Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT SỐ DỊCH CHIẾT THÂN CÂY SỐNG ĐỜI TẠI ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 68 trang )




ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HOÁ








































Đà Nẵng, tháng 05/2012

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
CỦA MỘT SỐ DỊCH CHIẾT THÂN CÂY SỐNG ĐỜI
TẠI ĐÀ NẴNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HOÁ HỌC
SVTH : ĐẶNG THỊ GIÀU
LỚP : 08CHD
GVHD : GS. TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG



LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Đào Hùng Cƣờng, thầy đã

hết lòng hƣớng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báo, cũng nhƣ hỗ trợ và
tạo mội điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo dạy các bộ môn và các thầy,
cô công tác tại phòng thí nghiệm khoa Hoá trƣòng đại học sƣ phạm Đà Nẵng đã
giúp đỡ em hoàn thành đề tài này đúng thời gian.
Nhân dịp này em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, văn phòng
khoa Hoá trƣờng đại học sƣ phạm đã tạo mọi điều kiện và cơ hội thuận lợi nhất
cho em có thể hoàn thành khoá luận này.


12
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Giàu

i


MỤC LỤC
Mục Trang
MỤC LỤC i
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. TÊN GỌI, PHÂN LOẠI KHOA HỌC 4
1.1.1. Tên gọi 4
1.1.2. Phân loại khoa học 4
1.2. PHÂN BỐ 4
1.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 5
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY SỐNG ĐỜI 5
1.4.1. Thành phần hoá học 5
1.4.2. Nghiên cứu về dƣợc tính 9
1.5. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CÂY SỐNG ĐỜI 16
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. NGUYÊN LIỆU 19
2.2. HOÁ CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM 19
2.2.1. Hoá chất 19
2.2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm 19
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.3.1. Phƣơng pháp trọng lƣợng 19
2.3.1.1. Xác định độ ẩm của nguyên liệu 19
ii


2.3.1.2. Xác định hàm lƣợng tro của nguyên liệu 20
2.3.2. Phƣơng pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS) 20
2.3.3. Khảo sát định tính một số hợp chất hữu cơ trong dịch chiết thân cây
sống đời 21
2.3.3.1. Xác định định tính alkaloid 21
2.3.3.2. Xác định định tính steroid 22
2.3.3.3. Xác định định tính flavonoid 22
2.3.3.4. Xác định định tính poliphenol 22
2.3.3.5. Xác định dịnh tính cumarin 22

2.3.3.6. Xác định định tính glycoside tim 22
2.3.3.7. Xác định định tính saponin 22
2.3.4. Phƣơng pháp chiết tách 23
2.3.4.1. Phƣơng pháp chiết soxhlet 23
2.3.4.2. Phƣong pháp chiết xuất lỏng-lỏng 23
2.3.5. Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS 23
2.3.6. Phƣơng pháp sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS) 24
2.3.6.1. Phƣơng pháp sắc ký khí (GC) 24
2.3.6.2. Phƣơng pháp khối phổ (MS) 25
2.3.6.3. Phƣơng pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) 25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 27
3.1.1. Sơ đồ nghiên cứu 27
3.1.2. Xử lí nguyên liệu 28
3.1.2.1. Nguyên liệu 28
3.1.2.2. Làm sạch nguyên liệu 28
3.1.2.3. Hong khô 28
3.1.2.4. Xay nguyên liệu thành bột 28
3.2. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM, HÀM LƢỢNG TRO, HÀM LƢỢNG KIM LOẠI
NẶNG TRONG THÂN CÂY SỐNG ĐỜI 29
3.2.1. Xác định độ ẩm 29
iii


3.2.2.Xác định hàm lƣợng tro 30
3.2.3. Xác định hàm lƣợng kim loại nặng 31
3.3. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG
DỊCH CHIẾT THÂN CÂY SỐNG ĐỜI 32
3.4. NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHIẾT TÁCH
ĐẾN HÀM LƢỢNG HỮU CƠ CÓ TRONG THÂN CÂY SỐNG ĐỜI BẰNG

PHƢƠNG PHÁP CHIẾT SOXHLET 33
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thể tích 33
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian 35
3.5. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO 36
3.6. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẮC KÍ KHÍ
GHÉP KHỐI PHỔ (GC-MS) 37
3.7. SƠ ĐỒ PHÂN MẢNH 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54












iv


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT


AAS : Quang phổ hấp thụ nguyên tử
UV-VIS : Quang phổ hấp thụ phân tử
GC-MS : Sắc kí khí ghép khối phổ

MeOH : Methanol
EtOAc : Ethyl acetate
R/L : Rắn/ Lỏng
D/c : Dịch chiết



















v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên
Trang

Bảng 3.1.
Kết quả khảo sát độ ẩm của thân cây sống đời tƣơi
30
Bảng 3.2.
Kết quả khảo sát độ ẩm tƣơng đối của nguyên liệu bột
30
Bảng 3.3.
Kết quả xác định hàm lƣợng tro trong thân cây sống đời
tƣơi
31
Bảng 3.4.
Kết quả xác định hàm lƣợng kim loại nặng trong thân
cây sống đời
32
Bảng 3.5.
Kết qủa định tính một số dịch chiết thân cây sống đời
32
Bảng 3.6.
Mật độ quang (D) của các mẫu dịch chiết khảo sát tỉ lệ
rắn lỏng
34
Bảng 3.7.
Mật độ quang (D) của các mẫu dịch chiết khảo sát thời
gian chiết
35
Bảng 3.8.
Kết quả điều chế cao
37
Bảng 3.9.
Thành phần hoá học trong dịch chiết n-hexan

