Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu Luận: HOÀN THIỆN QUY CHẾ LƯƠNG THƯỞNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HODECO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.95 KB, 21 trang )

Tiểu Luận
HOÀN THIỆN QUY CHẾ
LƯƠNG THƯỞNG CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY
DỰNG HODECO TỈNH BÀ RỊA
VŨNG TÀU
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta biết, tiền lương và tiền thưởng là những khoản liên quan trực tiếp
đến lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động, và toàn xã hội, vì vậy cần thiết
phải có những quy tắc hướng dẫn cụ thể việc trả lương trả thưởng nhằm tạo mối quan hệ
hài hòa giữa các bên như quy chế trả lương.
Quy chế trả lương là văn bản quy định những nội dung, phương pháp hình thành,
sử dụng và phân phối quỹ tiền lương trong cơ quan, doanh nghiệp nhằm đảm bảo được
tính công bằng, tạo động lực trong trả lương, trả thưởng.
Một quy chế lương dựa trên yêu cầu, nguyên tắc của tổ chức tiền lương, thưởng,
công khai, minh bạch, đảm bảo tính công bằng trong trả lương, gắn tiền lương với kết
quả công việc sẽ tránh được xung đột, nâng cao năng suất lao động
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng quy chế
lương hoặc có một quy chế lương đảm bảo được các yêu cầu, nguyên tắc. Điều này có thể
vì nhiều nguyên nhân như: không có đội ngũ am hiểu về các nguyên tắc xây dựng quy
chế, hoặc cũng có thể qua thời gian, sự vận động thay đổi của thị trường hay của pháp
luật làm cho quy chế không còn phù hợp…
Công ty cổ phần đầu tư – Xây dựng HODECO là công ty được tách ra khỏi xí
nghiệp số 1 trong hệ thống công ty cổ phần phát triển nhà tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ năm
2011, cũng được xem như là một doanh nghiệp mới, công ty tiến hành xây dựng quy chế
lương thưởng vào năm thành lập. Tuy nhiên nhân thấy nội dung của quy chế hầu hết bám
sát luật Lao động, trình tự quy chế còn một số bất cập. Với kiến thức đã học em mạnh
dạn xây dựng lại quy chế trả lương cho quý công ty, việc này vừa tạo cho em ứng dụng
kiến thức đã học về tiền lương, trả lương, trả thưởng, phụ cấp, vận dụng vào thực tế, đồng
thời có thể giúp công ty tham khảo để tạo động lực làm việc cao cho nhân viên, trả lương


cho nhân viên phù hợp với sự vận động của thị trường và luật pháp. Đó là lý do em chọn
đề tài “HOÀN THIỆN QUY CHẾ LƯƠNG THƯỞNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ XÂY DỰNG HODECO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU”.
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HODECO TỈNH
BÀ RỊA VŨNG TÀU.
1. TÊN – ĐỊA CHỈ
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HODECO, viết tắt là I&C HODECO – là
công ty liên kết trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con – Công ty liên kết của Công ty Cổ
phần phát triền nhà Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Công ty được thành lập từ thánh 1 năm 2011 trên cơ sở chuyển đổi tách xí nghiệp
xây dựng số 1 từ công ty phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu thành lập năm 1994 thành
công ty cổ phần hoạt động độc lập theo luật doanh nghiệp năm 2005.
Tên tiếng Anh: HODECO INVESTMENT AND CONSTRUCTION JSC
Trụ sở chính: số 203 Lê Hồng Phong, Phường 8, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu.
Điện thoại: 064.3853518 Fax: 064.3584350
Email: Website: www.hodecoincon.com.vn
2. NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY
Năm 2011, công ty được chuyển đổi từ xí nghiệp số 1 với tổng số vốn điều lệ là
16.000.000.000 đồng.
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã không ngừng đầu tư thiết bị
máy móc, áp dụng các biện pháp công nghệ mới trong thi công xây lắp. Năng lực thi
công của công ty dần từng bước nâng cao theo nhu cầu phát triển của lĩnh vực xây dựng.
Thế mạnh về nhân lực của công ty: công ty có quy mô hoạt động khá lớn với 215
nhân viên đã ký hợp đồng lâu dài (trên một năm). Số lượng nhân viên này được phân
theo cấp trình độ CMKT. Ngoài ra, do đặc thù của ngành công ty còn có một lượng lao
động thời vụ khoảng gần 400 công nhân, tuy nhiên lượng lao động này không ổn định
3. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ THỊ TRƯỜNG
3.1. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
 Thi công và xây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, hệ thống cấp thoát

