Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động đố và giải đố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.44 KB, 113 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Câu đố là một thể loại văn học dân gian. Đã từ lâu đời trong đời sống tinh
thần của người lao động, câu đố chiếm một vị trí đáng kể. Như mọi loại hình
dân gian, câu đố len vào từng nhà, đi vào tư duy của mọi lứa tuổi, từ những
em bé thơ ngây cho đến các cụ già đầu bạc. Có thể nói, hoạt động đố - đáp
được người lao động hưởng ứng và trở nên phổ biến ở mọi vùng miền, nhất là
ở vùng nơng thơn. Từ Bắc chí Nam ai ai cũng đều biết vài ba câu đố và khơng
ít lần tham gia vào trò chơi đố giải.
Đố là một hình thức sinh hoạt văn hóa rất độc đáo của người Việt Nam
đã được mọi người sử dụng như một công cụ giao tiếp, trao đổi hằng ngày.
Giải đố là một hình thức trả lời, đưa ra lời lý giải hay nói cách khác giải đố là
một hình thức trả lời câu đố để duy trì cuộc hội thoại.
Thơng qua đố và giải đố con người có thể trao đổi thông tin với nhau bởi
câu đố thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong câu đố
ln có một lí giải hợp lý, câu đố giống như một bài tốn chỉ có một đáp số
nhưng cũng có một vài đáp số tương ứng. Qua q trình đưa ra câu đố, người
nói phải sử dụng ngơn ngữ để truyền đạt cho người nghe vấn đề cần đố, để
giải đố người nói phải sử dụng các thao tác tư duy để trả lời. Từ đó ngơn ngữ
cũng được mở rộng như câu đố:
Mùa gì dịu nắng
Mây nhẹ nhàng bay
Gió khẽ rung cây
Lá vàng rơi rụng?
Là mùa gì? (Mùa thu)
Qua câu đố trên giúp trẻ biết thêm về dấu hiệu của mùa thu: dịu nắng, mây thì
nhẹ nhàng bay và ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển khi phát âm các từ : “rơi
rụng”,... Mục đích của câu đố là phát triển tư duy đặc biệt là mở rộng vốn từ,
tích cực hóa vốn từ làm phát triển ngơn ngữ.




2

Trẻ em lứa tuổi mầm non có nhu cầu cao trong việc giao tiếp với mọi
người xung quanh, do đó khi tham gia vào giải đố sẽ khuyến khích trẻ đưa ra
tất cả các ý kiến mà trẻ dự đoán, kích thích trẻ phát âm để phát triển ngơn ngữ
của mình.
Đố và giải đố giúp trẻ phát triển tư duy và ngơn ngữ của mình bởi thế
giới trong câu đố rất là phong phú và đa dạng. Câu đố đề cập đến hầu hết các
sự vật hiện tượng hằng ngày. Mà tư duy của trẻ phát triển nhờ sự liên tưởng
giữa những đặc điểm của sự vật được miêu tả với đặc điểm ẩn ý sau ngôn từ.
Đố và giải đố được coi như là một phương tiện giúp trẻ phát triển ngơn ngữ,
q trình tham gia đố và giải đố trẻ được củng cố vốn từ, mở rộng vốn từ, tích
cực hóa vốn từ khi đưa ra các lý giải những câu đố mà cô giáo đưa ra.
Tuy nhiên trong chương trình giáo dục mầm non việc phát triển ngơn
ngữ cho trẻ là các hình thức lồng ghép vào các hoạt động chưa có một hoạt
động nào chuyên biệt, chưa có một hình thức nào giúp trẻ hứng thú tham gia
hoạt động bởi các hình thức cịn khơ khan, khiến trẻ nhanh mệt mỏi . Vì vậy,
đố và giải đố là một hình thức giúp trẻ phát triển ngơn ngữ của mình.
Xuất phát từ những lý do trên tơi bắt tay vào nghiên cứu đề tài “ Phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động đố và giải đố” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu
vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng viên, sinh viên
ngành giáo dục mầm non.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu câu đố trong chương trình giáo dục mầm non, câu đố và hoạt
động đố - giải nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non và xây


3

dựng hoạt động có sử dụng câu đố nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi
mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu câu đố trong chương trình giáo dục mầm non.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non thông qua hoạt động
đố và giải đố.
-Xây dựng hoạt động có sử dụng câu đố nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đố và sinh hoạt đố giải nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ lứa tuổi mầm non thông qua hoạt động đố và giải đố.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu tôi sử
dụng lồng ghép các phương pháp.
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài gồm: Nghiên cứu đặc điểm tâm lí, sinh lí của trẻ lứa tuổi mầm
non; nghiên cứu đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của trẻ từ 3 – 6 tuổi.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát q trình phát triển ngơn ngữ của trẻ thông hoạt động đố và
giải đố trong các hoạt động giáo dục mầm non 6.2. 2. Phương pháp điều tra
bằng anket
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên mầm non về kĩ năng, kinh
nghiệm và cách thức việc sử dụng câu đố và giải đố trong chương trình giáo
dục mầm non nhằm phát triển ngơn ngữ cho trẻ.
6.2.3. Phương pháp đàm thoại
Tiến hành trò chuyện, trao đổi với giáo viên mầm non và trẻ nhằm tìm


4

hiểu về kĩ năng, cách thức tổ chức, những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên
mầm non gặp phải khi sử dụng câu đố và giải đố trong quá trình giáo dục trẻ.
Đồng thời đánh giá được khả năng nhận thức, mức độ phát triển ngôn ngữ của
trẻ. 6.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Nghiên cứu, phân tích sản phẩm của hoạt động đố và giải đố nhằm phát triển
ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non.
6.2.5. Phương pháp thống kê, phân loại
Sử dụng phương pháp thống kê, phân loại để xử lí các số liệu về kết
quả của hoạt động đố và giải đố nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi
mầm non.