37
Bảng 3.10.
Thành phần hoá học trong dịch chiết ethyl acetate
38
Bảng 3.11.
Thành phần hoá học trong dịch chiết chloroform
39
Bảng 3.12.
Thành phần hoá học trong dịch chiết methanol (2)
40
Bảng 3.13.
Công thức cấu tạo của các chất đã định danh
40










vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên
Trang

Hình 1.1.
Cây sống đời
5
Hình 1.2
Cấu trúc của một số hợp chất có trong cây sống đời
6
Hình 3.1.
Nguyên liệu thân sống đời
28
Hình 3.2.
Phiếu kết quả thử nghiệm hàm lƣợng kim loại trong thân
sống đời
32
Hình 3.3.
Phổ UV khảo sát tỉ lệ rắn lỏng
34
Hình 3.4.
Phổ UV khảo sát thời gian chiết
35
Hình 3.5.
Dụng cụ chiết soxhlet và dịch chiết soxhlet methanol
36
Hình 3.6.
Chiết xuất lỏng-lỏng
36
Hình 3.7.
Quang phổ GC-MS của dịch chiết n-hexan
37
Hình 3.8.
Quang phổ GC-MS của dịch chiết ethyl acetate

37
Hình 3.9.
Quang phổ GC-MS của dịch chiết chloroform
37
Hình 3.10.
Quang phổ GC-MS của dịch chiết methanol (2)
37
Hình 3.11.
Phổ khối lƣợng (MS) của gamma-Sitosterol
45
Hình 3.12.
Phổ khối lƣợng (MS) của Stigmast-4-en-3-on
47
Hình 3.13.
Phổ khối lƣợng (MS) của Stigmasterol
48
Hình 3.14.
Phổ khối lƣợng (MS) của β-Tocopherol
50



1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nƣớc nhiệt đới có những đặc điểm khí hậu địa lý ở nhiều
vùng khác nhau, nên có hệ thực vật phong phú và da dạng. Là một nƣớc có nền y
dƣợc học cổ truyền lâu đời, nhân dân ta dùng các loài dƣợc liệu thiên nhiên sẵn

có xung quanh mình để làm thuốc chữa bệnh cũng nhƣ bảo vệ sức khoẻ. Đối với
thế giới thì có khoảng 80% dân số thế giới sử dụng toàn bộ hoặc một bộ phận
trên các loại dƣợc liệu. Tại Nigeria và hầu hết các nƣớc đang phát triển của thế
giới, ngƣời dân nông thôn và thành thị, có học thức hoặc mù chữ đều dựa rất
nhiều vào các chế phẩm của thảo dƣợc để điều trị nhiều loại bệnh mặc dù nền y
học hiện đại của họ rất phát triển.
Ngày nay, với sự ra đời của nhiều ngành hóa học, trong đó có ngành hoá
học các hợp chất thiên nhiên, đã góp phần to lớn vào việc nghiên cứu hoá học và
hoạt tính sinh học của dƣợc liệu nhằm phục vụ trong việc nghiên cứu các thành
phần hoá học, cũng nhƣ tác dụng chữa bệnh của dƣợc liệu trong y học cổ truyền,
qua đó góp phần sử dụng chúng có hiệu quả hơn.
Trong số các loài cây thảo, cây sống đời là một trong những loài đƣợc
nhân dân ta biết đến khá lâu và sử dụng phổ biến. Với khí hậu nƣớc ta ẩm ƣớt,
mƣa nhiều là điều kiện thuận lợi để cho cây sống đời sinh sống và phát triển. Bên
cạnh là một loại dƣợc liệu quý, nó còn là một loại tài nguyên tái tạo đƣợc.
Ở nƣớc ta cây sống đời phân bố rất rộng rãi nó mọc hoang dại ở đồi núi
hoặc đƣợc trồng làm cảnh ở các gia đình. Đây là loại cây vừa làm cảnh cho hoa
nở đẹp, vừa là cây thuốc chữa bệnh hằng ngày đơn giản và hiệu quả.
Cây sống đời có vị nhạt, chát, hơi chua, tính mát, có tác dụng giải độc,
tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ, chữa bỏng, đắp vết thƣơng, đắp
mắt đỏ sƣng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên
sống đời còn đƣợc dùng trị một số bệnh đƣờng ruột và bệnh nhiễm trùng khác
nhƣ viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu …
Nhiều nƣớc trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu sâu về thành phần hóa
học và công dụng chữa bệnh của cây sống đời từ rất sớm nhƣ Ấn Độ, Brazil,
2


Mỹ, Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về cây dƣợc liệu này còn hạn chế, hầu
nhƣ chƣa có những nghiên cứu mang tính hệ thống và khoa học. Các nghiên cứu

chỉ mới dừng ở bộ phận lá, trong khi toàn cây sống đời đều có giá trị làm dƣợc
liệu. Để góp phần làm phong phú nguồn tƣ liệu về loài cây sống đời, tạo cơ sở
khoa học để khai thác sử dụng hiệu quả nguồn dƣợc liệu này, em đã chọn đề tài
“Nghiên cứu xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết thân cây
sống đời tại Đà Nẵng”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
 Chiết tách và xác định thành phần hoá học một số dịch chiết thân cây sống
đời.
 Đóng góp vào nguồn thông tin, tƣ liệu khoa học về cấy sống đời, tạo cơ sở
khoa học phát huy những tác dụng chữa bệnh của nó.
2.2. Nhiệm vụ
 Xác định các thông số vật lí của nguyên liệu nhƣ độ ẩm, hàm lƣợng tro,
hàm lƣợng kim loại nặng.
 Lựa chọn dung môi chiết.
 Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chiết: thời gian, thể tích
dung môi chiết.
 Xây dựng quy trình chiết các hợp chất hoá học từ thân cây sống đời.
 Xác định thành phần hoá học, công thức cấu tạo của các hợp chất.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Thân cây sống đời tại Hoà Hiệp Bắc, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tƣ liệu, sách báo trong và ngoài nƣớc có
liên quan đến đề tài.
4.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
 Phƣơng pháp lấy mẫu, thu hái và xử lí mẫu.
3



