Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Giải pháp phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.72 KB, 100 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN
HÀNG 4
1.1 Khái niệm về tập đoàn Tài chính - ngân hàng 4
1.1.1 Khái niệm Tập đoàn kinh tế 4
1.1.2 Khái niệm Tập đoàn tài chính – ngân hàng 5
1.2 Cơ cấu tổ chức và mô hình cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân
hàng 6
1.2.1 Cơ cấu tổ chức tập đoàn tài chính - ngân hàng 6
1.2.2 Mô hình cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng 7
1.3 Các đặc trưng của tập đoàn tài chính - ngân hàng 10
1.3.1 Đặc trưng chung của tập đoàn 11
1.3.2 Đặc trưng riêng của các công ty trong tập đoàn 12
1.4 Các phương thức hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 12
1.5 Điều kiện hình thành tập đoàn Tài chính – ngân hàng 13
1.5.1 Môi trường pháp lý 13
1.5.2 Mức độ phát triển của thị trường tài chính 13
1.5.3 Qui mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng 14
1.5.4 Các điều kiện khác 15
1.6 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của một số tập đoàn tài chính – ngân
hàng lớn trên thế giới 15
1.6.1 Tập đoàn Citigroup 16
1.6.2 Tập đoàn HSBC Holding 21
1.6.3 Tập đoàn tài chính Shinhan 26
1.6.4 Tập đoàn tài chính Cathay 30
1.6.5 Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm cho Việt nam 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 41
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 41


2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam 43
2.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 43
2.2.2 Quản lý vốn và tài sản 45
2.2.3 Năng lực quản lý 50
2.2.4 Khả năng sinh lời 52
2.2.5 Công nghệ thông tin 53
2.3 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 54
2.3.1 Kết quả đạt được 54
2.3.2. Hạn chế 54
2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản 56
2.4 Đánh giá các điều kiện hình thành và phát triển Tập đoàn tài chính
– ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 57
2.4.1. Điều kiện vĩ mô 57
Chủ trương hình thành và phát triển các tập đoàn tài chính đã được xác
định nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy
nhiên, cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện và thúc đẩy việc chuyển
đổi các tổ chức tài chính nhà nước, các NHTM Nhà nước còn thiếu, đặc
biệt trong quá trình thực hiện cổ phần hoá. 60
2.4.2. Điều kiện bên trong 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN
HÀNG 63
3.1. Sự cần thiết của việc thành lập tập đoàn tài chính BIDV 63
3.1.1. Phản ánh xu hướng khách quan của nền kinh tế 63
3.1.2. Nhu cầu nội tại của BIDV 65
3.1.3. Lợi ích khi thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng 66
3.2. Định hướng và giải pháp phát triển BIDV thành tập đoàn tài chính -
ngân hàng 68

3.2.1. Định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020 68
3.2.2. Giải pháp phát triển BIDV thành tập đoàn tài chính – ngân hàng
71
3.2.2.1. Chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý của tập đoàn 71
Hội đồng quản trị: 75
Hội đồng quản trị của tập đoàn là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà
nước tại Tập đoàn, có tối đa 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ
nhiệm theo đề nghị của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (sau này là Hội đồng quản trị Tập đoàn Tài chính Ngân
hàng Việt Nam). Chủ tịch Hội đồng Quản trị do Thủ tướng Chính phủ
bổ nhiệm, thay mặt HĐQT đại diện chủ sở hữu nhà nước. Chủ thịch
HĐQT Tập đoàn có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc điều hành của Tập
đoàn 76
Hội đồng quản trị của tập đoàn ra quyết định về các vấn đề quan trọng
như chiến lược kinh doanh, phân bố vốn đầu tư, giám sát hoạt động
kinh doanh, quản lý rủi ro, quyết định cơ cầu tổ chức, nhân sự của các
đơn vị thành viên… 76
Hội đồng quản trị của tập đoàn quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao tại
tập đoàn: bổ nhiệm các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của tập đoàn)
và hội đồng quản trị, tổng giám đốc của các công ty con 76
- Ban kiểm soát: có từ 3-5 thành viên do HĐQT quyết định và cử 1 thành
viên HĐQT làm trưởng ban kiểm soát, các thành viên khác của ban kiểm
soát do HĐQT tập đoàn lực chọn, bổ nhiệm 76
Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do HĐQT phê duyệt có nhiệm vụ
chính là kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, kế toán
và việc chấp hành Điều lệ của tập đoàn, nghị quyết, quyết định của
HĐQT, quyết định của Chủ tích HĐQT đối với các đơn vị thành viên do
tập đoàn đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và thực hiện các nhiệm vụ khác
được HĐQT tập đoàn giao 76

