Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giải pháp thi GVCN giỏi 21 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.3 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN DŨNG
TRƯỜNG MẦM NON …....................
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG …………

Họ và tên:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

Yên Dũng, ngày tháng

năm 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ BIỆN PHÁP
1.Tên biện pháp:
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc xây dựng nội
quy và phương pháp nâng cao hiệu quả vận hành lớp học.
2. Lĩnh vực áp dụng:
Biện pháp được áp dụng trong lĩnh vực nâng cao chất lượng giáo dục, giúp
giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
3.Thời gian:
Từ tháng 9 năm học 2021-2022.
4. Nội dung:
4.1. Thực trạng
Nội quy lớp học rất quan trọng và là một phần không thể thiếu đối với môi
trường học đường. Mục đích duy nhất của nội quy lớp là tạo ra một mơi trường
học có kỷ luật, an tồn và vui vẻ nhất. Nếu khơng có nội quy đi kèm kỷ luật,


giáo viên và nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý học sinh của
mình. Điều này khiến chất lượng giảng dạy và học tập ngày càng đi xuống.
Không những vậy, ý thức cũng như suy nghĩ của học sinh sẽ bị lệch lạc, ảnh
hưởng đến tương lai của các nhân, cộng đồng và xã hội. Vào đầu năm học, nhà
trường bao giờ cũng dành thời gian để các lớp học nội quy lớp học. Thực tế thì
giáo viên chủ nhiệm xác định nội quy lớp là do giáo viên đặt ra và yêu cầu học
sinh phải thực hiện theo nội quy đó. Trong tiết học nội quy, giáo viên thường
cho học sinh học lại nhiệm vụ của học sinh, rồi nghe cô phổ biến những nội quy,
quy định của lớp, của trường. Học sinh chưa được chủ động trong việc xây dựng
nội quy lớp. Với những học sinh ngoan ngỗn, tích cực thì sẽ vui vẻ thực hiện
còn với những học sinh chưa ngoan, chưa tích cực thì coi đó là những quy định
cứng nhắc, các em chưa thật sự quan tâm hoặc thực hiện nội quy theo kiểu bị ép
buộc dẫn đến một số em có tâm lí khơng thoải mái, khơng tự giác thực hiện nội
quy. Trong lớp học tơi chủ nhiệm có những học sinh khá trầm, chưa mạnh dạn
giơ tay phát biểu và ít giao tiếp với bạn bè mặc dù em đó học cũng khá tốt.
4.2. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp mới
- Cơ sở lí luận


Như chúng ta đã biết Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày
4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế” chỉ rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận
gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội. Hơn nữa chúng ta đang thực hiện đổi
mới giáo dục phổ thông và luôn hướng tới mục tiêu hình thành và

phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: Sống yêu thương; Sống
tự chủ; Sống trách nhiệm. Như vậy việc phát huy tính chủ động, tích cực của
học sinh trong hoạt động giáo dục là việc làm rất cần thiết trong tình hình hiện
nay.
- Cơ sở thực tiễn
Một lớp học muốn tiến bộ, phát triển, có sự gắn kết và tuân
thủ giữa các thành viên thì cần có nội quy. Mỗi học sinh hay mỗi
chúng ta cũng vậy khi thực hiện nội quy hay quy định nào đó do
người khác đưa ra hầu hết có tâm lí là phải làm theo. Khi những
nội quy, quy định đó do chính học sinh cùng với sự hỗ trợ của
giáo viên xây dựng nên thì học sinh sẽ tự giác và tích cực hơn
khi thực hiện. Một số lớp đã có nội quy nhưng việc thực hiện nội
quy lớp chưa vui vẻ và chưa nghiêm túc. Vì vậy trong qua trình
xây dựng nội quy lớp giáo viên cần xác định rõ:
- Ai là người xây dựng nội quy? Ai là người thực hiện nội quy
đã xây dựng?
- Làm thế nào để nội quy đã xây dựng được thực hiện vui vẻ
và nghiêm túc?
4.3. Thuyết trình biện pháp phát huy tính chủ động, tích cực của học
sinh trong việc xây dựng và thực hiện nội quy lớp học
a/ Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc xây dựng
nội quy lớp học:
Để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc xây dựng nội
quy lớp học, giáo viên dùng bộ câu hỏi COACH – trong tiếng Anh gọi là huấn
luyện- để dẫn dắt học sinh tự trả lời, tự tìm ra đáp án, rồi tự hành động chứ
không phải là giáo viên đưa ra đáp án, đưa ra nội quy và yêu cầu học sinh thực
hiện. Để nội quy lớp học được hoàn thiện, giáo viên là người dẫn dắt, góp ý và


