Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Trào lưu '''' môi dán'''' của thiếu nữ và những hậu quả khó ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 10 trang )

Trào lưu ' môi dán' của
thiếu nữ và những hậu
quả khó lường
Nhiều nữ sinh tự cho mình sành điệu bằng mốt “môi dán”. Nhưng sành
điệu đâu không thấy mà nhiều cô gái trẻ đã phải nhập viện cấp cứu trong
tình trạng buồn nôn, chóng mặt, môi sưng đỏ rát
Được biết đến không lâu, tuy nhiên mốt môi dán đã nhanh chóng trở thành 1
trong các xu hướng của giới trẻ. Thế còn bạn, bạn biết và đã kịp update gì về
style này?

Để thể hiện phong cách chơi “trội” và không “đụng hàng”, nhiều bạn trẻ
hiện nay chọn miếng dán xăm môi như một cách để thể hiện cá tính. Với
nhiều màu sắc bắt mắt, nhiều kiểu độc, lại dễ sử dụng, những miếng dán
xăm môi siêu tốc này bán khá chạy. Tuy nhiên không ít người sử dụng
miếng dán xăm môi này phải nhập viện để điều trị do dị ứng.
Rẻ và “độc”
Với thiết kế đơn giản, đặc biệt chuyên dùng dành cho da môi, bạn chỉ cần
bóc lớp ni lông, dán lên môi là xong. Nhưng điều đặc biệt là chúng sẽ không
khiến bạn cảm thấy vướng víu hoặc mất tự nhiên, bởi chúng có thể lưu lại
trên da trong nhiều giờ liền.
Chính bởi sự tiện dụng và đa năng nên giá của chúng cũng có phần khá đắt
đỏ cho mỗi lần dùng, trung bình khoảng 5$/miếng.

Theo giá thành của các nước bạn là thế, tuy nhiên khi đến với Việt Nam bạn
chỉ cần bỏ ra 10-15.000 đồng là đã có thể sành điệu hơn cùng những đôi môi
màu da báo, đỏ đen hay mầu bạc phát quang khá đẹp và bắt mắt. Hoài Mỹ,
sinh viên Cao đẳng Du lịch, cho biết cả nhóm bạn của cô đều thích thú với
“môi dán” vì vừa rẻ lại vừa độc đáo. “Nếu khéo mặc cả, còn có thể mua hai
miếng dán chỉ với 15.000 đồng”, Hoài Mỹ nói.
Địa điểm bán “môi
dán” cũng rất thuận tiện cho nhu cầu của người sử dụng bởi có thể mua dễ


dàng ở chợ đêm sinh viên, trong các cửa hàng bán mỹ phẩm, son phấn, các
tiệm cắt tóc, gội đầu. Người bán thậm chí sẵn sàng dán không tính công cho
khách.
Lê Thị Ly, nhân viên một cửa hàng làm đầu ngay sát cổng ký túc xá Mễ Trì,
cho biết chỉ việc bóc lớp nylon phía sau rồi dán phần có khối hình lên môi.
Đợi 5 phút, bóc tiếp lớp nylông phía ngoài là có một "hình xăm" theo ý
muốn. Khi không muốn sử dụng nữa, chỉ việc dùng lọ hóa chất tẩy trang có
bán kèm sẵn theo miếng xăm, bôi lên vùng môi là tẩy hết được màu.