- Các ủy ban/hội đồng thuộc hội đồng quản trị: Bao gồm các ủy ban
lương thưởng, ủy ban đề cử nhân sự, ủy ban quản lý rủi ro… 77
Ban điều hành 77
Tổng giám đốc tập đoàn là người đại diện pháp luật, điều hành hoạt
động hằng ngày của tập đoàn theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều
lệ tập đoàn và các nghị quyết, Quyết định của HĐQT; điều hành hoạt
động của các công ty con, điều hành cơ chế bán chéo sản phẩm; chịu
trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao 77
Tổng giám đốc tập đoàn do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi được
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản 77
Các phó tổng giám đốc (số lượng 5-7 người), là người giúp Tổng giám
đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của tập đoàn theo
phân công của Tổng giám đốc 77
Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán
của Tập đoàn. Kế toán trưởng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định
của Pháp luật và của tập đoàn 77
Nhiệm kỳ của các chức danh thuộc HĐQT, Ban điều hành, kế toán
trưởng tập đoàn tối đa là không qua 5 năm 77
Các ban chức năng: 77
Bộ máy giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc tập
đoàn do chủ tịch HĐQT quyết định phê duyệt 77
Các ban chức năng tham mưu cho Ban điều hành trong việc hỗ trợ hoạt
động của tập đoàn, bao gồm: ban đầu tư, Ban chiến lược phát triển, Ban
quản lý rủi ro, Ban nhân sự, Ban quan hệ với nhà đầu tư, trung tâm đào
tạo, trung tâm công nghệ thông tin, các văn phòng đại diện 77
3.2.2.2. Tăng cường năng lực tài chính 78
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu 79
3.2.2.4. Duy trì vai trò chủ đạo của BIDV tại Việt Nam và tăng cường
công tác quảng bá thương hiệu BIDV trong nước cũng như trên thế giới

81
3.2.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 83
3.3. Kiến nghị về phía Nhà nước: 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88
PHẦN KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Nguyên văn
TCTD Tổ chức tín dụng
NHTM Ngân hàng thương mại
WTO Tổ chức thương mại thế giới
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
TĐKT Tập đoàn Kinh tế
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
ATM Máy rút tiền tự động
HĐQT Hội đồng quản trị
NFA Hiệp hội Giao dịch tương lại quốc gia
CGMI Công ty Citigroup Global Markets
NASD Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Quốc gia
CRA Điều luật Tái đầu tư cộng đồng
FRB Ngân hàng Dự trữ Liên bang
OCC Cơ quan giám sát tiền tệ
FDIC Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang
IPO Chào bán lần đầu ra công chúng
CFH Cathay Finacial Holding Company Co.,Ltd
NHNN Ngân hàng Nhà nước
CAMEL Hệ thống chỉ tiêu giám sát
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Ngân hàng đa năng

Sơ đồ 1.2 Mô hình Công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp
kinh doanh
Sơ đồ 1.3 Mô hình Công ty mẹ nắm vốn thuần túy
Sơ đồ 1.4 Khái quát mô hình hoạt động của Citigroup
Sơ đồ 1.5 Cơ cấu tổ chức của HSBC
Sơ đồ 1.6 Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Cathay
Sơ đồ 1.7 Cơ cấu tổ chức Công ty mẹ của Cathay
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức hiện thời của BIDV
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức của Tập đoàn Tài chính – Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức tại Công ty mẹ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu về vốn và tài sản của BIDV qua các
năm (2005-2009)
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu về tài sản
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ theo loại hình nghiệp vụ
Bảng 2.4 Phân loại nợ
Bảng 2.5 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Có thể nói, hình thành và phát triển các Tập đoàn Tài chính - Ngân
hàng là xu hướng phát triển rất mạnh từ nhiều thập kỷ qua trên thế giới. Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam không thể tách rời xu thế chung
đó.
Tại Việt Nam, từ khi hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, hoạt động
kinh doanh tiền tệ, tín dụng đã được chuyển sang các Tổ chức Tín dụng
(TCTD) theo hướng chuyên môn hóa, đa dạng hóa. Nhờ đó, các TCTD
trưởng thành khá nhanh chóng, nhất là các Ngân hàng Thương mại (NHTM)
Nhà nước và NHTM cổ phần. Phần lớn các NHTM đã chú trọng tăng vốn, đổi
mới trang thiết bị, nâng cao năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn

nhân lực nhằm mở rộng qui mô và loại hình dịch vụ, từng bước tăng cường
năng lực cạnh tranh. Nhờ đó, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đã và
đang ngày càng mở cửa sâu, rộng với khu vực và quốc tế theo các cam kết gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tuy nhiên, so với các NHTM nước ngoài, hệ thống NHTM Việt Nam
còn yếu kém về nhiều mặt như nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh,
công nghệ, kỹ thuật, chất lượng và loại hình dịch vụ, cũng như khả năng
chống đỡ rủi ro. Điều này đòi hỏi mỗi NHTM phải có định hướng và giải
pháp thích hợp để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, làm chủ được thị
trường tài chính trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài.Trong đó, việc
hình thành những ngân hàng lớn, hoạt động đa năng, có khả năng thích ứng
trước những thay đổi nhanh chóng trong thế giới hiện đại đã và đang trở thành
một nhu cầu bức xúc và một xu thế tất yếu.
1
Là một người đang công tác trong lĩnh vực tài chính, với mong muốn
NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) nói riêng ngày càng phát triển và lớn mạnh thành những tập đoàn tài
chính-ngân hàng có tầm cỡ quốc tế hòa mình vào dòng chảy của thế giới, tôi
mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn với đề tài: “Giải pháp phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính”.
2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tổng quan những lý luận cơ bản về tập đoàn tài
chính-ngân hàng và tham khảo kinh nghiệm một số mô hình tập đoàn tài
chính-ngân hàng trên thế giới.
Phân tích thực trạng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Đánh giá những cơ hội và thách thức của BIDV sau khi trở thành tập
đoàn tài chính-ngân hàng và đưa ra các giải pháp góp phần hình thành tập
đoàn tài chính-ngân hàng của BIDV. Các giải pháp đề xuất được cân nhắc và
trình bày mang tính định hướng ở tầm quản lý vĩ mô và vi mô.
3. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thực trạng hoạt động của BIDV và những kinh nghiệm của
một số tập đoàn tài chính-ngân hàng thế giới từ đó đưa ra các giải pháp thích
hợp vận dụng vào tình hình thực tế của BIDV.
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài bao gồm phương
pháp hệ thống so sánh, phân tích, khái quát cụ thể, thu thập và xử lý số liệu từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn dựa trên thực trạng tình hình hoạt động của BIDV. Từ đó đi
sâu vào phân tích những cơ hội và thách thức và đưa ra các giải pháp để
BIDV hình dung được hướng phát triển thành một tập đoàn tài chính-ngân
hàng trong thời gian ngắn nhất.
2
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn hẹp, học viên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của quý Thầy, Cô để học viên điều chỉnh, hoàn thiện luận văn và mở rộng
kiến thức của mình trong công tác nghiên cứu sau này.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN
HÀNG
1.1 Khái niệm về tập đoàn Tài chính - ngân hàng
1.1.1 Khái niệm Tập đoàn kinh tế
Để đi đến khái niệm về Tập đoàn tài chính – ngân hàng, trên góc độ
kinh tế Tập đoàn tài chính – ngân hàng là một tập đoàn kinh tế. Do vậy, trước
hết luận văn nghiên cứu về khái niệm tập đoàn kinh tế (TĐKT).
Trên thế giới, khái niệm TĐKT đã xuất hiện rất sớm cùng với quá trình
tích tụ và tập trung tư bản từ nửa cuối thế kỷ XIX khi nền sản xuất hàng hóa
thế giới phát triển mạnh mẽ nhờ sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng
công nghiệp ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Để tồn tại, cạnh tranh và phát
triển trong bối cảnh này, nhiều công ty, doanh nghiệp đã tự nguyện liên minh,
liên kết lại với nhau để cùng khai thác, phân chia thị trường và tận dụng