bổ sung cho học sinh. Sau khi các nhóm thảo luận sẽ trình bày trước lớp để loại

bỏ ý kiến trùng nhau và thống nhất ý kiến. Bảng nội quy lớp có sự thống nhất
của cả cơ và trị. Khi học sinh đã hiểu, đã thấm thì việc thực hiện nội quy sẽ
nghiêm túc và vui vẻ hơn. Giáo viên cũng cần xác định nội quy đưa ra là cả
giáo viên và học sinh cần thực hiện. Nếu giáo viên khơng thực hiện thì học sinh
cũng khơng thể thực hiện tốt được.
Các hoạt động hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy:
Hoạt động 1: Chia sẻ
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh bày tỏ suy nghĩ của mình qua những câu
hỏi gợi ý:
- Mong muốn của em khi đến trường là gì?
- Em mong muốn lớp học của mình sẽ như thế nào?
- Em có mong muốn gì về bạn bè và thầy cô?
+ Học sinh nối tiếp nhau nêu, giáo viên ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
+ Cả lớp góp ý, điều chỉnh, nhất trí ý kiến chung về các điều mọi người
mong muốn để lớp học tốt hơn.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm xây dựng nội quy lớp
+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu học sinh thảo luận xây
dựng nội quy lớp theo gợi ý: Để đạt được những mong đợi đặt ra thì học sinh
phải làm gì và khơng được làm gì? Những việc làm nào được thưởng? Việc làm
nào được phạt? Số sao thưởng và phạt?
+ Phát phiếu cho các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào phiếu:
Những việc
được thưởng

Số sao được
thưởng

Những việc
được phạt


Số sao được
phạt


Học sinh thảo luận nhóm xây dựng
nội quy lớp
+ Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các
nhóm
+ Các nhóm báo cáo kết quả, giáo
viên và học sinh cùng tổng hợp, loại bỏ ý
kiến trùng nhau, giáo viên hướng dẫn học
sinh bổ sung những nội quy cần thiết.
+ Thống nhất nội quy lớp học, vài
học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Tổ chức học sinh cam kết và thống nhất khen thưởng.
- Giáo viên đưa ra gợi ý: Tập thể chúng ta muốn đoàn kết, muốn vững mạnh,
mỗi cá nhân đều tốt lên, đều tiến bộ trong học tập chúng ta cần cam kết điều gì?
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, giáo viên gợi ý dẫn dắt để học sinh
nêu bật được các ý: Kỉ luật - trung thực- đoàn kết.
- Dựa trên câu trả lời của học sinh, giáo viên chốt lại lời cam kết, cam kết đó
sẽ được thực hiện suốt năm học và sẽ được các bạn nuôi dưỡng hàng ngày, hàng
ngày. Cam kết được viết ngắn gọn là:
Tơi kỉ luật với chính tơi.
Tơi trung thực đến tận cùng.
Tôi đồng hành cùng đồng đội.
- Tiếp theo giáo viên cho học sinh thảo luận:
Nếu thực hiện tốt nội quy có được thưởng khơng? Khi nào thì được thưởng?
Mức thưởng như thế nào?
Học sinh phát biểu ý kiến: Thưởng theo tuần, thưởng theo tháng, cuối tuần ai
được nhiều sao thì thưởng,...

Giáo viên đưa ra gợi ý để học sinh thống nhất: khi bạn nào đạt 450 sao thì sẽ
được nhận quà.
b/ Giải pháp giúp học sinh thực hiện tốt nội quy lớp học:
Để vận hành lớp học hiệu quả, tôi thực hiện theo phương pháp sau:
- Lập các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 học sinh, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng.
Nhóm nhỏ có 4 bạn sẽ dễ vận hành.
- Hướng dẫn các nhóm nhỏ thực hiện theo quy trình “đệ nhị thân”


