Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Kỹ Năng Giao Tiếp Và Làm Việc Theo Nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.78 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
KỸ N ĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM
VIỆC THEO NHÓM


Contents
Câu 1: Từ những kiến thức về kỹ năng giao tiếp đã được học, em hãy nhận diện
những ưu điểm/hạn chế của bản thân trong việc thực hiện kỹ năng giao tiếp. Từ đó,
xây dựng kế hoạch cải thiện kỹ năng giao tiếp.........................................................3
1.Đặt vấn đề 3
2.Vai trò của giao tiếp 3
Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người.......................................................4
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội.............................................................4
Kỹ năng giao tiếp giúp mở rộng mối quan hệ....................................................5
Kỹ năng giao tiếp giúp phối hợp hành động......................................................5
Giao tiếp giúp hình thành, phát triển nhân cách................................................5
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp – chìa khóa gắn kết quan hệ.................5
3.Các phương tiện giao tiếp
5
3.1. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ..........................................................6
tàingữ......................................................8
:1
3.2. Các phương tiện giao tiếp Đề
phi ngôn
4. Các nguyên tắc giao tiếp15
4.1 Khái niệm...................................................................................................15
họccơ phần
:7000002
4.2. Các nguyên tắc Mã


giao tiếp
bản................................................................15
4.3. Những nguyên tắc trong truyền đạt thông tin giữa các chủ thể giao tiếp..........16
4.4. Các nguyên tắc để thành công trong giao tiếp...........................................17
5. Chuẩn mực giao tiếp xã hội 18
5.1. Khái niệm..................................................................................................18
5.2. Các
chuẩn
giaoVũ
tiếpAnh
xã hội.................................................................18
Sinh
viên
thựcmực
hiện:
Quân
6.Kết luận
19
CâuMã
2: Đặt
tình huống
trong vai một sinh viên tham gia lớp học mới (chưa quen
số sinh
viên:1821051009
với ai), em hãy chỉ ra cách thức làm quen với một bạn mới...................................22

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thị Thanh Trâm
2

Hà Nội, 2021



1. Câu 1: Từ những kiến thức về kỹ năng giao tiếp đã được học, em hãy nhận
diện những ưu điểm/hạn chế của bản thân trong việc thực hiện kỹ năng
giao tiếp. Từ đó, xây dựng kế hoạch cải thiện kỹ năng giao tiếp.
1.Đặt vấn đề
Có một câu nói mà người đời đi trước đã truyền lại và chắc chắn vẫn là một
bài học giá trị đến ngàn đời sau, đó là : “học ăn, học nói, học gói, học mở” . Nhưng
thật khơng may có nhiều người nghĩ rằng giao tiếp là một chuyện đương nhiên mà
không cần học hành chúng ta vẫn có thể làm tốt. Và với những suy nghĩ đã dẫn đến
những tình huống mâu thuẫn, xung đột khơng đáng có, mình nói rất nhiều nhưng
người khác khơng hiểu ý, những điều mình nghĩ trong lịng và những điều nói ra
miệng khơng trùng khớp với nhau…
Giao tiếp là hoạt động diễn ra thường nhật, mọi lúc mọi nơi, mọi lĩnh vực.
Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có mối quan hệ rộng rãi, dễ dàng thăng tiến,…
Trong thế kỷ 21, thời đại 4.0 hiện nay, kỹ năng giao tiếp lại càng cần thiết. Tuy
nhiên, nhiều người vẫn coi thường, chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của kỹ năng
giao tiếp.
Muốn hiểu rõ được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp tước tiên ta phải
kiểu được kỹ năng giao tiếp là gì. Như Les Brown đã từng nói:
“Kỹ năng giao tiếp là một cơng cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục
tiêu, dù là gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn”
Thật vậy, dù là một giáo viên giỏi, nếu không biết cách giao tiếp, truyền đạt
ý tưởng với học sinh, bạn cũng không được đánh giá cao. Là một người quản lý,
nếu không biết cách diễn đạt với cấp trên, kết nối với cấp dưới, bạn cũng không thể
thành công. Là một người kinh doanh, nếu không biết giao tiếp, bạn sẽ khơng thể
bán được nhiều hàng,… Có thể thấy, tất cả mọi người, mọi lĩnh vực đều cần tới
giao tiếp.
2.Vai trò của giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng sống quan trọng nhất trong cuộc

đời mỗi người từ học sinh – sinh viên, người đi làm, chủ doanh nghiệp, bà nội trợ,
đến ông bà, cha mẹ, mọi đối tượng cần có kỹ năng giao tiếp khéo, ứng xử hiệu quả
3


trong các tình huống của cuộc sống, và xã hội. Khi giao tiếp với khách hàng cần ăn
nói khéo, và thuyết phục, khi nói chuyện với người lớn tuổi cần ăn nói lễ phép, lịch
sự, khi giao tiếp xây dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cần sự trung thực,
thẳng thắn…Vì vậy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa thành
cơng.
Bên cạnh đó, khi giao tiếp tốt sẽ làm vị thế của Bạn trong mắt người khác
tăng lên. Từ đó những lời mà bản thân phát ngơn ra ln có trọng lượng với mọi
người và ít khi bị rơi vào trường hợp người khác bằng mặt mà bằng lịng với mình.
Hơn thế nữa, nếu biết cách nắm bắt được tâm lý của những người tiếp xúc, chúng
ta sẽ chủ động điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với những câu chuyện trao đổi và
luôn làm cho người đối diện cảm thấy gần gũi vì những vấn đề của họ luôn được
quan tâm trong quá trình giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách ứng xử ,
đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp
hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ
năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng
này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ
năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ
năng giao tiếp tốt địi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào
mọi hồn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình
Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người
Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của mỗi người ngay từ khi sinh ra cho tới khi
mất đi. Một đứa trẻ dù chưa biết nói nhưng biết cất tiếng khóc, cười nói để giao
tiếp. Khóc để cho bố mẹ biết mình đói, khóc để cho bố mẹ biết mình cần gì,…
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội

Nếu khơng có giao tiếp, hãy tưởng tượng con người sẽ phát triển thế nào, xã
hội sẽ ra sao. Xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Ở đó,
con người kết nối với nhau thông qua giao tiếp. Giao tiếp là cơ thể của sự tồn tại,
phát triển của con người trong học tập, công việc và cuộc sống.

