Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bật mí cách phân biệt mỹ phẩm thật và giả doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 10 trang )

Bật mí cách phân biệt
mỹ phẩm thật và giả
Mỹ phẩm để làm đẹp, ai cũng biết điều đó. Nhưng mua mỹ phẩm để làm
đẹp thì không phải ai cũng mua đúng và dùng đúng, nhất là vào mùa
khuyến mãi
Mỹ phẩm tràn lan
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mọi phụ nữ. Thế nên, các hãng mỹ phẩm
thi nhau cho ra đời nhiều sản phẩm làm nên một thị trường khá đa dạng với
những lời rao hấp dẫn. Thế nhưng, những mỹ phẩm giả cũng trôi nổi khá
nhiều và sẽ thật nguy hiểm cho người tiêu dùng khi nhầm lẫn, sử dụng
những sản phẩm này.
Khi cuộc sống hiện đại hơn, phụ nữ quan tâm hơn đến việc giữ gìn sắc đẹp
của mình, nhiều người sẵn sàng chi mạnh tay cho việc mua sắm mỹ phẩm
làm đẹp dù rằng kiến thức hiểu biết về những sản phẩm này có thể không
nhiều. Rất nhiều sản phẩm làm đẹp được bày bán trên thị trường – từ những
thương hiệu lớn đến những hãng mỹ phẩm nhỏ hơn, thậm chí vô danh. Điều
đáng nói, nhiều hàng giả, hàng nhái được trà trộn vào khiến người tiêu dùng
không biết và mua nhầm. Việc mua nhầm phải hàng giả, hàng nhái chỉ được
phát hiện khi có những dấu hiệu như: da sần sùi, nổi mẩn ngứa…

Chất lượng mỹ phẩm được chú ý hơn khi phát hiện có chất tạo màu sudan
trong son môi. Người tiêu dùng dần quan tâm hơn đến việc chọn lựa và sử
dụng mỹ phẩm. Thế nhưng, trước thực tế hàng giả đang tràn lan trên thị
trường như hiện nay thì việc tránh mua nhầm phải hàng giả là điều không
dễ. Việc sản xuất, kinh doanh hàng giả vẫn đang phổ biến và có chiều hướng
gia tăng – phức tạp hơn về quy mô, phương thức. Khi hầu bao của người
tiêu dùng nhỏ lại trong cơn bão tài chính thì các cửa hàng đua nhau giảm giá
nhằm giải cơn khát hàng rẻ, nhiều mặt hàng mỹ phẩm đang được giảm giá
với tỷ lệ khá "sốc": từ 50% đến 80%! Trong số các mặt hàng đại hạ giá thời
điểm này, có những tên tuổi trong "làng" mỹ phẩm như: L"Oreal, Dolce
Gabana, Cavalli, YSL, Zegna Sports, CK, Mango



Tại đây, nhiều mặt hàng vốn có giá bạc triệu, giờ cũng chỉ còn khoảng vài
trăm nghìn đồng. Ngoài chiêu giảm giá, nhiều nơi áp hẳn mức giá "khủng"
đủ sức hấp dẫn khách vào cửa hàng Tất nhiên, khi vào mua hàng big sale
của các thương hiệu mỹ phẩm uy tín thì cũng còn ít nhiều yên tâm.
Qua khảo sát các cửa hàng mỹ phẩm trên địa bàn Hà Nội và TP. HCM, nơi
có tỷ lệ mỹ phẩm ngoại nhập về nhiều nhất thì nguồn hàng chủ yếu từ Trung
Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia và sản xuất tại VN. Nhưng phần lớn
các loại mỹ phẩm ngoại đều không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, một quy
định bắt buộc đối với hàng nhập khẩu chính ngạch. Các chiêu đánh lừa
khách hàng thường là: "Hàng ngoại thì làm gì có chữ Việt. Ở đây toàn hàng
ngoại nhập nhưng vì cuối năm, Việt kiều về nhiều, hàng xách tay lấy được
giá rẻ nên mới bán mềm thế thôi!".
Dạo qua một loạt cửa hàng bán mỹ phẩm đại hạ giá trên các phố Hàng Cân,
Lương Văn Can, Đường Thành, Trần Xuân Soạn không khó để nhận thấy
giá của các loại mỹ phẩm mang thương hiệu nổi tiếng như Loreal, Lancome,
Maybeline, Dior, Nivea, Essance chỉ bằng 1/5 tới 1/15 giá chính hãng Mỹ
phẩm giả chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc và qua các hình thức tinh vi như:
hàng nhập khẩu không xuất xứ, vi phạm nhãn mác, mỹ phẩm dùng tem
chống giả của Bộ công an…
Có hai loại chủ yếu là: bắt chước công thức của mỹ phẩm chính hãng nhưng
chất lượng nguyên liệu sản xuất kém hơn và tự sáng tạo ra công thức pha
chế, đóng gói giống mỹ phẩm hàng hiệu. Người tiêu dùng rất khó phân biệt
bởi thực tế cho thấy không phải ai sử dụng mỹ phẩm cũng đều am hiểu về
nó.
Tác hại của mỹ phẩm kém chất lượng
Những sản phẩm chuyên về chăm sóc da khá phổ biến trên thị trường làm
đẹp bởi làm da nhanh bị những dấu hiệu lão hoá do tuổi tác. Trong số các
sản phẩm chăm sóc da dởm, thường chứa chất corticod – đây là một chất
giống nội tiết tố trong cơ thể - tuy nhiên, chất này sẽ có tác dụng phụ là gây