“Nhằm phải tối sinh nhật hay biểu diễn văn nghệ, cửa hàng em dán mấy
chục đôi môi cho khách”, Ly cho hay. Theo cô nhân viên này, hàng nhập về
không rõ nguồn gốc vì ngoài lớp giấy dán sau băng dính, trên đôi môi dán
không hề có bất cứ một dòng chữ nào ghi xuất xứ nơi sản xuất hay thành
phần hóa chất.
Biết độc vẫn “chơi” vì “đẳng cấp”
Vừa phù hợp với túi tiền lại vừa giúp cho chủ nhân của chúng trở nên nổi
“bần bật” giữa đám đông, trào lưu này thật sự rất có sức cuốn hút. Đó cũng
là lý do khiến “mốt làm đẹp” mới mẻ này ngày càng trở nên phổ biến. Trên
mạng, ngoài phố, trước cổng trường… đâu đâu cũng có thể tìm thấy vô vàn
những miếng dán môi trôi nổi không rõ nguồn gốc này.
Ngọc Mai - 17 tuổi (Phố Huế, HN) tự tin cho biết: “Dịp lễ hội hóa trang vừa
qua em cũng dùng miếng dán xăm môi rồi. Em thích lắm vì các bạn đều
trầm trồ khen đẹp. Bọn em mua miếng dính Trung Quốc này ở chợ đêm chỉ
15 - 20.000 đồng/miếng. Dùng vài tiếng buổi tối lại tẩy sạch trước khi về
nhà nên bố mẹ để bố mẹ không biết. Các “ông bô, bà bô” là lạc hậu lắm, lúc
nào cũng muốn con gái phải đoan trang thùy mị. Mà bọn em bây giờ nhiều
khi cũng phải “nổi loạn” cho cuộc sống thêm chút màu sắc chứ. Cứ ngoan
quá bạn bè nó bảo ngu. Em cũng sắm cho mình một bộ độc chơi Noel rồi”.



Mốt môi dán đang được nhiều thanh nữ ưa chuộng để "thể hiện đẳng cấp"
Có nhiều bạn trẻ còn sẵn sàng đặt hàng trên mạng một bộ 3 miếng dán giá từ
10 - 15 USD (khoảng 300.000 đồng). Ai cũng hào hứng tìm cho mình những
cặp môi độc, nổi bật không đụng hàng.

Ngọc Nga (Long Biên, HN) hào hứng: “Em vừa đặt hàng được một bộ môi
dán phát quang cực “độc” giá 13 USD để dùng cho tiệc sinh nhật của mình.
Cũng thấy một vài bạn trong nhóm nói dùng cái này có hại. Nhưng chỉ
những bạn quá mẫn cảm thôi, chứ em dùng nhiều rồi, có sao đâu…”.
Môi sưng phồng, đỏ rát
Ngồi chờ tới lượt vào khám ở Bệnh viện Da liễu Trung ương, Thùy A. sinh
viên một trường ĐH lớn ở Hà Nội, bịt khẩu trang kín mít mặt. Cô em gái đi
cùng cho biết, nghe lời bạn bè, trong buổi tiệc sinh nhật một người bạn,
Thùy A. đã dùng “môi dán”.
Đôi môi màu bạc phát quang đã khiến Thùy A. tự hào trước sự trầm trồ khen
ngợi của bạn bè. Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, ngay đêm hôm đó,
sau khi tẩy trang, môi của Thùy A. bị ngứa dữ dội. Sáng hôm sau, cô phải
nghỉ học và đến bệnh viện khám vì môi sưng phồng, đỏ rát. Bác sĩ Nguyễn
Thành, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết Thùy A.
bị dị ứng nặng do hóa chất trên miếng dán môi.

Không chỉ dị ứng do hóa chất trên miếng dán, một số bệnh viện còn ghi
nhận nhiều ca nôn mửa, chóng mặt, nhức đầu do bị ngộ độc từ miếng dán
môi. Bác sĩ Cường Anh, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết vì đôi môi là “cửa
ngõ” của cơ thể nên khi dán miếng dán có hóa chất, mực in, trong quá trình
ăn uống hoặc nói chuyện, hóa chất này sẽ theo nước bọt đi vào cơ thể, gây
ngộ độc đối với những người có cơ địa dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành
phần của hóa chất.
Chơi “độc” để rước độc vào người
Theo tìm hiểu, miếng dán xăm môi có chứa một loại mực đặc biệt có khả

