Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Tổng quan về công tác lập quy hoạch đô thị - ThS. Nguyễn Ngọc Hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 20 trang )

MÔN HỌC:
CƠ SỞ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: TH.S NGUYỄN NGỌC HÙNG
BỘ MÔN: QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
EMAIL:
ĐT: 0973345979


Giới thiệu môn học
Mục tiêu của môn học: (30tiết) Nhằm cung cấp lý thuyết cơ bản về
QHĐT, đặc điểm công tác quy hoạch ở Việt Nam, qua đó sinh viên
thấy được vai trị vị trí của mình trong cơng tác quy hoạch xây dựng
nói chung.
Phương pháp học: Sinh viên là trung tâm ( giáo viên định hướng,
cung cấp thông tin một cách có hệ thống để sinh viên mở rộng tham
khảo trên mạng và sách)
Yêu cầu sinh viên: tham gia các buổi học trên lớp và hoàn thành bài
tập hoặc tiểu luận. Có tính điểm bài tập, tiểu luận vào điểm thi.


Tài liệu tham khảo:
1.

Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị - PGS.TS Nguyễn Thế Bá

2.

Quy hoạch đô thị - PGS.TS Phạm Hùng Cường

3.


Giao thông trong quy hoạch đô thị - PGS.TS Hồ Ngọc Hùng

4.

Quy hoạch xây dựng đơn vị ở - Bộ môn QH, Trường ĐHXD

5.

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Quy hoạch XD – 2008/BXD

6.

Luật Xây dựng số 50/2014 /QH13

7.

Luật Quy hoạch số 30/2009/QH12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA KIẾN TRÚC – QUY HOẠCH

BÀI GIẢNG
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QHĐT
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: TH.S NGUYỄN NGỌC HÙNG
BỘ MÔN: QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

HÀ NỘI - 2013



TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH
1. Mở đầu
- Quy hoạch đô thị là một lĩnh vực khá rộng, liên quan đến nhiều ngành nghề, có
tính pháp lý cao,
“Quy hoạch đô thị liên quan đến chuỗi các hoạt động tổ chức sắp xếp không
gian đô thị và quản lý thực hiện, nhằm đạt tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc
sống cộng đồng”.
- Sản phẩm của công tác lập Quy hoạch đô thị là những bản quy hoạch tổng thể
(master plan) đã vẽ nên trạng thái đô thị ở trạng thái cuối cùng theo ý tưởng của
các kiến trúc sư. - Đối với ngành xây dựng nói chung, các kỹ sư xây dựng đóng
góp vào việc trực tiếp tham gia triển khai thi công quy hoạch, đặc biệt quy hoạch

chi tiết và xây dựng các cơng trình trên lơ đất, xây dựng đường xá…


TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH
2. Khái niệm chung
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đơ thị, hệ thống

cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập mơi trường
sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch đô thị.. ( Theo Luật QH số 30/2009/QH12)
3. Mục tiêu, nhiệm vụ
3.1. Nhiệm vụ:
Công tác QHĐT nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia,trước
tiên là cụ thể hóa chiến lược phát triển của đô thị đối với nền kinh tế quốc dân.

Tất cả các đơ thị đều phải có quy hoạch : quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây dựng phát
triển đô thị. Các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý đệ quản lý xây dựng đô
thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản.



TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC LẬP QUY HOẠCH
3.2. Mục tiêu
Cơng tác qui hoạch xây dựng và phát triển đô thị nhằm xác định sự phát triển hợp lý
của đô thị trong từng giai đoạn và định hướng cho sự phát triển lâu dài của đô thị

về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan môi trường đô thị. Nó cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước, của một vùng lãnh thổ hay của một đô thị bằng những đồ án qui hoạch, trên cơ sở
đó quản lý các hoạt động xây dựng ngịai thực tế.

3.2.1.Tổ chức sản xuất
Quy hoạch đô thị cần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của các khu
cơng nghiệp với bên ngồi và các hoạt động khác của các khu chức năng trong đô thị.
- Phân bố sản xuất hợp lý
+ Thuận lợi cho phát triển kinh tế.
+ Thuận tiện cho người dân lao động.
+ Đảm bảo quan hệ giữa các vùng hợp lý.
- Phù hợp với cộng đồng dân cư và các quan hệ xã hội.


TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH
3.2.2.Tổ chức đời sống
- Đảm bảo nhu cầu về ở, sinh hoạt và làm việc của dân tối thiểu là 20 năm.
- Bố trí sử dụng đất đai và bố trí dân cư hợp lý.
- Tạo mơi trường sống trong sạch, an tồn, hiện đại hố cuộc sống.
3.2.3. Tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan
- Xác định vị trí và hình khối kiến trúc của các cơng trình chủ đạo.
- Phải tn thủ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo quan môi trường

* Để thực hiện mục tiêu này cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Bố cục không gian cho toàn thành phố.
- Xác định và phân bố quỹ đất một cách cân bằng và hợp lý.
- Đảm bảo quy hoạch phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.
- Đảm bảo tính bền vững của đơ thị.


TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH
3.3. Đặc điểm của công tác Lập QHĐT
- QHĐT là công tác mang tính chính sách (chính trị): cơ sở để quản lý đơ thị, dựa vào đó
thiết lập hệ thống văn bản pháp quy, nghị định quản lý xây dựng, kiến trúc và hạ tầng kỹ
thuật…
- Mang tính dự báo cho phát triển trong tương lai, đã đề cập đến nhiều. từ plan theo từ điển
tiếng anh có thể dịch nhiều nghĩa là mặt bằng, hay dự án, dự kiến, hay kế hoạch. Tất cả đều
chứa đựng trong nội dung quy hoạch: yêu cầu về mặt bằng qh và kế hoạch dự kiến cho tương
lai.
QHĐT là cơng tác mang tính tổng hợp, tính đa ngành. Quy hoạch giải quyết các vấn đề đơ
thị phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực, q trình nghiên cứu và thiết lập QHĐT cần có sự tham gia
của các chuyên gia: kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật, nghệ thuật… để đảm bảo sản phẩm
quy hoạch làm ra được cả cộng đồng chấp thuận.
Mang tính địa phương. Mỗi đồ án quy hoạch kể cả quy hoạch tổng thể thành phố hay chi tiết
đều phải nói lên tính đặc thù của khu vực thiết kế. Tính đặc thù khơng chỉ thể hiện ở kiến trúc,
cảnh quan mà cịn thể hiện tính xã hội, khơng gian văn hóa địa phương – ý nghĩa nơi chốn
Mang tính kế thừa: kế thừa có thể được hiểu ở nhiều khía cạnh. Kế thừa về di sản -những gì
hiện hữu, những giá trị kiến trúc, không gian đô thị ( đường xá, nhà ở, cơng trình…) và kế
thừa về quy hoạch.
Mang tính động (dễ thay đổi) nên cần được điều chỉnh và cập nhật thường xuyên: ta biết
rằng quy hoạch định hình hình thái kinh tế xã hội, ngược lại khi có những thay đổi của yếu tố
kinh tế xã hội quy hoạch cần phải điều chỉnh theo cho phù hợp, do đó địi hỏi quy hoạch phải
có tính linh hoạt.



TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH
3.4. Các loại hình của đồ án quy hoạch xây dựng đơ thị
Theo QCXD VN 01-2008
CÁC LOẠI HÌNH QUY HOẠCH

QH vùng

TL: 1/25.000 - 1/250.000

QH chung XD

TL: 1/5000 - 1/25.000

QH chi tiết XD

TL: 1/2000 - 1/500

QH XD Điểm dân cư
nông thôn

TL: 1/2000 - 1/500


TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH
3.4. Các loại hình của đồ án quy hoạch xây dựng đơ thị
Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13
CÁC LOẠI HÌNH QUY HOẠCH


QH vùng

Vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng
huyện, vùng chức năng đặc thù, Vùng dọc tuyến
đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh

QH Đô thị

QH Chung, QH phân khu, QH chi tiết

QH Khu chức
năng đặc thù

Khu kinh tế, Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, Khu du lịch, khu sinh thái, Khu
bảo tồn; khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng,
Khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể
thaoCảng hàng không, cảng biển, Khu vực đầu
mối hạ tầng kỹ thuật, Khu chức năng đặc thù
khác

QH nông thôn

QH Chung xã, QH chi tiết
điểm dân cư nông thôn


TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH
3.4.1. Quy hoạch xây dựng vùng
- Đánh giá tổng hợp thực trạng và các nguồn lực phát triển của vùng.

