đã qua chế biến xuất
khẩu thấp và thương hiệu chưa cao khiến cho năng lực cạnh tranh yếu.
Trong khi đó, Hoa Kỳ là nước tiêu thụ cà phê vào cỡ lớn nhất thế giới,
nhu cầu đó ngày càng tăng, đồng thời hiện Hoa Kỳ cũng đang là nước nhập
khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam.
- Kết cấu của luận văn gồm ba phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và kinh
nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê chế biến
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt
Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế
biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
- Mục đích nghiên cứu:
Cà phê chế biến của Việt Nam còn ít, năng lực cạnh tranh còn chưa cao
nên không tránh khỏi sự cạnh tranh khắc nghiệt từ các đối thủ cạnh tranh lớn
khác. Chính vì vậy đề tài này, luận văn hi vọng sẽ đề xuất được một số những
giải pháp để nâng cao được năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt
Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
1
- Lời cảm ơn:
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cán bộ hướng dẫn, Phó Vụ trưởng
Hoàng Thị Tuyết Hoa cùng các chuyên viên tại Vụ kế hoạch- Bộ Công
Thương đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo
hướng dẫn Ths.Nguyễn Thị Hoa đã tận tình theo sát giúp đỡ em trong suốt
thời gian qua.


Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên: Phạm Minh Đức
2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CÀ PHÊ CHẾ BIẾN
1. Một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh gay gắt quyết liệt giữa các đối thủ
trên thị trường nhằm giành giật điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ hàng hóa
dịch vụ có lợi nhất. đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng liên tục đạt được hay duy trì
thị phần một cách có lãi.
1.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh
1.2.1. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
Được hiểu là khả năng cạnh tranh của một nước để sản xuất hàng hóa
dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế, đồng thời mở rộng
được thu nhập thực tế của cư dân nước đó.
1.2.2. Năng lực cạnh tranh cấp ngành (doanh nghiệp)
Đồng nghĩa với kết quả kinh doanh và lợi nhuận. Là lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ trong việc thoã mãn những nhu câù của khách hàng
nhằm mục đích lợi nhuận. Đó là yêú tố nội tại của doanh nghiệp như vốn, lao
động, công nghệ…
3
1.2.3. Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm
Được hiểu là khả năng mà sản phẩm có được nhằm duy trì được vị thế
của nó một cách lâu dài trên thị trường. Đó là những đặc tính, giá trị sử dụng

mà sản phẩm có được lợi thế so với các sản phẩm thay thế như chất lượng,
mẫu mã, giá cả…
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
- Các yếu tố kinh tế
- Các yếu tố chính trị, pháp luật
- Các yếu tố văn hóa xã hội
- Yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế
1.3.2. Các yếu tố bên trong của bản thân doanh nghiệp
• Nhóm các hoạt động chính (ảnh hưởng trực tiếp)
Hoạt động hậu cần đầu vào, hoạt động sản xuất, hoạt động hậu cần đầu
ra, hoạt động marketing và bán hàng, hoạt động sau bán hàng
• Nhóm các hoạt động hỗ trợ (ảnh hưởng gián tiếp)
Khả năng thu mua các yếu tố đầu vào, vốn, khoa học công nghệ, nguồn
nhân lực, cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.4.1. Chất lượng
Là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản
phẩm. Một sản phẩm có chất lượng cao ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn
4
chất lượng thì cần có thêm những chất lượng vượt trội khác so với các đối thủ
cạnh tranh như chất lượng các nguyên liệu đầu vào…
1.4.2. Doanh thu
Thể hiện ở kim nghạch xuất khẩu đem lại. Một sản phẩm có khả năng
tăng doanh thu cao hơn thì đồng nghĩa năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó
cao hơn và ngược lại.
1.4.3. Thị phần
Thể hiện ở khả năng chiếm lĩnh và ngày càng tăng thị phần của sản phẩm.
nó chứng tỏ mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của sản phẩm. Những sản
phẩm có thị phhần càng lớn và khả năng ngày càng tăng thị phần trong tương