4


Kỹ năng giao tiếp giúp mở rộng mối quan hệ
Khi biết cách giao tiếp, giao lưu học hỏi, mỗi người sẽ tự mở rộng mối quan hệ
cho mình. Điều này tạo cơ sở để phát triển sự nghiệp, duy trì cuộc sống. Không
giao tiếp, bị cô lập là một trong những điều đáng sợ nhất. Hàng ngày dù muốn hay
không chúng ta đều phải giao tiếp với người khác . Nhưng có rất nhiều người chủ
quan khi giao tiếp, cụ thể là không chú trọng trong việc tạo thiện cảm thậm chí
cịn để rất nhiều thói quen xấu làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp giúp phối hợp hành động
Một tổ chức, tập thể muốn tồn tại, hoạt động thống nhất rất cần giao tiếp.
Nhờ giao tiếp, mỗi người hiểu được yêu cầu, mong muốn của người khác, mục
đích chung của nhóm. Trên cơ sở đó, mọi người sẽ cùng phối hợp với nhau để hoạt
động nhằm đạt mục đích chung
Giao tiếp giúp hình thành, phát triển nhân cách
Thơng qua giao tiếp, con người sẽ lĩnh hội được nền văn hóa, đạo đức,
chuẩn mực xã hội. Các tiêu chuẩn đạo đức như tinh thần trách nhiệm, lịng vị tha,
bao dung,… cũng được hình thành. Cũng qua giao tiếp, mỗi người sẽ tự nhận thức,
đánh giá được bản thân trên cơ sở nhận thức, đánh giá người khác. Từ đó, mỗi
người sẽ biết cách tự điều chỉnh để hồn thiện bản thân mình.
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp – chìa khóa gắn kết quan hệ
Trong gia đình hay ra ngồi xã hội, mỗi cá nhân đều cần tự trang bị cho
mình kỹ năng giao tiếp. Cha mẹ cần kỹ năng giao tiếp để thấu hiểu con cái, chia sẻ,
đồng cảm với thế hệ trẻ. Con cái cần kỹ năng giao tiếp để truyền đạt mong muốn

của mình với cha mẹ. Bạn bè, đồng nghiệp cần giao tiếp tốt để hiểu nhau, hỗ trợ
nhau tốt hơn,….
3.Các phương tiện giao tiếp
Để thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp ta không thể không kể kể các phương tiện
giao tiếp. Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà con người dùng để thể
hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ và những biểu hiện khác của mình trong quá
5


trình giao tiếp. Có thể chia các phương tiện giao tiếp thành hai nhóm chính là ngơn
ngữ và phi ngơn ngữ. Hai phương tiện này thường song hành và bổ sung cho nhau
3.1. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là loại phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngơn
ngữ, chúng ta có thể truyền đi một cách chính xác bất kỳ một loại thơng tin hay
diễn tả đúng tâm trạng, tình cảm hoặc miêu tả cụ thể hành động, sự vật.
Ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp bao gồm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ
viết. Nội dung của ngơn ngữ (ngơn từ) có hai khía cạnh: khách quan và chủ quan.
Khía cạnh khách quan biểu hiện ở chỗ, từ ln có nghĩa xác định, không phụ
thuộc vào ý muốn của chúng ta. Mỗi từ hoặc cụm từ được dùng để chỉ một hoặc
một loại sự vật hiện tượng nào đó. Cũng có trường hợp một từ có thể có vài nghĩa
khác nhau, song trong một tình huống cụ thể nó thường được dùng với một nghĩa
xác định. Nói cách khác, ở một mức độ nào đó, ngơn từ của con người cịn mang
tính tình huống. Cho nên, nếu khơng nắm được tình huống giao tiếp, chúng ta có
thể hiểu sai lời của người khác.
Khía cạnh chủ quan trong nội dung của ngôn từ được thể hiện ở chỗ, ngôn từ
được dùng để truyền tải ý của người nói, tức là ý cá nhân, nhiều khi ý này không
trùng với “nghĩa thật’ của từ, của câu mà người nói dùng. Có thể, cùng một từ, một
câu có thể gây ra những phản ứng, những cảm xúc không giống nhau ở những
người khác nhau. Trong giao tiếp, hiểu được ý cá nhân là cơ sở của sự hiểu biết lẫn
nhau, sự đồng cảm giữa các chủ thể. Ví dụ:

"Em bảo anh đi đi,
Sao anh khơng đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh lại về ngay?
(Nữ thi sĩ Armenia Silva Kaputikian.)
Trong giao tiếp bằng ngơn ngữ nói, việc phát âm chuẩn, giọng nói, tốc độ
đều có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của quá trình giao tiếp.
Để giao tiếp hiệu quả, người nói phát âm phải chuẩn, âm lượng phải đủ nghe, nếu
khơng sẽ gây khó khăn cho người nghe trong việc hiểu ý nghĩa của lời nói, thậm
chí là hiểu sai hoặc khơng hiểu được, đặc biệt trong trường hợp người nói và người
nghe tiếp xúc với nhau lần đầu.
6


Giọng nói thường phản ánh một cách chân thật cảm xúc, tình cảm của người
nói, nên có sức truyền cảm to lớn. Kết quả nghiên cứu của Allan Pease và Albert
Melrabian (Mỹ), trong giao tiếp, để tiếp thu được 100% thơng tin nào đó thì 7%
nhờ vào nội dung thơng tin, 38% nhờ vào giọng nói của người truyền thơng tin,
còn lại 55% là nhờ cử chỉ, điệu bộ của người truyền tin.
Trong khi nói, tốc độ, nhịp độ, cách nhấn giọng cũng có ý nghĩa quan trọng.
Tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể mà nên nói nhanh hay chậm. Nếu nói nhanh quá
sẽ làm cho người nghe khó theo dõi, cịn nói chậm q thì dễ làm người nghe buồn
chán. Về nhịp độ, nên nói lúc trầm, lúc bổng, có điểm nhấn thì mới hấp dẫn người
nghe.
Giọng nói, tốc độ, nhịp độ nói của mỗi người bị chi phối nhiều bởi những
đặc điểm về giới tính, cấu tạo thanh quản của người đó, mơi trường ngơn ngữ bao
quanh họ từ khi cịn nhỏ, nhưng sự rèn luyện cũng có ý nghĩa quan trọng giúp mỗi
người tự tin hơn trong giao tiếp.
Phong cách ngôn ngữ được thể hiện qua lời nói, lối viết, tức là cách dùng từ
ngữ để diễn đạt ý trong giao tiếp. Có nhiều phong cách ngơn ngữ khác nhau, tuỳ

theo tình huống giao tiếp mà chúng ta lựa chọn phong cách ngôn ngữ cho phù hợp.
Lối nói/viết thẳng là nói, viết thẳng ý nghĩ của mình, cái mình muốn, mình
cần, mình biết, khơng quanh co, vịng vèo. Lối nói này tiết kiệm thời gian, người
nghe nhanh chóng hiểu được ý của người nói, đảm bảo tính chính xác của thơng
tin. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, nói thẳng làm người nghe khó chịu, khó
chấp nhận nhất là khi thơng tin đó là điều khơng được mong đợi. Lối nói thẳng
thường được dùng nhiều trong giao tiếp giữa người thân trong gia đình, bạn bè
thân mật, trong tình huống cần sự kiên quyết.
Trong giao tiếp chính thức, trong các mối quan hệ xã giao thông thường,
người ta sử dụng lối nói lịch sự và lối nói ẩn ý. Lối nói lịch sự, người ta sử dụng
ngơn từ tình thái với các động từ, mệnh đề tình cảm để biểu lộ các cảm nghĩ, thái
độ một cách nhã nhặn, lịch thiệp.
Nhiều khi có những điều muốn nói nhưng khơng tiện nói ra nên người ta
dùng lối nói ẩn ý, tức là nói một điều khác hàm chứa điều muốn nói để làm người
nghe nghĩ đến điều đó. Lối nói ẩn ý là lối nói nhẹ nhàng tế nhị, khéo léo, địi hỏi
một sự tinh tế ở người nói, người nghe. Đôi khi, người nghe không hiểu được ẩn ý
của người nói, hoặc hiểu nhưng muốn lảng tránh nên giả vờ không hiểu.
7


