Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGÔ THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC
MÔI TRƢỜNG CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Đà Nẵng - Năm 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGÔ THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC
MÔI TRƢỜNG CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ THANH HUYỀN

Đà Nẵng - Năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực, được triển khai đánh giá thông qua số liệu khảo sát thực tế và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 05 năm 2022
Học viên thực hiện

Ngô Thị Hải Yến

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP XÂY
DỰNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Ngô Thị Hải Yến Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng
Mã số: 8580302 Khóa 39 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khơng cịn là khái niệm mới đối với
những doanh nghiệp hiện nay. Và với ngành xây dựng, một ngành gắn liền với sự phát triển
của một quốc gia nhưng cũng có nhiều nguy cơ, ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là vấn đề mơi
trường thì thực hiện CSR trong lĩnh vực môi trường được coi là xu hướng tất yếu, sẽ đóng
góp phần lớn cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy việc xác định được các
giải pháp thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp
xây dựng là cần thiết, và phạm vị nghiên cứu của đề tài là tại thành phố Đà Nẵng. Dữ liệu
nghiên cứu được thu thập qua bảng khảo sát, các tiêu chí, nhân tố dựa trên các nghiên cứu
tương tự từ trước và các ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Qua phân tích kiểm định độ tin
cậy hệ số Cronbach's Alpha, phương pháp phân tích nhân tố EFA trên phần mềm SPSS 26 đã
xác định được 5 nhóm nhân tố đại diện cho 5 nhóm giải pháp thúc đẩy thực hiện CSR trong
lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Đà Nẵng, cụ thể là các nhóm
giải pháp về chính sách pháp luật, doanh nghiệp xây dựng, các bên liên quan, ngành xây
dựng và kiểm tra, giám sát của nhà nước, cộng đồng.
Từ khóa – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ngành xây dựng, môi trường, tiêu chuẩn
môi trường, doanh nghiệp xây dựng.
Abstract - Corporate social responsibility is no longer a new concept for today's
businesses. And for the construction industry, an industry closely associated with a nation’s
development yet having lots of risks and negative effects, especially environmental issues,
CSR implementation in the field of environment is considered an inevitable trend, which will
contribute largely to the country's sustainable development goals. Therefore, it is necessary to
identify solutions that promote construction companies’ fulfillment of social responsibility in
the environmental sector, and the scope of the research is in Da Nang city. The research data
were collected through surveys; the criteria and factors were based on similar previous
studies and experts’ consultancy. Through the analysis of the test on Cronbach's Alpha
coefficient reliability, the EFA factor analysis method on the SPSS 26 software has identified
5 groups of factors representing 5 groups of solutions to promote construction enterprises’
CSR implementation in the field of environment in Da Nang city, namely the solution groups
on legal policies, construction enterprises, all the parties involved, the construction industry
and inspection and supervision by the state and the community.

Key words - Corporate social responsibility, construction industry, environment,
environmental standards, construction business.

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...........................................................3
5. Những đóng góp của đề tài ...................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP .........................................................................................................................4
1.1. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR) ....................................4
1.1.1. Các khái niệm về CSR ....................................................................................4
1.1.2. Một số bộ tiêu chuẩn về CSR hiện nay:..........................................................5
1.1.3. Lợi ích của việc thực hiện CSR đối với các doanh nghiệp .............................6
1.2. Trách nhiệm xã hội về lĩnh vực môi trường của các doanh nghiệp xây dựng ..........8

1.2.1. Ngành xây dựng và các vấn đề về môi trường ...............................................8
1.2.2. Các nghiên cứu CSR về lĩnh vực mơi trường trong ngành xây dựng...........15
1.2.3. Tìm hiểu thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội và các quy định trong
lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Đà Nẵng. ...................22
1.3. Kết luận chương 1 ...................................................................................................25
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................26
2.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................................26
2.2. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ................................................................ 27
2.3. Quy trình thu thập và xử lý số liệu .........................................................................28
2.3.1. Xác định kích thước mẫu ..............................................................................28
2.3.2. Kỹ thuật lấy mẫu ...........................................................................................29
2.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................29
2.3.4. Làm sạch và mã hóa mẫu ..............................................................................29
2.4. Phân tích dữ liệu .....................................................................................................30
2.4.1. Thống kê mô tả .............................................................................................30
2.4.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha .....................................30
2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ................31
2.5. Kết luận chương 2 ..................................................................................................33

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


iv

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM GIẢI
PHÁP TIỀM NĂNG ....................................................................................................34
3.1. Thiết kế bảng khảo sát ............................................................................................34
3.1.1. Bảng khảo sát ................................................................................................ 34

3.1.2. Phần khảo sát thực trạng về thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực
môi trường tại thành phố Đà Nẵng ................................................................................34
3.1.3. Phần khảo sát về các giải pháp tiềm năng thúc đẩy thực hiện trách nhiệm
xã hội trong lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Đà
Nẵng...............................................................................................................................37
3.2. Làm sạch và mã hóa dữ liệu ...................................................................................41
3.3. Phân tích dữ liệu .....................................................................................................42
3.3.1. Thống kê mô tả .............................................................................................42
3.3.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha .....................................62
3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ................66
3.3.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố và các tiêu chí qua
phân tích giá trị trung bình ............................................................................................71
3.4. Nhóm các giải pháp chính thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong
lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng ..........................................................79
3.5. Kết luận chương 3 ..................................................................................................80
KẾT LUẬN ..................................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BSCI

CSR
EFA
ISO

: Business Social Compliance Initiative
: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility)
: Phân tích nhân tố chính (Exploratory Factor Analysic)
: Tổ chức tiêu chuản hóa quốc tế (International Organization for
Standardization)
SA
: Social Accountability International
SMETA
: Đánh giá thương mại đạo đức thành viên Sedex (Sedex Members Ethical
Trade Audit)
SPSS
: Statistical Package for the Social Sciences
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
World GBC: Hội đồng cơng trình xanh thế giới (World Green Building Council)

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

1.1.
1.2.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.
3.14.
3.15.
3.16.
3.17.
3.18.
3.19.
3.20.
3.21.
3.22.
3.23.
3.24.
3.25.