năng tạo độ bóng, thậm chí phát quang. Theo một thợ xăm có thâm niêm
trong nghề cho biết: “Đó là loại mực UV, tự bản thân nó chứa những chất có
thể gây dị ứng da, nếu dùng thường xuyên làm tăng nguy cơ gây kích ứng
da, làm phòng rộp những phần da nhạy cảm do mực chứa chất hyaluronic
acid”. Những hình xăm này bày bán tràn lan tại các chợ đêm sinh viên.
Điều đáng báo động là giới trẻ hiện nay coi việc dán hình xăm môi như một
mốt mới, lập cả những trang web riêng để quảng bá rộng rãi hình ảnh, hướng
dẫn tỉ mỉ về cách sử dụng thú chơi nguy hiểm cho sức khỏe này. Các bác sĩ
tại Phòng khám da liễu Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, trong thời gian
qua bệnh viện tiếp nhận điều trị cho không ít trường hợp bị dị ứng do dùng
các miếng dán xăm mình và miếng dán xăm môi gây ra. Phần lớn người đến
điều trị dị ứng có liên quan đến việc sử dụng miếng dán xăm mình nói chung
và miếng dán xăm môi nói riêng là các cô cậu “choai choai”, sinh viên.

Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khuôn mặt sưng phù, quanh môi
dổ, phù nề, nhiều mụn mủ, chảy nước, vì dùng miếng dán môi
Theo các bác sĩ, dán môi là một hình thức xăm môi bằng miếng dán tẩm hóa
chất độc hại và nguy hiểm. Khi ăn uống, nói chuyện, những hóa chất trong
miếng dán sẽ thấm vào cơ thể có thể gây ngộ độc. Một số bệnh nhân vào
viện rơi vào tình trạng dị ứng nặng, thậm chí sốc phản vệ do hóa chất trong
miếng dán. Có không ít bệnh nhân vào viện với khuôn mặt sưng phù, quanh
môi đỏ, phù nề, nhiều mụn mủ, chảy nước…Có trường hợp mụn mủ nổi dày
đặc quanh mồm phải can thiệp để loại bỏ.
Kết
Chăm chút cho môi thêm phần thu hút, rực rỡ là một nhu cầu làm đẹp rất
chính đáng của XX. Tuy nhiên, chẳng ai lại muốn tự tay “phá hủy” đôi môi
vốn đã đáng yêu của mình phải không nào? Thế nên, các ấy hãy tỉnh táo và
cảnh giác trước những miếng dán xăm môi không rõ nguồn gốc, thành phần
và ẩn chứa đẩy nguy hại này teen nha!
TS. Nguyễn Hữu Sáu, Bộ môn Da liễu, Trường đại học Y Hà Nội khuyến

cáo, hiện nay có một bộ phận giới trẻ coi việc sở hữu các hình xăm để ra
“oai” là rất nhiều. Vì vậy, các bạn trẻ cần thận trọng bởi việc xăm hình dù
xăm bằng kim hay miếng dán thì nguy cơ bị dị ứng do hóa chất có trong
mực in là như nhau. Điều này sẽ nguy hiểm với người có cơ địa dị ứng hóa
chất lạ. Đặc biệt môi là vùng có lớp da rất nhạy cảm với hóa chất.
Các bác sĩ khuyến cáo, môi là vùng da bán niêm mạc rất dễ bị kích ứng, đặc
biệt là với hóa chất. Những người có cơ địa dị ứng, chỉ cần 15-20 phút hoặc
sau 2-3 ngày dùng dán môi sẽ xuất hiện hiện tượng ngứa vùng môi, sau đó
sưng đỏ, nổi mụn nước, chảy nước…Để điều trị dị ứng ở môi thường lâu
hơn. Nhưng điều tai hại nhất là sau khi dán môi, làn môi sẽ bị thâm sì và
nhăn nheo.

×