những tiềm năng riêng của từng công ty. Ngược lại cũng có những công ty bị
chèn ép, thôn tính, mua lại. Quá trình này đã hình thành các liên minh, các tập
đoàn được gọi là “cartel”, “Association”, “Conglomerate”, “Group”… Nói
chung là có nhiều cách gọi khác nhau nhưng khi dịch ra tiếng Việt thông
thường ta vẫn gọi chúng là tập đoàn với ý nghĩa chủ đạo là các liên minh,
liên kết nhóm cùng thỏa thuận tuân thủ một số nguyên tắc điều chỉnh chung
như phối hợp chiến lược, góp vốn, cung ứng sản phẩm, phân chia chiếm lĩnh
thị trường; thống nhất phương thức, nguyên tắc kiểm soát nội bộ… Trong
một tập đoàn thường có một công ty đóng vai trò trung tâm, nó có thể là một
công ty mẹ theo đúng nghĩa (nắm giữ vốn tại các công ty con, công ty liên
4
kết) hoặc một công ty “thương hiệu” trung tâm có khả năng chi phối, hỗ trợ
các công ty trong cùng tập đoàn trong quá trình cạnh tranh và phát triển.
Các loại hình TĐKT phổ biến trên thế giới hiện nay là tập đoàn công
nghiệp, tập đoàn thương mại dịch vụ, tập đoàn tài chính- ngân hàng, tập đoàn
tài chính công nghiệp…v.v. Mặc dù có nhiều loại hình khác nhau nhưng nhìn
chung các tập đoàn kinh tế là một cấu trúc có tính lỏng về tổ chức và pháp lý
nhưng có quan hệ chặt chẽ về chiến lược thị trường, chiến lược phát triển, về
thương hiệu và luân chuyển vốn. Tập đoàn có thể được hình thành thông qua
hoạt động thôn tính, sát nhập, hợp nhất, mua lại hoặc qua hoạt động liên
minh, liên kết một cách tự nguyện. Chỉ các công ty trong tập đoàn có tư cách
pháp nhân độc lập chứ Tập đoàn không có tư cách pháp nhân riêng. Nhìn
chung các nước không có luật về tập đoàn kinh tế (ngoại trừ trường hợp tập
đoàn tài chính-ngân hàng); việc hình thành các TĐKT là tự nguyện, không
phải do một mệnh lệnh hành chính của Nhà nước công bố để thành lập. Sự ra
đời của các TĐKT là quá trình phát triển tự nhiên do đòi hỏi của thực tiễn
cạnh tranh, quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu thị trường.
Sự hình thành của tập đoàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện miễn là hoạt động
và tổ chức của mô hình này không trái với các nguyên tắc ứng xử chung của
pháp luật và mang lại lợi ích cho tập đoàn nói riêng và cho xã hội nói chung.

1.1.2 Khái niệm Tập đoàn tài chính – ngân hàng
Tập đoàn Tài chính – ngân hàng là loại hình tập đoàn kinh tế có cơ
cấu tổ chức và hoạt động mang tính chuyên sâu, đặc thù. Tập đoàn tài chính -
ngân hàng là một thực thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực tài chính - ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt
động tài chính - ngân hàng; mỗi thành viên tập đoàn là những pháp nhân độc
lập, trong đó có một doanh nghiệp làm nồng cốt. Giữa các doanh nghiệp đó
5
có mối liên kết nhất định để cùng nhau thực hiện một liên kết kinh tế có quy
mô lớn nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối đa.
Như thế, tập đoàn tài chính - ngân hàng, về mặt pháp lý, là một liên
hợp pháp nhân; Tổ chức tập đoàn gồm nhiều tầng lớp, với nguyên tắc tự
nguyện và cùng có lợi. Điều này có nghĩa là không cưỡng ép và không thể cứ
“gom” các doanh nghiệp lại là có thể thành lập tập đoàn kinh tế. Các thành
viên trong tập đoàn tài chính - ngân hàng phải tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ
lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau chia sẻ nguồn lực nhằm giảm các
chi phí trong hoạt động, tăng cường sức mạnh và tận dụng tổng lực của tập
đoàn để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực hoạt động tài chính-tiền tệ
đầy bất trắc.
Mục tiêu của việc hình thành tập đoàn Tài chính – ngân hàng là mở
rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại
trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho tập đoàn.
1.2 Cơ cấu tổ chức và mô hình cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân
hàng
1.2.1 Cơ cấu tổ chức tập đoàn tài chính - ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn tài chính - ngân hàng sẽ bao gồm: Công ty
mẹ đóng vai trò hạt nhân và các công ty con. Công ty mẹ có thực lực kinh tế
mạnh, khống chế và điều chỉnh vốn, tài sản, cơ cấu tổ chức, quản lý, nhân
sự… ở công ty con. Mỗi công ty con được phép thành lập công ty khác hoặc
tham gia góp vốn, tài sản của mình vào công ty mới sau khi được phép của