 Phƣơng pháp phân tích trọng lƣợng để xác định độ ẩm trong nguyên liệu
tƣơi.
 Áp dụng phƣơng pháp phân huỷ mẫu phân tích để khảo sát hàm lƣợng tro.
 Phƣơng pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS) để xác định hàm lƣợng
các kim loại nặng trong thân sống đời.
 Khảo sát định tính một số hợp chất hữu cơ trong thân cây sống đời.
 Chiết bằng phƣơng pháp soxhlet với dung môi CH
3
OH.
 Chiết bằng phƣơng pháp chiết xuất lỏng-lỏng.
 Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS để xác định thời gian và
tỉ lệ rắn lỏng tối ƣu.
 Dùng phƣơng pháp sắc ki khí ghép khối phổ (GC-MS) nhằm phân tách và
xác định thành phần, định danh các hoạt chất chính trong các dịch chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách, xác định thành
phần hóa học của thân cây sống đời, góp phần khai thác sử dụng hiệu quả loại
cây dƣợc liệu cổ truyền này.
- Tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về cây sống đời ở Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Ứng dụng cây sống đời làm dƣợc liệu một cách khoa học, không chỉ dùng
hạn chế trong y học cổ truyền mà còn có thể mở rộng nghiên cứu nhiều hơn để
chế tạo các dạng thuốc chữa bệnh trong dƣợc phẩm.
- Giải thích một cách khoa học một số công dụng chữa bệnh theo kinh
nghiệm dân gian của cây sống đời.
- Mở rộng phạm vi khai thác cây sống đời, không chỉ có lá mà các bộ phận
khác của cây cũng có thể có tác dụng dƣợc lí.




4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TÊN GỌI, PHÂN LOẠI KHOA HỌC
1.1.1. Tên gọi
- Cây sống đời hay còn gọi là trƣờng sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp
sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn, thuốc bỏng [4].
- Tên khoa học: Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers. 1805 (CCVN, 1:967)
[4].
- Tên khác: Bryophyllum pinnata, Bryophyllum calicinum, Bryophyllum
germinans, Verea pinnata, Cotyledon calycina, Cotyledon calyculata, Cotyledon
pinnata, Cotyledon rhizophilla, Crassula pinnata, Crassula floripendia, Sedum
madagascariense [3], [8].
- Tên thƣờng gặp ở nhiều nơi khác: Air Plant, Coirama, Coirama-Branca,
Coirama-Brava, Folha-da-Costa, Folha da Costa, Hoja de aire, Paochecara,
Sayao, Saiao [8].
1.1.2. Phân loại khoa học
Giới : Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp : Magnoliopsida
Bộ : Saxifragales
Họ : Crassulaceae
Chi : Kalanchoe
Loài : K. pinnata
Có hơn 600 loài cây thuộc chi Bryophyllum hay Kalanchoe, họ
Crassulaceae nhƣng chỉ có Kalanchoe pinnata với lá hình bầu dục, rìa có răng
cƣa và hoa giống nhƣ cái lồng đèn là có dƣợc tính tốt. Ở Ấn Độ, Kalanchoe
pinnata còn đƣợc xem là “thiên thảo” vì có công dụng chữa trị đƣợc nhiều bệnh

[8].
1.2. PHÂN BỐ
Cây sống đƣợc trồng ở khắp nơi trong nƣớc ta để làm cảnh và làm thuốc.
Tại nhiều nƣớc khác cây cũng có mọc: Trung Quốc (các tỉnh Hoa Nam), Ấn Độ,
5


Philiphin, Malaixia, Inđônêxya, phía nam sa mạc Sahara, Madagasca, Ấn Độ, hải
đảo của Ấn Độ Dƣơng [4].
1.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
Cây thuộc thảo, cao chừng 0,6-1m. Lá mọc đối thành hình chữ thập. Lá dày,
có khi nguyên, có khi phân thành 3-5 thuỳ, phiến lá dài 5-15cm, rộng 2-10cm,
mép có răng cƣa to, mặt bóng, cuống lá dài 2,5-5cm, phía dƣới phát triển ẩn vào
thân cây. Cụm hoa mọc ở ngọn hay kẽ lá, màu
tím hồng hoặc đỏ, mọc rủ chúc xuống. Hoa nở
vào các tháng 2-5 quả đậu vào các tháng 3-6.
Cây ƣa sáng, nhu cầu nƣớc thấp có khả năng
chịu hạn, sinh sản vô tính bằng lá. Tốc độ sinh
trƣởng trung bình. Lá sống đời thay đổi 3 vị
trong ngày. Cây sống đời (Hình 1.1) dễ trồng,
là cây mọc hoang dã, chỉ cần bẻ hoặc cắt một
lá già cắm xuống đất là đƣợc.
Cây sống đời có vị nhạt, hơi chua chua,
chát chát, rất dễ uống khi ốm đau lại có tính
mát, rất tốt dùng trong tiêu thũng, chỉ thống,
sinh cơ. Sống đời còn dùng làm thuốc giải độc
và chữa bỏng [8], [9].
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY SỐNG ĐỜI
1.4.1. Thành phần hoá học
 P-coumaric acid.

