Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nguyễn Trung Trực Mộ Và Đền Thờ Nguyễn Trung Trực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.55 KB, 14 trang )

Mộ Và Đền Thờ Nguyễn Trung Trực
Khu di tích mộ và đền thờ Nguyễn Trung Trực toạ lạc tại số 14 đường Nguyễn Công Trứ
Phường Vĩnh Thanh Vân Thị xã rạch Giá .là di tích lịch sử được nhân dân Kiên Giang
gìn giữ hơn một thế kỷ nay để tưởng nhớ người anh hùng Nguyễn Trung Trực đã lãnh
đạo nghĩa quân kháng chiến chống thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19 .
Nguyễn Trung Trực là vị anh hùng của dân tộc là tấm gương của nhiều thế hệ yêu nước
về lịng quả cảm liều mình lẽ phải .Hiểu rõ được cuộc đời của vị anh hùng này ta càng
thêm kính trọng và nể phục ơng hơn :
Nguyễn Trung Trực cịn có tên là Chơn cịn gọi là Năm Lịch ,sinh năm 1839 trong một
gia đình làm nghề đánh cá phủ Tân An tỉnh Gia Định nay thuộc ấp 1 xã Bình Đức huyện
Bến Lức Tỉnh Long An .Cùng với Trương Công Định ,Nguyễn Trung trực tham gia trận
đánh bảo vệ đồn Chí Hồ .Ong Được phân cơng chỉ huy một nhóm nghĩa quân hoạt động
ở Tây An .Ngày 10/12/1861 nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Trung Trực đã
đốt cháy chiến hạm Esperance của thực dân Pháp trên sơng Vàm Cỏ Đơng .Sau đó ơng
kéo qn về hoạt động ở vùng Rạch Gía–Phú Quốc .Tại đây ơng lãnh đạo nghĩa qn tấn
cơng Rạch Giá .Giặc Pháp truy kích ,ông rút quân về Phú Quốc .Ong bị giặc bắt tại đây
đưa về giam ở Sài Gòn rồi bị xử tử tại Rạch Giá .Dân chúng thờ ông ở nhiều nơi .Đình
làng Vĩnh Thanh Vân ở thị xã Rạch Giá là một trong những di tích tiêu biểu .
Đình thờ Nguyễn Trung Trực vốn là Đình Thờ Cá Ong Voi .Ngày 27/9/1868 khi Nguyễn
Trung Trực bị giặc xử chém ,dân làng Vĩnh Thanh Vân thờ Nguyễn Trung Trực Trong
đình và để che mắt địch ,biển đình vẫn ghi là “Đình Nam Hải Đại Tướng Quân “.Tục
truyền ,năm 1909,trong dịp lễ Kỳ Yên ,Quan chức Tây ta đến dự .Tên tham biện người
Pháp vốn biết chữ Hán đã phát hiện ra câu đối trích từ thơ của Huỳnh Mẫn Đạt :
“Hoả hồng nhựt tảo oanh thiên địa
Kiến bạt kiên Giang khấp quỷ thần .”
Liền dùng dùng nổi giận ,cho rằng hương chức vẫn cịn ni ý chống Pháp. Hương chức
làng Vĩnh Thanh Vân viện lẽ :Ong Nguyễn trung với vua với nước ,dân thờ ơng là thờ
chữ Trung .Sau đó hương chức nhờ Đốc Phủ Tươi và phủ quân tâu bày với Tham Biện để
bỏ qua chuyện này .
Ngoài địa điểm trên Nguyễn Trung Trực được thờ ở nhiều nơi khác :Tân Điền , Vĩnh Hoà
Hiệp ,Vĩnh Hoà ,Phú Quốc …….Việc tổ chức lễ hội Nguyễn Trung Trực đến cách mạng


Tháng Tám mới cơng khai và duy trì mãi đến nay .Mặt khác Nguyễn Trung Trực từ lâu là
đối tượng thờ tự quan trọng của các tín đồ Bửu sơ Kỳ Hương.
Ở Phú Quốc có nhiều địa điểm liên quan đến Nguyễn Trung Trực vẫn còn bảo lưu trong
ký ức dân chúng :Hàm Ninh địa điểm đổ bộ ,Cửa Cạn ,Ba Trại ,Bãi Ong Lang nơi cụ
Nguyễn đánh trận cuối cùng ,đặc biệt tại Rạch Tràm là nghĩa trang các nghĩa quân của
Nguyễn Trung Trực và ngôi mộ của bà Quan Lớn Tướng đuợc coi là vợ của Nguyễn
Trung Trưc .


Hàng năm dân chúng tổ chức lễ cúng trọng thể vào ngày 9 /3 âm lịch .Nói chung các nơi
thờ tự Nguyễn Trung Trực –vùng căn cứ ,chiến trường xưa của cụ ở Phú Quốc là một
vùng đất thiêng ,một địa danh một ngôi mộ và một loạt những tên người đều gắn bó hữu
cơ với cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng dân chài …
Đền thờ Nguyễn trung Trực ở Rạch Giá có thể coi là ngơi đền lớn nhất trong các ngôi đền
thờ Nguyễn Trung Trực .Trong đền được bày trí tơn nghiêm và đây là điểm hành hương
của rất đông người họ cho rằng ông Nguyễn rất linh thiêng .
Trước đền thờ ơng có một tương đài được coi là một trong những tượng đẹp nhất Việt
Nam có dáng vẻ oai phong và dũng mãnh .

Nguyễn Trung Trực
Tại xóm chài nghèo, anh hùng Nguyễn Trung Trực đã tuyên bố: “Tôi ra đi
đánh Sài Lang cứu quốc, bao giờ thành công mới trở về. Anh em ai có lịng
thì theo tơi. Nếu việc lớn khơng thành, thì hằng năm gia đình cứ lấy ngày
này làm mâm cơm để anh em sum họp...”.
Hơn 150 năm trước, ông đã nêu khí phách can trường của người Việt trước
nạn ngoại xâm. Loạt bài này để tưởng nhớ người anh hùng xuất thân từ dân
chài, nhân kỷ niệm lễ giỗ lần 143 của ông.
Kỳ 1: Lời thề cứu nước
Câu chuyện về lời thề cứu nước này đã diễn ra trong buổi lễ cầu ngư ngày
10-3 năm Canh Thân (1860). "Cố Nguyễn đã gọi anh em bạn bè lại tuyên bố

