Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hãy nói về môi trường một cách giản dị potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.58 KB, 3 trang )

Hãy nói về môi trường một cách giản dị

Thách thức bảo vệ sinh thái và duy trì mưu sinh
Nói về phát triển bền vững sông Mê Kông, đặc biệt là việc xây dựng thủy
điện trên dòng chính, theo quan điểm của anh Duyên, đập thủy điện cho dù
mục tiêu phát triển kinh tế ở quốc gia nào cũng phải tuân theo các nguyên
tắc của luật môi trường quốc tế, trong đó có Hiệp ước Mê Kông. “Rất nhiều
đập thủy điện của nhiều quốc gia trên dòng nhánh Mê Kông cũng như ở các
lưu vực sông khác, thường chỉ mới làm được vai trò cung cấp điện mà chưa
tham gia điều tiết lũ, bảo vệ sinh thái và mưu sinh của người dân”, anh cho
biết. Dòng chính sông Mê Kông đang có những đề xuất dự án xây đập thủy
điện lớn. Việt Nam ở vị trí hạ nguồn càng phải có nhiều nỗ lực trong việc
bảo vệ sinh thái sông để đảm bảo cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa
lúa của Việt Nam. Những gì anh đang làm với Diễn đàn và tổ chức Ủy hội
sông Mê Kông quốc tế là góp phần bảo vệ và khai thác bền vững những
nguồn lợi từ dòng sông này.

Anh cùng đồng sự cũng đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng kho tư
liệu về các mô hình canh tác thích ứng với khí hậu khô hạn để kêu gọi đầu tư
tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế đã đầu
tư 13 triệu USD cho Ninh Thuận nhờ có những nghiên cứu của Duyên và
nhóm. Anh cũng cho biết thêm, nhóm đang nỗ lực kêu gọi vốn viện trợ phát
triển chính thức (ODA) vào Ninh Thuận trồng những cây vừa có tiềm năng
kinh tế, vừa có giá trị về môi trường sinh thái.
Sự giằng xé giữa gìn giữ và phát triển làng nghề

Để chia sẻ thông tin bảo vệ môi trường rộng và hiệu quả hơn, anh quyết định
lập Diễn đàn Môi trường Việt Nam vào năm 2006. Ban đầu Diễn đàn chỉ có
15 người, đến nay đã lên hơn 200 người, gồm các chuyên gia, nhà nghiên
cứu trong lĩnh vực môi trường trong và ngoài nước.


Diễn đàn đã tổ chức thành công nhiều thảo luận nhiều vấn đề về Biển Đông,
thủy điện trên sông Mê Kông, dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, dự thảo
Luật Thuế Môi trường 2010. “Chúng tôi không thu lợi nhuận từ cá nhân, tổ
chức nào, cũng không chủ trương tìm nguồn tài trợ”, anh Duyên cho biết.
Bên cạnh đó, theo anh, những người có chuyên môn tham gia diễn đàn này
đã có tiếng nói đóng góp về chính sách bảo vệ môi trường ở trong nước và
kể cả những vấn đề vượt ra khỏi biên giới.
Quốc hội cũng đã nhiều lần mời chuyên gia môi trường Nguyễn Văn Duyên
tham gia góp ý về Luật Thuế Môi trường và bảo vệ môi trường làng nghề.

Theo anh Duyên, bảo vệ môi trường hay chống biến đổi khí hậu có thể được
lấy từ những ví dụ thật giản dị trong cuộc sống thường nhật, chẳng hạn,
không mở tủ lạnh quá lâu, không để máy tính ở dạng chờ, không tắt tivi
bằng điều khiển từ xa

Ngoài những quan tâm về phát triển bền vững lưu vực Mê Kông, biến đổi
khí hậu, quản lý tổng hợp vùng ven biển, xử lý môi trường tại các làng nghề
cũng là vấn đề được anh Duyên quan tâm. Anh cho rằng, rất nhiều làng nghề
ở Việt Nam đang coi trọng vấn đề kinh tế và việc làm cao hơn môi trường
nên chính họ đang góp phần hủy hoại môi trường. “Thách thức của làng
nghề là hội nhập mà không đánh mất bản sắc. Tuy nhiên, thách thức lớn hơn
là bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững”, anh nói.

Theo quan điểm của anh Duyên, sự giằng xé giữa gìn giữ môi trường và phát
triển kinh tế làng nghề cũng là thách thức lớn của Chính phủ, những nhà làm
kinh tế và nhà môi trường. “Quan điểm của tôi là gìn giữ cái nền văn hóa,
môi sinh nhưng trên tư duy phát triển phù hợp thế giới văn minh hiện đại có
những hiểu biết rõ ràng về bảo vệ môi trường”, anh cho biết.

Vậy làm thế nào để phát triển bền vững tại các làng nghề mà không ảnh

hưởng hiệu quả kinh tế của địa phương? Đó là phải tạo nên được sự công
bằng giữa việc duy trì mưu sinh cho thế hệ hiện tại và gìn giữ cho thế hệ sau,
không khai thác cạn kiệt tài nguyên một cách vô trách nhiệm. Đó cũng chính
là thông điệp chuyên gia môi trường Nguyễn Văn Duyên muốn chia sẻ.

×