Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đối chiếu với các khái niệm về Lâm Sản Ngoài Gỗ mà anh (chị) đã học hoặc biết được thì các hệ thống phân loại được học trong môn học chưa hoàn thiện ở những điểm nào? Tại sao? Áp dụng cách phân loại của bạn để phân loại các sản phẩm tại website?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.05 KB, 2 trang )

Phan Khánh Vy MSSV 09134017
Trần Thị cẩm Hường MSSV 09134020
Nguyễn Trọng Duy MSSV 09134002
Mai hồng Phúc MSSV 09134008
Lê Hữu Phước MSSV 09134024
Câu hỏi
Đối chiếu với các khái niệm về LSNG mà anh/chị đã học hoặc biết được thì các hệ
thống phân loại trong môn học chưa hoàn thiện ở những điểm nào? Tại sao? Nếu để
hoàn thiện thì giải pháp phân loại của anh/ chị là gì?
Trả lời:
1/khuyết điểm:
a/ Phân loại theo sinh vật:
• Hiểu biềt về phân loại động-thực vật.
• Không nói lên được giá trị sử dụng của chúng.
• Một số LSNG không phải sinhh vật được chú ý.
b/ Phân loại theo giá trị sử dụng;
• Không quan tâm đến điểm khó nhận biết được LSNG.
• Dễ trùng lắp đối với những loài có nhiều giá trị sử dụng.
• Giá trị sử dụng không được đặt đúng chỗ.
• Phương pháp này chỉ chú trong tới giá trị sử dung mà chưa chú trọng để đề cập tới
đặc điểm sinh vật học (đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, phân bố của các loài
nên kĩ năng nhận biết các loài gặp nhiều khó khăn.
2. PHÂN LOẠI LÂM SẢN NGOÀI GỖ
Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng, phong phú, và được sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau. Do vậy việc phân loại chúng cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay,
lâm sản ngoài gỗ được phân theo hai phương pháp chủ yếu sau:
2.1. Phương pháp phân loại LSNG theo hệ thống sinh vật:
Theo phương pháp phân loại này thì các loại LSNG được phân theo hệ thống tiến
hóa của sinh giới bao gồm hai nhóm chính: động vật và thực vật. Giới động vật và giới
thực vật tuy rất phong phú và đa dạng nhưng đều có thể sắp xếp một cách khách quan
vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ: Giới/Ngành/Lớp/Bộ/Họ/Loài. Có thể thấy


phân loại theo phương pháp này đòi hỏi phải chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của các
loài và người sử dụng phải có kiến thức nhất định về phân loại động thực vật.
2.2. Phương pháp phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng:
Theo phương pháp này nhiều loài LSNG có cùng giá trị sử dụng được phân vào
cùng một nhóm, cho dù có nguồn gốc khác nhau trong hệ thống sinh, nơi phân bố.
+ Sản phẩm cây có sợi: tre nứa, song mây, các loại lá, thân vỏ, có sợi và cỏ.
+ Sản phẩm dùng làm thực phẩm: nguồn gốc động vật: mật ong, thịt chim thú
rừng, cá trai ốc; nguồn gốc thực vật thân chùi, củ rễ lá, hoa, quả, gia vị.
+ Các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm: thuốc có nguồn gốc thực vật; cây con có độc
tính; cây con làm mỹ phẩm
+ Các sản phẩm chiết xuất: tinh dầu, dầu béo; nhựa và nhựa dầu; dầu trong chai
cục; gôm; tannin, thuốc nhuộm…
+ Động vật sống và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và làm thuốc.
+ Các sản phẩm khác: cây cảnh; lá để gói thức ăn, hàng hóa
+Cây cho màu nhuộm :cây vang, điều nhuộm, cây trắc, gấc, cù nâu, cây mun,…
Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng và sử dụng nhiều kiến thức bản địa của người dân
dễ áp dụng trong thực tiễn quản lý, sản xuất và kinh doanh.
Tuy nhiên, phương pháp này không đề cập đến đặc điểm sinh vật học của các loài nên
khó khăn trong việc nhận biết, có thể gây ra sự nhầm lẫn và nhiều loài có thể nằm ở nhiều
nhóm khác nhau.

×