công ty mẹ. Nguyên tắc cơ bản mỗi thành viên tập đoàn vẫn là những pháp
nhân độc lập với mục đích tạo ra lợi nhuận, mối quan hệ lẫn nhau mang nặng
nội dung là quan hệ tài chính.
6
1.2.2 Mô hình cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng
 Theo mức độ chuyên môn hóa
Các tập đoàn Tài chính – ngân hàng trên thế giới được phân thành 2
nhóm chính: Nhóm tập đoàn chuyên ngành hẹp và nhóm tập đoàn đa ngành,
kinh doanh tổng hợp. Các tập đoàn Tài chính – ngân hàng chuyên ngành hẹp
có mức độ chuyên môn hóa sâu, gồm các công ty con hoạt động trong cùng
lĩnh vực dịch vụ tài chính và liên kết chặt chẽ với nhau nhằm khai thác thế
mạnh trong kinh doanh dịch vụ Tài chính – Ngân hàng.
Đặc điểm của tập đoàn Tài chính – ngân hàng là lấy ngân hàng cỡ lớn
làm hạt nhân của tập đoàn để liên kết và khống chế các doanh nghiệp xung
quanh bằng mối quan hệ nắm giữ cổ phần, cho vay vốn và sắp xếp nhân sự.
Mô hình phổ biến nhất của tập đoàn Tài chính – ngân hàng là tổ chức
theo kiểu công ty mẹ– công ty con. Trong đó, công ty mẹ và công ty con đều
có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lý riêng. Giao dịch
giữa ngân hàng mẹ và các công ty con hay giữa các công ty con trong cùng
một tập đoàn là giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường.
Đặc điểm của mô hình này là ngân hàng mẹ (holding company) sở hữu
toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong các công ty con, đề ra
chiến lược và định hướng phát triển tổng thể của tập đoàn, đồng thời phân bổ
nguồn lực của tập đoàn thông qua các hoạt động tài chính như phát hành, mua
bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản của các công ty con. Ngoài ra, ngân hàng
mẹ còn sử dụng vốn của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết
để hình thành các công ty con hoặc công ty liên kết.
Các công ty con là những pháp nhân độc lập, hoạt động tự chủ và tự
chịu trách nhiệm. Hình thức pháp lý của công ty con khá đa dạng, có thể là
công ty cổ phần do ngân hàng mẹ nắm giữ cổ phần chi phối; công ty TNHH 2

thành viên trở lên, trong đó ngân hàng mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; công ty
7
liên doanh với nước ngoài do ngân hàng mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối;
công ty TNHH một thành viên do ngân hàng mẹ là chủ sở hữu.
 Theo tính chất và phạm vi hoạt động
Tập đoàn tài chính - ngân hàng kinh doanh theo mô hình công ty mẹ –
công ty con có hai loại: Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần túy và mô hình
công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh. Trên thực tế, không có sự
tách bạch rõ ràng, nhiều tập đoàn kinh doanh theo mô hình công ty mẹ – công
ty con là hỗn hợp của hai loại hình trên. Tập đoàn Tài chính – ngân hàng theo
mô hình công ty mẹ – công ty con cũng hoạt động theo mô hình hỗn hợp,
trong đó ngân hàng mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh một số công ty
con, đồng thời chỉ nắm vốn thuần túy một số công ty con khác.
Ngoài hoạt động kinh doanh ngân hàng, tập đoàn Tài chính – ngân
hàng còn cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng (do các công ty con thực
hiện), những dịch vụ này liên quan chặt chẽ với hoạt động ngân hàng và mang
lại lợi ích chung cho tập đoàn.
 Một số cấu trúc tổ chức tập đoàn tài chính – ngân hàng trên
thế giới
Hiện nay trên thế giới, tập đoàn tài chính – ngân hàng được xây dựng
theo ba cấu trúc tổ chức chủ yếu sau đây:
1 - Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking)
Đây là mô hình tập đoàn phổ biến nhất ở Châu Âu. Các cổ đông của
ngân hàng trực tiếp quản lý mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng, kinh doanh
chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, không có sự phân biệt về quản lý vốn
giữa các lĩnh vực. Điều này gây ra khó khăn trong việc xác định rủi ro của
mỗi lĩnh vực, bên cạnh đó rủi ro của lĩnh vực này có thể kéo theo rủi ro của cả
những lĩnh vực khác. Ở Châu Âu, ngân hàng có thể chiếm lĩnh cả kinh doanh
chứng khoán, nhưng không một nước công nghiệp chính nào cho phép một
8