Có những người đưa chuyện vui/buồn, chuyện tốt/xấu, thiếu sót, lỗi lầm,
thậm chí cả những khuyết tật bẩm sinh của người khác ra để đàm tiếu, chế giễu với
thái độ thiếu thiện chí, đó là lối nói/viết mỉa mai, châm chọc. Đây là một thói xấu,
nó khơng đem lại điều gì tốt đẹp mà chỉ đem đến sự hận thù, xa lánh của người
xung quanh.
Lối nói/viết hài hước: sử dụng các câu chuyện vui, câu nói vui, tạo khơng
khí vui vẻ.
3.2. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Trong giao tiếp, nếu chỉ dùng lời nói thì khơng đủ và đơn điệu, thậm chí đơi
khi cịn khó hiểu. Người ta hiểu nhau một phần thơng qua nội dung lời nói, một

phần quan trọng khác (55%) là thông qua các phương tiện phi ngơn ngữ. Vì vậy,
chúng ta cần phải nắm được những nguyên tắc, ý nghĩa khi sử dụng phương tiện
này.
Ánh mắt được ví là cửa sổ tâm hồn, nó phản ánh tâm trạng, cảm xúc, tình
cảm vui, buồn, tức giận, sợ hãi, lo lắng hay yên tâm của con người. Sử dụng “ngôn
ngữ của đôi mắt” làm cho cuộc giao tiếp thêm cởi mở, chuyển tải được sự thích
thú, chú tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy của người nói đến người tiếp nhận. Ánh
mắt cịn có thể thay thế lời nói trong những điều kiện, hồn cảnh người ta khơng
cần hay khơng thể nói. Để sử dụng ánh mắt có hiệu quả, cần chú ý một số điểm sau:
Nhìn thẳng vào người đối thoại với cái nhìn tự nhiên, nhẹ nhàng như bao
quát toàn bộ con người họ chứ khơng nên nhìn vào một điểm nào đó trên khn
mặt của họ.
Khơng nhìn chằm chằm vào người khác: Nếu ta nhìn chằm chằm vào một
người nào đó họ sẽ cảm thấy lo lắng, khó chịu, tựa như họ có một sai sót, một điểm
gì đó khơng bình thường và đang bị người khác soi mói.
Khơng nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt hoặc không thèm
để ý.
Khơng đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm: Trong giao tiếp
xã giao, những hành động này thường được xem là biểu hiện đặc trưng của những
con người khơng đường hồng, thậm chí của kẻ xảo trá, thâm độc, gian hùng. Vì
vậy, khi đang trị chuyện với một người mà muốn di chuyển mắt nhìn sang một
người khác hoặc một sự vật khác thì bạn hãy làm điều đó một cách từ từ, nhẹ
nhàng.
8


Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác, đặc biệt là
người khác giới.
Nét mặt thể hiện nhiều nhất các tín hiệu giao tiếp phi ngơn ngữ và là kênh
thơng tin rõ ràng, quan trọng để có thể nắm bắt được tâm lý của người giao tiếp với

mình. Ở mỗi nền văn hóa, các tín hiệu giao tiếp phi ngơn ngữ có thể khác nhau
nhưng nét mặt với các biểu hiện đặc trưng như giận dữ, hạnh phúc, buồn rầu, đồng
ý, hoảng sợ… đều giống nhau.
Những biểu cảm khác nhau qua nét mặt là do những sự kết hợp khác nhau
về vị trí của mắt, mơi, mí mắt và lông mày quy định. Vui mừng làm cho nét mặt
giãn ra, sợ hãi làm cho nét mặt co lại. Nét mặt cịn cho ta biết ít nhiều về cá tính
con người. Người vơ tư, lạc quan, u đời thì nét mặt thường vui vẻ; người vất vả,
phải lo nghĩ nhiều thì vẻ mặt thường căng thẳng, trầm tư. Người có nét mặt đầy
đặn thường được cho rằng là có tính hào phóng, “sống có hậu”. Người có nét mặt
cau có thường là người ngun tắc, khơ khan…
Nụ cười được xem như là một cách nói, là sứ giả đầu tiên trong giao tiếp. Nụ cười
không chỉ biểu hiện thái độ, tình cảm của con người mà cả những nét tính cách
nhất định của họ nữa. Thực tế cho thấy, nụ cười chẳng những đem lại cho người
khác cảm giác thoải mái, tự tin mà cịn là tín hiệu của sự tốt lành, của tình hữu hảo
và sự chân thành. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Kiểu
cười tốt nhất, phù hợp với mọi tình huống giao tiếp đó là cười mỉm và nên cười đúng
lúc, đúng chỗ, có thẩm mỹ, có suy nghĩ.
Trang phục: Việc ăn mặc không những thể hiện khiếu thẩm mỹ, văn hố
giao tiếp mà cịn thể hiện thái độ của chúng ta với người khác và công việc.
Trang phục có nhiều chủng loại, kiểu dáng, màu sắc song chúng ta nên mặc
phù hợp theo từng hoàn cảnh (dã ngoại, du lịch, dạ hội, cơng sở, lao động ngồi
trời, nghi lễ…), theo mùa, theo sở thích cá nhân, đặc điểm của địa phương và dân
tộc. Dù trường hợp nào, trang phục đều phải sạch sẽ, chỉnh tề, không nhăn nhúm,
phù hợp với khổ người, màu da, khuôn mặt không chỉ về kích thước mà cịn về
màu sắc, hoa văn và kiểu dáng.
Trang điểm và trang sức
Trang sức (nhẫn, vòng, đồng hồ, kính mát…) là một phần khơng thể thiếu
trong nghệ thuật giao tiếp. Thông thường đối với nữ giới, trang sức luôn đi đôi với
trang phục. Giá trị của trang sức không gắn liền với giá trị của con người mà chính
9