nước, hệ thống điện…
 Đầu tư và xây dựng dự án khu dân cư đô thị và công nghiệp
 Kinh doanh và sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất gạch Block bê tông nhẹ nhãn hiệu
HODECO I&C.
3.2. THỊ TRƯỜNG
Do đặc thù của ngành nghề, thị trường hoạt động chủ yếu của HODECO là trong
nước, cụ thể nhất là các công trình xây dựng tại miền nam.
3.3. SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
3.3.1. Các công trình đã hoàn thành
Trung tâm thương mại Vũng Tàu, Dự án lô B chung cư Nam Kỳ Khởi Nghĩa cao
18 tầng gồm 512 căn hộ, Khu nhà Sao Mai Bến Đình với 56 biệt thự và 70 căn nhà liên
kế, Tổ hợp chung cư 15 tầng thuộc Phường 7, Thành phố Vũng Tàu, Khu nhà ở đồi 2,
phường 10, thành phố Vũng Tàu, Khu nhà ở và tái định cư Bến Đình, Khu nhà ở đợt đầu
đô thị mới Phú Mỹ.
3.3.2. Các công trình đang tiến hành.
Khu nhà ở phía Tây đường 3/2 thành phố Vũng Tàu, Khu biệt thự đồi Ngọc Tước
II, Khu chung cư Lô A – 199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Siêu thị kết hợp chung cư 18 tầng khu
công nghiệp Phú Mỹ với 352 căn hộ.
3.3.3. Dự án sẽ tiến hành
Khu nhà ở Gò Sao, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Khu du lịch sinh thái –
Vũng Tàu Wonderland, Khu chung cư đường Thi Sách, Khu chung cư Bình Gia Residen,
Khu tiểu thủ công nghiệp và khu đô thị Phước Thắng, Nhà ở, khách sạn HODECO SEA
VILLAGE, Khu đô thị mới phường 12, thành phố Vũng Tàu.
4. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
4.1. Số cấp quản trị: Công ty có 3 cấp quản trị chính.
 Quản trị cấp doanh nghiệp gồm: Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên.
Ban kiểm soát.Tổng giám đốc.Phó Tổng giám đốc
 Quản trị cấp phòng ban gồm: Trưởng các phòng ban
 Quản trị cấp phân xưởng gồm: Trưởng các đội sản xuất.
4.2. Sơ đồ tổ chức

II.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG KỸ
THUẬT
PHÒNG DỰ
ÁN
PHÒNG HC -
NHÂN SỰ
5. ĐỊNH BIÊN NHÂN SỰ
5.1. Phân loại lao động theo trình độ.
Trình độ Số lượng Tỉ lệ %
Trên đại học 10 4,7
Đại học
69 32,1
Cao đẳng và trung cấp 115 53,5
Sơ cấp 18 8,4
Không đào tạo 3 1,3
Tổng cộng 215 100
5.2. Cơ cấu lao động trong các phòng ban
BỘ PHẬN
SỐ LƯỢNG CÁN BỘ CNVC
NAM NỮ TỔNG CỘNG

Phòng nhân sự 2 6 8
Phòng kinh doanh 14 15 29
Phòng kế toán 0 5 5
Phòng KH - KT 5 3 8
Phòng dự án 14 2 16
Văn thư 0 2 2
Tổ lái xe, Bảo vệ 18 0 18
Đội SX số 1 5 15 20
Đội SX số 2 8 4 12
Đội SX số 3 10 6 16
Đội SX số 4 27 51 78
Phục vụ 0 3 5
ĐỘI SẢN XUẤT
SỐ 4
ĐỘI SẢN XUẤT
SỐ 3
ĐỘI SẢN XUẤT
SỐ 2
ĐỘI SẢN XUẤT
SỐ 1
Tổng cộng
215
5.3. HỆ THỐNG DANH MỤC CHỨC DANH
CHỨC DANH SỐ LƯỢNG
Trên đại học
 Giám đốc 1
 Phó giám đốc 4
 Kế toán trưởng 1
 Trưởng phòng 4
Đại học

 Phó phòng
4
 Kỹ sư, kinh tế viên
chính 25
 Kỹ sư, kinh tế viên 40
Cao đẳng
Trung cấp
 Cán sự - kỹ thuật viên 113
 Văn thư 2
Sơ cấp
 Lái xe 5
 Bảo vệ 13
Không đào tạo  Phục vụ 3
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Quy chế trả lương, trả thưởng
Quy chế trả lương, trả thưởng là văn bản quy định những nội dung, nguyên tắc,
phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ tiền lương trong cơ quan, doanh
nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả lương, trả thưởng.
1.2. Nguồn hình thành quỹ lương
Nguồn hình thành quỹ lương là các nguồn tiền có được từ sản xuất kinh doanh và
các hoạt động khác gồm: quỹ tiền lương theo đơn giá, quỹ tiền lương bổ sung,quỹ tiền
lương ngoài đơn giá, quỹ tiền lương dự phòng dùng để trả lương cho lao động trong
doanh nghiệp. Xác định nguồn hình thành quỹ lương trong quy chế trả lương là xác định
tổng quỹ lương.
1.3. Phương pháp trả lương
Phương pháp trả lương là các hình thức trả lương được các doanh nghiệp lựa chọn
nhằm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chế độ tiền lương đối với người lao động.
1.3.1. Trả lương sản phẩm
Hình thức trả lương sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ

trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ hoàn thành.
Gồm các hình thức có các hình thức sau: Trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá
nhân, Trả lương theo sản phẩm tập thể, Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp,
Hình thức trả lương sản phẩm khoán, Trả lương sản phẩm có thưởng, Trả lương sản phẩm
lũy tiến.
1.3.2. Hình thức trả lương theo thời gian.
Trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực
tế của công nhân viên chức. Gồm có trả lương thời gian đơn giản và trả lương thời gian
có thưởng.
1.3.3. Kết hợp trả lương thời gian đơn giản và trả lương sản phẩm.
Phần lương trả theo thời gian và phần lương trả theo sản phẩm, doanh thu.
1.4. Các quy định của pháp luật về tiền lương
Tiền lương khi ngừng việc, Tiền lương cho các ngày nghĩ theo luật định, Trả lương
làm việc ban đêm, Trả lương khi làm thêm giờ, Trả lương khi làm ra sản phẩm xấu, Tiền
lương tạm đình chỉ công tác.
1.5. Tiền thưởng
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương. Cùng với tiền lương,
tiền thưởng góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao động. Được người sử
dụng lao động sử dụng như biện pháp khuyến khích vật chất có hiệu quả đối với người
lao động, nhằm tác động đến động cơ, thái độ, năng suất và hiệu quả làm việc của người
lao động.
1.6. Nguồn tiền thưởng
Nguồn tiền thưởng là nguồn tiền được xác định để trả thưởng cho các cá nhân, tập
thể và đơn vị có thành tích, hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Nguồn tiền thưởng từ
quỹ lương và nguồn tiền thưởng ngoài quỹ lương (từ các hoạt động khác).
1.7. Hình thức thưởng
Căn cứ vào yêu cầu sản xuất, công tác và nguồn tiền thưởng được xác định, đơn vị
có thể áp dụng các hình thức thưởng sau:
Thưởng hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản xuất, công tác. Thưởng
tăng năng suất lao động. Thưởng tiết kiệm vật tư. Thưởng sáng kiến, sáng chế. Thưởng

nâng cao chất lượng sản phẩm. Thưởng cho các ý tưởng sáng tạo chiến lược.
1.8. Thang bảng lương
Thang lương là hệ thống thước đo, dùng để đánh giá chất lượng lao động của các
laoij lao động cụ thể khác nhau, là bảng quy định một số bậc lương, mức độ đãi ngộ lao
động từ thấp đến cao, tương ứng với tiêu chuẩn cấp bậc nghề công nhân.
1.9. Phụ cấp
Phụ cấp là khoản tiền lương bổ sung cho lương cấp bậc, chức vụ, lương cấp hàm
khi điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có các yếu
tố không ổn định.
2. QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi áp dụng:
Quy chế này được áp dụng trong phạm vi thuộc quản lý của công ty Cổ phần đầu
tư và xây dựng HODECO tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy chế này áp dụng cho toàn bộ lao động quản lý, lao động làm việc theo hợp
đồng lao động, hợp đồng giao khoán trong công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng
HODECO tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Điều 2: Nguyên tắc trả lương, trả thưởng:
1. Việc phân phối tiền lương gắn liền với năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty và cá nhân người lao động theo đúng quy định nhà nước.
2. Trả lương, trả thưởng cho người lao động thực hiện theo nguyên tắc cơ bản là phân phối
theo lao động: trả lương căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng và mức độ
đóng góp của người lao động.
3. Khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên thì tiền lương của người lao động tăng lên theo
hiệu quả thực tế phù hợp với quỹ lương thực hiện được giám đốc phê duyệt.
Điều 3: Nguyên tắc sử dụng quỹ tiền lương thực hiện:
1. Quỹ tiền lương dùng để trả lương cho người lao động đang làm việc tại công ty, không sử
dụng quỹ tiền lương vào mục đích khác.