Tên bảng


Trang

Các nghiên cứu CSR về lĩnh vực mơi trường trong ngành xây
dựng
Các tiêu chí tìm hiểu thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội và
các quy định trong lĩnh vực mơi trường
Nhóm thực trạng về thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực
môi trường tại thành phố Đà Nẵng
Bảng tổng hợp các giải pháp tiềm năng
Các giải pháp tiềm năng thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội
trong lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành
phố Đà Nẵng
Đơn vị công tác của người tham gia khảo sát
Vị trí cơng tác của người tham gia khảo sát
Trình độ học vấn của người tham gia khảo sát
Số năm kinh nghiệm của người tham gia khảo sát
Nhận thức về CSR
Mức độ quan tâm đến vấn đề môi trường, phát triển bền vững
Mức độ ảnh hưởng của xây dựng đến môi trường
Các vấn đề ô nhiễm mà xây dựng ảnh hưởng đến môi trường
Mức độ có trách nhiệm xã hội của ngành xây dựng
Thống kê mơ tả các tiêu chí phần III
Thống kê mơ tả các tiêu chí phần IV
Hệ số Cronbach’s alpha cho nhân tố 1
Hệ số Cronbach’s alpha cho nhân tố 1 loại bỏ biến CSPL4
Hệ số Cronbach’s alpha cho nhân tố 2
Hệ số Cronbach’s alpha cho nhân tố 2 loại bỏ biến DNXD1,
DNXD2
Hệ số Cronbach’s alpha cho nhân tố 3
Hệ số Cronbach’s alpha cho nhân tố 4

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test
Bảng kết quả tổng phương sai trích
Bảng ma trận xoay các nhân tố
Các nhân tố và biến quan sát qua kiểm định Cronbach’s alpha
và khám phá nhân tố EFA
Giá trị trung bình các tiêu chí trong nhân tố 1

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

15
22
34
38
39
42
43
44
44
46
46
47
48
48
50
59
62
62
63
64
64

66
67
67
68
69
70

Lưu hành nội bộ


vii

Số hiệu
bảng
3.26.
3.27.
3.28.
3.29.
3.30.

Tên bảng

Trang

Giá trị trung bình các tiêu chí trong nhân tố 2
Giá trị trung bình các tiêu chí trong nhân tố 3
Giá trị trung bình các tiêu chí trong nhân tố 4
Giá trị trung bình các tiêu chí trong nhân tố 5
Giá trị trung bình các nhân tố và biến quan sát qua kiểm định
Cronbach’s alpha và khám phá nhân tố EFA


71
73
74
75

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

76

Lưu hành nội bộ


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
2.1.
2.2.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.


Tên hình

Trang

Quy trình nghiên cứu
Các bước thực hiện phân tích nhân tố EFA
Biểu đồ thể hiện đơn vị công tác của người tham gia khảo sát
Biểu đồ thể hiện vị trí cơng tác của người tham gia khảo sát
Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của người tham gia khảo sát
Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm của người tham gia khảo
sát
Biểu đồ thể hiện nhận thức về CSR của người tham gia khảo
sát
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến vấn đề môi trường,
phát triển bền vững
Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của xây dựng đến môi
trường
Biểu đồ các vấn đề ô nhiễm xây dựng ảnh hưởng đến môi
trường
Biểu đồ thể hiện mức độ có trách nhiệm xã hội của ngành xây
dựng

26
32
43
43
44

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.


45
46
47
47
48
49

Lưu hành nội bộ


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility
– CSR) lần đầu tiên được nhắc đến trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của Doanh
nhân (Social Responsibilities of the Businessman) của tác giả Howard Rothmann
Bowen vào năm 1953 [1] và đây là cuộc thảo luận toàn diện đầu tiên về đạo đức kinh
doanh và trách nhiệm xã hội. Từ đó CSR bắt đầu trở thành đề tài nghiên cứu và trở nên
phổ biến trong những năm 1980 trên thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm
2007, CSR một lần nữa trở thành chủ đề được nhiều người, tổ chức quan tâm và nghiên
cứu vì quan điểm cho rằng, trong điều kiện thị trường có nhiều bất ổn, một trong những
yếu tố giúp doanh nghiệp đứng vững trong khủng hoảng tài chính là do CSR [2]. Ngày
nay, cùng với xu hướng phát triển bền vững, CSR đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng
vào cơng việc kinh doanh của mình như một chiến lược dài hạn nhằm tạo ra một giá trị
chung cho doanh nghiệp và cho tồn xã hội.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Tùy thuộc vào từng góc độ, quan
điểm, chức năng, điều kiện cũng như trình độ phát triển mà mỗi người nghiên cứu, tổ
chức, chính phủ có một nhìn nhận khác về nó. Nhưng về cơ bản CSR là cam kết của
doanh nghiệp rằng sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp luôn đi cùng với việc đảm

bảo lợi ích chung và phát triển của toàn xã hội. Xã hội ở đây bao hàm một ý nghĩa sâu,
rộng gồm các vấn đề liên quan đến: cách ứng xử của doanh nghiệp đến các bên liên
quan trong quá trình hoạt động như đội ngũ cán bộ, công nhân viên, người lao động
thuộc doanh nghiệp, các nhà sản suất, cung ứng nguyên vật liệu, đối tác đến người tiêu
dùng. Đồng thời đề cập đến trách nhiệm đối với các vấn đề môi trường, trách nhiệm với
sự phát triển của cộng đồng như các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, tài trợ, và các
vấn đề xã hội khác.
Trên thế giới, CSR đã được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là trong các lĩnh vực tài
chính, thương mại và bán lẻ, ... nơi các hoạt động kinh doanh tạo ra đáng kể lợi ích từ
các bên liên quan. Trong ngành xây dựng, CSR đang ngày càng phát triển trong những
năm gần đây [3]. Đặc điểm đặc thù của ngành xây dựng gắn liền với sự phát triển của
một quốc gia, chẳng hạn việc tạo ra nhiều cơng trình, nhà máy công nghiệp và các cơ
sở hạ tầng giúp cho việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao điều kiện sống, sức khỏe, ...
của con người. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng là một nguồn cung cấp các cơ hội
việc làm và các phương tiện kiếm sống cho đông đảo người lao động như những người
hành nghề chuyên nghiệp, những người lao động có kỹ năng và khơng có kỹ năng.
Tuy nhiên ngành xây dựng có nhiều nguy cơ, ảnh hưởng tiêu cực đến con người,
môi trường, xã hội như: sử dụng nhiều lao động với mức tiếp xúc với các tai nạn cao,
do đó làm cho việc xây dựng trở nên kém an toàn hơn đối với cơng nhân xây dựng.
Ngồi ra , ngành xây dựng cũng gồm nhiều bên liên quan như cơ quan quản lý nhà
nước, chủ đầu tư, thiết kế, thi công xây dựng, cung ứng vật tư, người sử dụng, ... hình