cách dùng trang sức hợp lý, có tính mỹ thuật làm tăng thêm giá trị của món trang
sức đó và tơn lên nét văn hóa của người sử dụng.
Dùng đồ trang sức phải thích hợp với độ tuổi, mẫu người, màu da, trang
phục cũng như cách trang điểm của từng khn mặt, tùy theo thời điểm và hồn
cảnh mơi trường.
Nữ giới nên trang điểm khi tiếp khách nhưng không nên đậm và loè loẹt, dễ
bị đánh giá là thiếu nghiêm túc.
Tư thế, động tác và cử chỉ
Tư thế được xem như là cái khung cho hình ảnh của chúng ta và được xem
có vai trị quan trọng trong giao tiếp. Một người có vẻ bề ngồi đẹp, cơ thể khoẻ
mạnh nhưng tư thế khơng đàng hồng thì vẻ đẹp đó cũng kém phần giá trị. Trong
giao tiếp, có ba tư thế chủ yếu: đi, đứng và ngồi.
Tư thế đi đẹp là đi nhanh, nhẹ nhàng; đầu ngẩng cao; ngực hơi ưỡn ra phía
trước một chút. Tư thế đi này khơng những chứng tỏ đó là con người tự tin, năng
động, giàu nghị lực, đang hướng đến những công việc quan trọng, mà cịn góp
phần tạo nên những phẩm chất đó.
Tư thế đứng đẹp là tư thế đứng thẳng người; ngẩng cao đầu; vai khơng nhơ
ra phía trước, ngực thẳng; hai tay bng xi tự nhiên, lịng bàn tay hướng vào
trong, ngón tay giữa hơi chạm vào quần; nhìn một bên từ mép tai cho đến mắt cá
chân phải là một đường thẳng. Tư thế đứng như vậy sẽ làm cho người khác cảm
thấy chúng ta là một con người đàng hồng, tự tin và phóng khống. Khơng đứng
đút tay vào túi quần, không chắp tay ra sau lưng hoặc khoanh tay, vì đó là dấu hiệu
của sự thiếu cởi mở, sự tự kiêu, tự mãn.
Tư thế ngồi đẹp là ngồi đứng đắn, thoải mái, tự nhiên. Trong quan hệ giao
tiếp chính thức, dù là ngồi trên ghế thường hay ghế đệm sa lơng, tốt nhất khơng
nên ngồi chốn hết chỗ và đầu phải thẳng để tỏ ra bạn là người có tinh thần cao và
đang sẵn sàng tiếp chuyện. Tuy nhiên, bạn đừng để người đối thoại cảm thấy tư thế
của bạn là cứng nhắc. Nếu ngồi lâu, cảm thấy mệt, bạn có thể tựa lưng nhưng

khơng được duỗi chân ra theo kiểu nửa nằm, nửa ngồi. Khi ngồi, tay để lên tay vịn
của ghế hoặc lên đùi, hoặc lên bàn nếu có bàn ở phía trước; hai chân nên khép lại
hoặc chỉ để hở một chút. Nam giới có thể bắt chéo chân nhưng không ghếch chân
quá cao, không rung chân. Nữ giới có thể gác chân lên nhau nhưng khơng được
duỗi thẳng ra phía trước. Trước khi ngồi, cần kiểm tra xem ghế có bị bẩn hay
10


không. Khi bắt đầu ngồi xuống, cần nhẹ nhàng, chắc chắn và nếu là nữ giới mặc
váy hay áo dài nên lưu ý đừng để váy, áo bị gấp hoặc bị nhàu.
Cử chỉ và điệu bộ trong giao tiếp bộc lộ những suy nghĩ thầm kín, nhiều điều
mà lời nói khơng nói được. Điệu bộ phản ánh chính xác cảm giác, thái độ và ý định
của con người. Hiểu được ngôn ngữ cử chỉ sẽ giúp người tham gia giao tiếp nhìn
thấy thái độ khơng lời của đối phương trước khi họ nói ra lời, nhờ thế mà thay đổi
tình thế ứng xử kịp thời.
Sử dụng động tác, cử chỉ trong giao tiếp phải hợp lý, tự nhiên. Một số động
tác, cử chỉ cần tránh trong giao tiếp như: chỉ trỏ, đặc biệt là chỉ vào mặt người
khác; chĩa mũi chân vào phía người đối thoại, nhất là người cao tuổi; ngáp, vươn
vai, cắt móng tay, ngốy tai; rung đùi hoặc dùng ngón tay gõ xuống bàn; vắt tay
sau cổ; khoanh tay trước ngực; bỏ tay vào túi quần; huýt sáo, dụi mắt, gãi tai; hích
mũi, mân mê quần áo, sử dụng điện thoại hay các vật dụng khác khi nói chuyện với
người khác.
Cử chỉ của đơi tay được sử dụng nhiều nhất khi giao tiếp. Với sự hỗ trợ của
hai bàn tay, lời nói được minh họa rất rõ nét. Khi nói, lịng bàn tay mở biểu lộ sự
cởi mở và thẳng thắn, khơng giấu diếm điều gì. Bàn tay nắm lại biểu thị một sự
không thân thiện. Cử chỉ gõ nhẹ các ngón tay xuống bàn khi nói chuyện là thể hiện
sự cân nhắc trong suy nghĩ trước khi ra quyết định.
Bắt tay không chỉ là một thủ tục nghi lễ mà còn biểu hiện một dấu hiệu của
tình bạn. Cách bắt tay cũng là một sự khẳng định sâu xa về tính cách, sức mạnh, độ
đáng tin cậy của con người bạn.

Khoảng cách, vị trí và kiểu bàn ghế
Khoảng cách, vị trí trong giao tiếp tại vị trí ngồi hoặc đứng đều thể hiện thái
độ, sự tơn trọng không gian riêng tư của người khác và mục đích của người tham
gia giao tiếp. Khi đứng nói chuyện trực diện, mặt đối mặt, điều đó thể hiện bạn
muốn trò chuyện thẳng thắn, thân thiện. Nhưng nếu bạn đứng quá gần người đối
diện sẽ cảm thấy mình bị lấn át, không dễ chịu. Một khoảng cách hợp lý giữa hai
người sẽ tạo nên sự hài hòa, thoải mái trong buổi nói chuyện.
Theo các nhà nghiên cứu về giao tiếp, sự tiếp xúc giữa con người diễn ra
trong bốn vùng khoảng cách sau đây:
Khoảng cách công cộng (≥ 3,5 m): Khoảng cách này thích hợp với các cuộc
tiếp xúc đám đơng tụ tập lại thành từng nhóm. Ví dụ: khi nói chuyện tại cuộc họp,
11


diễn thuyết trước cơng chúng thì khoảng cách thuận lợi nhất từ nơi bạn đứng đến
dãy bàn đầu tiên dành cho người nghe là trên 3,5m.
Khoảng cách xã hội (1,2m - 3,5 m): Đây là vùng khoảng cách thường được
chúng ta duy trì khi tiếp xúc với những người xa lạ như hỏi giờ, hỏi đường…
Khoảng cách cá nhân (0,45m – 1,2m): Đây là vùng khoảng cách khi tham
gia các bữa tiệc, giao tiếp ở cơ quan hay gặp mặt bạn bè.
Khoảng cách thân mật (0,0m – 0,45m): Đây là “khoảng trời riêng” của mỗi
người, chỉ những ai thật thân thiết, gần gũi, chiếm được thiện cảm của chủ nhân
mới được vào, ví dụ như: cha mẹ, vợ, chồng, con cái, anh em, bạn bè thân, người
yêu, bà con gần.
Về các vùng khoảng cách trong giao tiếp, cần lưu ý một số điểm sau:
Các vùng khoảng cách giao tiếp chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá. Những
người đến từ những nền văn hóa khác nhau thường có vùng giao tiếp khác nhau:
Phương Tây gần gũi hơn Phương Đông, thành thị gần gũi hơn nông thôn…
Chọn khoảng cách giao tiếp phù hợp với tính chất của mối quan hệ.
Tùy theo mục đích, tình huống mà linh hoạt thay đổi khoảng cách cho phù