Cách thực hiện:
Nhìn vào vịng trịn đệ nhị thân ta thấy:
- Em thứ nhất có vai trị, trách nhiệm coi em thứ hai như là đệ nhị thân, ta
hiểu đệ nhị thân như là thân thứ hai của mình. Thân thứ hai của mình thì phải
chăm sóc, phải giúp đỡ, phải quan tâm, phải hỏi han, động viên họ. Người thứ
hai khơng có vai trị trách nhiệm với người thứ nhất mà chỉ nhận sự giúp đỡ của
người thứ nhất.
- Người thứ hai sẽ có vai trị chăm sóc, giúp đỡ, quan tâm, hỏi han, động
viên người thứ ba. Người thứ ba là đệ nhị thân của người thứ ba.
Tương tự như vậy nhóm này sẽ hoạt động theo một quy luật ta có thể gọi đó
là quy luật cho nhận.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Mỗi người sẽ tự thực hiện nội quy và chấm sao cho chính mình vào
nhật kí chấm sao vào cuối tiết học hoặc cuối buổi học.
Bước 2: Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi nhắc nhở đệ nhị thân hồn
thành nhiệm vụ vì sao của bạn chính là sao của mình.
Bước 3: Đầu mỗi buổi học, các thành viên báo cáo kết quả chấm sao của
mình với nhóm trưởng. Nhóm trưởng ghi lại tổng số sao thưởng phạt của các
thành viên trong nhóm vào sổ của mình.
Bước 4: Cuối tuần họp nhóm tổng hợp số sao các thành viên trong nhóm
đạt được trong tuần. Cộng dồn các tuần và đề nghị khen thưởng khi thành viên

trong nhóm đạt được số sao theo quy định.


Học sinh ghi Nhật kí chấm sao theo bảng sau
Ngày

Thưởng sao

Trừ sao

Cảm nhận

6/9/202
1

Đúng giờ:1; giơ tay:
1; làm bài đủ: 3

Làm việc riêng: 2;
nói leo: 2; ...

Ngày hơm nay việc
mình làm tốt là:....... ;
việc chưa tốt là:.........

Đạt: ... sao

Tổng:

Tổng:


Viết từ 2-3 điều biết
ơn hoặc điều mình
nhận được ngày hơm
nay.

Kết quả khi thực hiện biện pháp:
+ Sản phẩm được tạo ra từ biện pháp mới:
- Mỗi nhóm đã thảo luận và đã xây dựng được bản nội quy sát thực.


Ảnh minh họa sản phẩm của học sinh
- Lớp đã thống nhất được một bản nội quy lớp và cam kết cùng thực hiện.
- Rèn luyện được cho học sinh tính kỉ luật, trung thực và thân thiện: Học sinh
hiểu thực hiện tốt nội quy ngày một tốt hơn, hạn chế tối đa các hành vi không tốt
của học sinh, xây dựng cho học sinh thói quen và ý thức đúng. Học sinh tích cực
hơn trong việc học tập, lớp học trở nên thân thiện hơn, học sinh biết đoàn kết
giúp đỡ nhau nhiều hơn trong học tập. Đặc biệt nhiều học sinh nam thay đổi hẳn
về ý thức tham gia công việc vệ sinh đầu giờ.
- Kết quả xếp loại lớp các tuần theo đánh giá của trực ban và cờ đỏ:
Tuần

1

2

3

4


5

6

Điểm

286

320

361

362

369

348

Xếp

Khá Khá

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt


7

8

9

10

376

380

374

385

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt


loại
5. Thuyết minh về phạm vi áp dụng biện pháp
Giải pháp tôi đưa ra đang được tôi áp dụng với học sinh lớp 5. Tơi thiết nghĩ
giải pháp có thể áp dụng được trong các nhà trường vì lớp học nào cũng cần có
nội quy và nội quy do chính học sinh đề ra (dưới sự dẫn dắt của giáo viên) thì

học sinh sẽ tự giác thực hiện và thực hiện tốt hơn so với nội quy mà cô đưa ra
yêu cầu học sinh phải thực hiện. Tuy nhiên với lớp 1-2 thì khi xây dựng nội quy
giáo viên chỉ có thể tổ chức cho học sinh nêu miệng và việc thực hiện ghi nhật
kí chấm sao chưa thực hiện được.
6. Những lợi ích về xã hội của biện pháp
- Giải pháp trên cụ thể hóa được mục tiêu của Nghị quyết số 29NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo: Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn.
Giúp hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ, tự quản, năng lực
giao tiếp, hợp tác, phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong
việc thực hiện nội quy lớp học góp phần hình thành tính tự giác, kỉ luật, trung
thực, trách nhiệm, thân thiện những năng lực, phẩm chất cần thiết cho thế hệ
tương lai.
- Giải pháp cịn giúp ta “ni dưỡng” lòng biết ơn cho các em. Thực hành
biết lòng biết ơn mỗi ngày, các em sẽ trở thành những người có lịng biết ơn sâu
sắc phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc và chắc chắn các em sẽ trở
thành người sống tử tế và giàu tình cảm.
Tơi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép
hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của cơ quan,
đơn vị

Tác giả

Trần Thị Hiền







×