công ty đơn lẻ thực hiện cả 3 hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán.
Sơ đồ 1.1: Ngân hàng đa năng
- Mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa kinh doanh ngân hàng
(parent – subsidiary relationship).
Trong mô hình này, các công ty tài chính khác là công ty con của ngân
hàng. Các cổ đông của ngân hàng quản lý trực tiếp ngân hàng nhưng không
quản lý trực tiếp các công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán. Còn các lãnh
đạo các ngân hàng quản lý trực tiếp hoạt động của công ty chứng khoán và
công ty bảo hiểm. Đối với mô hình này, vốn của ngân hàng, công ty chứng
khoán và công ty bảo hiểm được quản lý một cách độc lập nhưng rủi ro của
các lĩnh vực vẫn có thể gây ra rủi ro dây chuyền.
9
Các cổ đông
Ngân hàng
Kinh doanh
ngân hàng
Kinh doanh
bảo hiểm
Kinh doanh
chứng khoán
Sơ đồ 1.2: Mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh
ngân hàng
- Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần túy (holding company)
Trong mô hình này một công ty mẹ đứng trên chịu trách nhiệm quản lý
các công ty con trên từng lĩnh vực. Các cổ đông của công ty mẹ không trực
tiếp quản lý những hoạt động của các công ty con. Với ưu thế rủi ro của lĩnh
vực này không ảnh hưởng đến lĩnh vực khác, mô hình này đặc biệt phổ biến ở
những tập đoàn tài chính quốc tế, ở Mỹ và cũng đã được cho phép ở Nhật
Bản.

Sơ đồ 1.3: Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần tuý
1.3 Các đặc trưng của tập đoàn tài chính - ngân hàng
Ngoài ra, để nhận dạng một tập đoàn, cần thông qua những đặc trưng
chung của tập đoàn và đặc trưng riêng của các công ty con hay công ty thành
viên trong tập đoàn.
10
Các cổ đông
Ngân hàng
Công ty
chứng khoán
Công ty
bảo hiểm
Các cổ đông
Công ty mẹ
Ngân hàng
Công ty
chứng khoán
Công ty
bảo hiểm
1.3.1 Đặc trưng chung của tập đoàn
Tập đoàn là một cấu trúc có tính lỏng về tổ chức nhưng có quan hệ rất
chặt chẽ về chiến lược thị trường và chiến lược luân chuyển vốn. Đa số các
tập đoàn không có tư cách pháp nhân, không có “trụ sở chính”, không có “cơ
quan hành chính” thường trực chung của tập đoàn, tuy nhiên cũng có các tập
đoàn có tư cách pháp nhân là do được hình thành theo quyết định của chính
phủ. Nhưng đã là tập đoàn thì nhất thiết phải có một số thiết chế quản trị
chung của tập đoàn như hội đồng chiến lược, ủy ban kiểm toán, ủy ban bầu
cử, hội đồng quản trị. Các thành viên trong những hội đồng hay ủy ban nêu
trên hoạt động theo tôn chỉ và mục đích chung đã được các bên thống nhất từ
trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm. Trong đó, chủ tịch tập đoàn thường là