 Ferulic acid.
 Syringic acid.
 Caffeic acid, citric acid, isocitric, malic acid.
 p-hydroxybenzoic acid.
 Flavnoids as quercetin, kaem pferol.
 Quercetin-3-diarabinoside.
Hình 1.1. Cây sống đời

6


 Kaempferol-3-glucoside.
 Quercetin-3-L-rhamnosido-L-arabino feranoside.
 η-Hentricontane.
 η-Tritriacontane.
 Sitosterol.
 Hai dẫn xuất của phenanhrene: 2-(9-decenyl) phenanhrene và 2
(undecenyl) phenanhrene.
 Bufadienolides-BryophyllinA (bryotoxin) (Supratman et al 2000);
Bryophyllin B; Bryophyllol; Bryophyllone; Bryophyllenone; Bryophynol
(Ram and Mehrotra, 2004).
 18 α oleanane.
 Ψ-Taraxasterol.
 α và β-amyrins.
 24-epiclerosterol [24(R) stigmasta-5,2-dien-3 β-ol].
 [24 (R)5 α-stigmasta-7, 25-dien-3 β ol].
 5 β stigmasta-24-en-3-β-ol và 25-methyl-5 α stigmasta-24-en-3β-ol và 25-
methyl-5 α ergost-24(28)-en-3β-ol.
 Hợp chất gây độc tế bào mạnh: Bersaldegenin-1,3,5-orthoacette (Ram và
Mehrotra, 2004).

 Glutamic acid là acid amin chính trong số 16 acid amin đƣợc phát hiện
trong protein lá sau khi thuỷ phân, còn methionine, tryrosine
phenylalanine thành phần của chúng rất ít [8].
Cấu trúc của một số hợp chất có trong cây sống đời đƣợc mô tả ở hình 1.2






1. Bryophyllin A R=CHO
2. Bryophyllin C R=CH
2
OH

3. Bryophyllin B

7
























8. Bryhpollenone
9. Brytoxin-A
4. Bryophollone
5. Bryophollol
6. Bryphynol
7. Bersaldegenin-1,3,5-orthoacetate
10. Bryotoxin B R1=CH
2
OH; R2=O
11. Bryotoxin C R1=CHO; R2=H
2

8























Hình 1.2. Cấu trúc của một số hợp chất có trong cây sống đời



















Acid cafeic
9


1.4.2. Nghiên cứu về dƣợc tính
 Thuốc bổ thảo dược: trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa hoc đã phát
hiện nguồn dồi dào các hợp chất của acid ascorbic, riboflavin, niacin và thiamine.
Acid ascorbic tự nhiên có ý nghĩa sống còn quá trình hoạt động của cơ thể, sự
hình thành các chất giữa các tế bào khắp cơ thể, bao gồm collagen, khối xƣơng
và men răng. Vì vậy, các biểu hiện lâm sàng của bệnh scurvy (một bệnh do thiếu
vitamin C - acid ascobic gây nên) đó là xuất huyết từ niêm mạc miệng, đƣờng
tiêu hóa, thiếu máu, đau ở các khớp có thể liên quan đến sự kết hợp của acid
ascorbic và sự trao đổi chất của các mô liên kết thông thƣờng. Chức năng này
của lƣợng acid ascorbic là nguyên nhân cho tác dụng chữa lành các vết thƣơng
của nó. Do đó, loại cây này đƣợc sử dụng trong y học thảo dƣợc để điều trị cảm
lạnh và các bệnh thông thƣờng nhƣ u nhọt do thời tiết. Trong một nghiên cứu về
thành phần thảo dƣợc chiết xuất của một số loại thảo mộc, nó thể hiện nhƣ thuốc
bổ để cải thiện hô hấp, hỗ trợ trong việc loại bỏ chất độc và cải thiện sức sống
nói chung [3], [7].
 Kháng Leishmanial hoạt động: bệnh nhiễm trùng gây ra bởi động vật
nguyên sinh của chi Leishmania, là một vấn đề y tế lớn trên toàn thế giới, đặc
biệt ở các nƣớc đang phát triển. Tỉ lệ mắc căn bệnh này tăng lên đáng kể, từ khi
có sự xuất hiện của AIDS. Trong khi không có một vacxin chủng ngừa nào, một
nhu cầu cấp thiết là thuốc có hiệu quả để thay thế, bổ sung cho những thuốc đang
sử dụng hiện hành [3], [7].

o LG Rocha trong một nghiên cứu về chiết xuất từ cây cho thấy rằng, một số
phân tử hoá học (coumarin, quercetin) có nguồn gốc thiên nhiên có hoạt tính
kháng leishmanial. Quercitrin, flavonoid là chịu trách nhiệm về hoạt động kháng
leishmanial của B. Pinnatum. Quercetin có cấu trúc loại aglycone cũng nhƣ một
đơn vị rhamnosyl liên kết ở C-3, quan trọng cho hoạt động antileishmanial.
o Da Silva nghiên cứu thành phần kháng leishmanial của ba flavanoids
(quercitrin, quercetin và afzelin) trong dịch chiết xuất từ lá trong thí nghiệm ở
chuột chống lại L. amastigotes amazonenis, và nhận thấy cách chữa trị bằng cách
uống hiệu quả hơn những cách khác.
10


o Các tác dụng bảo vệ của cây trong leishmaniasis không phải do ảnh hƣởng
trực tiếp trên ký sinh trùng mà là kích hoạt của phản ứng trung gian chuyển hoá
nitơ của các đại thực bào.
 Bảo vệ gan và thận: nƣớc ép của lá tƣơi đƣợc sử dụng rất hiệu quả để điều
trị vàng da ở khu vực Bundelkhand của Ấn Độ. Yadav nghiên cứu rằng, các dịch
chiết từ lá có hiệu quả hơn, khi đƣợc chiết xuất với ethanol. Các tác dụng bảo vệ
hiệu quả trong việc giảm gentamicin gây ra thận ở chuột, nó có thể bao gồm chất
chống oxy hóa và các hoạt động khử các gốc oxi hoá [3], [7].
 Hoạt động dược lí thần kinh học: lá cây sống đời đã đƣợc sử dụng từ năm
1921 trong y học cổ truyền, nhƣ là một chất chống loạn thần. Salahdeen cho
thấy, dung dịch nƣớc chiết xuất từ lá tác động lên thần kinh trung ƣơng. Tƣơng
tự nhƣ vậy, trong các bài kiểm tra ở ống khói, leo núi và các mặt phẳng nghiêng,
có giảm đáng kể của sự phối hợp và sự giảm trƣơng lực cơ ở động vật mà đƣợc
điều trị với dung dịch nƣớc trích xuất trong màng bụng. Kết quả cho thấy sự thay
đổi đáng kể trong những biểu hiện chung, giảm tỷ lệ tử vong tự phát, khả năng
giảm pentobarbitone trong thời gian ngủ [3], [7].
o Pal trong nghiên cứu của mình thấy rằng, tác động chống co giật của dung
dịch nƣớc chiết xuất lá giảm. Rƣợu đƣợc biết là có hiệu lực làm giảm ảnh hƣởng

