Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 10 bí quyết chế ngự cảm xúc tiêu cực trong công việc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.15 KB, 4 trang )

10 bí quyết chế ngự cảm xúc tiêu cực trong
công việc

Để thành công trong kinh doanh, các doanh nhân cần phải biết cách ứng
xử và giao tiếp hiệu quả với các nhân viên, các đối tác kinh doanh, nhà
cung cấp, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Trong quá trình giao tiếp, người ta khó tránh khỏi những phản ứng xuất phát
từ những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng. Hậu quả của những phản
ứng này là sẽ bị mất đi lòng tin và sự tôn trọng từ các mối quan hệ xung
quanh. Dưới đây là một số cách làm hiệu quả giúp các nhà quán trị kinh
doanh chế ngự những cảm xúc tiêu cực trong công việc.
1. Chăm sóc bản thân là liều thuốc tốt nhất. Những ai quan tâm thường
xuyên đến sức khỏe thể chất, tinh thần và những biểu hiện cảm xúc của mình
thì có khuynh hướng thích nghi với môi trường làm việc tốt hơn và dễ chế
ngự tình cảm của mình hơn. Hãy ngủ đủ giấc, để ý đến chế độ dinh dưỡng,
tập luyện thể dục thường xuyên.
2. Hiểu được tác động của sự giận dữ hoặc lo lắng đối với thể chất và
tinh thần mình.
Đôi khi chúng ta có thể dễ dàng dập tắt các cảm xúc của
mình mà không biết vì sao. Hãy dành ra một ít thời gian để cảm nhận tác
động của các cảm giác này lên thể chất và tinh thần của mình để từ đó tìm
cách chế ngự.
3. Dành mười phút để đi bộ. Khi có cảm giác khó chịu, hay rời khỏi văn
phòng ít phút để đi bộ đâu đó thư giãn. Điều này sẽ giúp đầu óc của sếp sáng
suốt trở lại và tránh được nguy cơ "nổi loạn".
4. Bày tỏ cảm xúc của mình với một chuyên gia tư vấn hay một đồng
nghiệp đáng tin cậy
. Việc "xả" bởi những cảm xúc lo lắng hoặc giận dữ với
người khác sẽ giúp chúng ta bình tĩnh trở lại và cân nhắc những việc cần
phải làm tiếp theo.
5. Tự hỏi đang sợ điều gì. Thông thường sự lo lắng hay giận dữ là kết quả


của một trong những nỗi sợ hãi. Bằng cách tìm hiểu nguyên nhân của những
cảm xúc này, chúng ta có thể nhanh chóng xóa tan chúng.
6. Lập ra một danh sách những điều không muốn. Trong danh sách này
có thể ghi ra tất cả những điều mà mình không muốn. Khi đã viết ra được
những điều này, đầu óc sẽ sáng suốt hơn và sẵn sàng để đưa ra nhìn giải
pháp tích cực hơn.
7. Tự làm mình phân tâm. Đôi khi làm cho đầu óc của mình tránh xa
những điều đang gây phiền toái cũng là một cách để bình tĩnh trở lại. Có thể
chọn giải pháp đóng cửa phòng làm việc và chơi trò chơi điện tử một chút
hay làm một việc gì đó một cách vô thức, không cần suy nghĩ (nhưng thú vị,
cuốn hút). Chuyển hướng sự quan tâm và tập trung sẽ thay đổi được tâm lý
và thái độ hành xử.
8. Tự hỏi điều gì đang diễn ra với tình huống này. Cách tốt nhất để chế
ngự stress là tìm hiểu điều gì đang xảy ra hơn là xoáy vào câu hỏi “Có điều
gì sai trái ở đây?” Đôi khi, từ những vấn đề nhỏ trong giao tiếp, chúng ta có
thể rút ra những giải pháp tốt hơn.
9. Đổi mới cách làm. Khi một phần của kế hoạch kinh doanh không chuyển
động thì điều đó không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều sụp đổ mà có thể đó là
một tín hiệu báo rằng cần phải thực hiện một hành động khác hoặc theo cách
khác. Thay vì cảm thấy giận dữ và lo lắng, hãy dành sức lực để tập trung vào
những việc mà mình có khả năng thực hiện có kết quả.
10. Biết giục giã nhân viên mạnh mẽ hơn. Hãy liên lạc với những nhân
viên chủ chốt của doanh nghiệp, nói cho họ biết rằng doanh nghiệp cần tạo
ra sự khác biệt để phá vỡ sự trì trệ. Mọi nhân viên cần phải biết họ nên làm
gì để đạt được những yêu cầu mà doanh nghiệp đang đặt ra. Đôi khi họ chỉ
cần đưa ra những câu hỏi hoặc những đề xuất nhỏ mà hợp lý và có sức
thuyết phục là đã có thể góp phần giải quyết được vấn đề lớn.

×