hợp.
Vị trí, sự sắp đặt bàn và chỗ ngồi trong giao tiếp cũng phản ánh mối quan hệ
giữa những người giao tiếp với nhau. Nếu có một bàn và hai người thì cũng có
nhiều cách để họ ngồi với nhau. Có một số vị trí phổ biến như sau:
Vị trí góc: Góc bàn có tác dụng như một chướng ngại vật cho mỗi bên, làm
cho mỗi bên cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn, không dè dặt khi nói chuyện, nhưng
cũng khơng q xa cách. Cách ngồi này tiện lợi cho những đơi nam nữ có cảm tình
với nhau nhưng còn e ngại; những cuộc gặp riêng để tư vấn, khun bảo hay thuyết
phục.
Vị trí hợp tác: Có hai cách ngồi:
Cách ngồi thứ nhất: Hai người ngồi bên cạnh nhau và cùng quay về một
hướng. Cách ngồi này cho thấy, họ đã đặt niềm tin vào nhau, ý kiến của họ đã
tương đối thống nhất. Đây là vị trí thường gặp khi đại diện của hai phái đồn họp
báo sau khi đàm phán thành công.
Cách ngồi thứ hai: Hai người ngồi đối diện nhau, bàn chỉ có tác dụng như
chỗ để giấy tờ. Cách ngồi này cho thấy ý kiến giữa hai người, về cơ bản là thống
nhất và họ rất thẳng thắn với nhau.
12


Vị trí cạnh tranh: Hai người ngồi đối diện nhau, giữa họ là cái bàn có tác
dụng như một chướng ngại phịng thủ. Vị trí này thường gặp khi hai người có vấn
đề cần tranh luận; cần nói chuyện thẳng thắn với nhau; khi lãnh đạo phê bình,
khiển trách cấp dưới.
Vị trí độc lập: Cách sắp xếp này khơng phải để đối thoại. Khi một người
chọn cách ngồi này có nghĩa là không muốn bắt chuyện, không muốn bị quấy rầy.
Cách bố trí này thường thấy trong thư viện, trong cửa hàng ăn uống giữa những
người không quen biết.
Kiểu bàn ghế: Ngồi vị trí, tức là cách kê bàn ghế, thì kiểu bàn ghế (hình
dáng, kích thước) cũng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.

Bàn hình chữ nhật: biểu hiện cho quyền lực, bàn càng dài thì quyền lực càng
lớn. Vị trí ngồi ở một đầu bàn (lưng khơng quay ra cửa) là vị trí của người lãnh đạo
cao nhất, đóng vai trị chủ trì các cuộc họp, hội nghị, hội thảo…Tiếp đến là các vị
trí khác, vị trí càng gần vị trí người lãnh đạo cao nhất thì càng có ưu thế, vị trí ở
bên phải ưu thế hơn vị trí ở bên trái.
Bàn hình trịn: Nó phù hợp với những cuộc trao đổi, thảo luận giữa những
người cùng địa vị và có thiện chí hợp tác với nhau. Quanh bàn trịn, vị trí nào cũng
trung tâm như nhau. Khi người lãnh đạo chọn bàn tròn cho các cuộc gặp gỡ nhân
viên nghĩa là họ muốn tạo không khí vui vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, người ngồi gần
người lãnh đạo sẽ có ưu thế hơn.
Bàn hình vng: biểu hiện mối tương quan đối đầu, phịng thủ. Nó thường
được những người có địa vị ngang nhau sử dụng cho những cuộc nói chuyện
khơng kéo dài, đi thẳng vào vấn đề. Ở bàn vng, vị trí mang tính hợp tác nhất là
chỗ ngồi bên tay phải cạnh chúng ta; chỗ ngồi bên tay trái tính hợp tác thấp hơn; vị
trí đối diện mang tính đối kháng nhất.
Kiểu ghế: cung cấp cho chúng ta những thông tin nhất định về chủ nhân của
nó. Kích cỡ và chiều cao của ghế biểu hiện cho quyền lực. Ghế càng lớn, lưng ghế
càng cao thì quyền lực càng lớn. Ghế có lưng tựa ưu thế hơn ghế khơng có lưng
tựa; ghế có tay vịn hay hơn ghế khơng có tay vịn; ghế xoay tỏ ra quyền thế hơn ghế
cố định.
Quà tặng: Tặng quà có trong mọi mối quan hệ giao tiếp: bạn bè, người yêu,
vợ chồng, người thân, khách hàng, đối tác, đồng nghiệp. Tặng q khơng chỉ là
một nét văn hóa mà cịn là một nghệ thuật sống không thể thiếu trong cuộc sống
13


hiện đại. Sau đây là một số lưu ý để việc tặng quà làm gia tăng hiệu quả của cuộc
giao tiếp và mối quan hệ.
Không chọn quà tặng theo ý thích riêng của mình mà nghĩ đến những món
q người được tặng yêu thích.

Lựa chọn quà tặng phù hợp với tuổi tác, chức vụ, vai vế, mối quan hệ với
người nhận để họ có thể cảm nhận được ý nghĩa của món q.
Nên chọn những món q khơng q sang trọng hay đắt tiền vì có thể vơ
tình làm người nhận mang cảm giác mắc nợ, hay là một cuộc trao đổi phía đằng
sau nó. Một q tặng có ý nghĩa riêng như liên quan đến các kỷ niệm, hình ảnh
quen thuộc, những đặc trưng văn hóa dân tộc… sẽ có giá trị lớn đối với người
nhận.
Một món quà được đính kèm theo một lời chúc, lời nhắn gửi và được gói
cẩn thận, đẹp đẽ chắc chắn sẽ gây ấn tượng tốt hơn nơi người nhận.
Cần tìm hiểu kỹ những hoạt động, phong tục, tập qn, văn hóa, tơn giáo của
người nhận để có q tặng thích hợp, tránh gây hiểu lầm.
Cần có kế hoạch trước và dành thời gian để lựa chọn những món q lạ, độc
đáo thay vì vội vàng chọn những quà tặng quen thuộc, dễ gây nhàm chán.
Thời gian tặng quà phải phù hợp. Khi món quà được tặng đúng lúc, dù giá trị
vật chất không lớn nhưng ý nghĩa của nó lại rất to lớn.
Quà tặng không quan trọng bằng cách tặng quà: Khi tặng quà cho một người
nào đó, giá trị của món quà không quan trọng bằng việc bạn đã nghĩ đến người đó
và muốn làm điều gì cho người đó. Một món q được chính bạn lựa chọn, tự
tay gói q và chính bạn trao tặng sẽ là có ý nghĩa hơn cả. Đó chính là thái độ và
tình cảm mà bạn dành cho người nhận.
Khi có người tặng q cho mình, bạn nên nhận với sự nhiệt tình và thích thú, ngay
cả khi món q ấy khơng phải là thứ bạn thích. "Cám ơn bạn!" là câu đầu tiên để
nói khi nhận một món q. Sau đó, nói một điều gì theo lời lẽ riêng của mình để
chứng tỏ là bạn đã rất vui khi nhận quà. Bất cứ điều gì chứng tỏ rằng bạn "hài
lịng" và cám ơn thì đều đúng, đều nên làm

