Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quảng cáo ở phiếu bé ngoan: Không thể chấp nhận được doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.81 KB, 5 trang )




Quảng cáo ở phiếu bé
ngoan: Không thể chấp
nhận được

Chuyên gia nói việc “dùng” trẻ con để bán được hàng là rất khó chấp
nhận và biến tấm phiếu bé ngoan thành tờ rơi quảng cáo là không thể
chấp nhận.
Liên quan đến việc một số doanh nghiệp dùng phiếu bé ngoan để quảng cáo,
Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Hiệu
trưởng trường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho hay, việc nhà trường dùng
phiếu bé ngoan có quảng cáo của doanh nghiệp, xét dưới góc độ giáo dục là
không đúng.
Ở một khía cạnh nào đấy đã biến phiếu bé ngoan thành một phương tiện để
quảng bá, tiếp thị, thậm chí nói không ngoa là thành một hình thức quảng
cáo kiểu thư rác.
Việc quảng cáo như vậy rất ảnh hưởng đến tâm lý trẻ con, vì nhiều em bé cứ
tưởng rằng phải ăn hoặc mua sản phẩm đấy mới được phiếu bé ngoan.
Trong khi đó tấm phiếu bé ngoan là một món quà có ý nghĩa tinh thần rất
lớn với trẻ con vì nó động viên tinh thần các em, bé nào ngoan, vâng lời thầy
cô, cha mẹ thì cuối tuần mới được nhận phiếu bé ngoan.
Việc để xảy ra hiện tượng quảng cáo trên phiếu bé ngoan, trước hết trách
nhiệm thuộc về các nhà trường.
“Tôi cho rằng ở góc độ giáo dục, các nhà trường không nên vì lợi nhuận một
chút tiền mà sẵn sàng dùng phiếu bé ngoan có quảng cáo các sản phẩm đế
phát cho các bé”, Tiến sỹ Lâm nói.
Cũng theo ông Lâm, trẻ con học mầm non rất trong sáng, tâm hồn như một
tờ giấy trắng, nên việc giáo dục phải rất cẩn thận. Các bé chưa nhận thức
được nhiều vấn đề, nên phải có định hướng đúng về tư tưởng, về suy nghĩ.


Do vậy, phải đặt mục tiêu giáo dục lên hàng đầu.
“Thay vì các nội dung quảng cáo, các nhà trường nên đặt vào đó những lời
dậy, câu ca dao, tục ngữ, lời hay ý đẹp về giáo dục, các câu nói nổi tiếng của
các nhà văn, nhà khoa học để truyền bá, giáo dục, gửi những thông điệp tốt
đẹp đến các bé và các bậc phụ huynh. Như vậy giá trị của tấm phiếu bé
ngoan sẽ tốt hơn rất nhiều”, Tiến sỹ Lâm nhấn mạnh.

Còn theo Luật sư Bùi Quang Hưng, văn phòng Luật sư BQH và cộng sự,
hiện nay chưa có luật cấm doanh nghiệp không được quảng cáo trên tấm
phiếu bé ngoan, nhưng việc quảng cáo trên tấm phiếu có giá trị tinh thần này
là một hình thức không lành mạnh.
Về luật thì doanh nghiệp không sai, nhưng dưới góc độ đạo đức thì không
phù hợp lắm. Việc kinh doanh trên cả thước đo tinh thần, tình cảm cho trẻ
con thì thật sự là khó có thể chấp nhận được.
Về phía nhà trường, tôi cho rằng giáo dục là lĩnh vực rất quan trọng vì sản
phẩm của nó rất đặc biệt. Sản phẩm là con người – mà cụ thể là phẩm chất,
nhân cách, tri thức, đạo đức của mỗi cá nhân. Con người là chủ thể của xã
hội, vì thế việc giáo dục con người là rất quan trọng.
“Giáo dục cần phải đặt yếu tố trồng người lên hàng đầu, không nên để các
yếu tố thương mại làm ảnh hưởng, khiến việc giáo dục bị lệch lạc, chuyển
sang một hướng khác. Người làm giáo dục nên đặt yếu tố chất lượng đào
tạo, không nên các yếu tố thương mại thâm nhập và ảnh hưởng đến suy nghĩ
của trẻ con như vậy”, anh Hưng nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hưng, trẻ con rất nhạy cảm, nên việc dạy dỗ phải hết sức
thận trọng. Việc “dùng” trẻ con để bán được hàng là rất khó chấp nhận. Và
việc biến phiếu bé ngoan thành quảng cáo như vậy là làm mất đi yếu tố giáo
dục.
Mới đây, để chấm dứt các hoạt động quảng cáo trong trường học, sáng 4/9,
Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi các đơn vị trực
thuộc nghiêm cấm các hoạt động quảng cáo trong nhà trường.

Cụ thể, theo Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM, do trong thời gian vừa qua,
một số đơn vị kinh tế, doanh nghiệp tư nhân trực tiếp liên hệ với các đơn vị
giáo dục hoặc thông qua các đơn vị tổ chức chính trị, xã hội ở quận, huyện,
thành phố thực hiện quảng cáo sản phẩm dưới danh nghĩa tổ chức ngày hội,
tặng quà, học bổng, treo băng rôn tuyên truyền cho học sinh của nhà trường
làm ảnh hưởng đến tính nghiêm túc vốn có của trường học và làm giảm chất
lượng giảng dạy cũng như uy tín của Ngành.
Vì vậy, Sở đề nghị các đơn vị không thực hiện các hoạt động mang tính
thương mại, quảng cáo, không có ý nghĩa giáo dục diễn ra trong nhà trường.
Mọi hoạt động có liên quan đến các doanh nghiệp, hoặc có tài trợ đều phải
có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Sở.

×