như vậy!" - ông Nguyễn Văn Bảy, cháu đời thứ năm của Nguyễn Trung Trực
ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (Long An) - thuật lại từ những lời kể truyền
đời của dòng họ.
Những "biến cố bi thảm" của quân Pháp
Chúng tôi trở lại vàm sông Nhựt Tảo với mong ước tìm chút dấu xưa tích cũ
về trận đánh tàu Esperance cách nay gần 150 năm. Nơi đây, trưa 10-12-1861
Nguyễn Trung Trực đã dùng kế “điệu hổ ly sơn”, cho một toán nghĩa quân ra
mặt quấy phá một địa điểm cách tàu Esperance đậu chừng 2km. Trung úy
Parfait, chỉ huy tàu, mắc mưu dẫn một số lính rời tàu đi bắt “quân phiến
loạn”.
Lúc này Nguyễn Trung Trực cùng hơn 59 nghĩa quân đi trên năm ghe, giả
làm một đoàn rước dâu, cập vào chiếc Esperance để trình diện. Khi lên tàu,
“cơ dâu chú rể và sui gia hai họ” nhất loạt tuốt vũ khí giấu trong người tấn
cơng qn giặc. Bị tấn cơng bất ngờ, 17 sĩ quan và lính Pháp, 23 lính Ma Ní
và lính tập đã bị tiêu diệt.


Chiếc Esperance bọc đồng được trang bị vũ khí hiện đại như một pháo đài
nổi nhanh chóng bị nghĩa quân đốt cháy, nổ tung và chìm hẳn xuống lịng
sơng. Khi hay tin tàu bị tấn công, trung úy Parfiat gọi thêm viện quân quay
lại tiếp ứng thì chỉ thấy những mảnh ván tàu trôi bập bềnh. Thua đau, Parfiat
ra lệnh đốt hơn 300 căn nhà. Triều đình Huế khi hay tin đã thưởng cho binh
lính 1.000 quan tiền, phong chức cai đội cho hơn 20 người khác.
Riêng bốn nghĩa quân hi sinh, gia đình được hưởng tiền tuất gấp đơi, con và
em ruột cũng được phong ấm, chiêu, hưởng bổng lộc cả đời. Về trận đánh
này, sử gia người Pháp Alfred Schreiner nhận xét đây là “một biến cố bi
thảm, gây xúc động sâu sắc nơi người Pháp và kích thích một cách lạ lùng trí
tưởng tượng của người An Nam”.
Đánh thành Kiên Giang
Trận công thành Kiên Giang diễn ra ngày 16-6-1868, cũng với yếu tố bất

ngờ cộng với tinh thần xướng nghĩa, huy động nhiều thành phần tham gia.
Từ cô Điều, cô Đỏ, vốn là hai chị em sinh đôi Thạch Thị Son và Thạch Thị
Sên, con nhà điền chủ Thạch Danh ở Sóc Ruộng (gần chợ Rạch Giá ngày
nay).
Hai bà vừa làm trinh sát, vừa làm tham mưu và kiêm luôn công việc mà
ngày nay ta gọi là binh vận - lơi kéo, giác ngộ binh lính người Việt, người
Khmer theo Pháp, ngả về phía nghĩa quân. Từ Quản Cầu, Xã Lý tới các
hương hào địa phương đều theo về Nguyễn Trung Trực để làm nên trận kiếm
bạt Kiên Giang, diệt trưởng đồn Sauterne và hàng chục sĩ quan, binh lính trú
ngụ trong đồn, làm chủ tỉnh lỵ Rạch Giá trong sáu ngày.
Paulin Vial, một sĩ quan cao cấp của Pháp tại Nam kỳ, từng giáp mặt
Nguyễn Trung Trực trên chiến trường và là tác giả quyển Những năm đầu
của Nam bộ thuộc Pháp, xuất bản năm 1874 tại Pháp, đã viết về trận tập kích
đồn Kiên Giang như sau: “Người ta biết rằng hồi 4 giờ sáng 16-6-1868,
trong suốt đêm tối tăm, đồn bị công hãm. Binh số khoảng 30 người ở trong
một cái nhà xịt sạt, giữa một vòng rào rộng bao bọc bằng vách đất và cửa
lớn làm chưa rồi. Một bọn đông đặc người cướp đồn, tên lính gác bị hạ sát
và phần nhiều lính gác ở riêng rẽ với các sĩ quan, khơng đủ thời gian lấy
súng gươm để chống trả lại. Sauterne, trưởng đồn, bị thác lúc kế đó sau khi
chống chọi kịch liệt. Bị bao vây bởi đám đông người bản xứ, viên thanh tra
bị tàn sát. Khoảng 10 người lính tự giữ mình vài chặp, rồi mở một đường
thốt ra trong làng, lính bị bắn chết, trừ một mống là Duplessis trốn dưới bụi
lùm, ngoài bưng”.
Với lời thề cứu nước, Nguyễn Trung Trực đã làm nên những chiến công
vang dội ở Nam kỳ trong buổi đầu chống Pháp.
Không thể ươn hèn
Có nhiều nguyên do về sự thất bại của anh hùng Nguyễn Trung Trực, nhưng
dễ thấy nhất là sự chênh lệch quá lớn về vũ khí, phương tiện, kỹ thuật và