lai thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó càng lớn và ngược lại.
1.4.4. Chi phí sản xuất và giá cả của sản phẩm
Là chỉ tiêu định lượng và có thể dễ dàng nhận thấy nhất. Chi phí sản xuất
thấp thì giá bán sản phẩm sẽ thấp hơn, sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn các
sản phẩm khác khi phải cạnh tranh về giá. Khi đó, sản phẩm được người tiêu
dùng lựa chọn nhiều hơn, chỗ đứng của sản phẩm một phần được khẳng định.
Nếu cùng một mặt hàng sản phẩm, cùng chất lượng, kiểu dáng mẫu mã thì tất
nhiên sản phẩm nào được bán với giá thấp hơn thì sẽ được khách hàng lựa
chọn. Có thể đó là chiến lược của từng doanh nghiệp để thu hút khách hàng
và tất nhiên khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó sẽ cao hơn.
1.4.5. Mức độ hấp dẫn của sản phẩm
Là các đặc điểm bên ngoài dễ dàng nhận thấy của sản phẩm như mẫu
mã, màu sắc, kiểu dáng…đây cũng là một yếu tố tạo nên sức cạnh tranh
cho sản phẩm.
5
1.4.6. Thương hiệu của sản phẩm
Đây là yếu tố quan trọng mà các sản phẩm cần hướng tới. Chỉ tiêu này
khó định lượng tuy nhiên là yếu tố quan trọng để tạo nên sự khác nhau về khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. những sản phẩm nổi tiếng có thương hiệu
mạnh sẽ có chiếm được uy tín và lòng tin từ phía khách hàng và tất nhiên sẽ
có khả năng cạnh tranh cao hơn.
1.4.7. Một số chỉ tiêu khác
Ngoài ra còn có 1 số chỉ tiêu khác như các kênh phân phối, dịch vụ sau
bán hàng, các hoạt động hỗ trợ đầu ra tiêu thụ sản phẩm, môi trường kinh
doanh, môi trường pháp lý…
1.5. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
- Đánh giá qua phương pháp chuyên gia: (đo lường và đánh giá cho
điểm). Trên cơ sở các tiêu chí, các chuyên gia đánh giá khả năng cạnh tranh
của từng tiêu chí trên thị trường để cho điểm dựa vào tầm quan trọng của mỗi
chỉ tiêu xác định trọng số cho nó với tổng trọng số bằng 1. Từ đó ta có thể

tổng hợp, tính được điểm trung bình và xác định được vị trí cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường.
- Một cách làm đơn giản hơn là vẫn sử dụng các chỉ tiêu trên nhưng ta có
thể đánh giá trực tiếp năng lực cạnh tranh theo từng tiêu chí. Dựa vào những
tiêu chí cụ thể như doanh thu, thị phần, giá cả…mà ta có thể đánh giá được
khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ khác trên thị trường.
Và luận văn cũng sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích thực trạng
năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam xuất khẩu
trên thị trường Hoa Kỳ ở chương II.
6
2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến
xuất khẩu của một số nước trên thế giới
2.1. Braxin
- Cà phê được sản xuất tại các nông trường lớn chuyên canh, áp dụng kĩ
thuật sản xuất tiên tiến và công nghệ chế biến hiện đại đảm bảo cả về số
lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế biến cà phê.
- Chính phủ có các chương trình tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp
sản xuất, xuất khẩu cà phê rang xay sang cà phê hòa tan, tài trợ 50% chi chí
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cà phê chế biến.
- Có kế hoạch hỗ trợ các nhà máy chế biến mới cho hướng xuất khẩu cà
phê hòa tan.
2.2. Indonexia
- Có các chính sách nhằm tăng cường giám sát chất lượng, đầu tư máy
móc thiết bị…
- Chú trọng tới cả lĩnh vực lưu thông cho sản phẩm như việc cải tiến tiếp
thị, nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường khác, tìm hiểu về
các đối thủ cạnh tranh hiện tại về cà phê hòa tan.
2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Tăng cường giám sát đảm bảo số lượng và chất lượng đầu vào
- Đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc kĩ thuật

- Có những nghiên cứu cần thiết về thị trường xuất khẩu và các đối thủ
cạnh tranh lớn, tiềm ẩn
- Chú trọng đầu ra của sản phẩm: lưu thông, quảng cáo tiếp thị, dich vụ
sau bán hàng…
- Chính phủ và hiệp hội có vai trò nhất định trong việc hỗ trợ doanh
nghiệp và người nông dân.
7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ CHẾ
BIẾN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1. Giới thiệu chung về ngành cà phê chế biến của Việt Nam
1.1. Ngành cà phê chế biến của Việt Nam
Ngành cà phê chế biến của Việt Nam khá non trẻ với một số thương hiệu
quen thuộc như Cafe Moment, Vinacafe, Trung Nguyên.
Đến năm 2007, VinaCafe sở hữu một nhà máy cà phê hoà tan 20 triệu
USD, với công suất 3.000 tấn/năm, Trung Nguyên thì có một dây chuyền sản
xuất cà phê hoà tan G7 lên tới 10 triệu USD, công suất 2.000 tấn/năm...
Giữa tháng 10/2008, công ty cà phê Trung Nguyên đã xây dựng một nhà
máy chế biến cà phê ở Đắc Lắc có công suất 1.500 tấn mỗi năm. Theo dự
kiến, Trung Nguyên đầu tư 8 triệu đô la Mỹ để sản xuất cà phê hoà tan và sẽ
hoàn thành vào cuối năm tới.
Ngoài việc tập trung khai thác thị trường trong nước, mỗi năm các doanh
nghiệp còn xuất khẩu từ 500 - 600 tấn cà phê hoà tan với kim ngạch 1,5 - 2 triệu đô la
Mỹ.
1.2. Các loại cà phê chế biến của Việt Nam
Thị trường cà phê chế biến hiện được chia thành 2 phân khúc rõ ràng: cà
phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 sản lượng cà phê được tiêu thụ
và cà phê hoà tan chiếm 1/3.
Trong số các loại cà phê hòa tan đang cạnh tranh trên thị trường thì cà phê
hòa tan nguyên chất chỉ chiếm 14%, còn lại 86% là cà phê hòa tan 3 trong 1,

8

×