5

CHƯƠNG I
CÂU ĐỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
1.1. Đặc điểm tâm, sinh lí ở trẻ lứa tuổi mầm non

1.1.1. Đặc điểm tâm lí ở trẻ lứa tuổi mầm non.
1.1.1.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ 3 – 4 tuổi
* Đặc điểm phát triển trí nhớ:
Ở tuổi mẫu giáo, năng lực ghi nhớ và trí nhớ của trẻ em phát triểm rất
mạnh. Sau này khi lớn lên, những gì đã xảy ra trước 3 tuổi hầu như ta khơng
cịn nhớ được gì, nhưng những sự kiện xảy ra ở mẫu giáo lại để lại nhiều ấn
tượng rõ nét.
Ở trẻ mẫu giáo, nhất là trẻ mẫu giáo bé, người ta khó có thể đặt ra cho
trẻ một nhiệm vụ ghi nhớ nhất định. Làm như vậy có khi lại ảnh hưởng xấu
đến kết quả ghi nhớ. Chẳng hạn người ta đưa trẻ một vật gì đó (đồ chơi, đồ
dùng hay một bức tranh) và yêu cầu trẻ phải nhớ, thì số đơng chỉ ngẩn người
ra nhìn vật đó, khơng hành động gì với nó và cuối cùng là chẳng nhớ gì cả.
Trái lại, nếu đưa cho trẻ vật đó, nhưng không đặt ra cho trẻ một nhiệm vụ ghi
nhớ nào cả. Nếu trẻ được tự do chơi với vật đó, tha hồ ngắm ngía thoải mái
hoặc dùng vào một trị chơi nào đó, thì trẻ lại nhớ được tốt hơn.
Như vậy ở trẻ mẫu giáo, trí nhớ khơng chủ định vẫn chiếm ưu thế.
* Đặc điểm phát triển tư duy:
Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đã đạt tới ranh giới của tư duy trực quan –
hình tượng, nhưng các hình tượng và biểu tượng trong đầu trẻ vẫn cịn gắn
liền với hành động.
Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan
Tư duy là một quá phát hiện những thuộc tính bên trong và những quy

luật khách quan của sự vật. Khi tư duy để tìm hiểu một vấn đề gì đó, người ta
cần phải có thái độ khách quan càng khách quan bao nhiêu càng dễ tiến gần
đến chân lí bấy nhiêu.
* Đặc điểm phát triển trí tưởng tượng:
Trí tưởng tượng được nảy sinh bắt đầu khi đứa trẻ biết dùng vật thay



6

thế trong trị chơi, đặc biệt là trị chơi đóng vai theo chủ đề (một loạt hoạt
động mang tính kí hiệu – tượng trưng).
Trí tưởng tượng của trẻ được hình thành chủ yếu là trong các trò chơi.
Trong khi chơi, trẻ hoạt động sơi nổi, thật hết mình và thật chủ động như
chính cuộc sống của mình. Trong khi chơi trẻ thỏa sức mà suy nghĩ tìm tịi,
thả sức mà ước mơ, tưởng tượng.
* Đặc điểm phát triển chú ý:
Chú ý của trẻ mẫu giáo bé phản ánh sự thích thú của các em với những
đối tượng xung quanh và những hành động của trẻ đối với chúng. Trẻ tập
trung chú ý vào một đối tượng nào đó khi sự thích thú đối với nó chưa tiêu
tan. Khi xuất hiện một đối tượng mới lập tức sự chú ý của trẻ cũng được
chuyển sang đối tượng ấy. Bởi vậy trẻ chưa có khả năng làm các cơng việc
khác nhau trong cùng một lúc.Trẻ mẫu giáo bé trị chơi có thể kéo dài khoảng
30 – 40 phút.
1.1.1.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ 4-5 tuổi
* Đặc điểm chung của sự phát triển tư duy
Giai đoạn 4 - 5 tuổi là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của tư duy trực
quan hình tượng. Tư duy phát triển mạnh mẽ là do vốn biểu tượng của trẻ
tăng lên, chức năng kí hiệu phát triển mạnh mẽ, lòng ham hiểu biết và hứng
thú nhận thức của trẻ phát triển. Sự phát triển mạnh của tư duy trực quan hình
tượng đã giúp cho trẻ mẫu giáo giải quyết được nhiều bài toán thực tiễn đơn
giản mà trẻ gặp trong cuộc sống.
Do đó, việc cung cấp cho trẻ những khái niệm về dinh dưỡng và hình
thành ở trẻ những biểu tượng về dinh dưỡng là hồn tồn có thể thực hiện
được. Thơng qua hoạt động cho trẻ làm quen với thế giới thực vật, giáo viên
khéo léo cho trẻ tiếp thu kiến thức về dinh dưỡng và tạo tình huống hấp dẫn
để trẻ tư duy qua các hình thức trị chơi, câu đố.
* Đặc điểm phát triển trí nhớ

Ở đầu tuổi mẫu giáo, năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển
mạnh. Tuy nhiên ở tuổi này hình thức trí nhớ chủ yếu của trẻ là trí nhớ khơng


7

chủ định.
Đến giữa tuổi mẫu giáo nhỡ, bên cạnh trí nhớ khơng chủ định cịn xuất
hiện một kiểu ghi nhớ đó là ghi nhớ có chủ định. Sự thay đổi này bắt nguồn từ
điều kiện hoạt động của trẻ ngày một phức tạp hơn, người lớn yêu cầu ngày
một cao hơn buộc trẻ không những định hướng vào thực tại mà cả vào quá
khứ và tương lai. Sự phát triển trí nhớ có chủ định có vai trị quan trọng trong
việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Vì thế cần phải giúp trẻ bước đầu phát triển
trí nhớ có chủ định.
* Đặc điểm phát triển đời sống cảm xúc, tình cảm
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, tình cảm thống trị tất cả các mặt trong hoạt
động tâm lí của trẻ. Tình cảm của trẻ có một bước chuyển biến mạnh mẽ, sâu
sắc và phong phú hơn so với lứa tuổi trước. Trẻ rất dễ xúc xảm, dễ khóc, dễ
cười. Trẻ chưa biết làm chủ tình cảm của bản thân. Biểu hiện ra bên ngồi của
những tình cảm của trẻ em lứa tuổi này trực tiếp mạnh mẽ và không chủ định.
Con người và các sự vật xung quanh trẻ là nguồn khơi dậy những xúc cảm,
tình cảm cho trẻ, đặc biệt là trong mối quan hệ qua lại của trẻ với mọi người.
Tình cảm của trẻ cịn phụ thuộc vào hồn cảnh, khơng ổn định và chưa bền
vững. Lúc này, ở trẻ xuất hiện những tình cảm cao cấp như: tình cảm trí tuệ,
tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ ở lứa tuổi này.
* Đặc điểm phát triển tri giác
Lên đến mẫu giáo nhỡ trẻ đã được tiếp xúc nhiều với thế giới xung
quanh nhờ đó độ nhạy cảm phát triển, giúp trẻ dễ dàng nhận biết được các dấu
hiệu, thuộc tính bên ngồi của sự vật hiện tượng với mức độ tăng dần, ngày
càng chính xác và đầy đủ hơn. Một số quan hệ không gian, thời gian được trẻ

tri giác chính xác hơn. Khả năng quan sát của trẻ cũng phát triển, không chỉ là
số lượng vật mà các chi tiết dấu hiệu thuộc tính màu sắc cũng được trẻ chú ý
đến. Trẻ cũng bắt đầu xuất hiện khả năng kiểm tra độ chính xác của mình
bằng hành động thao tác như tháo, lắp, vặn, mở…cho phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ được giao. Trẻ luôn có nhu cầu sờ mó, khám phá khi nhìn thấy một
đồ vật mới.