14


4. Các nguyên tắc giao tiếp

4.1 Khái niệm
Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những luận điểm chỉ đạo, định hướng thái
độ, hành vi ứng xử, đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện
giao tiếp của cá nhân.
Nguyên tắc giao tiếp mang tính bền vững, tương đối ổn định; được hình
thành từ thói quen và vốn kinh nghiệm cá nhân được rèn luyện trong thực tế.
Các nguyên tắc chung
* Xác định rõ ý nghĩa, mục đích giao tiếp
Xác định được và đúng mục đích khi giao tiếp có vai trị rất quan trọng trong q
trình giao tiếp. Trước khi giao tiếp chúng ta cần phải trả lời câu hỏi: “Mục đích
chính của cuộc giao tiếp là gì? Từ đó, xác định được phương pháp, cách thức,
phương tiện thực hiện thích hợp.
Trong cuộc sống và cơng việc thường có những mục đích khi giao tiếp như sau:
Truyền đạt, trao đổi thông tin; tác động, thuyết phục đối tượng giao tiếp thực hiện
một hành động gì đó; báo cáo, tổng kết; giải trí, giãi bày tâm tư…
4.2. Các nguyên tắc giao tiếp cơ bản
Hai bên cùng có lợi : Trong giao tiếp, ai cũng muốn đạt được một hay một vài lợi
ích (hoặc vật chất, hoặc tinh thần). Khi lợi ích khơng đạt được người ta khơng
muốn giao tiếp nữa và có những phản ứng khác nhau như: bực tức, buồn bã, chán
nản, mất lòng tin, tỏ thái độ bất hợp tác... Những phản ứng này khơng có lợi cho cả
hai phía. Chính vì vậy, một ngun tắc cơ bản trong giao tiếp là phải cố gắng đảm
bảo sự hài hịa về lợi ích của hai bên tham gia giao tiếp.
Bình đẳng: Để giao tiếp tốt phải thực hiện nguyên tắc“mọi người đều quan
trọng” nghĩa là mọi đối tượng giao tiếp đều phải được tôn trọng và đối xử tốt.
Tơn trọng các giá trị văn hóa của nhau: Mỗi người đều thuộc về một nền văn hóa
cụ thể. Trong giao tiếp, chúng ta phải tôn trọng giá trị văn hóa của đối tượng giao
tiếp. Đối với người Việt Nam, ứng xử trong giao tiếp phải phản ánh truyền thống
tốt đẹp của dân tộc như: cởi mở, tế nhị, chu đáo, hiếu khách, lịch sự và nghiêm túc,
không kỳ thị phân biệt vùng miền, tơn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, tránh đụng chạm
đến các vấn đề nhạy cảm của người đang tham gia giao tiếp với mình.

15


4.3. Những nguyên tắc trong truyền đạt thông tin giữa các chủ thể giao tiếp
Muốn giao tiếp thành công, trước hết cần phải nắm vững những nguyên tắc
cơ bản trong truyền đạt thông tin giữa các chủ thể giao tiếp.
Nguyên tắc ABC
Chính xác (Accuracy)
Thơng tin truyền đạt phải chính xác là nguyên tắc rất quan trọng để đảm bảo
cho giao tiếp thành cơng. Chính xác ở đây phải bao hàm cả việc dùng từ ngữ, nêu
sự kiện chính xác. Trong giao tiếp, cố gắng tránh “hứa hão”, “nói bừa” vì nó sẽ làm
mất đi niềm tin của đối tác, làm tổn hại uy tín của người nói.
Ngắn gọn (Brevity)
Thơng tin được truyền đạt phải ngắn gọn, có giá trị. Tránh truyền những thơng
điệp dài dịng, rườm rà, vịng vo với nhiều thơng tin thừa, khơng cần thiết. Vì vậy, khi
giao tiếp chúng ta cần cân nhắc, chọn lọc thật kỹ lưỡng để có được những thơng tin
vừa đủ cần truyền đạt.
Rõ ràng (Clarity)
Thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng, chuẩn xác, tránh dùng những từ ngữ
(hoặc những cách mã hóa khác) mập mờ, có thể hiểu nhiều cách khác nhau. Thông tin
truyền đạt càng rõ ràng, dễ hiểu càng giảm thiểu được những rủi ro trong giao tiếp,
hiệu quả giao tiếp càng cao.
Nguyên tắc 7C
Rõ ràng (Clear)
Thông điệp phải có lời văn và ý tứ rõ ràng để giúp người nhận hiểu được
đúng thông tin muốn truyền đạt và có thể thực hiện cơng việc với những thơng tin
ấy.
Ngắn gọn, súc tích (Concise)
Thơng điệp phải đầy đủ những nội dung cần thiết, nhưng phải ngắn gọn, súc
tích, tránh dài dòng, rườm rà; nên đi thẳng vào vấn đề, nêu bật các nét chính của

các vấn đề cần thơng báo, báo cáo và trao đổi, thảo luận.
Chính xác (Correct)
Thơng tin đưa ra phải chính xác. Các văn bản cần được viết đúng, chính xác,
khơng viết sai lỗi chính tả, không viết sai các con số, ngày tháng, giá cả…và phải
được kiểm tra kỹ trước khi phát hành.
Hoàn chỉnh (Complete)
16


Thông điệp phải chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết. Trên cơ sở đó
q trình thơng tin sẽ được rút ngắn nhờ cắt giảm được nhiều bước phản hồi khơng
cần thiết, q trình nhận thức và phối hợp hành động sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Nhất quán (Consistency)
Giữa các ý, các phần trong thông điệp phải nhất qn với nhau.
Lịch sự (Courteous)
Thơng điệp có nội dung tốt nhưng hình thức thể hiện và phuơng pháp truyền
đạt khơng tốt thì cũng khơng mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, để giao
tiếp thành cơng thì bên cạnh việc chuẩn bị thơng tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ,
ngắn gọn còn phải chọn cách truyền đạt lịch sự, nhã nhặn, hình thức trình bày cẩn
thận, đẹp, sáng sủa thể hiện sự tôn trọng đối tác.
Cẩn trọng (Cautious)
Khi viết, nói phải cẩn trọng, khơng nên viết, nói những điều mà mình khơng
nắm chắc.
Có một vài biến thể của quy tắc 7C trong giao tiếp:
Clear (Rõ ràng); Concise (Ngắn gọn, súc tích); Concrete (Cụ thể); Correct
(Chính xác); Coherent (Mạch lạc, dễ hiểu); Complete (Hoàn chỉnh); Courteous
(Lịch sự).
4.4. Các nguyên tắc để thành công trong giao tiếp
- Luôn quan tâm đến con người.
- Trong giao tiếp phải biết tôn trọng gười khác

- Ln biết cách tìm ưu điểm của người khác để động viên, khuyến khích
người ta vươn lên, tạo mọi điều kiện để đối tác giao tiếp khẳng định mình.
- Hãy đặt mình vào vị trí của đối tác giao tiếp để cư xử cho đúng mực. Hãy
luôn nhớ, điều gì mình khơng muốn hoặc khơng làm được thì cũng đừng bắt người
khác phải làm.
- Nên dùng cách nói tế nhị, có lý, có tình, tránh dùng cách nói vỗ mặt, sỗ sàng.
- Khơng nên chạm vào lịng tự ái của người khác, khiến người ta phải buồn
lòng, đau khổ.
- Tránh dùng cách nói mỉa mai, cay độc.
- Đơi khi nên dùng cách nói triết lý để giảm bớt nỗi bất hạnh của người khác.
- Xử lý công việc phải thấu tình, đạt lý.
- Ln giữ chữ tín trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống.
17