liên quan đến dây thần kinh hạ nhiệt ở ngƣời và động vật có vú khác. Có thể vì
vậy mà tác dụng ức chế của dịch chiết bằng methanol với hoạt động thần kinh
trung ƣơng có thể là do tác động của methanol và một phần cho các thành phần
của lá sống đời với liều cao hơn .
o Bufadienolide đã đƣợc báo cáo là độc hại, và nó cũng tƣơng tự nhƣ ngộ
độc glycoside tim. Một số nghiên cứu cho thấy rằng độc tố bufadienolide đƣợc
thể hiện chủ yếu bằng ngộ độc cấp tính nhƣ hiệu ứng tim, bao gồm nhịp tim
chậm, block dẫn AV, nhịp nhanh ở tâm thất, rung thất và đột tử. Radford điều
tra rằng, giảm hoạt động thần kinh trung ƣơng của dung dịch nƣớc chiết xuất
bằng nƣớc có thể là do sự hiện diện của bufadienolide và thành phần khác hòa
tan trong dịch chiết.
11


 Hoạt động chống tác nhân gây đột biến: cây sống đời có khả năng kháng
histamine và chống dị ứng mạnh. Chiết xuất từ lá bằng ethanol cũng đã đƣợc báo
cáo đã cụ thể histamine (H1) đối kháng trong ileum, mạch ngoại biên và cơ phế
quản và bảo vệ chống lại các chất hóa học gây ra phản ứng phản vệ và tử vong
do chọn lọc thụ thể chặn histamine trong phổi. Quercetin-3-o--L-
--L-rhamnopyrano - side cho thấy hoạt động chống dị
ứng ở chuột. Obaseiki-et al Ebor điều tra rằng, lá chiết bằng dung môi hữu cơ đã
hoạt động ức chế đột biến gây ra bởi hoạt động của ethyl methanesulfonate
TA100 S. Typhimurium hoặc TA1002, cũng hoạt động chống lại tác động ngƣợc
gây ra bởi 4-nitrophenylenediamine-o và 2-  . Các
alkaloidal và phần acid trong dịch chiết không có hoạt động chống dị ứng đáng
kể [3], [7].
 Hoạt động chống loét: flavonoid, các chất chống oxy hóa mạnh tan trong
nƣớc và gốc tự do, ngăn chặn tổn thƣơng các tế bào bị oxi hoá, có hoạt động
chống ung thƣ mạnh mẽ. Supratman điều tra về hoạt động thúc đẩy chống u bƣớu
của bufadienolides tách ra từ lá sống đời và thấy rằng, bryophyllin A đã đánh dấu

sự ức chế nhất và bersaldegenin-3 acetate- hoạt động ít hơn. Bersaldegenin-1, 3,
5-orthoacetate ức chế sự tăng trƣởng của tế bào ung thƣ. Là chất chống oxy hóa,
flavonoids trong cây cung cấp cho hoạt động chống viêm và đƣợc sử dụng để
điều trị vết thƣơng, bỏng và các vết loét trong y học thảo dƣợc. Pal tiết lộ rằng,
một phần nhỏ chiết tách từ lá bằng methanol đƣợc tìm thấy có hoạt động chống
ung thƣ đáng kể. Các bài kiểm tra thử nghiệm ở chuột cho thấy, dịch chiết tạo ra
có tác động bảo vệ, chống lại các tổn thƣơng dạ dày gây ra bởi aspirin,
indomethacin, serotonin, reserpine, rƣợu và do căng thẳng, nó còn bảo vệ khỏi
viêm loét doaspirin ở chuột bị thắt môn vị và chống lại histamine, gây ra tổn
thƣơng tá tràng lợn guinea, tăng cƣờng đáng kể quá trình chữa bệnh cũng đã
đƣợc tìm thấy acid axetic trong dạ dày, gây ra tổn thƣơng mãn tính ở chuột.
Adesanwo trong nghiên cứu của mình, đã cho thấy giảm đáng kể trong tỉ lệ viêm
loét, và đó là cơ sở chứng minh histamine kích thích tiết axit dạ dày [3], [7].
12


 Hoạt động kháng khuẩn: với sự hiện diện của các hợp chất phenol chỉ ra
rằng, thực vật có hoạt động chống vi khuẩn. Ofokansi (2005) báo cáo rằng, cây
trồng có hiệu quả trong điều trị sốt thƣơng hàn và các bệnh nhiễm trùng do vi
khuẩn khác, đặc biệt là những loại sốt gây ra do S.aureus, E.coli, B.subtilis,
P.aeruginosa, K.aerogenes, K.pneumoniae và S. yphi. Trong nghiên cứu của ông,
hoạt động kháng khuẩn của chất chiết xuất từ methanol chống lại S.aureusi
ATCC 13.709, E.coli ATCC 9.637, Bacillus, P.aeroginosa và S.typhi sử dụng
phƣơng pháp khuếch tán thạch, cũng chống lại S.aureus, E. coli, S.typhi,
Klebsiella spp và P.aeruginosa. Những phát hiện này hỗ trợ việc sử dụng nó
trong điều trị nhau thai và rốn của trẻ sơ sinh, trong đó không chỉ chữa lành
nhanh chóng mà còn ngăn chặn sự hình thành của nhiễm trùng. Phân lập alkaloid
tinh khiết và các dẫn xuất tổng hợp của chúng, đƣợc sử dụng nhƣ là thuốc giảm
đau cơ bản, chống đột biến và nhiễm khuẩn diệt khuẩn. Obaseiki - Ebor điều tra
hoạt tính kháng khuẩn của nƣớc ép lá trong ống nghiệm chiết xuất ở 5% v/v đã