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


2

thành nên nhiều mối quan hệ. Do kết quả của sự cạnh tranh gay gắt và tìm kiếm lợi

nhuận, nhiều tổ chức xây dựng hoạt động không lành mạnh. Ngành xây dựng cũng gắn
liền với việc lạm dụng đất, sử dụng quá mức tài nguyên [1], năng lượng và gây ô nhiễm
môi trường thông qua các hình thức phát thải khí nhà kính, bụi, chất thải, ... Điều này
ảnh hưởng xấu đến mơi trường và hệ sinh thái.
Vì những tác động và ảnh hưởng như trên, việc thực hiện CSR để duy trì những
khía cạnh có ích cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực từ ngành xây dựng hứa hẹn sẽ
đem lại sự ảnh hưởng tích cực đến xã hội, góp phần lớn cho mục tiêu phát triển bền
vững của toàn cầu. Ở Việt Nam hiện nay, CSR đã có được sự quan tâm, tìm hiểu của
nhiều doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, trong các lĩnh vực thương
mại, tài chính, cịn trong ngành xây dựng các nghiên cứu chưa được thực hiện nhiều.
Với các đặc điểm riêng của ngành xây dựng như đã đề cập ở trên, khi các doanh nghiệp
xây dựng nhận thức và áp dụng trách nhiệm xã hội vào tổ chức của mình sẽ có thể
mang lại lợi ích rất lớn về mặt xã hội cũng như giảm thiểu được các vấn đề về mơi
trường giúp ích cho sự phát triển bền vững. Ngoài ra khi nền kinh tế ngày một phát
triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng phức tạp và gay gắt thì các hoạt
động thể hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, xây dựng
uy tín, nâng cao danh tiếng, từ đó mang lại nhiều lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên và để hoàn thiện về mặt lý luận, các phương
pháp khoa học về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, học viên đề xuất lựa chọn đề
tài: “Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực
môi trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện Trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực môi
trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Đà Nẵng.
Ðề xuất một số giải pháp tiềm năng nhằm thực hiện Trách nhiệm xã hội trong lĩnh
vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ðối tượng nghiên cứu: Giải pháp tiềm năng thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm
xã hội trong lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Đà Nẵng.

Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Giải pháp thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh
vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng.
- Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu các doanh nghiệp đã và đang thi công xây
dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian nghiên cứu: Năm 2021-2022

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


3

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận:
Nghiên cứu các quy định, hướng dẫn của nhà nước về việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của các doanh nghiệp. Từ các lý thuyết đó tìm ra các vấn đề cốt lõi của trách
nhiệm xã hội và tiến hành khảo sát thực trạng thực hiện, khảo sát ý kiến về một số giải
pháp tiềm năng thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực môi trường
của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: khảo sát được thực hiện bằng cách gửi
bảng câu hỏi trực tiếp, gửi thư điện tử và khảo sát qua công cụ google Form. Sử dụng
kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện, trong đó các đối tượng được hướng đến trong nghiên cứu
là những người làm trong lĩnh vực xây dựng tại các doanh nghiệp xây dựng, thiết kế,
các sở ban ngành chuyên môn xây dựng, môi trường.
Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu: thu thập, tổng hợp các tài
liệu hiện có về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, dữ liệu từ phiếu khảo sát và tiến
hành phân tích số liệu.

Một số phương pháp kết hợp khác để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề được
đặt ra.
5. Những đóng góp của đề tài
Tổng quan, đánh giá được thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực
môi trường của doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay.
Ðề xuất một số giải pháp thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xây
dựng tại thành phố Đà Nẵng trong lĩnh vực môi trường.
Mở ra một số nghiên cứu để đưa các nội dung phù hợp của CSR trong lĩnh vực
môi trường vào trong chương trình đào tạo và các chương trình đào tạo nội bộ cho
doanh nghiệp.
Hình thành các chính sách khen thưởng, khuyến khích và xử phạt đối với các
doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực môi trường.

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR)
1.1.1 . Các khái niệm về CSR
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thực ra khơng cịn là một khái niệm
mới đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động CSR của
doanh nghiệp hiện nay tập trung vào hoạt động quyên góp từ thiện, chia sẻ cộng đồng
hoặc công tác xã hội tự nguyện, những hoạt động này chỉ đang trên phương diện về xã
hội, mà CSR cần tập trung trên cả 3 phương diện kinh tế, môi trường và xã hội để phục

vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.
Trên thế giới, khái niệm về CSR lần đầu tiên được nhắc đến trong cuốn sách
“Trách nhiệm xã hội của Doanh nhân (Social Responsibilities of the Businessman) của
tác giả Howard Rothmann Bowen vào năm 1953 và đây là cuộc thảo luận toàn diện đầu
tiên về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Theo ông, trách nhiệm xã hội của
doanh nhân đề cập đến nghĩa vụ của các doanh nhân trong việc theo đuổi các chính
sách, đưa ra các quyết định hoặc tuân theo các đường lối hành động mà đạt được mong
muốn về các mục tiêu và giá trị của xã hội. [2]
Từ đó, định nghĩa CRS cũng dần được các tổ chức trên thế giới nhìn nhận với với
những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát
triển của mình như:
- Năm 2000, Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển Bền vững (World
Business Council for Sustainable Development – WBCSD) định nghĩa Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp để hành xử có đạo đức và
đóng góp vào sự phát triển kinh tế đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của lực
lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.[3]
- Năm 2006, Nghị viện Châu Âu (European Parliament - EP) định nghĩa “Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện việc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp
trong việc quản lý tác động đến xã hội và mơi trường của mình, trở nên cơng khai hơn
khơng chỉ với nhân viên và cơng đồn của họ mà còn với các 'bên liên quan' rộng lớn
hơn bao gồm nhà đầu tư, người tiêu dùng, cộng đồng địa phương, mơi trường và các
nhóm lợi ích khác.” [4]
- Trong ISO 26000:2010, tiêu chuẩn hướng dẫn về trách nhiệm xã hội (ISO
26000:2010 Guidance on social responsibility), định nghĩa “Trách nhiệm xã hội là trách
nhiệm của một tổ chức đối với các tác động của các quyết định và hoạt động của tổ
chức đó đối với xã hội và mơi trường, thơng qua hành vi minh bạch và có đạo đức,
đóng góp vào sự phát triển bền vững, bao gồm sức khỏe và phúc lợi của xã hội; Có tính

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.