8

* Đặc điểm phát triển tưởng tượng
Trí tưởng tượng của trẻ chủ yếu được hình thành trong quá trình tham
gia các trị chơi. Ở trẻ mẫu giáo nhỡ, trí tưởng tượng có thể dựa vào cả các vật
khơng giống nhau, thậm chí khác hẳn nhau để làm vật thay thế. Dần dần trẻ
khơng cần đến chỗ dựa bên ngồi nữa mà chuyển dần vào trí tưởng tượng
ngầm trong óc. Tưởng tượng đi từ bình diện bên ngồi vào bình diện bên
trong theo cơ chế “chuyển vào trong” của tâm lí học.
Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo nhỡ phần lớn là khơng chủ định, những
cái gì làm cho trẻ xúc động mạnh thì sẽ thành đối tượng của tưởng tượng. Ở
độ tuổi này vẫn chưa xuất hiện tưởng tượng có chủ định nhằm mục đích đề ra
trước. Phải đến lứa tuổi mẫu giáo lớn, tưởng tượng có chủ định mới được
hình thành. Vì thế, chú ý đến việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ cũng chính là
làm tăng tính chủ định trong hoạt động tâm lí, đặc biệt là trong quá trình phát
triển trí tưởng tượng của trẻ.
* Đặc điểm phát triển chú ý
Khả năng chú ý của lứa tuổi mẫu giáo nhỡ là chú ý không chủ định tuy
nhiên khả năng chú ý có chủ định cũng đã bắt đầu hình thành ở trẻ lứa tuổi
này: Trẻ bắt đầu điều khiển chú ý của mình, biết tự giác hướng chú ý của
mình vào những đối tượng nhất định.
Mặc dù trẻ mẫu giáo nhỡ đã bắt đầu hình thành chú ý có chủ định,

nhưng chú ý khơng chủ định vẫn chiếm ưu thế. Trẻ rất khó tập trung vào
những hoạt động mang tính đơn điệu, khơng hấp dẫn. Trong khi đó hoạt động
vui chơi là hoạt động mang tính sáng tạo, đượm màu sắc xúc cảm thường lôi
cuốn được trẻ khá lâu, đây chính là cơ sở để tổ chức các hoạt động cho trẻ và
việc luôn luôn thay đổi các hình thức hoạt động duy trì chú ý trẻ vào những
đối tượng một cách bền vững.
*Đặc điểm phát triển ngôn ngữ
Ở giai đoạn 4 - 5 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trẻ sử
dụng khá thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt và trong hoạt động hằng
ngày. Trẻ sử dụng được phong phú các từ loại, bắt đầu biết lĩnh hội và tập sử


9

dụng những cấu trúc ngữ pháp như câu đơn. Cảm xúc ngơn ngữ được hình
thành và thể hiện qua giọng nói, ngữ điệu nhưng đơi khi cịn bị nhầm lẫn hay
nói ngọng. Ngơn ngữ của trẻ cịn gắn liền với tình huống, hồn cảnh và sự
việc, hiện tượng đang diễn ra trước mắt trẻ.
Sự phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ cịn phụ thuộc vào hồn cảnh, mơi
trường sống của trẻ đó. Dựa trên những đặc điểm phát triển của các quá trình
nhận thức của trẻ 4-5 tuổi chúng ta có thể xây dựng phương pháp, biện pháp
giáo dục dinh dưỡng thơng qua các hình thức tổ chức, phương tiện dạy học
phù hợp tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
1.1.1.3. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi * Đặc điểm phát triển chú ý:
Theo PGS.TS Ngơ Cơng Hồn, chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi có những đặc
điểm sau:
- Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ được phát triển trên nền tảng của tính
chủ định, trẻ biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi,
học tập hoặc lao động tự phục vụ.

- Có khả năng có ý chủ định 37 – 51 phút. Có thể phân phối được chú ý
vào 2 – 3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa
bền vững, dễ dao động. Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di
chuyển tốt.
- Phẩm chất phân tán chú ý của trẻ còn mạnh. Như vật, ở trẻ mẫu giáo lớn
chú ý có chủ định bắt đầu phát triển mạnh, chú ý của trẻ đã bền vững hơn, tập

trung hơn, dễ tập trung chú ý vào những đối tượng sinh động, hấp dẫn.
* Đặc điểm phát triển cảm giác, tri giác:
Trẻ mẫu giáo lớn cảm giác, tri giác ngày càng hoàn thiện và nâng cao.
Cảm giác của trẻ trở nên nhạy cảm hơn, chính xác hơn và có tính chất tự giác
(độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhanh hơn). Đến cuối tuổi mẫu
giáo, trẻ bắt đầu có khả năng tri giác có kế hoạch, có hệ thống những sự vật,
hiện tượng xung quanh. Trẻ tri giác chính xác hơn, phân biệt các đối tượng
nhanh hơn. Tri giác của trẻ thường gắn với chính hoạt động của trẻ. Nếu cho


10

trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, các sự vật hiện tượng sinh động, hấp
dẫn thì trẻ càng phát triển và đạt được kết quả tốt.
* Đặc điểm phát triển trí nhớ:
Trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn phát triển mạnh song chủ yếu vẫn là trí
nhớ khơng chủ định. Trẻ ghi nhớ chủ yếu những gì gây hứng thú cho trẻ hoặc
những gì gây ấn tượng mạnh. Do đó những sự vật, hiện tượng nào gây chú ý
cho trẻ nhiều hơn thì trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn. Bên cạnh đó, trí nhớ của trẻ vẫn
được đặc trưng bởi trí nhớ hình ảnh, do đó nếu cho trẻ tích cực hoạt động với
đồ vật thì kết quả ghi nhớ sẽ cao.
* Đặc điểm phát triển tư duy:
Trẻ mẫu giáo lớn đã có cả ba loại tư duy, đó là: tư duy trực quan hành