người có ảnh hưởng và uy tín lớn nhất thuộc công ty xuất phát hay công ty
chính của tập đoàn. Thông thường, chủ tịch và các thành viên trong hội đồng
và ủy ban hưởng lương chính từ các công ty con hay công ty thành viên và
được hưởng một khoản phụ cấp trách nhiệm do các công ty con hay công ty
thành viên đóng góp lên tập đoàn theo quy định chung. Do vậy, khái niệm tập
đoàn thường kèm theo “công ty xuất phát” hay “công ty gốc”, “công ty đứng
đầu”, “công ty sáng lập”,v.v. .Vị thế của công ty này trước hết biểu hiện ở
biểu tượng (logo) của tập đoàn và ở khả năng chi phối hướng phát triển của
các công ty con hay công ty thành viên trong tập đoàn.
Lợi ích chung của các công ty trong tập đoàn là được hành động theo
chiến lược chung, theo “bản đồ” phân bố thị trường hay các quan hệ gắn bó
về vốn, thương hiệu, văn hóa, ngoại giao, Cơ chế điều hành chung của các
tập đoàn chủ yếu dựa trên quan hệ về lợi ích kinh tế minh bạch và uy tín cũng
như các cam kết trong quy chế chung của tập đoàn mà không dựa trên mệnh
lệnh hành chính. Các pháp nhân trong tập đoàn có chung quyền được bảo vệ
11
để có thể tránh khỏi những nguy cơ bị thôn tính hay chèn ép trên thị trường từ
những công ty ngoài tập đoàn.
1.3.2 Đặc trưng riêng của các công ty trong tập đoàn
Đặc trưng quan trọng nhất là mỗi công ty trong tập đoàn phải là một
pháp nhân độc lập: Các công ty thành viên hoặc công ty con có sở hữu tài sản
riêng, có trụ sở riêng, thị trường riêng, thậm chí ngành nghề riêng. Chính vì
vậy, giữa các công ty trong tập đoàn có sự khác nhau về mức thu nhập, tình
trạng rủi ro và quy mô tài chính. Nhìn chung, các tập đoàn kinh doanh được
hình thành theo nguyên tắc tự nguyện thông qua đàm phán để mua, bán, liên
doanh, sáp nhập, cam kết, v.v. Trong đó, một công ty khởi xướng và đóng vai
trò sáng lập ra tập đoàn (thông qua hình thức tập trung tư bản từ nhiều công ty
thành viên), hoặc từ một công ty lớn tách ra thành nhiều công ty con độc lập
(thông qua hình thức tích tụ tư bản, trong đó công ty mẹ vẫn đóng vai trò chi
phối). Như vậy, việc hình thành một tập đoàn kinh doanh không phải do

“mệnh lệnh” hành chính của nhà nước mà do quyết định của nhà doanh
nghiệp, được dư luận xã hội, thị trường và nhà nước thừa nhận. Nói đúng hơn,
sự hình thành các tập đoàn là xuất phát từ nhu cầu của thị trường và vấn đề
sống còn của doanh nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện.
1.4 Các phương thức hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng
Tùy theo những yếu tố như môi trường pháp lý, yếu tố lịch sử khác
nhau, mục tiêu, quan điểm,… mà hình thành theo nhiều phương thức khác
nhau, có thể như các phương thức:
- Công ty mẹ mua công ty khác để biến thành công ty con của
mình.
- Thành lập mới một số công ty con.
- Sáp nhập công ty khác vào công ty mẹ hoặc công ty con.
12
1.5 Điều kiện hình thành tập đoàn Tài chính – ngân hàng
1.5.1 Môi trường pháp lý
Thứ nhất, tập đoàn tài chính – ngân hàng là một hình thức tổ chức quy
mô lớn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, chứng khoán, bảo hiểm Bên cạnh đó, các tập đoàn
tài chính – ngân hàng có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh
khác của nền kinh tế. Do vậy, có thể khẳng định rằng các tập đoàn tài chính –
ngân hàng có ảnh hưởng hết sức to lớn đối với nền kinh tế, đòi hỏi phải quản
lý chặt chẽ theo khuôn khổ pháp lý quy định.
Thứ hai, quá trình hình thành và phát triển các tập đoàn tài chính –
ngân hàng có thể được thực hiện bằng nhiều con đường: thông qua hoạt động
sáp nhập, thâu tóm doanh nghiệp, đầu tư thành lập mới doanh nghiệp… Do
vậy cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp điều chỉnh các quá
trình sáp nhập, thâu tóm doanh nghiệp
Thứ ba, trong tập đoàn có quan hệ sở hữu của công ty mẹ với các công
ty con, cháu; hoặc giữa các công ty con và cháu sở hữu lẫn nhau. Do vậy, hệ
thống luật pháp điều chỉnh các quan hệ này cũng cần được xây dựng và hoàn