2. Tiền lương được trả trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn, phù hợp với kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Điều 4: Cơ sở xây dựng quy chế:
1. Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994. Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Bộ Luật lao động ngày 02/04/2002. Ngày 29/06/2006 và năm 2007.
2. Căn cứ Nghị định 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002 của Chính Phủ hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ Luật lao động về tiền lương.
3. Căn cứ quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2002 của Chính Phủ
quy định hệ thống thang bảng lương và phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.
4. Căn cứ Nghị định số 70/2011/NĐ – CP năm 2011 về quy định mức lương tối thiểu vùng
đối với lao động làm việc trong công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại,
hộ gia đình, cá nhân và cơ quan tổ chức thuê mướn lao động.
5. Căn cứ Thông tư 12/2003/TT – BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương
binh Xã hội hướng dẫn thực hiện nghị định 114/2002/NĐ – CP.
Căn cứ Thông tư 28/2007/TT – BLĐTBXH ngày 05/12/2007. Thông tư số
18/2008/TT – BLĐTBXH ngày 16/09/2008 sửa đổi bổ sung Thông tư 12/2003/TT –
BLĐTBXH ngày 30/5/2003.
6. Căn cứ Thông tư 23/2011/TT – BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 70/2011/NĐ
– CP năm 2011.
7. Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng
HODECO ngày 31/12/2010.
8. Căn cứ vào chức năng, quyền hạn của Giám đốc công ty.
CHƯƠNG II: NGUỒN HÌNH THÀNH QUỸ LƯƠNG VÀ SỬ DỤNG QUỸ
TIỀN LƯƠNG
Điều 5: Nguồn hình thành quỹ lương
1. Qũy lương kỳ kế hoạch được xác định căn cứ vào kế hoạch SXKD, các hoạt động SXKD,
dịch vụ của công ty.
2. Quỹ tiền lương có được ngoài các hoạt động SXKD chính của công ty.
3. Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
Điều 6: Sử dụng quỹ lương

1. Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động gồm lương chức danh công việc, lương
khoán và các khoản phụ cấp bằng 85% tổng quỹ lương.
2. Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất chất lượng cao, có
thành tích trong công tác bẳng 10% tổng quỹ lương.
3. Quỹ khuyến khích cho những người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi
bằng 1% tổng quỹ lương.
4. Quỹ tiền lương dự phòng cho năm sau bằng 4% tổng quỹ lương.
CHƯƠNG III: CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG
Điều 7: Kết cấu thu nhập tiền lương của người lao động:
ttiltiihqicbii
TTLPCTLTLTL
++++=
Trong đó:

cbi
TL
:
Tiền lương cơ bản của lao động i
.

hqi
TL
:
Tiền lương hiệu quả trả dựa trên kết quả thực hiện công việc, căn cứ vào hệ số
mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động i (
i
H
).

i

PC
:
Phụ cấp lương lao động i.

lti
TL
:
Tiền lương làm thêm trả cho người lao động khi làm thêm.

tti
T
:
Tiền thưởng cho lao động đạt thành tích cao trong lao động sản xuất.
Điều 8: Hình thức trả lương thời gian:
1. Áp dụng với các cấp quản lý, người lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, nhân
viên thừa hành phục vụ và một số chức danh khác không thể thực hiện trả lương sản
phẩm, trả lương khoán: lái xe, thủ kho, bảo vệ
2. Nhằm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, Công ty xây dựng chế độ lương thời
gian của người lao động gồm 2 phần:
iii
TLTLTL
21
+=
Trong đó:
-
i
TL
: tiền lương thời gian của lao động thứ i.
-
i

TL
1
: Tiền lương cứng: tiền lương trả theo hệ số chức danh công việc, hệ số phòng ban,
các hệ số phụ cấp (nếu có) và tiền lương tối thiểu của công ty kết hợp với ngày công làm
việc thực tế của lao động, được tính theo công thức.
( )
lvtt
cd
pbicvicdi
i
N
N
HHHTL
TL *
*
min
1
++
=
Với:

min
TL
: tiền lương tối thiểu do công ty xây dựng.

cd
H
: hệ số chức danh công việc (phụ lục 1)

pb

H
: hệ số phòng ban (phụ lục 1)

cv
N
: hệ số chức vụ của lao động thứ I đảm nhận (phụ lục 1)

cd
N
: ngày công chế độ.

lvtt
N
: ngày công làm việc thực tế của lao động thứ i.
-
i
TL
2
: Tiền lương mềm: tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp,
tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc.
hilvtti
hilvtti
cdt
i
kN
kN
FF
TL **
*
2



=
Với:

t
F
: Qũy tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương
thời gian.


=
icd
TLF
1

hi
k
: Hệ số tiền lương ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm
của công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc của lao động thứ i. (phụ lục 2)
Điều 9: Hình thức trả lương khoán
1. Do đặc thù của ngành nghề sản xuất, công ty xây dựng chế độ trả lương cho công nhân
làm việc trực tiếp ngoài công trường xây dựng theo hình thức lương khoán.
2. Mức lương khoán ngày dựa trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng, cấp bậc công việc, mức
độ hoàn thành và chất lượng của công việc.
3. Cách tính:
- Mức lương khoán cá nhân:
kkki
QĐGTL *
=

- Mức tiền lương khoán khi thực hiện công việc theo tập thể
biii
n
i
biii
k
ki
Khn
Khn
F
TL ***
**
1

=
=
Trong đó:

ki
TL
: tiền lương khoán của người thứ i.

k
F
: quỹ tiền lương khoán cho cả tập thể

i
n
: thời gian làm thực tế của người thứ i.


i
h
: hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i.