động, tư duy trực quan hình tượng và tư duy trừu tượng. Trong đó kiểu tư duy
tực quan hình tượng chiếm ưu thế. Đặc biệt có một hình thức tư duy mới xuất
hiện đó là tư duy trực quan sơ đồ. Đây là bước trung gian của sự chuyển tiếp
từ trực quan hình tượng đến tư duy logic. Tư duy trực quan sơ đồ thực chất
vẫn là tư duy trực quan hình tượng, song bản thân hình tượng đã trở nên khác
trước, tức là nó đã bị mất đi những chi tiết rườm rà mà chỉ còn giữ lại những
yếu tố giúp trẻ phản ánh một cách khái quát về những sự vật chứ không phải
là từng sự vật riêng lẻ. Kiểu tư duy này tạo ra cho trẻ khả năng phản ánh
những mối liên hệ tồn tại khách quan là điều kiện cần đạt tới tri thức khái
quát.
Khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn được phát triển thơng qua
hoạt động tích cực với các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh
1.1.2. Đặc điểm sinh lí ở trẻ lứa tuổi mầm non.
Trẻ em là một thực thể tự nhiên đang phát triển. Trẻ càng nhỏ gia tốc
phát triển càng lớn. Chúng ta có thể quan sát thấy hằng ngày.
Cơ thể trẻ nói chung và từng cơ quan nói riêng khơng hồn tồn giống
người trưởng thành.
Cơ thể trẻ em khơng phải là cơ thể người lớn thu nhỏ lại theo một tỉ lệ
nhất định.


11

Giữa cơ thể trẻ em và người lớn có nhiều điểm khác nhau: khác nhau về
kích thước, về cân nặng, về cấu trúc và về chức năng hoạt động.
Sự hoạt động của cơ thể trẻ cũng như của người lớn không phải gồm
những hoạt động riêng lẻ của từng hệ cơ quan mà các cơ quan trong cơ thể
đều hoạt động thống nhất trong một hệ thống hoàn chỉnh.
1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mầm non.
1.2.1. Đặc điểm ngữ âm của trẻ lứa tuổi mầm non.

Giai đoạn này có thể chia thành các thời kì sau: Trẻ từ: 1 – 2 tuổi, 2 - 3
tuổi, 3 - 6 tuổi.
1.2.1.1. Trẻ từ 1 – 2 tuổi
Trẻ từ 1 năm trở đi nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người xung
quanh được phát triển. Trẻ không chỉ lắng nghe tiếng nói của mọi người, hiểu
được các câu nói ngắn gọn, như: “Bé chào mẹ nào”, “Bé nằm xuống đi”, “
của bé đâu?”… mà cịn muốn biểu hiện với mọi người những nhu cầu mong
muốn của mình bằng lời nói. Tuy nhiên việc hiểu được ý nghĩa của các từ,
phát âm chúng và sử dụng chúng như một phương tiện giao tiếp là hết sức khó
khăn. Vì vậy trong thời kì này trẻ vẫn sử dụng.
- Nhu cầu trao đổi với người xung nhiều âm bập bẹ. Các âm bập bẹ của trẻ
vẫn gồm hai loại:
- Âm bập bẹ khơng có nghĩa
- Âm bập bẹ có nghĩa
Loại âm bập bẹ có nghĩa có số lượng tăng nhiều hơn ở giai đoạn trước.
Các âm này sử dụng nhiều nhu cầu khác nhau của trẻ:
[ê ây ây]

đưa đồ chơi cho bạn

[a a a]

vẫy gọi bạn

[ơi ơi ơi]

gọi mẹ

[ dây dây dây]


chỉ quyển sách ở giường

[mâm mâm mâm] đòi ăn bánh
- Nhu cầu về tình cảm


12

[au au ơ]

nói chuyện với cơ

[âu âu âu]

nói chuyện với bạn

Về cấu trúc
Các âm bập bẹ của trẻ ở thời kì này có cấu trúc phức tạp hơn.
Ví dụ: [pắp pắp pập]
Xuất hiện các âm tiết gồm 3 thành phần
Âm đầu - âm chính – âm cuối
Ngồi các âm bập bẹ, ở trẻ đã xuất hiện các từ đầu tiên. Những từ đầu tiên
của trẻ là những từ cấu âm đơn giản, dễ phát âm như: bà , mẹ cha, cá, gà.
Đồng thời những từ này cũng là tên gọi của những người, đồ vật, con vật thân
thiết nhất đối với trẻ.
Trong quá trình phát triển, các âm bập bẹ và các từ phát triển qua lại. Những
cháu có số lượng âm bập bẹ nhiều thì số lượng từ ít và ngược lại. Các cháu ở
đầu lứa tuổi có số lượng âm bập bẹ còn khá nhiều, nhưng đến 18 tháng lượng
âm bập bẹ ít dần đi. Đến cuối 2 tuổi thì các âm bập bẹ của trẻ dường như mất
hẳn nhường chỗ cho các từ chủ động.

1.2.1.2. Trẻ từ 2 – 3 tuổi
Trẻ từ 2 – 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh, xét về hệ thống các âm vị của
Tiếng Việt được xuất hiện trong các từ của trẻ ở giai đoạn này chúng ta thấy:
a) Phụ âm đầu
Các phụ âm đầu của Tiếng Việt đều đã được xuất hiện dần dần trong các từ
của trẻ 2 – 3 tuổi, trong đó các phụ âm mơi như: b, m, v, được xuất hiện sớm.
Các phụ âm xuất hiện nhiều là: b, m, đ, t, ch, th, n
Các phụ âm xuất hiện ít là: g, ph, p
Mặc dù các phụ âm đầu của Tiếng Việt đã được xuất hiện trong các từ của trẻ
2 – 3 tuổi. Nhưng cho đến 3 tuổi trẻ vẫn còn mắc lỗi ngữ âm. Hầu hết các phụ
âm đầu chưa được trẻ phát âm đúng hoàn toàn.
Trong nhiều trường hợp trẻ phát âm phụ âm này thành phụ âm kia.
Ví dụ:
Âm k → t