nghệ thuật quân sự giữa một bên là quân đội viễn chinh của một cường quốc
hùng mạnh với một bên là nông dân “chưa quen cung kiếm”.
Những tài liệu mô tả khí giới của hai bên trong trận chiến cuối cùng ở Phú
Quốc (Kiên Giang) cho thấy điều đó: “Từ ngoài khơi tàu Pháp bắn đại bác
vào, mỗi phát đạn gồm hai quả cầu bằng sắt. Trên bờ nghĩa quân dùng súng
gỗ bắn trả lại. Súng này làm bằng cây mù u, được đẽo mắc xung quanh cho
láng, cưa thành hai miếng theo chiều dọc, khoét rỗng ở bên trong rồi dùng
mây rả (một loại dây rừng có nhiều ở Phú Quốc) niền lại. Sau đó lấy miếng
gỗ thật chắc bịt lấy một đầu, rồi khoét lỗ nhỏ dùng để làm ngịi súng. Kế đó
là lớp vải hay mồi lửa, trên cùng là viên đạn. Đạn làm bằng đất sét vị viên
đem phơi khơ rồi nhào với dầu rái!".
Đó là một thế trận khơng tương xứng, nhưng có lẽ, vận mệnh lịch sử khơng
thể nào dừng lại được, nói như cách nhà văn Sơn Nam thì: "“Ơng Nguyễn
Trung Trực là viên tướng trẻ tuổi đầu tiên từ Tân An đến Rạch Giá, dùng
xương máu để dạy cho dân bài học cụ thể về lịng u nước. Cuộc tấn cơng
đồn Rạch Giá quả là hành động táo bạo, chớp nhoáng, được chuẩn bị khá
chu đáo về nội ứng, thấy có thể làm được là cứ làm, không do dự. Do dự là
bỏ qua thời cơ, thời cơ chỉ thoáng hiện. Chờ đợi cho thiên thời, địa lợi, nhân
hòa đầy đủ trăm phần trăm thì chỉ là thái độ ươn hèn. Ơng Nguyễn tiếp tục
việc chống ngoại xâm của tiền nhân mà sau này con cháu vẫn nối tiếp. Nét
độc đáo của ơng là thanh niên tính”
Kỳ 2: Nghĩa khí xóm Nghề
Xóm Nghề, nơi sinh ra người anh hùng làng chài Nguyễn Trung Trực, nay
thuộc ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, Long An. Gọi xóm Nghề vì ngày
trước cư dân ở đây chuyên sống bằng nghề đặt đáy, chài lưới, lái rổi (mua
bán cá đường sông).
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, thế hệ cháu chắt của Nguyễn Trung Trực giờ
sinh cư lập nghiệp khắp nơi, nhưng vẫn cịn đó hàng chục gia đình từ đời
này qua đời khác vẫn bám trụ trên mảnh đất thiêng. Tơi tìm đến nhà ông
Nguyễn An Thọ (Mười Thọ, 72 tuổi), cháu đời thứ 4 của Nguyễn Trung

Trực...
Người dân chài hào hiệp
Ông Mười Thọ dẫn tơi vịng qua con kênh nhỏ phía sau nhà, lần ra mé sông
Bến Lức. “Nội tôi kể hồi xưa ghe thương hồ miệt dưới thường theo sông
Vàm Cỏ Tây băng qua kênh Thủ Thừa, sông Bến Lức để vô Sài Gịn - Chợ
Lớn. Cách xóm Nghề này khơng xa cịn có bến đị Bình Nhựt, trạm thu phí
đường sơng, đối diện bên kia là chợ Phước Tú, hàng quán trù mật. Bối (từ
xưa gọi trộm cướp đường sông - PV) tứ xứ tập trung về.
Họ thường chặn ghe tàu đi qua bắt phải cống nạp, hoặc đương đêm thình
lình từ dưới sông trồi lên trấn lột tiền của, cưỡng hiếp đàn bà con gái. Dân
thương hồ mỗi khi đến đoạn sông này đều phải tập hợp số đông chớ không
dám đi riêng lẻ...” - ông Mười Thọ kể.


Theo truyền ngơn trong dịng họ, Nguyễn Trung Trực sinh vào khoảng năm
1838, lúc nhỏ có tên là Chơn, từ năm 1859 mới đổi sang tên Nguyễn Văn
Lịch. Tuổi thiếu niên Nguyễn Trung Trực đã nối nghiệp cha, ông nội làm
nghề chài lưới và có thời gian làm bạn nghề cho ông Trần Ngọc Tới (ông nội
của hội đồng Trần Ngọc Lân ở Bến Lức sau này).
Rồi ông được cha cho đi học cả văn lẫn võ với một người thầy ở kênh Bảo
Định. Thấy tính tình ơng cương trực, thẳng thắn, hay giúp đỡ mọi người nên
thầy mới đặt thêm cho ông tên Nguyễn Trung Trực. Ban ngày các môn sinh
chia nhau đi làm ruộng, săn bắn, bắt cá, tối mới tập trung lại văn ôn võ
luyện.
Nhờ bơi giỏi, lại rành nghề sông nước nên Nguyễn Trung Trực được thầy
giao việc bắt cá. Là môn sinh xuất sắc nhất nên Nguyễn Trung Trực luôn
được thầy cử đi giao lưu, thi triển võ công khắp các võ đường. Nơi nào ông
đến đăng đài, các đối thủ đều dạt ra, không ai dám nghênh đấu.
Ông Mười Thọ cũng thuật lại câu chuyện lưu truyền tại xóm Nghề mà các
bậc cao niên hay kể cho con cháu: ngày đi chài lưới, đêm Nguyễn Trung

Trực và các bạn thường ngụy trang bằng cách lấy đất sét trét lên người, ẩn
mình hàng giờ trên mé sơng, hễ thấy có bối xuất hiện cướp ghe thuyền thì ra
tay nghĩa hiệp.
Đám bối Bình Trinh Đơng do cặp vợ chồng có tục danh “ơng Hớn bà Hở”
một thời làm mưa làm gió vậy mà đành thúc thủ, dạt qua nhập với bối Ba
Cụm (gần Chợ Đệm, huyện Bình Chánh, TP.HCM bây giờ). Nguyễn Trung
Trực truy đuổi tới nơi, cải tà quy chánh gần hết. Những người này về sau đã
tham gia nghĩa binh, cùng ơng đánh chìm tàu Espérance trên vàm sông Nhựt
Tảo.
Địa linh sinh nhân kiệt
Gia phả của hậu duệ Nguyễn Trung Trực tại Long An cũng như nhiều cơng
trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực đều ghi:
Nội của Nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Đạo, quê gốc tại xóm Lưới, xã
Vĩnh Hội (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải), huyện Phù Cát (Bình Định),
khi khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra đã đưa gia quyến vào khai cơ lập nghiệp tại
xóm Nghề, nay thuộc ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (Long An).
Xưa, xóm Nghề thuộc vùng đất xung yếu trong vành đai bảo vệ thành Gia
Định, án ngữ thủy lộ quan trọng thông thương giữa miền Đông và miền Tây,
nhất là sau khi đào kênh Thủ Thừa nối liền hai con sông Vàm Cỏ Đông và
Vàm Cỏ Tây. Bởi thế nơi đây từng xảy ra nhiều cuộc giao tranh khốc liệt
giữa quân đội Nguyễn Ánh và Tây Sơn.
Người dân ở đây vốn là hậu duệ của những lưu dân miền Trung buổi đầu vào
“phá sơn lâm, đâm hà bá”, mang trong mình một truyền thống cần cù, quật
khởi. Họ nhanh chóng hịa nhập với thiên nhiên bao la hùng vĩ, tạo nên một
phong cách hào sảng trọng nghĩa khinh tài đặc trưng của Nam bộ. “Địa linh
sinh nhân kiệt.


