Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92 KB, 3 trang )
"Bí quyết" chế ngự sự tức giận trong
công việc
Bạn muốn "nổi điên" khi khách hàng đặt ra những yêu cầu phi lý, khi sếp
mắng mỏ vì lỗi không do bạn gây ra hay khi bị đồng nghiệp chơi xấu
Bạn cảm thấy huyết áp tăng cao và thở nhanh hơn. Bạn muốn đấm tay vào
tường, đập vỡ máy tính hay ném điện thoại đi. Nhưng những hành động bạo
lực đó không phải là giải pháp cho sự giận dữ. Bạn cần kiểm soát cảm xúc
của mình để duy trì sự chuyên nghiệp trong việc.
Dưới đây là vài "bí quyết" dành cho bạn:
Hít thở sâu
Phản ứng bản năng đầu tiên của bạn khi tức giận là hét lên, quát tháo hay
ném đồ đạc. Hãy cố gắng kiềm chế, hít thật sâu, thở ra và đếm tới 10. Swati
Mittal Jagetia - một chuyên gia nghề nghiệp - khuyên: "Có thể bạn vẫn chưa
giải tỏa được sự giận dữ của mình nhưng hãy cố gắng bình tĩnh, đừng nói
hay gây ra những hành động khiến sau này bạn phải hối hận".
Viết ra cảm xúc của mình
Đôi khi cảm xúc được giải tỏa đơn giản bằng cách viết ra suy nghĩ của
mình. Nhưng hãy giữ nó cho riêng bạn. Nếu bạn lưu nó lại trên màn hình
máy tính, người khác có thể đọc được hoặc bạn có thể vô tình gửi nó đi. Tốt
nhất hãy xóa đi sau khi bạn cảm thấy tốt hơn.
Trút giận lên đồng nghiêp đáng tin cậy
Hầu như ai cũng có ít nhất một đồng nghiệp thân thiết trong công ty, đó là
người bạn có thể chia sẻ mọi thứ liên quan tới công việc. Hơn nữa, anh/cô ấy
lại hiểu rõ môi trường làm việc của công ty cũng như tình huống của bạn.
Bạn có thể “xả” cơn giận với đồng nghiệp đó, nhưng ở nơi kín đáo, không
có đồng nghiệp khác ở xung quanh. Hãy giúp đỡ đồng nghiệp khi anh/cô ấy
cần bạn.
Tìm kiếm sự ủng hộ từ người thân
Ngoài đồng nghiệp, bạn cũng có thể giải tỏa cảm xúc của mình qua gia
đình, bạn bè. Họ là nguồn ủng hộ bạn tuyệt đối trong những lúc khó khăn.