Qúa → túa


13

đ→t

Đóng → tóng

g→h

Gà → hà

l→n


Làm → nàm

kh → h

Khơng → hông

nh → d

Nhện → dện
Như → dư

P→b

Đèn pin → đèn bin

th → x

Thử → xử

th → ch

Thật → chật

ch → t

Cháu → táu
Chào → tào

s → th


Súng → thúng

ng → nh

Ngủ → nhủ

Trong số các phụ âm đầu thì phụ âm b, m được trẻ nói đúng nhất (đã được
định vị)
a) Âm đệm
Âm đệm /w/ (âm đệm trịn mơi) trong Tiếng Việt là âm khó đối với trẻ
dưới 3 tuổi. Các từ có âm đệm khi phát âm trẻ thường lược bỏ qua âm đệm.
Ví dụ: hoa →ha
quả → cả
xoăn → xăn
hịe → hè
b) Âm chính
Ngun âm dài, 4 ngun âm ngắn và 3 nguyên âm đôi đều đã được
xuất hiện trong các từ của trẻ 2 – 3 tuổi. Song một số nguyên âm trẻ dưới 3
tuổi nói chưa đúng như:
e→ơ
ơ→ư
o→ă

xong → xăng


14

ă→â
i → ia


bút chì → bút chìa

ươ → iê

hươu → hiêu

rượu → riệu
Các nguyên âm được trẻ nói đúng là: A, â, ư
c) Âm cuối
6 phụ âm cuối đã được xuất hiện trong vốn từ của trẻ dưới 3 tuổi trong
đó âm n là âm cuối được xuất hiện nhiều nhất, âm k, p xuất hiện ít nhất.
Âm

k→t
m→n

phim → phin

d)Thanh điệu
Trong 6 thanh điệu của Tiếng Việt thì thanh ngã [~] và thanh [?] là chưa
ổn định. Chúng thường chuyển đổi thành [ ]; [.]
Ví dụ: võng → vóng
ngủ → ngụ
ngủ → nhụ
1.2.1.3.Trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Trẻ từ 3 – 6 tuổi là thời kì mà khả năng nghe và phân biệt các loại âm
thanh của trẻ ngày càng tinh hơn . Trẻ bắt chước câu nói dễ dàng, tự nhiên,
tiếp thu, học từ mới nhanh. Nghe hiểu và trả lời được nhiều loại câu hỏi. Ở
thời kì này trẻ cũng hoàn thiện dần về mặt phát âm. Các phụ âm đầu, âm

chính, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần được định vị. Tuy nhiên ở lứa
tuổi này vẫn còn một số cháu phát âm chưa đúng một vài âm là: phụ âm đầu
hoặc phụ âm cuối của từ. Trẻ nói âm nọ thành âm kia. Mỗi cháu thường hay
nói sai một âm riêng. Điều này cũng thể hiện những đặc điểm riêng ở từng trẻ
trong quá trình phát âm. Đến 5 tuổi trẻ có thể phát âm mềm dẻo, các loại âm
của tiếng mẹ đẻ hoặc một thứ tiếng nước ngồi nào đó mà trẻ được tiếp xúc.
Đến cuối 6 tuổi về cơ bản trẻ đã phát âm đúng các âm trừ một số
trường hợp trẻ nói ngọng do mấy lí do sau: - Trẻ nói ngọng do khuyết tật bẩm
sinh


15

- Trẻ nói ngọng do được q nng chiều.
1.2.2. Đặc điểm từ vựng của trẻ lứa tuổi mầm non.
Sự phát triển số từ ở trẻ từ 0 – 6 tuổi
Từ 12 tháng trở đi, bên cạnh các âm bập bẹ ở trẻ dần xuất hiện những
từ chủ động đầu tiên. Số lượng từ được tăng dần theo tháng tuổi của trẻ. Song
sự tăng lên về số lượng của trẻ ở các tháng tuổi, năm tuổi là không giống
nhau.
Trẻ từ 12 – 18 tháng số lượng từ của trẻ còn rất ít, ở thời kì này ngơn
ngữ của trẻ chủ yếu vẫn là những âm bập bẹ, những từ thụ động. Trẻ mới chỉ
nghe, hiểu, nói bắt chước theo người lớn được một số từ, để thể hiện nhu cầu
của trẻ với mọi người, trẻ phải dùng các âm bập bẹ có nghĩa và số lượng từ
chủ động ít ỏi của mình.
Đến 18 tháng theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu ngôn ngữ
Trung tâm nghiên cứu nuôi dạy trẻ - Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em Trung ương.
Số lượng từ trung bình của trẻ ở tháng tuổi này là 11 từ. Cháu có số lượng từ
nhiều nhất là 25 từ. Cháu ít nhất là 0.
Từ 19 – 21 tháng là những tháng mà số lượng từ ở trẻ tăng lên rất

nhanh. Đây là bước chuyển biến mới trong sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Các
âm bập bẹ, các từ thụ động mất dần nhường chỗ cho sự tăng lên của các từ
chủ động. Số lượng từ của trẻ 21 tháng đã tăng lên 220 từ. Với số lượng từ
này trẻ có thể sử dụng để giao tiếp với mọi người xung quanh một cách dễ
dàng hơn. Từ 21 – 24 tháng, số lượng từ ở trẻ tăng lên từ từ, trẻ 24 tháng, số
lượng từ là 234 từ. Nhưng đến 30 tháng, số lượng từ lại tăng vượt hẳn lên đạt
tới 434 từ. Đến 36 tháng số lượng ở trẻ là 486 từ. Như vậy là trẻ cuối 3 tuổi so
với trẻ đầu 3 tuổi, số lượng từ tăng lên là 252 từ. Nhưng ở lứa tuổi từ 4 – 6
tuổi sự tăng lên về số lượng từ cuối năm so với đầu năm ít chênh lệch hơn.
Ở trẻ cuối 4 tuổi có số lượng từ nhiều hơn trẻ đầu 4 tuổi là 209 từ.
Ở trẻ cuối 5 tuổi có số lượng từ nhiều hơn trẻ đầu 5 tuổi là 84 từ.
Ở trẻ cuối 6 tuổi có số lượng từ nhiều hơn trẻ đầu 6 tuổi là 94 từ.