Vùng đất hào khí ven bờ sơng Vàm Cỏ Đơng đã hun đúc tính cách anh hùng
lý tưởng của Nguyễn Trung Trực: chí hiếu với cha mẹ, sớm có lịng yêu

nước và có tài năng quân sự tuyệt vời” - ông Nguyễn Văn Thiện, phó giám
đốc Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa tỉnh Long An, người đã dành nhiều
tâm sức tìm hiểu về cuộc đời và thân thế Nguyễn Trung Trực, đúc kết.
Về tính cách “anh hùng tự thiếu niên” của Nguyễn Trung Trực, tác giả
Nguyễn Văn Khoa trong quyển Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực NXB Trẻ TP.HCM ấn hành năm 2001 cũng cung cấp tư liệu đáng chú ý:
“Năm 18 tuổi Nguyễn Trung Trực đã đệ đơn lên quan trấn thủ tỉnh Định
Tường là Ngô Xuân Liêm để xin lập đạo nghĩa quân chống giặc cướp bảo vệ
xóm làng nhưng đơn bị bác.
Ơng đến Long Hồ để xin lần nữa, viên trấn thủ ở đây chấp thuận, ông trở về
quê chiêu tập quân sĩ. Hai người đầu tiên sát cánh với ông, sau này tham gia
trận đánh tàu Espérance trên vàm sông Nhựt Tảo là Nguyễn Văn Hổ và Lê
Thị Kiệt. Sau đó thêm một người là quản cơ Lê Đình Vận, người gốc miền
Trung, gia đình cùng di cư vào Nam với Nguyễn Trung Trực đã quy tụ được
200 chiến sĩ, phần lớn là thanh niên miền Trung và giao cho ông điều
khiển”.
Lần giở lại các tư liệu lịch sử, chúng ta cũng biết Nguyễn Trung Trực đã
đem đội quân này gia nhập nghĩa binh của Trương Định và được phong làm
quyền sung quản binh đạo. Sau trận đại đồn Chí Hịa (tháng 2-1861) ông đã
theo Trương Định rút về huyện Cửu An (Tân Trụ, Thủ Thừa, Đức Huệ ngày
nay) chỉ huy nghĩa quân kháng chiến chống Pháp. Các tài liệu lịch sử chính
thống cũng ghi nhận trước khi đánh trận Nhựt Tảo, vào ngày 10-4-1861,
Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy nghĩa quân tập kích, diệt gọn hơn 30 binh
lính và sĩ quan do trung tá Bourdair chỉ huy định đổ bộ lên bờ kênh Bảo
Định để chiếm thành Định Tường.

Chiến công vang dội của Nguyễn Trung Trực
Ông Mười Thọ biết nhiều chuyện liên quan tới cụ Nguyễn vì được cha và
bác kể lại. Cha ông Mười Thọ, ông Nguyễn Văn Chỉnh (Tám Cịn), gọi
Nguyễn Trung Trực là ơng chú, từng làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến xã
Bình Nhựt. Ơng Mười Thọ cịn có người bác ruột là nhà sư Thích Thiện

Nghiêm (tục danh Nguyễn Văn Cậy), trụ trì chùa Sùng Đức, Q.11,
TP.HCM. Đây là những người có uy tín lớn trong dịng họ, có lúc được
giao trọng trách gìn giữ áo mão và ấn tín của Nguyễn Trung Trực sau khi
cụ bị Pháp hành hình tại Rạch Giá.
Đây là chiến cơng vang dội của người anh hùng làng chài.
Những năm 1958-1961 ơng Mười Thọ từ Bình Nhựt lên Sài Gịn học, ở trọ
tại chùa Sùng Đức. Ông kể: “Khoảng đầu năm 1958, một phái đoàn ký giả
và những người viết sử từ Pháp sang chùa Sùng Đức gặp sư Thích Thiện
Nghiêm để tìm hiểu xem bằng cách nào nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã
tấn chiếm và đốt chìm tàu Espérance lừng lững án ngự trên vàm sông Nhựt


Tảo. Sau buổi tiếp xúc, một người Pháp đã bật lên: “Nếu Trung Quốc có
Quan Vân Trường thì Việt Nam có Nguyễn Trung Trực”. Câu nói đó ln
vang vọng bên tai ông Mười Thọ suốt hơn 50 năm qua!
Kỳ 3: Trong ngôi mộ cổ
Truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực thật phong phú, riêng nơi Pháp chơn
cất ơng lại càng có nhiều lời đồn đốn khác nhau. Có người nói: “Sau khi thi
hành án chém, Pháp chôn ông Nguyễn thân một nơi, đầu một chỗ, vì lo sợ
nghĩa quân sẽ cướp xác”.
Lại có ý kiến: “Gia đình cụ Nguyễn đã lo cho tên đao phủ Bòn Tưa hai nén
bạc để hắn xuống nhẹ tay, đầu khơng lìa khỏi cổ và sau đó giặc đã chơn cụ
trong khu vực tịa bố (tịa hành chính) Kiên Giang”...
Bí ẩn dưới gốc đa
Sau năm 1975, tỉnh Kiên Giang đã đặt ra yêu cầu tìm mộ Nguyễn Trung
Trực. Ơng Trần Lam (Bảy Lam), ngun phó chủ tịch UBND tỉnh, nhớ lại:
“Năm 1979 tôi về làm giám đốc Sở Văn hóa - thơng tin, anh Hai Huỳnh (Lê
Minh Huệ), lãnh đạo tiền nhiệm, lúc bàn giao công việc đã dặn đi dặn lại:
Anh em cố gắng thu thập các thông tin truyền khẩu trong dân gian và các tài
liệu lưu trữ của Pháp để tìm cho bằng được mộ cụ Nguyễn Trung Trực. Đó