thiện theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
1.5.2 Mức độ phát triển của thị trường tài chính
Một trong những nguyên nhân chính hình thành và phát triển các tập
đoàn tài chính – ngân hàng là do sự cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung,
trên thị trường tài chính nói riêng. Thị trường tài chính càng phát triển, cạnh
tranh trên thị trường càng tăng lên, càng cần thiết hình thành mối liên kết chặt
chẽ hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí và nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Vì thế, một số tổ chức tài chính, ngân hàng đã liên kết để
hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng nhằm tận dụng những lợi thế của
nhau, nâng cao năng lực cạnh tranh và kinh doanh so với các đối thủ khác. Do
vậy, khi thị trường tài chính quốc gia phát triển đến một trình độ nhất định sẽ
13
dẫn đến sự ra đời và phát triển của các tập đoàn tài chính – ngân hàng trong
nước.
Hơn nữa, trong môi trường hội nhập, các tổ chức tài chính, ngân hàng
trong nước không chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ
chức tài chính, ngân hàng nước ngoài. Nói cách khác, trong môi trường hội
nhập, mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính càng trở nên khốc liệt làm
cho nhu cầu hình thành các tập đoàn tài chính – ngân hàng càng tăng lên. Một
mặt các tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước liên kết với nhau để hình
thành các tập đoàn tài chính – ngân hàng nội địa, cạnh tranh với các tập đoàn
tài chính – ngân hàng nước ngoài. Mặt khác, còn có sự liên kết giữa các tổ
chức tài chính, ngân hàng nước ngoài để hình thành các tập đoàn tài chính –
ngân hàng toàn cầu.
1.5.3 Qui mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
Một trong những con đường dẫn đến sự hình thành và phát triển các tập
đoàn tài chính – ngân hàng là thông qua việc một tổ chức tài chính/ngân hàng
tiến hành các hoạt động sáp nhập, thâu tóm các công ty bảo hiểm/ngân hàng,
công ty chứng khoán, công ty đầu tư… Đồng thời, trong quá trình hình thành
tập đoàn tài chính – ngân hàng, tổ chức tài chính ban đầu sẽ phát triển trở

thành công ty mẹ của tập đoàn hoặc trở thành công ty mẹ đầu tư vốn của tập
đoàn. Do vậy, tổ chức tài chính này cần phải có tiềm lực lớn, đặc biệt là tiềm
lực tài chính, quy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh.
Tiềm lực của tổ chức tài chính/ngân hàng này cần đủ mạnh để có thể
thực hiện các hoạt động thâu tóm, góp vốn vào các công ty thành viên. Tổ
chức này dùng tiền vốn để mua lại vốn góp của các công ty khác, hoặc cùng
góp vốn để hình thành một tổ chức mới kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng,
bảo hiểm, chứng khoán hoặc công ty đầu tư.
Tổ chức tài chính ban đầu muốn hấp dẫn và thu hút các công ty chứng
khoán, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư trở thành thành viên của tập đoàn cần
có quy mô hoạt động lớn, có chi nhánh rộng để liên kết và hỗ trợ hoạt động
của các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư. Các công ty
14
chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư tận dụng cơ sở kinh doanh của
tổ chức này để kinh doanh sản phẩm bảo hiểm, chứng khoán. Khi đó, các
công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư sẽ tận dụng năng lực
cạnh tranh của tổ chức này để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thành
viên.
1.5.4 Các điều kiện khác
Tập đoàn tài chính – ngân hàng là một tổ hợp của nhiều công ty thành
viên, trong đó thường dựa vào một NHTM hoặc một công ty bảo hiểm làm
nòng cốt, do vậy, công ty mẹ cần có nguồn nhân lực và công nghệ cao. Để
đảm bảo quản lý và điều hành hoạt động của toàn bộ tập đoàn, công ty mẹ cần
có bộ phận nhân lực chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược
kinh doanh chung của cả tập đoàn. Bên cạnh đó, công ty mẹ cần xây dựng đội
ngũ nhân lực tham gia vào hoạt động quản lý, điều hành tại các công ty thành
viên, nhất là các thành viên chủ chốt trong tập đoàn. Các công ty thành viên là
các pháp nhân độc lập, công ty mẹ tham gia vào với tư cách là chủ đầu tư. Đối
với các công ty thành viên chủ chốt, công ty mẹ cần có đội ngũ nhân lực trực
tiếp tham gia vào HĐQT và Ban giám đốc của các công ty thành viên để trực

tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên này. Các vị
trí lãnh đạo chủ chốt của các công ty thành viên đều thuộc quyền quản lý của
công ty mẹ, do vậy công ty mẹ phải xây dựng đội ngũ nhân lực đủ trình độ để
có thể điều hành hoạt động của các công ty thành viên.
Các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư sẽ tận dụng
cơ sở vật chất, kỹ thuật, trong đó có nguồn công nghệ của công ty mẹ để giảm
chi phí đầu tư công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, công ty mẹ
cần có công nghệ có thể đáp ứng yêu cầu kinh doanh đa dạng các loại dịch vụ
ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đầu tư cho bản thân công ty mẹ và các
công ty thành viên, đồng thời, đảm bảo tính thống nhất về công nghệ để liên
kết hoạt động của các công ty thành viên vào một hệ thống.
1.6 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của một số tập đoàn tài chính –
ngân hàng lớn trên thế giới
15

×