Lưu hành nội bộ


5

đến kỳ vọng của các bên liên quan; Tuân thủ luật pháp hiện hành và phù hợp với các
chuẩn mực hành vi quốc tế; Được tích hợp trong tồn bộ tổ chức và được thực hành
trong các mối quan hệ của nó.” [5]
- Năm 2011, Ủy ban Châu Âu (European Commission - EC) định nghĩa CSR là
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tác động của họ đối với xã hội. ” [6]
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Tùy thuộc vào từng góc độ, quan
điểm, chức năng, điều kiện cũng như trình độ phát triển mà mỗi người nghiên cứu, tổ
chức, chính phủ có một nhìn nhận khác về nó. Nhưng về cơ bản CSR là cam kết của
doanh nghiệp rằng sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp ln đi cùng với việc đảm
bảo lợi ích chung và phát triển của toàn xã hội, đồng thời đề cập đến trách nhiệm đối
với các vấn đề môi trường.
1.1.2 . Một số bộ tiêu chuẩn về CSR hiện nay:
Trên thế giới đã có nhiều bộ tiêu chuẩn nhằm đánh giá CSR, cụ thể như:
- ISO 45001:2018 – “Hệ thống quản lý An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp, các
yêu cầu hướng dẫn áp dụng” là tiêu chuẩn ISO của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ra
đời với mục đích xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe và nghề nghiệp (OH&S –
Occupational Health & Safety) được công nhận và áp dụng trên phạm vi quốc tế [7].
Tiêu chuẩn ra được ra đời năm 2018 hướng tới mục tiêu quan trọng trong việc việc
ngăn ngừa thương tích và tổn hại sức khỏe cho người lao động. ISO 45001:2018 chỉ tập
trung vào tiêu chí đảm bảo an tồn lao động, điều này giúp các doanh nghiệp tập trung
từng bước cải thiện để đáp ứng toàn bộ các yêu cầu về trách nhiệm xã hội bằng cách
thực hiện kết hợp với các tiêu chuẩn khác.
- SMETA (Sedex Members Ethical Trade Audit) là một phương pháp đánh giá và
báo cáo về thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội được công nhận và sử dụng rộng
rãi do Sedex là một tổ chức phi lợi nhuận ban hành. Tổ chức này có 65.000 thành viên

tại 180 quốc gia [8]. Bộ tiêu chuẩn được thiết kế để đánh giá tất cả các khía cạnh của
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm 4 trụ cột chính: tiêu chuẩn lao động, sức
khỏe và an tồn, mơi trường, đạo đức kinh doanh. Hai mục tiêu lớn nhất của SMETA
là: giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp khi phải trải qua quá nhiều cuộc kiểm định,
điều tra, đánh giá và cải thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ đó
mang đến nhiều lợi ích thực tế đáng kinh ngạc. [9]
- BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ
trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại
thương (FTA) nay là Hiệp Hội Kinh Doanh Toàn Cầu Về Thương Mại Bền Vững
(Amfori) với mục đích thiết lập diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống
giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp [10]. Các yêu cầu chính
của BSCI bao gồm quyền tự do lập hiệp hội và quyền đàm phán tập thể, không phân
biệt đối xử, trả công công bằng, giờ công làm việc xứng đáng, sức khỏe và an tồn lao
động, khơng sử dụng lao động trẻ em, bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi, không

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


6

cung cấp việc làm tạm thời, không sử dụng lao động lệ thuộc, bảo vệ môi trường, hành
vi kinh doanh có đạo đức [11]
- Tiêu chuẩn SA8000 được Social Accountability International - SAI tạo ra vào
năm 1997 là chương trình chứng nhận xã hội hàng đầu thế giới, cung cấp một khn
khổ cho các tổ chức thuộc mọi loại hình, trong bất kỳ ngành công nghiệp nào và ở bất
kỳ quốc gia nào để tiến hành kinh doanh theo cách cơng bằng và đàng hồng cho người
lao động và chứng minh họ tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội cao nhất. SA8000 áp dụng
phương pháp tiếp cận hệ thống quản lý đối với hoạt động xã hội và nhấn mạnh cải tiến

liên tục, không phải đánh giá theo danh sách kiểm tra [12].
- Tiêu chuẩn ISO 26000:2010 [13] hay Tiêu chuẩn hướng dẫn về trách nhiệm xã
hội có tên tiếng Anh là: ISO 26000:2010 Guidance on social responsibility. Bao gồm
những hướng dẫn tự nguyện, khơng có các u cầu và do đó khơng phải là một tiêu
chuẩn chứng nhận giống một số tiêu chuẩn ISO khác. Tiêu chuẩn này làm rõ trách
nhiệm xã hội là gì thơng qua các khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến trách
nhiệm xã hội, bối cảnh, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội, các nguyên tắc
và thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội giúp các doanh nghiệp tìm ra phương
pháp chiến lược để tiếp cận với CSR, tổ chức chuyển các nguyên tắc thành hành động
hiệu quả và chia sẻ các thực tiễn tốt nhất liên quan đến trách nhiệm xã hội trên toàn
cầu. [13]
- TCVN ISO 26000:2013 [14] do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia
TCVN/TC01/SC1 Trách nhiệm xã hội biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam cơng bố. TCVN ISO 26000:2013
hồn tồn tương đương với Tiêu chuẩn ISO 26000:2010, bộ tiêu chuẩn được sự đồng
thuận của nhiều bên liên quan, đề cập đến mọi lĩnh vực liên quan đến CSR. Theo
TCVN ISO 26000:2013 đặc điểm quan trọng của trách nhiệm xã hội là “Sự tự nguyện
của tổ chức trong việc kết hợp những cân nhắc về mặt xã hội và môi trường vào q
trình ra quyết định và có thể giải trình được những tác động của các quyết định và hoạt
động của tổ chức tới xã hội và môi trường.”
1.1.3 . Lợi ích của việc thực hiện CSR đối với các doanh nghiệp
1.1.3.1. Tối ưu hóa hoạt động và duy trì sự bền vững của doanh nghiệp
Các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới và các bên liên quan ngày càng nhận
thức rõ về nhu cầu và lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội [15]. CSR ở đây
bao hàm một ý nghĩa sâu, rộng gồm các vấn đề liên quan đến: cách ứng xử của doanh
nghiệp đến các bên liên quan trong quá trình hoạt động như các nhà sản suất, cung ứng
nguyên vật liệu, đối tác đến người tiêu dùng. Đồng thời đề cập đến trách nhiệm đối với
đội ngũ cán bộ, công nhân viên, người lao động thuộc doanh nghiệp, các vấn đề môi
trường, trách nhiệm với sự phát triển của cộng đồng như các hoạt động tình nguyện,
nhân đạo, tài trợ, và các vấn đề xã hội khác. Từ đó ta thấy CSR đề cập đến tất cả các

khía cạnh cần thiết trong một tổ chức cả về hoạt động đối nội lẫn đối ngoại chứ không