là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta”.
Để thực hiện yêu cầu này, Sở Văn hóa - thơng tin Kiên Giang đã lập đội
cơng tác, chia thành nhiều nhóm. Nhóm ở thị xã Rạch Giá, theo dư luận
truyền khẩu “giặc chôn cụ Nguyễn dưới gốc đa gần tòa bố”, đã tiến hành
khảo sát khu vực khn viên tịa hành chánh, xung quanh cây đa phía sau
dinh tỉnh trưởng kéo dài tới giáp lộ qua khám lớn, và khu vực cây đa phía
trước dinh tỉnh trưởng đến giáp lộ qua ngân hàng...
Suốt một thời gian dài tìm kiếm, đào thăm dị nhưng các nhóm khảo sát vẫn
khơng phát hiện dấu tích gì. “Một bữa, sở đang tổ chức cuộc họp đánh giá
kết quả công việc, mọi người đều căng thẳng vì mấy năm rồi mà chưa tìm
được mộ cụ Nguyễn thì anh Sơn Nam từ ngồi cổng bước vơ. Tơi biết anh
từng có nhiều cơng trình sưu khảo về cụ Nguyễn Trung Trực nên hỏi cầu
may: Anh xuống chỉ tụi tôi mộ cụ Nguyễn hả”, ông Bảy kể. Nhà văn Sơn
Nam có vẻ ngạc nhiên, đáp: “Ủa, tưởng mấy ông biết rồi. Trước năm 1945
tôi làm thơ ký ở tịa bố Rạch Giá, có lần tình cờ biết chỗ Tây chơn cụ
Nguyễn. Tơi cịn nhớ chỗ đó ở sau tịa bố, cạnh cây đa lớn và đống gạch
cũ...”.
Sau khi nghe nhà văn Sơn Nam nói, ông Bảy Lam đã cho ngừng cuộc họp,
nhờ dẫn ra chỉ mộ ngay. Hơn 40 năm rồi nhà văn Sơn Nam mới quay lại nơi
này. Cây đa ngày trước đã bị đốn, cịn trơ lại cái gốc to, có mấy nhánh mọc
lên. Nhưng cạnh đó, đồn lính cũ bằng đá do Pháp cất vẫn cịn, nên nhà văn
khơng khó để xác định vị trí ngơi mộ đã ăn sâu vào ký ức. Ơng chỉ ngay vào
phiến đá hình vịng cung, dài khoảng 1m, khẳng định: “Đây là mộ bia, phía
dưới là di hài cụ Nguyễn Trung Trực”. Thấy nhà văn Sơn Nam chỉ, nhiều


thành viên có mặt lúc ấy đã khơng khỏi sửng sốt vì trước đây do khơng biết,
có người đã vơ tình bó gạch, tráng ximăng làm chuồng ni heo ngay trên
nền mộ.
Lúc 13 giờ ngày 19-4-1986, đội khai quật bắt đầu cơng việc. Sau bốn tiếng tỉ

mẩn tìm kiếm từng nắm đất trong lòng huyệt mộ dài trên 2m, rộng 1m, sâu
1,8m, thu được một hộp xương sọ đã bể, ba cái răng mòn vẹt, một đốt xương
cổ ở vị trí sát hộp sọ, một số xương sườn và xương ống chân. Khơng có
thêm gì ngồi mấy miếng gỗ mục nát dùng để đóng quan tài.
Ngay tại hiện trường, đội khai quật gồm tám người, trong đó có nhà nhân
chủng học - khảo cổ học Nguyễn Trung Khá, cán bộ Ủy ban Khoa học
TP.HCM, đã đưa ra nhận xét bước đầu: “Đây là bộ xương tộc Việt, đàn ông,
khoảng 40 tuổi. Người này cao khoảng 1,6m, đã chôn trên 100 năm. Người
này ăn trầu và có lẽ nghèo vì mộ bằng đất, hàng bằng gỗ tạp và khơng có vật
lễ mang theo...” (trích biên bản khai quật được lập lúc 17g ngày 19-4-1986).
Những bức thư nặng tình
Dựa vào những luận cứ có tính khoa học khi phân tích hài cốt, đồng thời
tham khảo, đối chiếu những thông tin truyền khẩu trong dân gian, tỉnh Kiên
Giang đã kết luận đây là hài cốt cụ Nguyễn Trung Trực và quyết định di dời
về đình Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá). Ngày 15-11-1986, ngơi mộ mới,
khang trang hồn thành trước nhà Tây lan, bên trái đình Nguyễn Trung Trực.
Vậy là sau 118 năm (1868-1986) thăng trầm dâu bể, xương cốt người anh
hùng dân tộc mới được tìm thấy và đưa về nơi trang nghiêm. “Làm được
việc này, bà con mình xúc động lắm. Nhiều người ở xa đến quỳ trước mộ cụ
thắp hương mà cứ khóc rịng như người thân đi xa lâu ngày mới gặp lại” ông Bùi Văn Thành, ủy viên ban bảo vệ đình Nguyễn Trung Trực, cho biết.
Ơng Bảy Lam trầm tư: “Việc tìm mộ coi vậy chứ “sóng gió” lắm. Có người
đã gửi thư tới các cơ quan cấp tỉnh nói rằng đó là mộ của người Tây nào đó,
chứ khơng phải mộ cụ Nguyễn. Tơi nghĩ những ý kiến này nọ có lẽ xuất phát
từ tình cảm sùng kính dành cho cụ, cũng như có những truyền khẩu khác
nhau về nơi an táng cụ. Đó là trăn trở chính đáng và tỉnh Kiên Giang hồi ấy
đã giải quyết rất cẩn trọng trên tinh thần dựa vào những luận cứ khoa học,
cũng như tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn”.
Một trong những luận cứ mà chúng tôi tiếp cận được là “tờ cam kết” viết tay
của nhà văn Sơn Nam đề ngày 15-10-1986, nguyên văn như sau: “Tôi ký tên
dưới đây là Phạm Minh Tày, nhà văn bút hiệu Sơn Nam, tác giả quyển

Nguyễn Trung Trực, anh hùng dân chài in tại Sài Gòn vào năm 1959.
Năm 1943-1944, tơi có làm thơ ký ở tịa bố Rạch Giá, vì thế mà tơi có tìm
hiểu về Nguyễn Trung Trực, nhất là nơi chơn hài cốt. Tên phó tham biện bấy
giờ là Roger Lucas có nhà riêng ở khn viên tịa bố nói nhiều lần với tơi
rằng xác của Nguyễn Trung Trực chơn ở sát bên Tịa bố, tức là chỗ mà tôi đã
chỉ rõ để khai quật. Tòa bố thời Pháp, từ năm 1880 về sau xây khơng chính
xác đúng nền tịa bố cũ.