5. Chuẩn mực giao tiếp xã hội
5.1. Khái niệm
Chuẩn mực giao tiếp là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi trong giao tiếp
đối với mỗi cá nhân trong xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính
chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái khơng được phép
hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi giao tiếp của mỗi người nhằm đạt
được hiệu quả trong giao tiếp.
5.2. Các chuẩn mực giao tiếp xã hội
Tự trọng nhưng phải tơn trọng người khác
Tự trọng là điều đáng q nhưng trong giao tiếp xã hội không nên chỉ biết
trọng mình mà cịn phải biết tơn trọng người khác. Do đó, chúng ta phải ln biết
mình, biết người; trọng mình, trọng người.
Tin tưởng nhưng không cả tin
Tin tưởng người khác là điều kiện đầu tiên để người khác tin tưởng mình.
Nhưng lịng tin cũng cần có giới hạn, tuyệt nhiên không được cả tin một cách mù

quáng, vô căn cứ, nếu không chúng ta sẽ mắc lừa.
Biết cách thể hiện mình, nhưng khơng nên hạ thấp người khác để tự đề cao
mình.
Trong giao tiếp chúng ta cần biết cách thể hiện mình một cách hợp lý nhưng
khơng được tự cao, tự đại, đặc biệt, khơng được nói xấu hoặc hạ thấp người khác
để tự đề cao mình. Hãy ln nhớ rằng, những hành động giả tạo, vờ vĩnh, phơ
trương mình chỉ càng làm cho người khác thêm ác cảm với mình.
Bộc trực, thẳng thắn nhưng khơng được cẩu thả, bừa bãi
Trong cuộc sống cần phải bộc trực, thẳng thắn nhưng khơng đồng nghĩa với
nói năng, hành động thiếu suy nghĩ. Hãy cẩn trọng khi làm bất cứ điều gì, đừng để
phải ân hận bởi đã thiếu thận trọng nên đã xúc phạm đến người khác, làm người
khác phải phiền lòng.
Khiêm tốn nhưng khơng giả dối.
Khiêm tốn là một đức tính tốt, một vẻ đẹp cần được duy trì và phát triển
trong giao tiếp xã hội. Nhưng khiêm tốn chỉ có ý nghĩa thực sự trên cơ sở tính thật
thà, thẳng thắn; chứ không nên khiêm tốn giả tạo để lừa dối, lấy lịng mọi người.
Cẩn thận nhưng khơng q cầu kỳ hoặc rập khn máy móc.
18


Cẩn thận là một đức tính quan trọng giúp chúng ta gặt hái được thành công
trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống, nhưng cẩn thận không đồng nghĩa với
việc quá cầu kỳ, rập khuôn cứng nhắc. Cẩn thận đồng thời phải nhanh nhạy, tháo
vát, linh hoạt, uyển chuyển trong từng trường hợp cụ thể.
Nhanh nhẩu, hoạt bát nhưng không phải gặp đâu nói đấy; nói năng thiếu suy
nghĩ làm người khác phải đau lịng.
Có tài ăn nói là lợi thế giúp chúng ta giao tiếp thành công nhưng tuyệt đối khơng
« ruột để ngồi da », viện cớ tính tình thẳng thắn, nói năng láu táu, nghĩ sao nói vậy, thiếu
căn cứ, khiến người nghe phải đau lòng.
Nghiêm khắc với mình nhưng phải độ lượng với người khác.

Đối với bản thân phải nghiêm khắc, luôn tự đặt ra những tiêu chuẩn cao cho
riêng mình nhưng đối với người khác cần phải biết khoan dung độ lượng.

6.Kết luận
Qua những phân tích trên, có lẽ chúng ta đã phần nào hình dung đến tầm quan
trọng cũng như những lợi ích thiết thực của kỹ năng giao tiếp và sự tác động, ảnh
hưởng của kỹ năng này đối với cuộc đời của mỗi người là rất lớn. Có nhiều người
với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ các mối quan hệ hịa thuận trong gia
đình, tình bằng hữu giữa những người bạn ngày càng gắn bó, bền chặt, được những
đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, được khách hàng đặt trọn niềm tin, được những
người xung quanh thật sự nể trọng….
Và tất cả những thành quả đó khơng phải ngẫu nhiên đến với mỗi người , mà chỉ
có thể có được thơng qua một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giao
tiếp, ln tìm cách rèn luyện nâng cao kỹ năng của bản thân thông qua các khóa
học, hỏi hỏi từ những người tiếp xúc, rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình…để
tự tìm ra cách vận dụng phù hợp nhất với bản thân mình trước mọi tình huống giao
tiếp đa dạng trong cuộc sống.
Từ những phân tích trên đối chiếu bản thân

19


Sống trên đời khơng ai là hồn hảo cả, ai cũng có ưu điểm và hạn chế trong kỹ
năng giao tiếp của mình. Trước hết em xin tự nhận xét về bản thân:
Về ưu điểm: kỹ năng nói và viết tạm ổn
Về hạn chế: Kỹ năng lắng nghe: trong giờ vẫn còn hay mất tập trung
Từ những ưu nhược điểm trên em sẽ phát huy những ưu điểm của mình và khắc
phục hạn chế của bản thân. Sau khi tham khảo bạn bè em đã chọn ra những cách để
cải thiện sau đây:
1.Đơn giản hóa cơng việc

Một người làm nhiều việc một lúc mà không hiệu quả sẽ chẳng bao giờ được
đánh giá cao bằng một người chỉ làm một việc nhưng lại thực sự tốt.
2.Ngồi thiền
Thiền là một trong những phương pháp rất tốt để tĩnh tâm và tăng cường sự
tập trung. Bằng cách ngồi thiền, bạn sẽ có thể tự mình giảm những áp lực trong
đầu óc và tập trung suy nghĩ một cách tốt hơn.
3. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục khơng chỉ có lợi cho cơ thể, nó có có tác dụng tăng cường "sức
khỏe" cho não bộ - thứ giúp bạn suy nghĩ và tất nhiên là cả tập trung nữa. Nhiều
người quá bận rộn để có thể dành một chút thời gian thể dục mỗi ngày, nhưng có lẽ
họ nên suy nghĩ nghiêm túc về việc đó nếu muốn có khả năng tập trung tốt hơn.
4. Tạo To-do-list
Một phương pháp không hề mới nhưng chưa bao giờ hết hiệu quả trong
cơng việc. Nó chẳng có gì phức tạp cả, hãy viết ra những việc bạn cần làm trong
ngày, trong tuần vào một tờ giấy hay vào bất cứ chỗ nào mà bạn có thể quan sát
thường xun. Bằng cách đó bạn sẽ ln biết được mình cần làm những gì và đã
làm được những gì.
5. Hãy thử một chút cafe
Hãy nhớ là chỉ MỘT CHÚT thôi nhé. Mỗi khi rơi vào trạng thái mệt mỏi,
hãy tìm cho mình một chút cafe để tỉnh táo và tập trung hơn. Điều này đã được
20


chứng minh bởi khoa học chứ không chỉ là sự bao biện của những người bị nghiện
cafe.
6. Nghỉ giải lao
Điều này có lẽ cũng chẳng xa lạ gì với phần lớn chúng ta, dù rằng đôi khi
chúng ta quá mải mê với cơng việc đến mức qn đi điều đó. Dù đó là xem những
đoạn video vui nhộn, ngồi nghe nhạc, đi dạo vài phút,... thì chúng đều vơ cùng hiệu
quả để não bộ tìm được sự thư giãn sau q trình hoạt động của nó.