=
=
=
n
j
j
n
j
ij
i
đ
đ
h
1
min
1

bi
K
:Hệ số lương của lao động i.
- Các chức danh như Đốc công, Phó đốc công, Đội trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó, tiền lương
khoán thực lĩnh trong tháng được tính trên hệ số chức vụ:
( )
cvlvttngàyki
HNMLTL **

/
=
Điều 10: Trả lương đối với lao động giỏi:
1. Đối với những vị trí chuyên môn kỹ thuật đặc biệt giỏi cần tuyển dụng làm việc tại công
ty, giám đốc công ty sẽ quyết định mức lương hoặc có thể thỏa thuận căn cứ vị trí công
việc đảm nhận, khối lượng và hiệu quả công việc hoàn thành của từng cá nhân.
2. Đối với một số vị trí công việc chủ chốt hoặc lao động đặc biệt giỏi đang làm việc tại
công ty, căn cứ vào kết quả đóng góp cụ thể trong một thời gian nhất định, giám đốc
quyết định điều chỉnh hệ số lương chức danh công việc phù hợp với năng lực chuyên
môn và tinh thần trách nhiệm của từng người.
Điều 11: Trả lương làm thêm giờ
1. Trường hợp cá nhân, tập thể người lao động làm thêm giờ theo yêu cầu của công ty, phân
xưởng, rút ngắn thời gian thực hiện công việc thì được hưởng tiền lương làm thêm giờ
theo quy định của nhà nước.
2. Trả lương làm thêm giờ có hệ số như sau:
Điều kiện
Hệ số làm thêm
lt
K
(%)
Trường hợp
Không nghĩ

150 Làm thêm ngày thường
200 Làm thêm ngày nghĩ hàng tuần
300 Làm thêm ngày lễ, tết
Có nghĩ bù
50 Làm thêm ngày thường
100 Làm thêm ngày nghĩ hàng tuần
200 Làm thêm ngày lễ, têt…

3. Tiền lương làm thêm giờ đối với lao động hưởng lương thời gian xác định như sau:
ltltGlt
GKMLTL **
=
Lưu ý: Mức lương giờ bao gồm cả các khoản phụ cấp (nếu có).
4. Tiền lương làm thêm giờ đối với lao động làm việc hưởng lương khoán được xác định
như sau:
ltltkltk
QKĐGTL **
=
Với
lt
Q
: khối lượng công việc làm thêm
Điều 12: Trả lương làm đêm
1. Đối với lao động hưởng lương thời gian, tiền lương làm đêm được xác định như sau:
- Tiền lương làm việc vào ban đêm:

( )
lti
cđđcđđ
pcicdi
lti
G
GN
TLHH
TL *%130*
*
*
min


+
=

Trong đó:

cdi
H
: hệ số lương theo chức danh công việc của lao động thứ i.

pci
H
: Hệ số các khoản phụ cấp của lao động thứ i.

min
TL
: tiền lương tối thiểu của công ty.


N
,

G
: ngày/giờ làm việc chế độ.

lti
G
: giờ làm thêm của công nhân thứ i.
- Tiền lương làm thêm vào ban đêm:
ltdltgltd

GKMLTL **%130*
=
.
2. Đối với lao động làm công việc khoán, tiền lương làm đêm được xác định như sau:
a. Tiền lương làm việc vào ban đêm:
ldKld
QĐGTL *%130*
=
b. Tiền lương làm thêm vào ban đêm:
ltdltKltd
QKĐGTL **%130*
=
.
Điều 13: Trả lương cho các trường hợp nghĩ hưởng nguyên lương:
1. Người lao động nghĩ phép năm theo quy định của bộ luật lao động, được công ty cử đi
tham gia các lớp học, các buổi hội họp, lễ tết, bị tai nạn lao động đang điều trị thì được
hưởng 100% lương ngày làm việc bình thường theo kết quả sản xuất kinh doanh của công
ty.
2. Cách tính trả tiền lương tại khoản 1, 2, 3 như sau
( )
HPTL

pccd
HPTL
N
N
LHH
TL
,,,
min

,,,
*%100*
*

+
=
Trong đó:

HPTL
TL
,,,
: tiền lương những ngày lễ tết phép họp.

cd
H
: hệ số lương theo chức danh công việc.


pc
H
: tổng hệ số phụ cấp được hưởng khi nghĩ việc.

min
L
: tiền lương tối thiểu của công ty.