Vì vậy, tịa bố sau có vách đá kiểu đồn lính, lại sát kề bên mộ. Giặc giữ xác
Nguyễn Trung Trực sát đồn, sợ trường hợp nghĩa quân lén đào xới, đem
chôn nơi khác rồi khởi nghĩa lần nữa. Hoặc nghĩa quân cho rằng người bị
giặc chém là Nguyễn Trung Trực giả, chẳng dám công khai để xác nhận sự
thật. Thời Mỹ, một tên tỉnh trưởng đã cho lính thăm dị và mời tơi đến ăn lễ,
tơi từ chối khơng đến. Xin trình với Sở Văn hóa - thơng tin Kiên Giang
những điều tơi biết và hồn tồn chịu trách nhiệm”.
Cố giáo sư Trần Văn Giàu và nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng khi được hỏi
ý kiến về việc này đã bày tỏ tâm huyết qua bức thư viết chung đề ngày 8-11989, lúc đang giữ nhiệm vụ chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng khoa học xã
hội TP.HCM. Thư có đoạn: “Có điều kiện, có lý do để các đồng chí ở Kiên
Giang xác định di hài đó là của Nguyễn Trung Trực. Điều kiện thì có, tuy
khơng đủ. Khơng đủ nhưng đã có tối thiểu. Khơng đủ thì cịn có thể điều tra,
khảo sát, nghiên cứu thêm cho đến khi nào có bằng cớ là khơng phải thì ta sẽ
nhận định lại. Cịn bây giờ hãy xem đó là di hài của ơng Nguyễn Trung Trực
và khơng được làm gì có thể làm giảm bớt lịng tơn kính của nhân dân với vĩ
nhân lịch sử”.
Kỳ 4: Bảy ghe sáu gánh
TTViệc tìm ra hài cốt cụ Nguyễn và đưa về lập mộ ở đình Nguyễn Trung
Trực (Rạch Giá, Kiên Giang) đã đưa đến một phát hiện mới: tại hai xã Tân
Tiến và Tân Đức, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hàng trăm hậu duệ cụ
Nguyễn Trung Trực đang sinh sống. Song thân cụ Nguyễn và các em của cụ

cũng được an táng ở đây.
“Hồi tôi mới biết đọc, biết viết đã nghe má căn dặn mấy anh tôi: Ông cả
Trực của tụi con vì đánh Tây mà bị chặt đầu ở Rạch Giá, dòng họ phải bỏ xứ
Tân An vô Tà Niên (Rạch Giá) rồi về Đầm Dơi. Sau này nước nhà độc lập,
con cháu phải ráng tìm cho ra xương cốt cụ cố cả mang về đây sum họp với
ơng bà. Dặn vậy, nhưng ở tuổi ngồi 80, má lại là người đầu tiên biết tin tỉnh
Kiên Giang tìm ra di hài và lập mộ cụ tại đình Nguyễn Trung Trực ở Rạch
Giá” - ơng Trần Trung Thiện (Chín Thiện, 62 tuổi), con thứ 9 của bà Nguyễn
Thị Sử ở ấp Tân Long A, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi (Cà Mau), nhớ lại.
Thật ra từ trước năm 1945 bà Ba Sử (sinh năm 1908, mất năm 2004) đã biết
ở Rạch Giá, cạnh dinh tỉnh trưởng có đền thờ cụ Nguyễn lớn lắm, nhưng hồi
ấy còn chiến tranh, việc đi lại rất gian nan, từ Đầm Dơi đi tàu qua tới Rạch
Giá có khi mất mấy ngày. Sau giải phóng miền Nam bà cũng đã nhiều lần
dẫn con cháu sang cúng viếng cụ Nguyễn.
Bẵng đi một thời gian, tới khoảng đầu năm 1987, trong một lần sang cúng
cụ, bà Ba Sử ngỡ ngàng khi nhìn thấy ở góc trái sân đình có ngơi mộ rất uy
nghi (mộ lập xong ngày 15-11-1986). Đọc dòng chữ trên bia, biết sự tình, bà
sụp xuống khóc nức nở. Thấy sự lạ, khách hành hương bái viếng đình thần
cụ Nguyễn kéo tới xem rất đông.
Vụ việc được cấp báo lên ban bảo vệ di tích đình thần và ngành văn hóa tỉnh
Kiên Giang. Đích thân bà Nguyễn Thị Mỹ Thu, giám đốc Bảo tàng tỉnh Kiên


Giang, đã đưa đồn cơng tác về gặp gỡ cháu chắt cụ Nguyễn Trung Trực ở
hai xã Tân Tiến, Tân Đức, huyện Đầm Dơi, sưu tầm các tài liệu, hiện vật liên
quan tới họ hàng cụ Nguyễn.
Tại cuộc hội thảo khoa học “Thân thế và sự nghiệp anh hùng Nguyễn Trung
Trực” do tỉnh Kiên Giang tổ chức (tháng 8-1988) nhân 120 năm ngày mất
của cụ, thông tin được công bố khiến những người sùng kính cụ Nguyễn
trong cả nước khơng khỏi bất ngờ.

Cuộc di cư đặc biệt
Tại Cà Mau, chúng tơi tìm đến nhà ơng Trần Văn Chính (Năm Nống, 92
tuổi) ở ấp Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi. Ông là hậu duệ đời thứ ba
và là nhân chứng duy nhất từng sống gần gũi hai người em ruột của Nguyễn
Trung Trực là bà Nguyễn Thị Đào (bà ngoại ông) và ông Nguyễn Văn Thơ
(ông út) trong thời gian khá dài.
Khi bà ngoại và ông út qua đời, ông Năm Nống đã 14, 15 tuổi nên vẫn còn
nhớ nhiều chuyện ngoại và ông út kể về ông cả Nguyễn Trung Trực.
Trong căn nhà cổ kính bên con rạch Tân Đức, ông Năm Nống đưa chúng tôi
trở lại thời khai hoang lập làng: “Bà ngoại tôi thuật lại sau khi ông cả
Nguyễn Trung Trực bị Tây hại ở Rạch Giá, để tránh sự truy sát của giặc, ông
Nguyễn Văn Phụng (cha Nguyễn Trung Trực) cùng với các ông cai Thoại,
cai Kiển và nghĩa qn cịn sống sót ở bãi luyện quân Tà Niên (Rạch Giá)
hội ý, “Bảy ghe sáu gánh họ” đồng nhổ sào kéo buồm chạy ra biển tìm nơi
lánh giặc. Họ Nguyễn đơng nhất, đi trên hai ghe, còn lại năm kiến họ: Lâm,
Lê, Trần, Trương, Trịnh mỗi họ đi một ghe, mỗi ghe đâu chừng 15, 20
người, nhắm hướng đồng hoang, rừng rậm mà chèo vô...”.
Theo lời kể của ông Năm Nống, gia tộc Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân
cũng là những người đầu tiên khai phá vùng đất Tân Tiến, Tân Đức (Cà
Mau).
Ngày ấy, “bảy ghe sáu gánh họ” sau khi rời Tà Niên thì cứ đi mãi từ ngày
này qua ngày nọ mà chưa thấy nơi nào ưng bụng. Khi tới cửa Bồ Đề (Đầm
Dơi) thấy con rạch nhỏ, hai bên cây cối rậm rạp, chưa có dấu chân người đã
tấp vơ. Đồn người dựng dãy nhà ở chung, đùm bọc nhau qua ngày bằng
nghề ăn ong (lấy mật ong), đặt nò, đắp bọng bắt cá tôm mang ra chợ Cà Mau
bán cho thương buôn người Hải Nam, Triều Châu (Trung Quốc), rồi mua
gạo, muối, quần áo, nồi niêu về dùng.
Đến năm 1872, mấy ông kỳ lão ra Cà Mau đổi hàng, thấy Tây lố nhố, sợ bị
phát hiện tơng tích, vội quay về nhổ sào, phá bụp dừa nước tiếp tục lần vô
rừng sâu. Tới doi đình bây giờ thì khơng đi đặng nữa mới vác đồ lên bờ, vẹt