7. Chỉ làm việc vào thời gian làm việc
Đừng quá tham công tiếc việc đến mức đem chúng đến mọi nơi mà bạn đến.
Hãy dành cho não bộ khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý để chúng có khả năng
phục hồi, và sau đó có thể bạn sẽ tìm ra giải pháp cho những vấn đề mà mình đang
gặp phải.
8. Rèn luyện sự tập trung cho não bộ
Thực tế thì não bộ cũng có cơ chế hoạt động riêng của nó, và nếu bạn rèn
luyện thì khả năng hoạt động lẫn tính hiệu quả của nó sẽ trở nên tuyệt vời hơn rất
nhiều.
9. Tìm những nơi yên tĩnh
Thật không may, càng tiếp xúc với tiếng ồn thì cơ thể của chúng ta càng mất
tập trung hơn. Nó có thể khơng đúng hồn tồn với tất cả mọi người (một số người
sử dụng âm thanh để tập trung), nhưng với hầu hết mọi người thì một mơi trường
n tính sẽ giúp tập trung hơn rất nhiều.
10. Thư giãn mắt
Có thể nghe hơi kì cục, thế nhưng với sự ảnh hưởng của những chiếc máy
tính ngày nay thì việc thư giãn mắt có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm lại sự tập
trung cho cơng việc. Lý do là những màn hình kỹ thuật số sẽ khiến mắt chúng ta bị
mỏi mệt nếu như dành quá nhiều thời gian để nhìn vào chúng.
11. Ngủ ngon giấc

21


Thói quen này chẳng có gì đặc biệt và cũng chẳng có gì khó để thực hiện cả.
Nếu bạn khơng biết thì việc mất ngủ có thể gây ra những triêu chứng mất tâoh
trung kéo dài và thậm chí là cả suy nhược cơ thể. Vậy nên hãy cố gắng thưởng cho
mình những giấc ngủ êm ái sau 1 ngày làm việc vất vả .
Câu 2: Đặt tình huống trong vai một sinh viên tham gia lớp học mới (chưa
quen với ai), em hãy chỉ ra cách thức làm quen với một bạn mới.

Khi tiếp xúc với người lần đầu gặp mặt ấn tượng đầu tiên về ai đó chính là
vẻ bề ngồi. Vì thế, trong những hồn cảnh khác nhau nên có cách ăn mặc sao cho hợp
với bối cảnh. Thay vì cố gắng nổi bật một cách kệch cỡm, lố lăng bạn hãy chọn
cho mình những bộ cánh gây được thiện cảm với người đối diện.
Hãy ăn nói tử tế và nhẹ nhàng, lên cao, xuống thấp theo đúng nhịp điệu, đừng
cố gắng gây ấn tượng khiến cho bản thân trở thành kẻ giả tạo. Hãy nói một cách tự
nhiên để có được sự thiện cảm từ người khác.
Biết cách điều tiết cảm xúc của mình: Chúng ta khơng thể tránh khỏi những
cơn giận dữ trong cuộc nói chuyện với ai đó. Bạn có thể vứt đồ đạc nhưng tuyệt
đối đừng nói những lời làm họ tổn thương.
Nên tìm một vị trí thích hợp để trị chuyện, hợp lý nhất là nên đứng hay ngồi
đối diện để có thể nhìn mặt nhau, tránh nhìn đi chỗ khác khi nói chuyện.
Xưng hơ: Tuỳ theo mối tương quan hoặc tuổi tác mà bạn có cách xưng hơ
cho phù hợp. Nếu muốn, bạn có thể hỏi thẳng người giao tiếp xem họ muốn xưng
hơ như thế nào.
Về nội dung cuộc nói chuyện, hãy bắt đầu bằng những gì gần gũi nhất đang
xảy ra trong môi trường hai bạn đang hiện diện (ví dụ trong bàn tiệc, bạn có thể
trao đổi về các món ăn; trong đám cưới thì trao đổi về mối quan hệ với cô dâu/chú
rể). Đây là cách bắt đầu giúp bạn tiếp cận đối tượng một cách tự nhiên và dễ mở ra
những đề tài nói chuyện khác phổ biến. Bạn có thể hỏi thăm một số thơng tin cá
nhân liên quan như: tên, tuổi, quê quán, nghề nghiệp, sức khoẻ, sở thích, thói quen,
gia đình. Khi trao đổi về những điều này cần chú ý:
- Cần thể hiện sự quan tâm, thăm hỏi, gần gũi nhưng vẫn phải giữ một
khoảng cách nhất định, tránh những vấn đề cá nhân, đi sâu vào chi tiết dễ trở thành
tò mị, soi mói, điều tra…
22


- Tinh tế nhận ra những điểm chung để cùng trị chuyện.
- Nên có những câu hỏi mở để họ trả lời nhiều hơn là những câu hỏi “đúng/

sai” hoặc “có/ khơng”.
- Nếu muốn họ nói nhiều hơn, hãy gợi tới những đề tài mà họ thích và lắng
nghe họ nói.
Bạn cũng có thể trao đổi với người mới quen những vấn đề của đời sống
hằng ngày như thời tiết, giá cả, phim ảnh, tình bạn, tình yêu, sách báo, thời trang…
Khi đề cập những đề tài này trong cuộc nói chuyện, cần lưu ý:
- Những gì mà mình khơng biết thì chớ tỏ ra am hiểu.
- Khơng nên khoe khoang về khả năng đặc biệt của mình hay khoe khoang
về tiền bạc, tài sản, đất đai hay con của bạn rất thông minh.
- Không bàn luận về thất bại, khuyết điểm của người khác.
- Khơng nói về những chuyện bực mình mà nên nói về những chuyện vui.
- Khơng nên sa vào những vấn đề dễ dẫn đến tranh cãi.
Những điều cấm kỵ khi làm quen với bạn mới:
- Chê bai hoặc khen ngợi họ thái quá, không đúng sự thật khiến người nghe
khó chịu.
- Với phụ nữ lớn tuổi, bạn nên tránh hỏi tuổi tác trực tiếp.
- Không nói về những đề tài nhạy cảm như lương bổng, thu nhập của đối
tượng hay những vấn đề về tôn giáo, chính trị.
- Khi đối tượng nói, bạn tuyệt đối không ngắt lời, bày tỏ sự bất đồng hay
tranh cãi.
- Khơng tỏ ra mình “cao” hơn đối tượng hoặc hơn thua với họ.
- Khơng nói về “cái tơi” của mình q nhiều hay “độc diễn” một mình, nói
khơng có điểm dừng, nói khơng có khoảng trống để cho người khác “chen chân”
đều là những điều nên tránh.

23




×