N
: ngày làm việc chế độ.


HPTL
N
,,,
: số ngày nghĩ lễ tết, phép, họp.
Điều 14: Trả lương đi học theo nguyện vọng cá nhân:
1. Người lao động có nguyện vọng đi học để nâng cao trình độ thì được hưởng 50% lương
của công ty trong những ngày đi học.
2. Cách tính trả như sau:
( )
%50**
*
min
h

pccd
h
N
N
LHH
TL

+
=
Điều 15: Trả lương ngừng việc:
1. Trường hợp người lao động ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì mỗi ngày
ngừng việc được trả đủ tiền lương của ngày làm việc bình thường.
2. Trường hợp người lao động ngừng việc do nguyên nhân khách quan như các sự cố về
điện, nước, thiên tai thì được hưởng 75% tiền lương ngày làm việc bình thường.
3. Trường hợp người lao động ngừng việc do lỗi của người lao động thì không được hưởng
lương, những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương

theo mức thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Cách tính trả lương ngừng việc như sau:
( )
NVNV

pccd
NV
KN
N
LHH
TL **
*
min

+
=
Trong đó:

NV
TL
: tiền lương trả cho người lao động những ngày ngừng việc.

NV
N
: số ngày ngừng việc.

NV
K
: tỷ lệ % tiền lương được hưởng trong những ngày ngừng việc.
Điều 16: Tiền lương trả cho người lao động bị tạm giữu tạm giam.

1. Người lao động bị tạm giữu, tạm giam do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động
giữa người lao động và người sử dụng lao động thì trong thời gian tạm giữ, tạm giam,
hàng tháng người lao động được công ty tạm ứng tiền lương với mức bằng 50% tiền
lương cơ bản của tháng trước liền kề.
2. Công thức tính trả lương tạm giữ, tạm giam:
( )
%50**
*
min
tgg

pccd
tgg
N
N
LHH
TL

+
=
3. Khi hết hạn tạm giữ, tạm giam, nếu do lỗi của người sử dụng lao động, công ty sẽ trả đủ
tiền lương cơ bản và đóng BHXH cho người lao động trong thời gian tạm giữ, tạm giam.
Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.
Nếu do lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng, thì cơ quan này phải trả cho người sử dụng lao
động số tiền đã tạm ứng cho người lao động, bồi thường cho người lao động số tiền
lương còn lại, tiền đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật trong thời gian bị
tạm giữu, tạm giam.
4. Người sử dụng lao động không phải tạm ứng tiền lương cho người lao động nếu như
người lao động bị tạm giữ, tạm giam do những vi phạm không liên quan đến quan hệ lao
động.

Điều 17: Tiền lương trả cho thời gian tạm đình chỉ công việc:
1. Người sử dụng có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động, thời gian đình chỉ
công việc không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không quá 3 tháng, trong thời
gian đó người lao động được tạm ứng 50% tiền lương cơ bản trước khi bị đình chỉ.
2. Cách tính trả tiền lương đình chỉ như sau:
( )
%50**
*
min
tdc

pccd
tdc
N
N
LHH
TL

+
=
Trong đó:

tdc
TL
: tiền lương tạm ứng khi bị đình chỉ công việc.

tdc
N
: số ngày người lao động bị tạm đình chỉ.
3. Hết hạn đình chỉ, người lao động được tiếp tục làm việc.

4. Nếu có lỗi mà bị xữ lý kỹ luật, người lao động không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.
5. Nếu người lao động không có lỗi thì Công ty phải trả đủ tiền lương cơ bản trong thời gian
tạm đình chỉ công việc.
Điều 18: Trả lương cho lao động trong thời gian thử việc:
1. Người lao động phải trãi qua thời gian thử việc tại Công ty trước khi ký hợp đồng làm
việc chính thức theo quy định của pháp luật.
2. Tiền lương trong thời gian thử việc là 75% tiền lương trả cho công việc người lao động
đảm nhận.
( )
%75**
min
LHHTL
pccdTV

+=
Điều 19: Trả lương đối với lao động học nghề, tập nghề:
1. Trong thời gian người lao động tham gia học nghề tại công ty, đặc biệt là tại các công
trường xây dựng mà trực tiếp tham gia công việc xây dựng thì được 70% tiền lương của
người làm cùng công việc đó.
2. Nếu kéo dài thời gian học nghề, tập nghề so với cam kết trong hợp đồng học nghề thì
người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo công việc cho người học nghề.
Điều 20: Trả lương cho nữ nghĩ thai sản, lao động đặc thù:
1. Cán bộ công nhân viên nữ nghĩ thai sản theo chế độ sinh con thứ nhất, con thứ hai, ngoài
chế độ hưởng lương BHXH chi trả còn hưởng 70% lương theo kết quả kinh doanh của
công ty.
TSCBCVTS
TTLTL *%70*
=
Trong đó:


TS
TL
: Tiền lương công ty trả cho cán bộ công nhân viên nữ trong thời kỳ thai sản.