teo mỏng da, dãn mạch máu dưới da, làm mất sắc tố da.
Nếu sử dụng những sản phẩm này sẽ rất dễ bị những bệnh về da như dị ứng,
nổi mụn, nổi sần ngứa, đỏ mặt… thậm chí còn có thể bị những bệnh như
nám, chàm, viêm nang lông, hay nguy hiểm hơn là bị nhiễm trùng da nếu
như dùng kem, phấn trên thường xuyên và lớp phấn quá dày khiến mồ hôi
trên mặt không thoát ra được.Nếu sử dụng kem không rõ thành phần, sau
một thời gian, da sẽ trắng, khô, tróc vảy nhỏ, nhiều mụn nhỏ li ti, ngứa nhiều
và sạm, khô khi ngưng bôi kem. Mỹ phẩm không đạt chất lượng còn làm da
bị lão hóa sớm, dễ bị nhăn, ngứa, nổi tàn nhang, đồi mồi. Rất nhiều trường
hợp sử dụng mỹ phẩm giả, không kiểm tra nguồn gốc phải vào bệnh viện
chuyên khoa về da liễu kiểm tra, nhẹ thì phải qua thời gian dài chữa trị mới
hết, nặng thì để lại những dấu vết nghiêm trọng vĩnh viễn trên da.
Hàng nhái được làm tinh xảo từ mẫu mã, màu sắc cho đến mùi hương khiến
cho nhiều người khó có thể phân biệt. Nhiều khách hàng sau khi mua các
sản phẩm mỹ phẩm về dùng thì bị dị ứng, nổi mẩn, thậm chí phải nhập viên
cấp cứu
Chị N.V.N (quận 7 – TPHCM) khi chị mua chai dầu gọi L’Oréal
Professionnel sử dụng 3 lần, chị thấy đầu bị ngứa, da đầu bong tróc từng
mảng. Khi đổ dung dịch trong chai dầu gội của chị N. ra thau thì thấy dung
dịch có hai màu khác biệt.

Chị N. đến công ty L’Oréal VN để phản ánh sự việc. Kết quả kiểm tra cho
thấy sản phẩm chị N mua phải là hàng giả. Ông Nguyễn Thanh Phong,
chuyên viên kỹ thuật ngành hàng tóc chuyên nghiệp Công ty L’Oréal VN,
giải thích: Chai dầu chị N. mua có hai màu vì 2/3 dung dịch dưới đáy chai là
dầu giả, 1/3 phía trên chai là dầu thật. Đây là chiêu thức mới của những
người làm hàng giả, để khi mở sản phẩm ra kiểm tra, người tiêu dùng thấy
màu sắc và mùi giống hàng thật nên tưởng lầm là hàng chính hãng.
Trường hợp khác là chị V.K.L (Hoàn Kiếm - Hà Nội) khi mua mascara
Maybelline tại một cửa hàng trên phố Cầu Giấy. Về nhà mở ra thấy dung