rừng tìm chỗ khơ ráo cất nhà sàn cao chót vót để ngừa cọp, cá sấu tấn cơng.
Thấy có nhiều hóc sậy, máng chim lớn dữ dội nên hè nhau gọi là Đầm Chim
cho dễ nhớ.


Khi xóm có nhà đơng đúc, mọi người góp sức cất một ngơi đình, đặt tên là
đình Tân An để vọng nhớ cố hương Tân An phủ. Năm 1946 Tây vơ lấy đình
làm bót, bị hậu duệ cụ Nguyễn đánh bật ra, bà con sợ chúng quay lại bèn phá
luôn ngơi đình.
Tính đến nay, qua gần 150 năm sinh cư lập nghiệp trên vùng đất mới, hậu
duệ cụ Nguyễn Trung Trực đã phát triển đến đời thứ 9, thứ 10, với hàng
ngàn người sinh sống, tập trung tại hai xã Tân Tiến, Tân Đức thuộc huyện
Đầm Dơi (Cà Mau). Trong số đó cả trăm người đã tham gia hai cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, người nghỉ hưu, người vẫn đang công tác
trong các ban ngành từ cấp huyện đến cấp tỉnh.
Dù đi đâu, làm gì, đến ngày giỗ ơng Nguyễn Văn Phụng 20-11 âm lịch hằng
năm, mọi người lại tựu về để tưởng nhớ tổ tông.
Anh hùng Nguyễn Trung Trực đã hóa thần trong lòng dân tộc. Bao truyền
thuyết về ông vẫn không ngừng được kể. Hằng năm từ ngày 26 đến 28-8 (âm
lịch) hàng trăm người khắp nơi lại về Rạch Giá để tưởng nhớ ông.
Các tài liệu lịch sử ghi nhận Nguyễn Trung Trực chỉ có một con trai với bà
Lê Kim Định (bà quan lớn tướng).
Khi vừa sinh con, bà quan lớn tướng lâm bệnh, qua đời (mộ hiện nay còn ở
xã Cửa Cạn, Phú Quốc). Đêm đêm, Nguyễn Trung Trực một mình ơm con
chưa đầy tháng vượt vòng vây của giặc, vào làng xin cho con bú thép.
Pháp truy bắt gắt gao, cách ly Nguyễn Trung Trực khỏi dân làng. Đường
cùng, ông ôm con đặt vào một bọng cây, với hi vọng có người phát hiện cứu
đứa bé, rồi quay lại chiến đấu cho tới lúc bị thương, sa vào tay giặc (có tài
liệu nói ông tự mình ra đối mặt với giặc để cứu dân làng khỏi chết oan).
Kỳ cuối:

Sống trong lịng dân
1.Ơng Bùi Văn Thạnh, ngun giám đốc Sở Văn - hóa thơng tin tỉnh Kiên
Giang, trong một bài viết về vụ Nguyễn Trung Trực đã bày tỏ niềm tin vào
truyền ngôn về những ngày cuối cùng của cụ ở Phú Quốc: “Gặp phải lúc
gian nguy, khó lịng địch nổi với giặc, cụ Nguyễn gom mọi người lại bảo: Ta
tổ chức mọi người đi đánh giặc, giờ ta cho phép mọi người được tự do về
với gia đình, cịn ta quyết sống chết với qn thù một trận cuối cùng.
Ta khơng thể vì lý do gì mà đầu hàng quân giặc, ai cùng lịng với ta thì hãy
xách gươm đứng dậy, chúng ta đi”. Số nghĩa quân còn khỏe mạnh sau trận
ác chiến ở bến đồn không quá 20 người, tất cả cùng đi với cụ. Trong trận
chiến đấu này cụ tả xung hữu đột, chặt biết bao đầu giặc, cuối cùng cụ bị
thương nặng, bất tỉnh, bị giặc bắt...”.
Trong khi đó ơng Trần Lam, người cũng từng là giám đốc Sở Văn hóa thơng tin tỉnh Kiên Giang, trước khi về làm phó chủ tịch tỉnh, có cách lý giải


khác: Khi đối phương dùng thủ đoạn bắt, giết hại dần những người dân Phú
Quốc để buộc cụ xuất hiện, cụ Nguyễn Trung Trực đã chủ động ra đối mặt
với kẻ thù. Đối mặt chứ khơng phải “nạp mình”, khơng phải “ra hàng” để
cầu sự sống cho riêng mình.
Đó là thái độ của người quân tử, dám chịu trách nhiệm, dám đối mặt với kẻ
thù để dùng cái chết của mình khích lệ tinh thần nhân dân. Những câu nói
bất hủ của cụ khi đối mặt với kẻ thù ở khám lớn Sài Gòn, thái độ hiên ngang
của cụ khi ra pháp trường ở Rạch Giá chẳng phải đã chứng minh cụ đã thắng
kẻ thù trong trận chiến cuối cùng đó sao!
Một nhà nghiên cứu lịch sử ở Kiên Giang khi nghe chuyện này đã nói:
“Nghĩ kỹ hai cách nhìn khác nhau, nhưng cùng xuất phát từ tình cảm hậu thế
dành cho người anh hùng: chỉ biết kính phục, chỉ biết ngợi ca, chỉ biết noi
gương ông”.
2. Trung tâm TP Rạch Giá có tượng đài Nguyễn Trung Trực và cơng viên
mang tên cụ. Lúc 4-5 giờ sáng, mấy ông bà lão đến dâng hương trước khi đi