đƣợc tìm thấy để diệt khuẩn với một số vi khuẩn nhƣ B. subtilis, S.aureus,
S.pyogenes, S.faecalis, E.coli, Proteus spp, Klebsiella spp, Shigella spp,
Salmonella spp, S.marcescens và P.aeruginosa bao gồm cả phân lập lâm sàng
của những sinh vật này sở hữu nhiều tính kháng sinh. Schmitt cho thấy, hoạt tính
kháng khuẩn của nƣớc sắc từ lá, chống lại vi khuẩn gram dƣơng bằng phƣơng
pháp ống pha loãng [3], [7].
o Akinpelu trong một nghiên cứu thấy rằng, chiết xuất từ lá bằng methanol
60% ức chế sự tăng trƣởng của năm trong số tám vi khuẩn đƣợc sử dụng, ở nồng
độ 25mg/ml. B. subtilis, E.coli, P.vulgaris, S.dysentriae, S.aureus đã đƣợc tìm
thấy ức chế, trong khi K.pneumoniae, P.aeruginosa và C.albicans đã đƣợc tìm
thấy để chống lại hoạt động của dịch chiết.
 Hoạt động chống đái tháo đường : sự hiện diện của kẽm trong thực vật có
thể có nghĩa rằng, các cây có thể đóng vai trò quý giá trong việc kiểm soát bệnh
tiểu đƣờng, đó là kết quả của sự cố insulin. Ojewole đánh giá tác dụng
antinociceptive của dung dịch nƣớc của loại thảo dƣợc chiết xuất từ lá bởi các
'hot-plate' và 'acid axetic' các mô hình thử nghiệm ở cơn đau ở chuột. Tác dụng
13


chống viêm và chống đái tháo đƣờng của chiết xuất từ cây đã đƣợc nghiên cứu ở
chuột, sử dụng albumin trong trứng sống gây ra bàn đạp phù, và streptozotocin
gây ra đái tháo đƣờng. Các dung dịch nƣớc chiết xuất từ lá sản xuất đáng kể (P<
0,05 - 0,001) antinociceptive tác dụng chống nhiệt và chemicallyinduced kích
thích đau nociceptive ở chuột. Các chất flavonoid khác nhau, polyphenol,
phytosterol triterpenoids và thảo dƣợc đƣợc suy đoán là nguyên nhân của tác
dụng antinociceptive quan sát đƣợc, chống viêm và antidiabetic. Nó gây viêm và
chống hiệu ứng antinociceptive có lẽ bằng cách ức chế việc phát sinh, tổng hợp,
sản xuất cytokine và các chất trung gian, bao gồm: prostaglandin, histamine,
kinins polypeptid [3], [7].
 Tác động ức chế miễn dịch: các axit béo có thể phải chịu trách nhiệm cho

tác động ức chế miễn dịch của nó. RossiBergmann cho thấy rằng, dịch nƣớc
đƣợc chiết xuất từ lá gây ức chế đáng kể của tế bào trung gian và phản ứng miễn
dịch ở chuột. Các tế bào lá lách của động vật trƣớc khi đƣợc điều trị bằng dịch
chiết xuất từ cây cho thấy làm giảm khả năng sinh sản ứng với cả hai mitogen và
kháng nguyên trong ống nghiệm. Các invitro và các tuyến đƣờng chuyên để quản
trị hiệu quả nhất là bởi gần nhƣ hoàn toàn xoá bỏ các phản ứng DTH. Các tuyến
đƣờng intraperitoneal và uống giảm phản ứng bằng 73% và 47% điều khiển,
tƣơng ứng. Các phản ứng kháng thể cụ thể để ovalbumin cũng giảm đáng kể
bằng cách điều trị. Do đó, trích xuất dịch nƣớc của lá sở hữu hoạt động ức chế
miễn dịch [3], [7].
o Almeida et al trong một cuộc điều tra cũng cho thấy rằng, chất chiết xuất từ
lá ức chế sự gia tăng tế bào lympho invitro và invivo cho thấy hoạt động ức chế
miễn dịch. Từ một phần nhỏ dịch chiết tinh khiết bằng ethanol (KP12SA) mạnh
hơn hai mƣơi lần để ngăn chặn sự gia tăng tế bào lympho murine hơn dịch chiết
thô. Do đó, nó cung cấp bằng chứng cho thấy acid béo bão hòa có trong thảo mộc
đóng một vai trò quan trọng về phổ biến hạt nhân tế bào lympho, trong đó giải
thích tác dụng ức chế miễn dịch trong cơ thể.
 Hoạt động hạ huyết áp: loại thảo dƣợc này có tác dụng điều trị chứng
giảm huyết áp và kiểm soát cao huyết áp. Loài cây này thƣờng đƣợc sử dụng
14


trong tất cả các loại, và cấp độ của tăng huyết áp của một số Yorubas - phía tây
Nigeria. Canxi là nguyên tố nhiều nhất trong cây. Bình thƣờng nồng độ canxi
ngoại bào là cần thiết cho việc đông máu và cho sự toàn vẹn, chất xi măng nội
bào. Thành phần natri thấp của cây sống đời có thể là một lợi thế nhất do mối
quan hệ trực tiếp với lƣợng natri cao huyết áp của con ngƣời [3], [7].
o Ojewole đánh giá hiệu quả hạ huyết áp của chất chiết xuất từ lá. Tác dụng
của dịch chiết từ lá nƣớc và methanol đã đƣợc kiểm tra về áp lực máu động mạch
và nhịp tim của chuột bình thƣờng và tăng huyết áp một cách tự phát, sử dụng