CBCV
TL
: tiền lương tháng của CBCV cán bộ công nhân viên nữ đảm nhận.

TS
T
: số tháng thai sản lao động nữ nghĩ theo quy định.
2. Trường hợp các công trường có sử dụng lao động chưa thành niên thì phải trả lương bằng
với tiền lương của lao động thành niên cho cùng một công việc đảm nhận.
Điều 21: Tạm ứng tiền lương
1. Trường hợp bản thân hoặc gia đình người lao động gặp khó khăn thì người lao động được
tạm ứng một khoản tiền lương căn cứ vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động.
2. Khi người lao động phải tạm thời nghĩ việc để làm nghĩa vụ công dân từ một tuần trở lên
thì được tạm ứng tiền lương tương ứng với số tiền ngày tạm thời nghĩ việc.
Điều 22: Thanh toán tiền lương:
1. Tiền lương được thanh toán từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng .
2. Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng mà phía công ty đã
tìm mọi biện pháp để khắc phục nhưng không thể khăc phục được, công ty có thể trả
lương chậm hơn cho người lao động nhưng không chậm hơn một tháng. Nếu trả chậm
trên 15 ngày thì công ty sẽ đền bù bằng cách tính lãi theo lãi suất gửi tiết kiệm.
CHƯƠNG III: CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP
Điều 23: Phụ cấp chức vụ:
1. Áp dụng đối với các cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo trong Công ty.
2. Mức phụ cấp tùy vào từng chức vụ được tính hệ số theo phụ lục 1.
3. Cách tính trả phụ cấp chức vụ:

cvCV
HLPC *
min
=
Điều 24: Trả phụ cấp độc hại nguy hiểm:
1. Áp dụng cho công nhân kỹ thuật trực tiếp thi công tại công trường.
2. Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm từ 5% đên 50% tiền lương theo công việc người lao
động đảm nhận.
3. Cách tính phụ cấp độc hại nguy hiểm:
nhlvnh
cd
nh
HN
N
L
PC **
min
=
Trong đó:

nh
PC
: tiền phụ cấp khi làm việc trong môi trường nguy hiểm.

lvnh
N
: số ngày làm việc thực tế trong môi trường nguy hiểm của người lao động

nh
H

: hệ số phụ cấp độc hại nguy hiểm.
Điều 25: Phụ cấp thông tin liên lạc:
1. Áp dụng đối với các bộ phận, các chức danh của Công ty thường xuyên giao dịch với chủ
hàng.
2. Mức phụ cấp từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/ tháng. Mức phụ cấp này do giám đốc
Công ty quyết định cho từng đối tượng.
Điều 26: Phụ cấp ăn trưa:
1. Áp dụng đối với cán bộ công nhân viên chức và khối lao động gián tiếp trong Công ty.
2. Mức phụ cấp 600.000 đồng/tháng
Điều 27: Phụ cấp đi lại (tiền xăng xe):
1. Áp dụng đối với các bộ phận, chức danh của công ty thường xuyên giao dịch với chủ
hàng.
2. Mức phụ cấp từ 10 đến 20 lít xăng/ tháng. Mức phụ cấp do giám đốc Công ty quyết định
tùy vào từng đối tượng.
CHƯƠNG IV: CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG
Điều 28: Quy định về nâng bậc lương:
1. Định kỳ hằng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất kinh doanh, sau khi
tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở, công ty lập kế hoạch và tổ chức
nâng bậc lương cho người lao động làm việc trong công ty.
2. Căn cứ để nâng bậc lương đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn
cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận. Đối với viên chức chuyên môn nghiệp vụ,
nhân viên thừa hành phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và thâm niên làm việc
công ty.
3. Điều kiện xét nâng bậc lương
a. Thường xuyên hoàn thành tốt công việc được giao, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu
quả và thời gian làm việc.
b. Không trong thời gian bị thi hành kỹ luật.
Điều 29: Thời gian nâng bậc lương
1. Thời gian 2 năm đối với:
a. Người lao động có thời hạn giữ bậc lương ít nhất 2 năm đối với ngạch có hệ số mức

