Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nước ép bắp cải: Cứu tinh của bệnh nhân dạ dày doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 5 trang )

Nước ép bắp cải: "Cứu
tinh" của bệnh nhân dạ
dày
Nước ép bắp cải được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt trong việc giúp
lành vết loét, thành sẹo nhất là loét dạ dày, tá tràng, ruột.
Rau bắp cải

Tại Mỹ đã tiến hành một cuộc thí nghiệm cho những người loét dạ dày tá
tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong ba tuần. Sau đó qua nội
soi, các chuyên gia đã thấy có sự hình thành một lớp màng nhày có hai chức
năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày.

Qua nội soi, các chuyên gia Ấn Độ đã chứng minh được sự hình thành một
lớp màng nhầy ở dạ dày với hai chức năng che chở và tái tạo niêm mạc dưới
tác dụng của một số hoạt chất có trong rau bắp cải tươi. Vì thế, sử dụng
nước ép từ rau bắp cải có tác dụng giúp cho vết loét dạ dày và tá tràng mau
lành. Một cuộc nghiên cứu tiến hành trên 40 người bị loét dạ dày – tá tràng,
họ được uống mỗi ngày một cốc nước ép bắp cải (tương đương với ¼ lít)
trong vòng 3 tuần liền. Kết quả nội soi cho thấy, những vết loét dạ dày đã
dần được phục hồi.


Nước ép bắp cải giúp lành vết loét, thành sẹo nhất là loét dạ dày, tá tràng,
ruột

Cách làm nước ép bắp cải như sau: Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên
ngoài), rửa nhiều lần cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần qua với
nước sôi. Vớt ra để ráo nước. Cho vào cối sạch, giã nát, lấy vải màn hay gạc
sạch lọc lấy nước. 1kg bắp cải có thể ép được khoảng 500ml nước.

Liều dùng: Mỗi ngày ép 1.000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần để uống,


mỗi lần khoảng 250ml, uống thay nước, có thể thêm đường hoặc muối. Mỗi
đợt điều trị là 2 tháng. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng
gì, có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ đày, tá tràng khác

Mật ong

Mật ong là mật hoa được ong tinh luyện bằng chính một loại men của nó,
nên mật ong thật và nguyên chất không bao giờ bị mốc, chua, biến đổi mùi
vị Mật hoa thường có từ 40 - 80% là nước, mật ong lượng nước chỉ chiếm
15-20%.

Mật ong có tác dụng là giảm độ axit của dạ dày, nên giảm các cơn đau do
viêm loét dạ dày, hành tá trang; thường được dùng kết hợp trong điều trị
viêm loét dạ dày, hành tá tràng.


Mật ong có tác dụng là giảm độ axit của dạ dày

Nghệ

Trong củ nghệ có chất màu curcumin. Một số kết quả nghiên cứu cho biết
curcumin làm tăng co bóp túi mật, do đó có tác dụng trợ tiêu hóa nhưng
không làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày, điều này có ý nghĩa quan trọng đối
với người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân gây loét dạ dày
được nói đến nhiều, trong số đó có giả thiết cho rằng bệnh sinh ra là do sự
mất thăng bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố chống loét: dịch vị có độ acid
cao vượt quá khả năng chống đỡ bình thường của niêm mạc dạ dày, tá tràng;
hoặc do niêm mạc dạ dày giảm dinh dưỡng nên không đủ khả năng chống lại
dịch vị có độ acid bình thường.



Chất màu curcumin có trong củ nghệ làm tăng co bóp túi mật, do đó có tác
dụng trợ tiêu hóa

×