các kỹ thuật xâm lấn và không xâm lấn. Cả hai chất chiết xuất từ doserelated,
giảm đáng kể áp lực máu trong động mạch và nhịp tim của chuột gây mê
normotensive và tăng huyết áp. Các hiệu ứng giảm huyết áp của chất chiết xuất
từ lá là rõ rệt hơn trong tăng huyết áp hơn so với huyết áp bình thƣờng ở chuột.
Các chất chiết xuất từ lá cũng đƣợc sản xuất phụ thuộc liều lƣợng, làm giảm
đáng kể trong tỷ lệ và cƣờng độ của các cơn co thắt của lợn guinea cô lập atria,
và ức chế sự kích thích điện trƣờng (ES), kích động, cũng nhƣ kali và chất chủ
vận thụ thể qua trung gian các loại thuốc gây co thắt của chuột bị cô lập dải
thoraxic động mạch chủ một cách không cụ thể. Cardiodepression và giãn mạch
sẽ xuất hiện để đóng góp đáng kể vào hiệu quả hạ huyết áp của các herb.
 Giảm đau, chống viêm và vết thương chữa bệnh hoạt động: thành phần
saponin cao quyết định cho việc sử dụng các chất chiết xuất để cầm máu và trong
điều trị vết thƣơng. Saponin có tính chất kết tủa và làm đông các tế bào máu đỏ.
Một số đặc điểm của saponin bao gồm hình thành xà phòng trong dung dịch
nƣớc, hoạt động tán huyết, thành phần cholesterol và vị đắng. Các thành phần có
hoạt tính dƣợc học cao chiết xuất từ lá sống đời nhƣ tanin có tính chất làm se,
đẩy nhanh việc chữa lành vết thƣơng và viêm màng nhầy. Đây có lẽ là lí do, giải
thích tại sao y học cổ truyền ở Đông nam Nigeria thƣờng sử dụng các thảo dƣợc
trong điều trị vết thƣơng và vết bỏng [3], [7].
o Dra Amalia điều tra các hoạt động chống viêm của các chất lỏng chiết xuất
của lá, chống phù nề gây ra bởi tảo carrageen ở chuột. Qua đó đã đƣợc xác nhận
rằng, các chất lỏng chiết xuất với 4,5% của tổng số chất rắn ở liều 100 mg/kg
15


trọng lƣợng có tác dụng chống viêm. Dung dịch nƣớc chiết xuất của lá sống đời
có thể chứng minh mạnh mẽ tiềm năng giảm đau tƣơng đƣơng trong một thời
gian và phụ thuộc vào cách thức để một steroid liều thuốc chống viêm không.
o Igwe điều tra rằng, các dung dịch nƣớc chiết xuất đƣợc devoid của các hiệu
ứng độc hại nghiêm trọng, làm tăng ngƣỡng chịu đau ở chuột bằng cách sử dụng

các tấm nóng hoặc các phƣơng pháp nhiệt, ức chế hoặc giảm
phenylbenzoquinone gây ra quằn quại bụng hoặc trải dài ở chuột ở liều lƣợng phù
hợp, và tạo ra hoạt động chống viêm kém hơn so với aspirin.
 Hoạt động độc hại vật lý, độc hại với nấm chống côn trùng: Alabi nghiên
cứu để đánh giá những tác động độc hại với nấm và độc tố thực vật của chiết
xuất trên các mầm bệnh nấm gây wilting trên cây cowpea, trồng ở Tây nam
Nigeria. Các chiết xuất làm giảm các bệnh nhiễm Rate (DIR) trong điều trị thực
vật. Sclerotium rolfsii sacc gây ra wilting từ 4 và 12% về giống cây đậu đũa điều
trị bằng chiết xuất cây trồng trong điều kiện lĩnh vực, trong khi khoảng 39,6% tỷ
lệ cây giống cây đậu đũa héo đã đƣợc quan sát dƣới sự kiểm soát thử nghiệm trên
các lô thí nghiệm tƣơng tự. Các chiết xuất tăng lên đáng kể chiều cao cây trồng,
thời hạn sử dụng, hàm lƣợng nƣớc tƣơng đối và nội dung chất diệp lục của cây
con trong mùa đậu đũa cả ƣớt và khô. Mặt khác, các chất chiết xuất giảm đáng kể
tỷ lệ thoát hơi nƣớc và khẩu độ khí khổng của cây đƣợc xử lý trong cả hai mùa.
Hơn nữa, ứng dụng của các chất chiết xuất từ các thực vật tăng cƣờng đáng kể
cowpea Leaf Area Index (LAI), số ngành và vỏ cho mỗi cây, tổng chất khô trên
cây, trọng lƣợng mỗi pod, 100 trọng lƣợng hạt và năng suất ngũ cốc trong mùa
cả hai. Các chiết xuất cũng ức chế sự phát hành của hiệu pháp chữa trị bằng ánh
sáng hiện hành từ các cây xử lý nhƣ vậy, việc duy trì tình trạng nƣớc của cây và
cũng có thể chữa trị bằng ánh sáng mà có thể đƣợc oxy hóa để giải phóng năng
lƣợng cần thiết cho sự tăng trƣởng có sẵn cho các cây đƣợc xử lí [3], [7].
 Mặt khác, cây sống đời đƣợc khuyến cáo là không đƣợc sử dụng trong thời
kì mang thai. Mặc dù không đƣợc hỗ trợ bởi các nghiên cứu lâm sàng, nhƣng nó
có truyền thống đƣợc sử dụng trong khi sinh con và có thể kích thích tử cung.
Đây cũng là điều mà các nhà khoa học hiện nay đang cố gắng nghiên cứu và tìm
16