- Dự báo khả năng tăng trưởng về kinh tế, dân số, đất đai, nhu cầu xã hội...
- Xây dựng mục tiêu quan điểm phát triển vùng.
- Định hướng tổ chức không gian nhằm phân định các vùng chức năng, cơ sở hạ tầng
và các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Chọn các khu vực và đối tượng ưu tiên phát triển.
-Kiến nghị cơ chế và các chính sách phát triển vùng.

3.4.2.Quy hoạch chung xây dựng đô thị
Đồ án quy hoạch chung được nghiên cứu theo từng giai đoạn 15 - 20 năm cho dài hạn
và 5 - 10 năm cho ngắn hạn bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên hiện trạng của đô thị, xác định thế mạnh và
động lực chính phát triển đơ thị.
- Xác định tính chất, quy mơ, cơ sở kinh tế kỹ thuật và các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng
phát triển đô thị.
- Định hướng phát triển không gian kiến trúc, môi trường và cơ sở hạ tầng đô thị .
- Xác lập các căn cứ pháp lý để quản lý xây dựng đô thị.



Phạm vi Vùng Thủ đơ Hà Nội gồm
tồn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội
và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà
Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái
Ngun và Bắc Giang (trong đó Phú
Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là 3
tỉnh được mở rộng so với Quyết định
số 490/2008/QĐ-TTg ngày 5/5/2008
của Thủ tướng Chính phủ). Tổng
diện tích tồn vùng khoảng 24.314,7

km2.

Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nam, là các tỉnh thuộc Đông Nam đồng bằng sông
Hồng. Phát huy các lợi thế tiếp cận cửa ngõ và hệ thống giao thông hướng biển (hành lang Hà
Nội - Phố Nối - Hải Dương - Hải Phịng), tam giác kinh tế phía Nam Hà Nội (Hưng Yên - Đồng
Văn - Phủ Lý); phát triển các dịch vụ công nghiệp - đô thị kết nối trung tâm Vùng Thủ đô Hà
Nội với cửa ngõ kinh tế biển; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ,
logistics, trung tâm thương mại, y tế, đào tạo, thể dục thể thao, chế biến nông phẩm cấp vùng.
Các tỉnh Hịa Bình, Phú Thọ, Thái Ngun và Bắc Giang là các tỉnh trung du miền núi. Đây là
vùng cửa ngõ chuyển tiếp giữa Vùng Thủ đô Hà Nội với Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc



TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH
3.4.3.Quy hoạch chi tiết đô thị
Các nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch chi tiết:
- Cụ thể hố và làm chính xác ý đồ cũng như những quy định của quy hoạch chung.
- Đánh giá thực trạng xây dựng, khả năng sử dụng và phát triển quỹ đất hiện có.
- Tập hợp và cân đối các yêu cầu đầu tư xây dựng.
- Nghiên cứu đề xuất các định hướng kiến trúc và bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị.
-Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất đai, phân chia các lô đất cho từng đối tượng sử dụng
và lập chỉ giới xây dựng, xác định tầng cao khối tích và tỷ trọng xây dựng các loại cơng
trình.



TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC LẬP QUY HOẠCH
3.4.3.Quy hoạch nơng thôn
Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã gồm mục tiêu, phạm vi ranh giới xã; tính
chất, chức năng của xã; xác định yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã;

dự báo quy mô dân số, lao động; quy mô đất đai, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu;
yêu cầu về nguyên tắc tổ chức phân bố khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống cơng trình hạ tầng
kỹ thuật
Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm dự báo quy mô
dân số, lao động; quy mô đất đai; yêu cầu sử dụng đất bố trí các cơng trình xây dựng,
bảo tồn, chỉnh trang; cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm dân cư
nông thôn.



CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ QHĐT?
Câu 2: Đặc điểm của công tác Lập QHĐT?
Câu 3: Các loại hình Quy hoạch xây dựng?



×