thể dục. Các chị bán hàng ở đường Duy Tân, Huỳnh Tịnh Của, Đinh Tiên
Hoàng, Hùng Vương... dù bận cỡ nào cũng ghé qua bày đĩa trái cây, cắm
mấy cành hoa tươi trước khi dọn hàng. “Sắp tới giỗ cụ rồi, tui tính chiều nay
về sớm vơ đình coi đồ ăn, thức uống cái gì cịn thiếu để góp thêm một tay
cùng bà con” - chị Hoa, bán trái cây bên Trung tâm thương mại Rạch Giá,
nói.
Nắng lên, khách du lịch, vãng lai ngày một đơng, xếp thành vịng cung trước
bàn thờ khói hương nghi ngút. Trưa, mấy chiếc xe 15, 24 chỗ mang biển số
nhiều nơi trong mọi miền đất nước đến đỗ ở đầu công viên, thả khách lên
viếng cụ. Cứ thế hôm nào cũng vậy, từ rạng sáng tới 20-21g đêm khơng lúc
nào ngớt người đến viếng, thành kính dâng hương trước tượng đài cụ.
Cách đó non cây số, cạnh trụ sở UBND tỉnh Kiên Giang, đình Nguyễn Trung
Trực cịn rộn rịp gấp mấy lần. Theo các kỳ lão trong ban bảo vệ đình, ngơi
đình này có trước năm 1852, ban đầu thờ Nam Hải đại tướng quân (cá voi).
Khi cụ Nguyễn Trung Trực hi sinh, trong tình thế bị Pháp khủng bố, ngăn
cấm, người dân không thể thờ công khai nên đã lén đưa linh vị ông vào thờ
cùng thần Nam Hải.
Một chi tiết thú vị là trong khi Pháp ra sức trấn áp các cuộc khởi nghĩa và
lòng dân tưởng nhớ cụ Nguyễn, có một viên chức người Pháp tên là Le
Nestour làm việc tại Sở Thương chánh tỉnh Rạch Giá, đóng gần đình Nam
Hải, tỏ ra rất mến mộ cụ Nguyễn Trung Trực. Năm 1881, khi nghe ban
hương chức làng bàn định việc xây dựng lại ngơi đình để thờ Nguyễn Trung
Trực và thần Nam Hải, Le Nestour liền hưởng ứng bằng cách đóng góp
nhiều tài vật và tham gia ban xây dựng đình. Đến năm 1964, đình được đại
tu xây dựng lần thứ hai và chính thức lấy tên “Đình thờ Nguyễn Trung
Trực”.
Lần này có hai người mang họ Nguyễn là kiến trúc sư tài ba Nguyễn Văn
Lợi và thầu khốn Nguyễn Văn Vui vì kính phục cụ Nguyễn mà bỏ công sức



vơ góp với dân. Về sau đình khơng chỉ thờ tự vị anh hùng dân tộc, mà còn tổ
chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo ở các tỉnh miền Tây. Từ
sáng đến đêm, đình khơng lúc nào ngớt người đến dâng hương và trị bệnh.
3. Mấy hôm nay ông Bùi Văn Thành (Ba Thành, trưởng tiểu ban y tế - xã
hội, ban bảo vệ đình Nguyễn Trung Trực) tất bật lo việc tiếp nhận củi, gạo,
rau quả, đậu hũ do người dân các nơi mang đến chuẩn bị các buổi cơm chay
phục vụ khách thập phương trong ba ngày lễ (23 đến 25-9). “Năm ngoái bà
con mang tới 71.200kg gạo, 229.660kg rau quả các loại, 7.012kg đậu nành,
1.250 cây nước đá, 1.352m2 củi, 300 bao trấu... Nhờ đó đã có đủ thực phẩm
làm cơm tiếp đãi hơn 700.000 lượt khách đến dâng hương cụ Nguyễn” - ông
Ba Thành cho hay.
Đáng chú ý nhất là xưa nay lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực đều do nhân
dân đóng góp và tổ chức. Tất cả là sản phẩm “cây nhà lá vườn”, ai có gì
mang nấy. Hơm chúng tơi đến, cịn hơn tuần nữa mới vào chính giỗ, đã thấy
mấy gia đình từ Ba Thê (xã Mỹ Lng, huyện Chợ Mới, An Giang) chạy ghe
cả nửa ngày đường, mang theo giạ gạo và mấy mụt măng vừa xắn trong
vườn sang góp vào bếp ăn của đình. Một học sinh mặc đồng phục Trường
THPT Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá) chở đến bao đậu nành to bằng cái
cặp, thưa: “Mẹ con gửi cúng ông cố”, rồi đạp xe đi vội... Người này đi,
người khác tới, kho thực phẩm dành cho ngày giỗ cụ Nguyễn cứ đầy dần
lên.
Dù ai buôn bán gần xa
Ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta cứ về
Hằng năm, mấy trăm ngàn lượt người tựu về trong ba ngày lễ mà khơng phải
lo chi chỗ ăn, chỗ ở. Ăn thì đã có gần 5.000 cơng quả (người phục vụ trong
đình) lo. Ở thì cứ mái hiên, sân đình, hoặc ngay trên ghe đậu ở sông Kiên và
mé biển Rạch Giá - nơi ngày xưa cụ Nguyễn hội quân tập kích Kiên Giang
thành. Có thể nhiều người khơng q khó khăn để tìm cho mình một bữa ăn,
một chỗ nghỉ tốt hơn ở chợ Rạch Giá. Nhưng mọi người đến với cụ Nguyễn
là đến bằng tấm lịng, ví như ở xa lâu ngày mới về thăm viếng ơng bà mình

vậy, nên khơng ai muốn phải rời xa phạm vi ngơi đình thờ tự cụ.
“Bây giờ ở miền Tây rất nhiều gia đình treo ảnh cụ Nguyễn Trung Trực cạnh
bàn thờ gia tiên, coi cụ như một thành viên cửu huyền thất tổ của mình.
Trong tâm thức của nhiều người, cụ đã hóa thần, vị thần ln phù trợ, mang
đến điều lành cho mọi người” - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn
Hữu Hiệp (An Giang) nói. Cụ đã chính là một phần trong tâm thức của
người Việt vậy!
Ở đồng bằng sơng Cửu Long, ngồi đình Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá)
là nơi tổ chức cúng giỗ quy mô lớn nhất vào ba ngày (26 đến 28-8 âm lịch),
tại nhiều địa phương thuộc các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau cũng có nhiều đình, đền thờ tổ chức cúng giỗ cụ Nguyễn
Trung Trực, nhưng vào các ngày 12-9 và 16 đến 17-10 (âm lịch). Việc cúng


giỗ khác ngày vì các nơi chưa thống nhất ngày ông mất theo âm lịch (ngoại
trừ 10-3 là ngày ông ra đi cứu nước).



×