lương khởi điểm, hệ số thấp hơn 2,34.
b. Người lao động 2 năm liền đạt chiến sỹ thi đua.
c. Đối với lao động trực tiếp sản xuất, công ty cho đánh giá trình độ tay nghề, chất lượng
công việc hoàn thành, trình giám đốc xem xét nâng bậc lương cho người lao động.
2. Thời gian 3 năm đối với : Người lao động có thời hạn giữ bậc lương ít nhất 3 năm đối với
ngạch có hệ số mức lương khởi điểm từ 2,34 trở lên.
CHƯƠNG V: CHẾ ĐỘ TRẢ THƯỞNG
Điều 30: Nguồn hình thành quỹ thưởng:
1. Quỹ tiền thưởng trích từ quỹ lương:
Quỹ tền thưởng trích từ quỹ lương thực tế của công ty dựa trên báo cáo Quyết toán
tài chính hàng quý, năm và được HĐQT phê duyệt. Tỷ lệ trích thưởng từ quỹ lương là
10% tổng quỹ lương.
2. Tiền thưởng trích từ lợi nhuận:
Quỹ tiền thưởng hình thành từ lợi nhuận còn lại của Công ty sau khi đã hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Tỷ lệ trích thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận sau thuế
hằng năm của công ty, do HĐQT phê duyệt, giám đốc công ty ban hành quyết định.
Điều 31: Quy chế trả thưởng trích từ quỹ lương
1. Đối tượng thưởng:
a. Những cá nhân, tập thể có thành tích nỗi bật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,
phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh, cán bộ công nhân viên tham gia giải quyết các
dự án hoặc các chương trình trọng điểm.
b. Người lao động có năng suất vượt trội, tiết kiệm nguyên vật liệu.
2. Thời gian xét thưởng: 6 tháng 1 lần
3. Mức thưởng:
 Khối lao động quản lý và lao động gián tiếp không quá 1 tháng lương mà người lao động
hiện giữ.
 Khối lao động trực tiếp không quá 1 tháng lương bình quân của người lao động tính từ
đầu năm đến tháng xét thưởng.
Điều 32: Quy chế trả thưởng trích từ lợi nhuận:
1. Đối tượng thưởng:

a. Áp dụng cho cán bộ lãnh đạo và toàn bộ lao động trong công ty có thành tích nỗi bật,
hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, mang lại lợi nhuận
cho Công ty. Thực hiện tốt kỹ luật tài chính.
b. Người lao động đảm bảo chất lượng sản phẩm (thực hiện tốt các nguyên tắc của quá trình
xây dựng), đảm bảo mức tiêu hao vật tư.
2. Thời gian xét thưởng: thực hiện vào cuối năm.
3. Mức thưởng:
a. Phân hạng thành tích về mức hoàn thành công việc được giao:
STT HẠNG
Hệ số thưởng
( )
t
K
ĐIỀU KIỆN THƯỞNG
1 A 1,4
Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, điều kiện
thưởng được giao.
2 B 1.2
Hoàn thành chỉ tiêu và điều kiện thưởng
được giao.
3 C 1
Hoàn thành chỉ tiêu nhưng không thực
hiện đầy đủ điều kiện thưởng.
4 KK 0,3
Lao động vì lý do khách quan không đạt
thành tích xếp hạng nhưng không vi
phạm khuyết điểm.
b. Xác định quỹ lương chính của từng hạng dựa trên quỹ tiền thưởng.
hiCBBQihi
TTLF *

=
Trong đó:

hi
F
: quỹ lương chính hạng i

CBBQi
TL
: tiền lương cấp bậc bình quân của hạng i

hi
T
: số người thuộc hạng i.
c. Xác định quỹ lương quy đổi theo hệ số thưởng của từng hạng thành tích:
thiqdi
KFF *
=
d. Xác định quỹ tiền thưởng cho từng hạng:
qdi
qdi
TT
TTi
F
F
F
F *

=
e. Tiền thưởng cho từng cá nhân:

( )
lvttj
cd
pcjcdj
hi
TTi
j
N
N
LHH
F
F
TT *
*
*
min
+
=
CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 33: Trách nhiệm tổ chức thực hiện:
1. Hội đồng lương gồm: Giám đốc, phó Giám đốc, Trưởng phòng Hành chính – nhân sự,
Trưởng ban Lao động tiền lương, Trưởng phòng ban nghiệp vụ, có trách nhiệm tổ chức
xây dựng và thực hiện quy chế lương thưởng.
2. Bộ phận kế toán hàng tháng, quý căn cứ quy chế trả lương, thưởng, quyết định của giám
đốc để xác lập bảng lương, thưởng trả cho người lao động.
Điều 34: Bản quy chế này được đăng ký với sở Lao động Thương binh và Xã hội,
có hiệu lực từ ngày ban hành.
Điều 35: Trong quá trình thực hiện bản quy chế có thể sửa đổi bổ sung cho phù
hợp với các quy định của nhà nước và tình hình thực tế của công ty.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HODECO

GIÁM ĐỐC

×