16

Tóm lại sự phát triển về số lượng từ của trẻ từ 1 – 6 tuổi được tăng dần
theo lứa tuổi của trẻ. Đến cuối 6 tuổi số lượng từ của trẻ đạt tới 1033 từ.
Trong quá trình phát triển ở một số mốc tháng, số lượng từ của trẻ được tăng
vượt hẳn lên đó là những lứa tháng: Trẻ 21 tháng, trẻ 30 tháng, trẻ 48 tháng
- Sự chênh lệch về số lượng từ của trẻ trong cùng một năm tuổi ở trẻ
dưới 3 tuổi lớn hơn nhiều so với trẻ từ 4 – 6 tuổi.
Số lượng từ ở các mốc tháng của trẻ 5 tuổi, 6 tuổi không cịn chênh
lệch nhiều. Chính đặc điểm phát triển về số lượng từ của trẻ ở các lứa tuổi là
cơ sở khoa học để phân chia các nhóm trẻ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhất là các lớp 5 tuổi, 6 tuổi trẻ có thể học cùng
với nhau khơng cần chia thành nhóm nhỏ như ở trẻ dưới 3 tuổi.
Mặt khác sự phát triển về số lượng từ của trẻ còn phụ thuộc vào các
yếu tố khác. Do đó, trẻ ở cùng một nhóm tuổi lại có số lượng từ rất khác
nhau. Ví dụ, trẻ 24 tháng số lượng từ của trẻ có thể là 255 từ ; 336 từ ; 297

từ ; 99 từ ; 253 từ.
Hoặc là ở một số những cháu có ít tháng tuổi hơn nhưng lại có số lượng
từ nhiều hơn.
Ví dụ:Cháu Phạm Quỳnh Châu 21 tháng có 470 từ, Nguyễn Gia Linh
26 tháng có 312 từ, Phan Lê Thu Hương 39 tháng có 993 từ , Nguyễn Chung
Thủy 45 tháng có 322 từ.
Những cháu có số lượng từ nhiều là những cháu có điều kiện sống
tốt, kết hợp được các yếu tố như: Bố mẹ có trình độ văn hóa, ở nhà lại có
ơng bà hoặc anh chị thường xuyên tiếp xúc ngôn ngữ với trẻ.
Tỉ lệ các từ loại trong vốn từ của trẻ từ 1 – 6 tuổi
Trong vốn từ của trẻ em từ 13 đến 36 tháng đều đã lần lượt xuất hiện
các từ loại của Tiếng Việt trong đó có danh từ, động từ xuất hiện trước và
chiếm tỉ lệ cao. Ở các cháu từ 13 – 18 tháng hầu như chỉ xuất hiện hai từ loại
chính: Danh từ, động từ chiếm gần như 100%. Ở một số cháu đã xuất hiện


17

một, hai từ loại khác nhau nhưng với tỉ lệ thấp. Cụ thể: Tính từ 2,5 %; đại từ
1,3 %; trạng từ 0,6 %
Ở các cháu từ 25 – 36 tháng hầu hết các từ loại đều xuất hiện. Sự xuất
hiện của các từ loại khác nhau làm cho tỉ lệ của danh từ và động từ giảm
xuống còn 60 – 65 %.
Các cháu có số lượng từ nhiều thì số lượng loại từ cũng nhiều.
Ví dụ: Cháu Nguyễn Quỳnh Châu 21 tháng có 470 từ , có 9 từ loại,
cháu Nguyễn Ngọc Cường 29 tháng có 72 từ , có 6 từ loại
Nhìn chung đối với trẻ dưới 3 tuổi sự xuất hiện của các từ loại phụ
thuộc vào các lứa tuổi của trẻ và sự phát triển về mặt số lượng từ. Chúng phát
triển tăng giảm theo trình tự.
- Trẻ càng lớn thì số lượng loại từ càng nhiều

- Số lượng từ của trẻ càng nhiều thì số lượng từ loại cũng nhiều
- Cháu càng nhỏ thì tỉ lệ danh từ, động từ càng lớn
- Cháu càng lớn thì tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi và tỉ lệ các từ loại
khác như tính từ, phó từ, trạng từ tăng lên. Sự biến thiên này của các từ loại
và tỉ lệ của các từ loại thể hiện phần nào mối quan hệ khăng khít giữa ngơn
ngữ và tư duy. Khả năng nhận thức của trẻ với thế giới xung quanh càng phát
triển bao nhiêu đòi hỏi các hình thức biểu hiện bằng ngơn ngữ thơng qua các
từ loại cũng được tăng lên bấy nhiêu.
Đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi
Số lượng, tỉ lệ các từ loại trong vốn từ của trẻ 4 tuổi, 5 tuổi , 6 tuổi vẫn
phát triển theo quy luật:
Trẻ càng lớn thì tỉ lệ danh từ, động từ giảm, tỉ lệ các từ loại khác được
tăng lên. Song mức độ ở các năm có khác nhau và từng từ loại cũng khác
nhau.
Trẻ 4 tuổi: Danh từ giảm từ 37,91% xuống còn 35,36%; động từ giảm
từ 33,36% xuống còn 31,04%; trạng từ tăng từ 3, 97% lên 4,4%; đại từ tăng từ
2,82% lên 3,61%


18

Trẻ 6 tuổi: Danh từ giảm từ 32,4% xuống 30,94%; động từ giảm từ
30,29% xuống 20,10%; tính từ tăng từ 9,94% lên 11,64%; trạng từ tăng từ
4,91% lên 5,14%.
Sự tăng giảm các từ loại trong vốn từ của trẻ như trên là phù hợp với sự
nhận thức của trẻ. Bởi vì trẻ càng nhỏ thì sự nhận biết của trẻ chủ yếu là các
đồ vật, hành động và những người gần gũi thân thiết nhất đối với trẻ. Do đó
vốn từ của trẻ phần lớn là các danh từ, động từ, là tên gọi của các đồ vật, hành
động. Dần dần lớn lên trẻ nhận thêm được các đặc điểm, tính chất, hình dáng,
kích thước, màu sắc của các sự vật do đó tính từ được xuất hiện và phát triển