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


7

chỉ riêng các vấn đề mơi trường. Vì vậy nhận thức sớm và ứng dụng CSR trong tổ
chức, quản lý giúp Doanh nghiệp phát triển một cách toàn diện và bền vững, hướng
Doanh nghiệp đến hình ảnh một doanh nghiệp tốt, phù hợp với sự phát triển của đất
nước, khu vực và thế giới.
Với sự phát triển của xã hội như hiện nay, cùng với mục tiêu phát triển bền vững,
về lâu dài, mọi hoạt động của các tổ chức phụ thuộc vào sự lành mạnh của hệ sinh thái
thế giới và chịu sự giám sát nhiều hơn của các bên liên quan khác nhau. Trong quá
khứ, chi phí sản xuất thấp luôn là yếu tố hàng đầu để đạt tới thành công. Nhưng nay,
những khách hàng thông minh trong nước cũng như quốc tế đòi hỏi những nhà sản
xuất phải tuân thủ các quy định về xã hội và môi trường, bảo vệ sức khỏe khách hàng,
người lao động và cao hơn là có biện pháp phịng, chống tham nhũng, bảo vệ mơi
trường và có sự gắn kết với cộng đồng. Vì vậy, thực hành CSR cũng là cách duy trì sự
bền vững của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Lợi thế cạnh tranh, danh tiếng của tổ chức
Thực hành trách nhiệm xã hội được coi là một chiến lược hiệu quả và cần thiết để
đảm bảo sự tồn tại trong một môi trường cạnh tranh và luôn luôn thay đồi [16]. Như đã
nói ở trên,xã hội càng phát triển, càng có nhiều vấn đề được xem xét để đánh giá, lựa
chọn một doanh nghiệp, một sản phẩm. Ngồi yếu tố chi phí, chất lượng, các yếu tố
khác như sự ảnh hưởng đến mơi trường, sự an tồn của sản phẩm, các chính sách tơn
trọng và bảo đảm lợi ích cho khách hàng, việc tuân thủ các nguyên tắc của xã hội, tuân
thủ pháp luật, sự ảnh hưởng tới cộng đồng ngày càng được mọi người chú ý nhiều hơn.

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các cam kết về các vấn đề trên
giúp cho hình ảnh của doanh nghiệp nổi bật hơn so với các doanh nghiệp khác và có
được sự ủng hộ nhiều hơn từ phía người tiêu dùng cũng như công chúng và người dân
địa phương. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của truyền thông, việc bị người
tiêu dùng và cộng đồng “quay lưng”, thậm chí là “tẩy chay” khiến khơng ít doanh
nghiệp rơi vào khủng hoảng. Và CSR có thể củng cố một chiến lược đối phó với các
tác động bên ngồi và đóng vai trị bảo hiểm chống lại các rủi ro danh tiếng làm tổn
hại đến lợi nhuận và giái trị doanh nghiệp [17]. Do đó, việc giữ gìn hình ảnh trước
cơng chúng nói chung và khách hàng nói riêng dần trở thành nhiệm vụ quan trọng của
doanh nghiệp. CSR giúp cho doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu đó.
1.1.3.3. Khả năng thu hút và giữ chân người lao động, duy trì tinh thần, cam kết
và năng suất của người lao động
Những cam kết rõ ràng về chuẩn mực của xã hội giúp doanh nghiệp dễ dàng thu
hút được các nhân viên giỏi vì văn hóa, mơi trường làm việc và các chính sách tốt
dành cho người lao động là các yếu tố quan trọng mà các ứng cử viên lựa chọn tham
gia làm việc tại công ty. Và với một môi trường làm việc tốt, giữ chân được nhân viên
tốt, chuyên môn cao, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, nhân lực, nguồn ngân
sách dành cho việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới.

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


8

Doanh nghiệp thực hiện tốt CSR cũng chính là nơi nhân viên có ý thức xã hội tốt.
Đây như là vịng tuần hồn, những nhân viên tốt giúp cho doanh nghiệp phát triển
nhanh hơn và ngược lại doanh nghiệp phát triển mang tới nhiều lợi ích cho nhân viên
hơn, từ đó duy trì tinh thần làm việc, năng suất lao động và tăng cam kết của nhân

viên. Như Công ty Motorola thường xuyên có những đột phá về kỹ thuật vì cơng ty
ln chủ động đầu tư vào các chương trình đào tạo chun mơn và chăm sóc đời sống
cho nhân viên [18]
1.2. Trách nhiệm xã hội về lĩnh vực môi trường của các doanh nghiệp xây
dựng
1.2.1. Ngành xây dựng và các vấn đề về mơi trường
1.2.1.1. Tình hình mơi trường trên thế giới, ảnh hưởng của ngành xây dựng và
các giải pháp đang được áp dụng
Thế giới ngày nay đang phát triển với nhịp điệu ngày một nhanh, tạo ra những
thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc đến sự phát triển của
kinh tế, xã hội và bản thân con người. Nhưng cùng với nhịp phát triển nhanh chóng đó,
con người cũng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về chính trị, văn hóa,
xã hội và đặc biệt là mơi trường.
Từ những năm 1992, mọi người đã nhận thấy sự phát triển không cân xứng giữa
kinh tế, xã hội và môi trường. Và tháng 6/1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi
trường và Phát triển họp tại Rio De Janero (Braxin), có 179 nước tham dự, đã thơng
qua Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững [19]. Trong báo cáo Brundtland
của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới năm 1987 cũng đã nêu lên khái niệm
Phát triển bền vững như sau: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các
nhu cầu hiện tại của con người, những không gây tổn hại tới sự thỏa mãn nhu cầu của
thế hệ tương lai"[20]. Hội nghị này đã tạo cơ sở nền tảng và đòi hỏi các nước trên thế
giới phải xây dựng chiến lược, kế hoạch quốc gia, những chính sách và giải pháp phát
triển đất nước hướng tới Phát triển bền vững toàn cầu.
Tuy vậy, các vấn đề môi trường ngày càng nghiệm trọng hơn như biến đổi khí
hậu tồn cầu, suy giảm tầng ôzôn, suy thoái đa dạng sinh học, ô nhiễm bởi các chất
thải nguy hại, .... và chúng ta đang đứng trước bờ vực của việc bỏ lỡ cơ hội hạn chế sự
nóng lên tồn cầu ở mức 1,5 ° C vào cuối thế kỷ XXI [21].
Về ngành xây dựng, việc xây dựng đã ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của
người dân xung quanh khu vực như phát thải bụi và khí, ơ nhiễm tiếng ồn, tạo ra chất
thải, lạm dụng tài ngun [22]. Theo Hội đồng cơng trình xanh thế giới (World Green