biện pháp hữu hiệu để phát huy đặc tính này. Cũng bởi vì các hoạt động điều
miễn dịch, vì thế không nên sử dụng kinh niên cây sống đời trong thời gian dài,

hoặc với những ngƣời có hệ miễn dịch giảm.
1.5. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CÂY SỐNG ĐỜI
 Những loài khác nhau của cây sống đời đƣợc sử dụng nhiều trong y học tại
Đông Dƣơng và quần đảo Philippines. Lá và vỏ cây là thuốc bổ đắng, chất làm se
cho ruột, giảm đau, tống hơi trong ruột, hữu ích trong điều trị tiêu chảy và ói
mửa. Nó đƣợc dùng để chữa trị bên ngoài lẫn bên trong, điều trị cho tất cả các
loại đau và viêm, nhiễm vi khuẩn, virus và bệnh nấm, nhiễm trùng,
leishmaniasis, đau tai, nhiễm trùng hô hấp trên, viêm loét dạ dày, cảm cúm và sốt
[8], [11].
Cách dùng: Lá tƣơi giã nát đắp hoặc vắt lấy nƣớc bôi hàng ngày. Để uống trong,
dùng lá tƣơi (40g), rửa sạch, giã nát, vắt lấy nƣớc hoặc hoà nƣớc chín, lọc lấy
nƣớc cốt để uống.
Lá tƣơi giã nát, vắt lấy nƣớc, nhỏ vào tai chữa viêm tai giữa cấp tính. Cũng
nƣớc lá tƣơi, thêm rƣợu và đƣờng uống chữa bị đòn ngã, bị thƣơng thổ huyết.
Dùng trong, ngày 20 – 40g giã tƣơi, thêm nƣớc và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá
tƣơi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi.
 Ngoài ra, theo y học cổ truyền thì cây sống đời, chủ yếu là lá, đƣợc sử
dụng kháng sinh, chống nấm, chống ung thƣ, chống viêm, giảm đau, hạ huyết áp,
chống histamine và các hoạt động chống dị ứng [3], [4].
* Những ngƣời Creoles sử dụng lá rang nhẹ chữa bệnh ung thƣ, viêm, và
sốt. Việc kết hợp nƣớc ép lá sống đời với dầu dừa hoặc dầu andiroba và sau đó
chà xát nó trên trán cho chứng đau nửa đầu và nhức đầu.
* Đối với ngƣời dân bản địa Siona, đốt nóng lá và dùng chúng để bôi lên vết
bỏng hoặc loét da.
* Dọc theo Pastaza Rio tại Ecuador, ngƣời bản địa sử dụng nƣớc tách từ lá
cho xƣơng bị gãy và vết bầm tím bên trong. Các bộ lạc ở Amazon lấy nƣớc ép từ
lá tƣơi và trộn với sữa mẹ chữa đau tai. Tại Mexico và Nicaragua nó cũng đƣợc
dùng để thúc đẩy kinh nguyệt và hỗ trợ sinh con.
17



* Tại Peru, các bộ lạc bản địa kết hợp các lá này với aguardiente (rum mía)
và dùng hỗn hợp này để trị cho nhức đầu, họ ngâm lá và thân cây qua đêm trong
nƣớc lạnh và sau đó uống nó trị ợ nóng, niệu đạo, sốt và cho tất cả các loại bệnh
về đƣờng hô hấp. Thuốc sắc từ lá cũng đƣợc sử dụng trong bệnh động kinh.
* Ở Nigeria và các nƣớc Tây Phi khác, lá nhiều thịt của nó thƣờng đƣợc sử
dụng nhƣ là thảo dƣợc cho một loạt các rối loạn của con ngƣời, bao gồm: tăng
huyết áp, đái tháo đƣờng, vết bầm tím, vết thƣơng, bóng nƣớc, áp-xe, vết côn
trùng cắn, viêm khớp, thấp khớp, đau khớp, nhức đầu và cơ thể đau.
* Tại Việt Nam, trong y học cổ truyền, cây sống đời đƣợc sử dụng trong
một số bài thuốc nhƣ:
+ Chữa chấn thương do té ngã, đánh đập, bỏng do lửa hay nước sôi và
bỏng do nóng: dùng lá sống đời tƣơi giã nhuyễn đắp lên.
+ Viêm họng: ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá,
chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày.
+ Chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu: lấy một nắm
lá tƣơi (50g), vò lấy nƣớc uống hoặc sắc uống.
+ Mất sữa: sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời, ngƣời mất ngủ dùng đơn
này, thì giấc ngủ sẽ đến sớm.
+ Chữa kiết lị: lá sống đời, rau sam mỗi thứ 20g nhai nuốt nƣớc hay sắc
uống, hoặc mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá), ăn khoảng
5 ngày.
+ Giải rượu: ăn 10 lá sống đời, khoảng 10 phút có tác dụng giải rƣợu.
+ Chữa viêm xoang mũi: giã nát 2 lá sống đời lấy nƣớc thấm vào bông, nút
lỗ mũi bên viêm, ngày 4-5 lần, nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1
bên. Cách này còn dùng cho ngƣời bị chảy máu cam.
+ Chữa phong ngứa không rõ lý do: dùng lá sống đời, lá nghễ răm, lá ké,
lá bồ hòn, nấu nƣớc xông và tắm, dùng thêm lá ké đầu ngựa, sắc uống trong vài
ngày.
+ Trĩ nội: mỗi ngày dùng 10 lá sống đời (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá) nhai

nuốt bớt nƣớc, bã bỏ vào gạc vải, đắp lên hậu môn. Trƣớc khi đắp thuốc phải làm

×