dịch bên trong lỏng như nước và có mùi rất khó chịu. Nhìn trên bao bì thấy
ghi nhà phân phối là Công ty TNHH Phú Việt, quận 1 – TPHCM nhưng số
điện thoại lại ở tận Hà Nội là 04.9910950. Thấy lạ, chị L. tìm hiểu mới biết
nhà phân phối chính thức của sản phẩm Maybelline ở VN là Công ty TNHH
Nhân Việt, quận 4 – TPHCM. Đại diện nhà phân phối chính thức cho rằng:
Cửa hàng ở phố Cầu Giấy không ký hợp đồng với nhà phân phối, kinh
doanh hàng giả
Bà Phan Ngọc Thanh, Giám đốc ngành hàng tiêu dùng Công ty L’Oréal VN,
cho biết: Những chuyên gia trong ngành cũng khó phân biệt vì cách làm
“siêu” giả từ hình thức đến chất lượng. Có những sản phẩm mới tung ra thị
trường chỉ một thời gian ngắn đã bị làm giả. Như dòng sản phẩm Men
Expert dành cho nam giới của L’Oréal có mặt vào tháng 3, nhưng đến giữa
tháng 4, thị trường đã tràn ngập hàng giả.
Ngay cả mỹ phẩm cao cấp Lancôme cũng bị làm giả. Hai thương hiệu dầu
thơm nổi tiếng trên thế giới như Tresór, Miracle cũng bị tương tự. Theo bà
Vũ Thị Nga, chuyên viên đào tạo ngành hàng Lancôme tại VN: Để qua mắt
người tiêu dùng, những người bán hàng giả của Lancôme với giá tương
đương với hàng thật. Nhiều mẫu mã không còn lưu hành trên toàn cầu từ
cách đây 10 năm nhưng vẫn xuất hiện ở VN.
Cách phân biệt hàng thật – hàng giả
Theo các chuyên gia của mỹ phẩm Lancôme, Maybelline, L’Oréal có hai
cách phân biệt hàng thật với hàng giả là hình thức và cảm quan.
Về hình thức: Trên bao bì có in trực tiếp mã code (có tác dụng truy nguồn
gốc từ nước sản xuất, hồ sơ nhập hàng qua hải quan, nước đến). Một số sản
phẩm bằng tuýp, ở phần đuôi có đóng nổi hạn sử dụng và mã code. Còn mã
code của sản phẩm giả được in trên giấy rồi dán lên bao bì.
Mã vạch
chính là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm thật và sản phẩm giả
Ở trên bao bì của hàng giả, có thể nhìn thấy nhiều kiểu trình bày in ấn không
rõ ràng nổi bật, ví dụ những câu chữ quá nhỏ hoặc quá mập mờ. Phải nắm rõ

sản phẩm mình định mua, đừng để bị lừa bởi các sản phẩm nhái thường biến
đổi một số chữ trên tên sản phẩm như: Lamcome thay vì Lancome; Kenzzo
thay vì Kenzo; Lokasta hay vì Lacoste…
Những câu viết trên hàng thật thì luôn rõ ràng và ngắn gọn súc tích. Bao bì
phải chắc chắn, được làm từ bìa cứng hoặc giấy có chất lượng tốt. Những lọ
nước hoa hay mỹ phẩm đắt tiền không chỉ là cách thể hiện và thu hút sự chú
ý của khách hàng mà còn là sự bảo đảm về tính chất xác thực của sản phẩm,
và một sản phẩm nhái khó lòng có thể bắt chước y hệt toàn bộ sản phẩm
thật
Vỏ nhựa (thủy tinh) của sản phẩm bóng, đẹp, sắc nét và tinh xảo; logo cũng
như các chữ viết trên đó sắc cạnh, không lem nhem và dây mực; các đường
viền, nét cạnh, gờ của vỏ nhựa (thủy tinh) được cán sắc sảo.
Về mặt cảm quan: Son, phấn mắt và phấn má hồng khi trang điểm trên da có
cảm giác nhẹ, mùi thơm nhẹ và dễ chịu, độ phủ mịn, đều. Thoa thử lên tay
sẽ thấy độ bóng , mịn. Còn sản phẩm giả gây cảm giác bì và nặng da, mùi
thơm nồng. Dầu thơm thật có mùi thoảng nhẹ nhưng thời gian giữ mùi lâu
đến 12 giờ. Còn dầu thơm giả do có độ cồn nhiều nên ngay khi xịt, mùi
khuếch tán mạnh có thể gây nhức đầu và chỉ giữ mùi trong 1 giờ.



Mỹ phẩm L'Oreal thật và giả
Lưu ý trước khi có quyết định mua mỹ phẩm, bạn nên đến gặp các chuyên
viên tư vấn soi da để xác định loại mỹ phẩm phù hợp và dùng thử sản phẩm
tặng để biết da có bị kích ứng hay không, sau đó nên kiểm tra nhãn mác.
Nên đọc kỹ nhãn, mác, chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc, tìm có
nguồn gốc, tìm hiểu kỹ loại sản phẩm mình định mua, chọn những mỹ phẩm
có uy tín, được chiết xuất từ thiên nhiên đảm bảo an toàn cho da.


×