Building Council – World GBC), xây dựng là một trong những ngành cơng nghiệp
đóng góp lớn nhất vào lượng khí thải carbon trên tồn cầu. Việc xây dựng và vận hành
các tòa nhà chiếm 36% việc sử dụng năng lượng tồn cầu và 39% lượng khí thải CO₂
liên quan đến năng lượng. Số liệu thống kê cho thấy điều này có thể sẽ tăng lên, với

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


9

diện tích sàn tồn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2060 và với việc sử dụng năng
lượng đang gia tăng, xu hướng này sẽ tăng tốc.[23]
Gần đây, mục tiêu hướng tới của World GBC là thúc đẩy việc thực hiện cơng
trình xanh và xây dựng các cơng trình khơng sử dụng năng lượng (Net Zero) thơng qua
chương trình Advancing Net Zero [24]. Đây là những giải pháp góp phần đáng kể vào
việc giảm lượng CO2 thải ra ngồi khơng khí và giảm tiêu tốn năng lượng trong tịa
nhà trong q trình sử dụng.
Vào tháng 12 năm 2018, World GBC đã công bố báo cáo thường niên năm 20172018, phác thảo những thành tựu của tổ chức và mạng lưới GBC tồn cầu của nó trong
năm 2017-2018. Chúng bao gồm phong trào cơng trình xanh đã tiếp cận tới 40% dân
số thế giới cấp chứng nhận cho tổng số 2.65 tỉ m2 diện tích sàn cơng trình; 42 đơn vị
ký kết “Net Zero Carbon Buildings Commitment” cam kết đến năm 2050 sẽ cắt giảm
được lượng phát thải trong cơng trình xây dựng tương đương với 221 triệu tấn CO2.
[25]
Ngoài ra, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, một khái niệm xuất hiện từ năm
1953 cũng đã góp phần vào sự phát triển bền vững [15]. Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (CSR) trong xây dựng đang ngày càng phát triển. Các tổ chức xây dựng đã
ngày càng thực hiện các thực hành CSR trong thị trường xây dựng cạnh tranh trong
nước và giữa các quốc gia [1] và xu hướng này chủ yếu là do những thách thức lớn về

môi trường và xã hội mà ngành xây dựng phải đối mặt trong vài thập kỷ gần đây [26].
1.2.1.2. Tình hình mơi trường tại Việt Nam hiện nay, ảnh hưởng của ngành xây
dựng và các giải pháp đang được áp dụng:
Cũng như thế giới, Việt Nam cũng phải đang đối diện với nhiều vấn đề môi
trường gay gắt như chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh; đa dạng sinh học
và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và
xâm nhập mặn gia tăng; sự cố môi trường xảy ra nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, an
ninh sinh thái bị đe dọa, ... Việt Nam, một nước nông nghiệp đang trong q trình
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu phát triển, chuyển đổi
nhanh chóng của đất nước cùng với các nhận thức chưa đầy đủ của chính quyền, người
dân đã gây một áp lực lớn lên môi trường. Và những vấn đề môi trường cấp bách này
đã trở thành nguy cơ lớn cản trở mục tiêu phát triển bền vững của Đất nước. Cụ thể
như:
- Ơ nhiễm khơng khí, đặc biệt là ơ nhiễm bụi (PM10, PM2.5) ở đô thị vượt quá
nhiều lần chỉ tiêu cho phép, nguyên nhân chính được xác định do bụi, khí thải từ các
hoạt động giao thơng vận tải, xây dựng, sản xuất công nghiệp với lượng thải lớn và
chưa được kiểm soát hiệu quả. Theo nền tảng dữ liệu chất lượng khơng khí tồn cầu
của IQAir, trong 93 thành phố của các quốc gia trên thế giới, Hà Nội, Việt Nam xếp
thứ 31 các thành phố có khơng khí ơ nhiễm.

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


10

- Ơ nhiễm nước mặt các lưu vực sơng diễn ra nghiêm trọng và tiếp tục diễn biến
theo chiều hướng xấu.
- Ơ nhiễm chất thải rắn các khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở

mức đáng lo ngại, hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn cơng nghiệp,
hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm nhưng chưa
được phân loại tại nguồn, năng lực thu gom còn nhiều hạn chế, hầu như được xử lý
theo hình thức chơn lấp và nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
- Khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng cây, các
mỏ khoáng sản, nguồn nước, dầu, khí, tài nguyên biển, ...
- Lượng tiêu hao năng lượng trong một cơng trình trong q trình sử dụng rất
lớn.
Thực trạng môi trường này đi cùng với vấn đề biến đổi khí hậu, băng tan, nước
biển dâng đang đặt ra những vấn đề nóng bỏng thách thức đối với sự phát triển nhanh
và bền vững của Việt nam trong thời gian tới. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta cũng đã
quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách, xử lý kịp thời những vấn đề đặt ra ở
trên.
- Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 153/2004/QĐ TTg ngày
17/08/2004, “Ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình nghị sự Agenta 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội
và bảo vệ môi trường”.
- Năm 2020, Luật bảo vệ mơi trường được hồn thiện, bổ sung và áp dụng vào
đầu năm 2022.
- Năm 2017, Thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia
thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững với 17 mục tiêu chung và
115 mục tiêu cụ thể tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vững của toàn cầu.
- Và trong báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020
– 2025, nhà nước ta cũng đề ra các mục tiêu đối với vấn đề môi trường. Quyết tâm
phấn đấu đạt các chỉ tiêu cao nhất, đồng thời chuẩn bị các phương án để chủ động
thích ứng với những biến động của tình hình.
Ngành xây dựng ở Việt Nam cũng đóng góp một phần khơng nhỏ trong vấn đề
gây nên ơ nhiễm mơi trường. Ơ nhiễm bụi khói từ q trình phá dỡ, đào, san lấp, vận

chuyển vật tư và khi tập trung nhiều thiết bị thi cơng có sử dụng động cơ diezen cơng
suất cao phát thải khí độc hại như SO2, NOx, CO. Ô nhiễm tiếng ồn từ các cơng trình
đang xây dựng, nghiêm trọng hơn tại các giai đoạn đào móng, ép cọc, hay các cơng
trình ép tiến độ, thi công một ngày ba ca liên tục. Ô nhiễm chất thải rắn, lượng chất
thải công nghiệp hàng năm khoảng 27 triệu tấn, trong đó tỷ lệ chất thải phá dỡ cơng
trình là khoảng 20% [27]. Ơ nhiễm nước mặt từ cơng trình xây dựng khi một số nhà