ngày càng nhiều. Đồng thời cùng với các đặc điểm, tính chất trẻ cịn hiểu
được cả thời gian, địa điểm xảy ra hành động, phương hướng của hành động.
Mối quan hệ giữa các sự vật, hành động, do đó các từ loại khác được xuất
hiện và phát triển ngày càng đa dạng, phong phú theo sự hiểu biết ngày càng
tăng của trẻ về thế giới xung quanh. Mặt khác sự tăng giảm của các từ loại
không chỉ phụ thuộc vào lứa tuổi mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Ở
lứa tuổi này, sự tăng lên của các từ loại khơng cịn phụ thuộc hồn tồn vào số
lượng từ chung. Có cháu có số lượng từ khơng nhiều nhưng tỉ lệ các từ loại
như: tính từ, trạng từ, đại từ…lại cao hơn so với những cháu có số lượng từ
nhiều. Điều này khác biệt so với trẻ dưới 3 tuổi.
1.1.3. Đặc điểm ngữ pháp của trẻ lứa tuổi mầm non.
1.1.3.1. Ngữ pháp của trẻ từ 1 – 3 tuổi
- Từ 13 tháng trở đi, trẻ bắt đầu dùng những câu đầu tiên trong giao tiếp. Đó
là những câu chỉ có một từ.
Câu một từ:
+ Câu có cấu trúc đơn giản nhất. Chỉ có một từ nhưng diễn đạt một nội dung
thông báo.
+ Câu một từ gắn liền với ngữ cảnh. Ngữ cảnh là vô cùng quan trọng. Các
phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt cộng với ngữ điệu giúp
người lớn hiểu điều trẻ muốn nói.


19

- Vốn từ của trẻ lúc này rất nghèo nàn. Trẻ rất cần người đối thoại, gần gũi,
hiểu trẻ, đáp ứng nhu cầu của trẻ và tạo điều kiện cho lời nói của trẻ phát
triển.
Ví dụ:
- Bé: Lấy, lấy…
- Mẹ: Mẹ lấy bánh cho bé nhé!

Với câu một từ của trẻ, rất cần đến văn cảnh, ngữ điệu và sự có mặt của người
lớn. Kinh nghiệm cho thấy sự có mặt của người lớn làm cho lời nói của trẻ
tiến bộ rất nhanh.
- Khoảng 17 – 18 tháng, cùng với sự xuất hiện của câu một từ là sự xuất hiện
của câu cụm từ (sự liên kết của hai từ trở lên). Ở đây phản ánh một bước phát
triển trong tư duy của trẻ. Từ chỗ gọi tên sự vật, trẻ đã bước đầu sử dụng lời
nói để diễn tả hành động, đặc điểm hay các mối quan
hệ của sự vật.
Ví dụ:
+ Gà đấy.
+Mèo đấy.
+ Tơ bim bim.
+ Hai con chim này.
Có thể khái quát thành hai loại:
+Danh từ kết hợp với các trạng từ tình thái: Mèo đấy; Gà kia; Mẹ kìa.
+ Các từ liên kết với nhau theo quan hệ đẳng lập: con gà, con vịt, con chim…
- Sự xuất hiện của câu đơn hạt nhân với hai thành phần chính là chủ ngữ và vị
ngữ: C – V.
Ví dụ: Bé ăn; Áo đẹp; Ơ tơ; Bim bim; Mẹ kể.
Đây là loại câu xuất hiện nhiều trong giai đoạn trẻ từ 24 – 36 tháng.
1.1.3.2. Ngữ pháp của trẻ 3 – 4 tuổi.
- Sau 36 tháng, ở trẻ xuất hiện câu đơn nhiều thành phần. Điều này phản ánh
sự phát triển thêm một bước tư duy của trẻ và khả năng sử dụng lời nói của trẻ


20

cũng phong phú hơn lên. Các thành phần mở rộng thường là bổ ngữ, trạng
ngữ, định ngữ.
Ví dụ: .

Cháu ăn cơm.
C

V B

Cháu đi chơi ở công viên.
C

V

Tr

Mẹ cho con cái hộp.
C V B1 B2
+ Câu ghéo đẳng lập – liệt
kê: Ví dụ:
Em trốn ở đây, anh đóng cửa lại cho em trốn nhé!
Mẹ Hà may áo đẹp, bố Đức cười, Hồng Vân ngoan.

Con Mèo nó đang kêu, nó ăn, nó ngủ.
(Trong một câu có thể có một chủ thể hay nhiều chủ thể khác nhau).
+ Câu ghép chính phụ: Thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật hiện
tượng phức tạp hơn: nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả.
Ví dụ:
Nguyên nhân – kết quả:
1. Mận chua lắm cháu không ăn được.
2. Cháu trèo lên cao cháu mệt.
Điều kiện – kết quả:
3. Trèo lên cao thì mẹ mắng.
4. Làm nước đổ thì áo ướt hết.

Nhận xét câu thường thiếu quan hệ từ: Nếu…thì…; Tại vì…nên…
Điều này chứng tỏ bước đầu trẻ hiểu được các mối quan hệ các hiện tượng sự
vật nhưng chưa diễn đạt được bằng lời nói một cách logic, chặt chẽ. (Biến câu
có quan hệ chính phụ bằng câu có cấu trúc đẳng lập, liệt kê).


21

Câu 3, 4 đã bắt đầu xuất hiện quan hệ từ. Nhờ có quan hệ từ, câu được diến
đạt chặt chẽ hơn.
Ngồi loại câu ghép chính phụ ngun nhân – kết quả, ta cịn thấy số lượng
lớn câu ghép có quan hệ mục đích – sự kiện. Ví dụ:
Cháu mặc quần áo đẹp để cháu đi chơi.
Cô lui ra cho cháu nằm.
Mai mẹ mua bánh để cho cháu ăn cơ.
Đặc điểm: Trẻ ít sử dụng các từ nối (quan hệ từ), thay vào đó là sử dụng ngữ
điệu “xong”, “xong rồi”. Điều này có tác dụng tách rời các mệnh đề. Ví dụ:
Mẹ đừng mắng con nữa nhớ con ăn. (ngữ điệu lên cao ở “ nữa nhớ”
rồi hạ xuống).
Mẹ cho con mượn cái kéo xong con cắt xong con ăn.
Lúc nãy cháu được đi chơi xong rồi cháu được ăn kem.
1.1.3.3. Ngữ pháp của trẻ từ 4 – 6 tuổi.
Ở giai đoạn này trẻ tiến bộ với tốc độ nhanh hơn về phương diện ngữ
pháp. Câu một từ không còn xuất hiện nữa, câu cụm từ giảm đáng kể, nhường
chỗ cho sự phát triển của các kiểu câu đơn nhiều thành phần, các kiểu câu
ghép có quan hệ phức tạp hơn.
+ Câu đơn có C – V là một nhóm từ:
Bố cháu với cả mẹ cháu / đón cháu về.
Con mèo nhà tớ đẻ / năm chú mèo con xinh xắn.
+ Chủ ngữ là một C – V:

Nó cứ loằng ngoằng / là bọ gậy đấy.
C

V
C

V

+ Vị ngữ là nhóm từ:
Các bạn / đang chơi bóng ngồi sân
C

V

+ Vị ngữ là một cụm C – V


22

Cháu là bé ngoan
C

V

+ Cả C và V đều là một C- V:
Bố mẹ về là chúng cháu rất thích.
C

V


C

V

C

V

+ Các kiểu câu ghép được sử dụng nhiều hơn, cấu trúc chặt chẽ hơn do có mặt
của các quan hệ từ:
Gió lùa nên mát q.
Cơ sang muộn vì cơ cịn ăn cơm.
Mình ăn sữa chua thì các bạn nhìn mồm cịn mình đang chơi thì các bạn ăn
sữa chua.
(Câu ghép phức tạp – Cháu Đức Tiến – 72 tháng).
Nhận xét: Ở giai đoạn 4 – 6 tuổi, hầu hết các dạng mẫu câu đã xuất hiện trong
lời nói của trẻ. Câu đơn mở rộng nhiều thành phần hơn. Các loại câu ghép có
quan hệ phong phú hơn, được trình bày với cấu trúc chặt chẽ hơn. Đến 6 tuổi
có thể nói trẻ đã nắm được hầu hết các kiểu câu Tiếng Việt. Đây là điều kiện
cần thiết để trẻ mở rộng giao tiếp, phát triển nhận thức, Phát triển lời nói
mạch lạc – một nhiệm vụ quan trọng nhất của việc phát triển ngôn ngữ trẻ em.
1.3.Câu đố dành cho lứa tuổi mầm non.
1.3.1 Các câu đố thuộc chủ đề bản thân.
Cái gì một cặp xong sinh
Long lanh, sáng tỏ để nhìn xung quanh?
Là gì? (Đơi mắt)
Nhơ cao giữa mặt một mình
Hít thở thật giỏi lại tinh ngửi mùi.
Là cái gì? (Cái mũi)
Cái gì chúm chím đáng u

Thốt lời chào hỏi nói nhiều điều hay?
Là cái gì? (Cái miệng)


23

Lắng nghe tiếng mẹ, tiếng cô
Âm thanh, tiếng động nhỏ, to quanh mình.
Là cái gì? (Cái tai)
Cái gì tài giỏi lắm thay
Quets nhà giúp mẹ, viết bài, vẽ tranh?
Là gì? (Bàn tay)
Cái gì giúp bé bước nhanh
Đến trường gặp bạn học hành, bé ơi?
Là gì? (Bàn chân)
Đơi gì nhìn khắp xung quanh? (1)
Đơi gì nghe mọi âm thanh xa gần? (2)
Đơi gì làm việc chun cần? (3)
Đơi gì nở nụ cười thân dịu hiền? (4)
Đơi gì bước tới mọi miền? (5)
Đơi gì gánh vác thường xun, hằng ngày?(6)
(1. Đơi mắt, 2. Đôi tai, 3. Đôi tay, 4. Đôi môi, 5. Đơi chân, 6. Đơi vai)
Lúc trẻ mình đen mượt mà
Về già mình trắng, ấy là tơi đây.
Là gì? (Sợi tóc)
Cầm chiếc cán bật lên
Nấm xịe hoa phía trên
Che trời mưa cho bé
Che cả đầu của mẹ
Cái gì thế, bé ơi?

Là cái gì? (Cái ơ)
Có chân mà chẳng biết đi
Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi
Bạn bè với gối chăn thơi
Đỡ người nằm ngủ thảnh thơi đêm ngày
Là cái gì? (Cái giường)


24

Cái gì xốp nhẹ êm êm
Mỗi khi bé ngủ kề bên má đầu?
Là cái gì? (Cái gối)
Đi đâu cũng phải có nhau
Một phải, một trái khơng bao giờ rời
Cả hai đều mến yêu người
Theo chân đi khắp mọi nơi xa gần.
Là gì? (Đơi giày, đơi dép, đơi guốc)
Có răng mà chẳng có mồm
Giúp bé trải tóc sớm hơm đến trường
Là cái gì? (Cái lược)
Lấp la lấp lánh
Treo ở trên tường
Trước khi đến trường

Bé soi trải tóc
Là cái gì? (Cái gương)
Dệt từ sợi bơng
Mà lại có cơng
Giúp người rửa mặt

Đố biết là gì? (Khăn mặt)

Khăn gì bằng vải
Xinh xắn hình vng
Bé mang đến trường
Lau tay, lau mũi?
Đố là cái gì? (Khăn mùi xoa)

Vài hàng cước trắng
Có cán cầm tay
Giúp bé hằng ngày
Đánh răng sạch bóng
Là cái gì? (Bàn chải đánh răng)


25

Tôi thường làm bạn
Với em bé thôi
Khi ăn cầm tôi
Dễ hơn cầm đũa
Là cái gì? (Cái thìa con)
1.3.2. Các câu đố thuộc chủ đề gia đình.
Thân tơi bằng sắt
Chân mắc trần nhà
Tơi có ba tay
Thay trời làm gió
Là cái gì?(Cái quạt trần)
Có cánh mà chẳng phải chim
Mùa đơng rét mướt đứng im góc nhà

Mùa hè nóng nực mở ra
Cánh quay gió thổi gần xa mát cùng
Là cái gì? (Cái quạt bàn)
Được đan từ những nan tre
Mùa đông xếp lại, mùa hè lấy ra
Hơm nào trời nóng như thiêu
Có tơi bên cạnh bao nhiêu gió về
Là cái gì? (Cái quạt nan)
Dáng hình quả lê
Trong veo như nước
Thế mà thắp được
Sáng bừng thâu đêm
Là cái gì? (Cái bóng đèn)
Cây gì khơng lá, không hoa
Sáng đêm sinh nhật cả nhà vây quanh?
Là cây gì? (Cây nến)
Cây gì tích tịch tình tang


×