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


11

thầu khơng tn thủ đúng quy trình tập trung, xử lý nước thải. Khơng những thế, q
trình sản xuất vật liệu xây dựng làm gia tăng khí thải độc hại cho môi trường và sử
dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên. Lượng khoáng sản khai thác làm vật liệu xây
dựng tăng lên đáng kể, từ năm 2006 - 2017, sản lượng khai thác và chế biến tăng gần 3
lần, cụ thể năm 2017 đạt khoảng 530 triệu tấn [28].
Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam đã có một số chủ trương, chính sách lớn thúc
đẩy một ngành xây dựng xanh hơn, có trách nhiệm với mơi trường hơn như:
- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Chương trình phát triển vật liệu xây khơng nung đến năm 2020;
- Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030;
- Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn
2019-2030;
- Gần đây, Luật Xây dựng sửa đổi (2020) cũng một lần nữa khẳng định quan
điểm khuyến khích phát triển cơng trình xanh và năng lượng hiệu quả.
Tại Việt Nam, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, mọi người đã quen thuộc
hơn với khái niệm cơng trình xanh. Tính đến tháng 4 năm 2020, Việt Nam có gần 150

cơng trình được cơng nhận Cơng trình xanh theo các chuẩn kỹ thuật khác nhau: LEED,
EDGE, LOTUS, Green Mark. Trong các bộ tiêu chí Cơng trình xanh đã được áp dụng
ở Việt Nam, có bộ LOTUS là một bộ chứng chỉ được xây dựng cho điều kiện Việt
Nam, do Hội đồng cơng trình xanh Việt Nam phát triển. Gần 150 cơng trình xanh
được cơng nhận trong 10 năm qua là một tín hiệu đáng khích lệ, tuy nhiên con số này
cho thấy thị trường CTX đã hình thành tại Việt Nam và có xu hướng tăng trưởng
nhưng tốc độ phát triển cần nhanh hơn trong thời gian tới.
Việc nghiên cứu phát triển vật liệu xanh, thân thiện với môi trường, sử dụng hoặc
chỉ sử dụng một phần nguyên liệu khai thác trực tiếp từ tài nguyên thiên nhiên; đồng
thời tăng cao hàm lượng nguyên liệu tái chế từ phế thải các ngành cơng nghiệp, phế
thải sinh hoạt, quy trình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, mức độ cơ giới
hóa, tự động hóa cao đang ngày càng được triển khai mạnh mẽ. Chương trình Nhãn
xanh Việt Nam đã xây dựng được 17 bộ tiêu chí cho các nhóm sản phẩm khác nhau.
Trong đó nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng đã xây dựng được 2 bộ tiêu chuẩn gồm:
sơn phủ dùng cho xây dựng-NXVN 11:2014 và vật liệu ốp lát gốm sứ xây dựngNSVN 05:2014. Gần đây, Viện Vật liệu xây dựng đã hoàn thành xây dựng 2 bộ tiêu
chuẩn vật liệu xây dựng xanh cho sản phẩm ximăng và sứ vệ sinh. Những kết quả gần
đây mà ngành sản xuất vật liệu đạt được như là thúc đẩy sản xuất và sử dụng vật liệu
không nung, tái sử dụng, xử lý tro xỉ các nhà máy nhiệt điện, gang thép, phân bón để
làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp, làm đường giao thơng cũng góp phần tăng hiệu
quả sản xuất và bảo vệ môi trường; một số lĩnh vực như sản xuất xi măng, gạch ốp lát,
sứ vệ sinh, kính xây dựng, kính tiết kiệm năng lượng đã đầu tư áp dụng các công nghệ
sản xuất ngang tầm với nhiều nước phát triển trên thế giới, hiện ngày càng xuất hiện

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


12


nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng được gắn nhãn xanh, thân thiện môi trường, cơ bản
đã loại bỏ, chuyển đổi công nghệ cũ, lạc hậu. Tiên phong là khối sản xuất vật liệu xây
dựng, sản xuất xi măng được cho là một trong những nguy cơ dễ gây ô nhiễm và tác
động nhiều đến mơi trường cũng đã có những cải tiến vượt bậc. Về Chiến lược phát
triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 định hướng đến năm 2050
(được phê duyệt tại Quyết định 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020) nêu rõ quan điểm của
Việt Nam: “ Phát triển ngành vật liệu xây dựng hiệu quả, bền vững, đáp ứng cơ bản
nhu cầu trong nước, từng bước tăng cường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế xã hội; tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học,
công nghệ, quản lý; sử dụng hiệu quả tài nguyên, triệt để tiết kiệm năng lượng; q
trình khai thác, chế biến khống sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây
dựng cần hạn chế tối đa tác động đến môi trường”.
Ngoài ra, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, một khái niệm xuất hiện từ năm
1953 cũng đã góp phần vào sự phát triển bền vững, trong đó có các bộ tiêu chuẩn
nhằm đánh giá TNXHDN có liên quan đến vấn đề môi trường như tiêu chuẩn ISO
45001:2018, SMETA, BSCI, SA 8000, Tiêu chuẩn ISO 26000:2010. Nhưng ngành
xây dựng hầu như chưa có nhận thức và áp dụng các bộ tiêu chuẩn này nhiều như các
ngành khác.
1.2.1.3. Tình hình mơi trường tại Đà Nẵng, ảnh hưởng của ngành xây dựng và
các giải pháp đang được áp dụng
Thành phố Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt
Nam, với vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội – quốc phòng – an ninh của khu
vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Với định hướng phát triển bền vững, Ủy
ban Nhân dân thành phố đã ban hành đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi
trường” ngày 21/8/2008 tại quyết định số 41/2008/QĐ-UBND nhằm thực hiện mục
tiêu tổng quát đến năm 2020 là: “ Phấn đấu đạt thành phố thân thiện môi trường, đảm
bảo các yêu cầu về chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường nước, chất lượng
môi trường khơng khí, tạo sự an tồn về sức khoẻ và môi trường cho người dân, các
nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với thành phố Đà Nẵng; Ngăn
ngừa ơ nhiễm và suy thối mơi trường, có đủ năng lực để xử lý và khắc phục các sự cố

môi trường; Tất cả người dân thành phố, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đến
làm ăn và sinh sống tại Đà Nẵng đều có ý thức về công tác bảo vệ môi trường, xây
dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường. [29]
Sau 12 năm, Đà Nẵng đã đạt được những kết quả khả quan như [30]: trong 10 chỉ
tiêu đề ra, 7 chỉ tiêu đạt được là chỉ số ơ nhiễm khơng khí (API) trong khu vực đô thị
luôn nhỏ hơn 100; độ ồn tại khu dân cư nhỏ hơn 60dbA, đường phố nhỏ hơn 75dbA;
diện tích khơng gian xanh đơ thị bình qn đầu người từ 6 – 8 m2/người; tỷ lệ hộ dân
sử dụng nước sạch tại các quận nội thành là 97,83%, khu vực nông thôn là 76,81%; tỷ
lệ nước thải công nghiệp đạt yêu cầu xả thải đạt 100%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


13

hoạt khu vực đô thị đạt hơn 95%, khu vực nông thôn là hơn 70%; tổng lượng nước thải
sinh hoạt thu gom đến năm 2020 đạt trên 83%, tỷ lệ xử lý đạt quy chuẩn đạt hơn 50%
[31]. Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại, bất cập về mơi trường cũng như việc thực hiện Đề án,
cụ thể 03 tiêu chí chưa đánh giá được hoặc chưa đạt được theo mục tiêu đến năm 2020
là tỷ lệ các nhà máy kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí; tỷ lệ chất lượng nước đạt yêu cầu
tại các khu vực: sông, ven biển, hồ, nước ngầm (có dấu hiệu ơ nhiễm cục bộ); tỷ lệ tái
sử dụng chất thải rắn công nghiệp) [30].
Hiện nay tại thành phố có 54 điểm quan trắc khơng khí định kỳ, 22 điểm quan
trắc chất lượng môi trường nước, các chỉ số quan trắc đều nằm trong tiêu chuẩn cho
phép thể hiện chất lượng mơi trường thành phố có chỉ số ở mức tốt, đặc biệt có nhiều
cải thiện đáng kể, song vẫn còn tồn tại những vấn đề môi trường chưa được giải quyết
triệt để, một số khu vực hiện nay vẫn cịn ơ nhiễm cục bộ, nảy sinh những điểm ô
nhiễm mới, dự báo nguy cơ ô nhiễm gia tăng do tốc độ đơ thị hóa nhanh. [32]

Với Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030
tại Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 02 tháng 04 năm 2021 [31] thành phố Đà
Nẵng tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao các mục tiêu xây dựng thành phố môi
trường theo Đề án phê duyệt năm 2008. Phấn đấu đến năm 2025, thành phố đáp ứng
các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra, có lộ trình đến năm 2030 theo hướng đơ thị sinh thái; tạo
chất lượng môi trường tốt cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài
nước khi đến với thành phố Đà Nẵng;
Phịng ngừa, giảm thiểu ơ nhiễm và suy thối mơi trường tại các khu dân cư, khu
công nghiệp, vùng ven biển và các khu vực cảnh quan tự nhiên; Đảm bảo chất lượng
môi trường nước, đất, khơng khí theo quy chuẩn; đặc biệt chú trọng đến các vấn
đề khắc phục ơ nhiễm khơng khí do giao thông vận tải, quản lý môi trường đô thị,
công nghiệp, xây dựng, quản lý chất thải nguy hại. [31]
Khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nguồn nước,
rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng
các quy trình, hệ thống thơng minh cho việc quản lý các nguồn tài nguyên và thiên
nhiên. [31]
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường, làm cho ý thức bảo vệ mơi trường trở thành thói
quen, đi sâu vào nếp sống của mọi tổ chức, người dân.[31]
Theo thông cáo số 135/TC-BXD ngày 16/11/2020 của Bộ Xây dựng về việc công
bố thông tin thống kê ngành Xây dựng phổ biến chính thức năm 2019 và 6 tháng đầu
năm 2020 [33]: Tổng số cơng trình được chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng năm
2019 tại thành phố Đà Nẵng là 498 cơng trình chiếm gần 2% tổng cơng trình trên cả
nước trong đó 7 cơng trình cấp 1, 78 cơng trình cấp 2, 247 cơng trình cấp 3 và 166
cơng trình cấp 4; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn
theo quy định năm 2019 của thành phố là 100% [33]. Đây là những kết quả đáng

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ



14

mừng của thành phố trong việc kiểm soát chất lượng mơi trường trong những năm vừa
qua và với tình hình xây dựng hiện nay, thành phố hồn tồn có thể kiểm sốt được
chất lương mơi trường.
Tuy nhiên diễn biến chất lượng môi trường sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển
kinh tế, xã hội, tốc độ gia tăng dân số nếu khơng có những biện pháp phịng ngừa, các
giải pháp giải quyết hiệu quả hay kiểm sốt ơ nhiễm hữu hiệu trong thời gian tới.
Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây
dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [34], có
mục tiêu tổng quát là “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung
tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đơng Nam Á với vai trị là trung tâm về khởi
nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, cơng nghiệp cơng
nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn
hóa – thể thao, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ phát
triển của đất nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; thành phố
cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đơ thị và cực tăng trưởng
của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện
đại và thơng minh, thành phố đáng sống, có tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững
mạnh, chính quyền tiên phong trong đổi mới và phát triển, người dân có mức sống
thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước với chất lượng cuộc sống tốt, thân thiện,
hạnh phúc và sáng tạo; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm
vững chắc”.
Hiện nay Đà Nẵng đang có rất nhiều Đề án phát triển thành phố như:
- Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030 [31];
- Đề án Phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 [35];
- Đề án xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20182025, định hướng đến năm 2030” [36]

Với nhiều đề án như trên, Đà Nẵng đang bắt đầu công cuộc tập trung nguồn lực
để xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất đồng bộ, tương xứng với các
mục tiêu của đề án, làm nền tảng tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội. Điều đó đồng nghĩa
với việc trong những năm sắp tới, mật độ xây dựng tại Đà Nẵng sẽ tăng lên đáng kể và
với lợi thế về chất lượng môi trường, cũng như định hướng của thành phố, đây là thời
điểm thích hợp để Đà Nẵng tiến hành xây dựng một ngành xây dựng phục vụ cho phát
triển bền vững.
Để tìm hiểu thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội và các quy định trong lĩnh
vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Đà Nẵng, học viên sẽ thực
hiện một khảo sát để tìm hiểu thêm thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội và các quy
định trong lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp xây dựng tại thành phố Đà Nẵng.
Nội dung chi tiết sẽ được trình bày và phân tích trong mục 3.3.1.3 thuộc Chương 3.

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ


15

1.2.2. Các nghiên cứu CSR về lĩnh vực môi trường trong ngành xây dựng
Trên thế giới trong các thập kỷ vừa qua đã có rất nhiều các nghiên cứu thực hành
CSR về rất nhiều khía cạnh trong ngành xây dựng, dưới đây là một số nghiên cứu về
CSR có liên quan đến lĩnh vực môi trường, hoặc trong nghiên cứu có đề cập đến các
vấn đề về mơi trường

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.

Lưu hành nội bộ



×