Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chiếc thuyền ngoài xa Người đàn ông hàng chài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.97 KB, 5 trang )

Người đàn ơng hàng chài
1. Hồn cảnh sống
Người đàn ơng làm nghề chài lưới đánh bắt cá trên biển

Trốn đi lính ngụy nên bây giờ lâm vào cảnh nghèo khổ, túng quẫn

Không gian sống là trên chiếc thuyền nhỏ, chật hẹp nhưng lại chứa

nhiều người cùng sinh hoạt quanh năm suốt tháng
Cuộc sống trên biển bấp bênh, nhà thì đơng con, là trụ cột chính của

gia đình nên người đàn ông hàng chài phải gồng gánh nhiều miệng ăn
Những khi biển động phải “ăn cây xương rồng luộc chấm muối”

⇨ Hồn cảnh sống cơ cực và vơ cùng khó khăn, thiếu thốn. Khó khăn nối tiếp
khó khăn, nhọc nhằn nối tiếp nhọc nhằn, yếu tố tác nhân đã trở thành tảng
đá vơ hình đè nặng lên cuộc đời người đàn ông hàng chài, dẫn tới những
đổi thay trong tâm tính của nhân vật vốn hiền lành, tốt bụng này.
2. Ngoại hình:
● Khn mặt:
- “Mái tóc tổ quạ”
- “Hàng lơng mày cháy nắng” → dấu vết của công việc vất vả, phải phơi
mình dưới cái nắng miền biển
- “Hai con mắt đầy vẻ độc dữ” → phần nào bộc lộ tính cách thô bạo, tàn
nhẫn
⇨ Qua cách miêu tả khuôn mặt nhân vật, sự cực khổ của cuộc sống mưu sinh
miền biển đã được thể hiện khá rõ ràng. Khi nhìn vào đơi mắt hắn, dường như
khơng cịn thấy được dáng hình chàng trai làng chài lưới hiền lành, lương
thiện trước đây nữa
● Dáng vẻ: cao lớn, thô kệch
- “Tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền”: phép so sánh như “một


chiếc thuyền” tạo sức gợi và ấn tượng đậm đà → dáng vẻ gắn liền với
công việc, cuộc sống của người đàn ông
- “Khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng” → nắng và gió biển để lại vết tích
trên cơ thể do tính chất cơng việc
- “Đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn”
⇨ Ngoại hình cho thấy cái khắc khổ, cái đói nghèo, lam lũ của cuộc sống mưu
sinh vất vả đã in hằn lên dáng vẻ người đàn ơng hàng chài ấy. Người đàn ơng
thoạt nhìn vừa mạnh mẽ vừa in đậm dấu vết nắng gió - không chỉ mang vẻ


ngồi điển hình của những người lao động nghèo miền biển, thơng qua ngoại
hình nhân vật này cịn thấy được sự khắc nghiệt của việc kiếm ăn nơi biển
khơi xa xôi
3. Tội nhân và nạn nhân:
● Tội nhân gây ra đau đớn cho những người xung quanh:
○ Lời nói:
- Lời quát tháo cộc cằn, hung dữ với con: “Cứ ngồi yên đấy. Động đậy tao
giết cả mày đi bây giờ”
→ Đó là lời của kẻ gia trưởng, độc tài tự cho mình cái quyền được hành hạ
người khác, cứ mở miệng ra là đòi giết, là rủa người ta chết.
- Lời chửi mắng, nguyền rủa vợ độc địa: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng
mày chết hết đi cho ông nhờ! => Từ “chết” được lặp lại nhiều lần như cái
hố sâu bế tắc đến cùng cực vì cảnh nghèo đói khiến hắn cảm thấy nặng nề,
hắn mong muốn cuộc sống bớt khổ, muốn rũ bỏ hết, trút hết những gánh
nặng ấy đi.
→ Sự độc địa của kẻ thất học, vơ văn hóa đang rơi vào bế tắc khốn cùng vì
bị gánh nặng đè lên đơi vai, gánh nặng ấy biến ơng ta từ hiền lành, chịu
khó thành kẻ bạo lực, cọc cằn hung dữ và dần trở thành tội đồ ra tay ngay
cả với gia đình của mình.
=> Người đàn ơng này chỉ mở miệng nói vỏn vẹn hai lần nhưng câu nào câu

nấy tàn độc đến rợn người. Vừa bước xuống thuyền hắn đã không tiếc lời
mắng chửi vợ con, nhưng bạo lực ngôn từ không đủ để hắn thoả mãn thú
tính, nên hắn biến những lời mắng chửi thành bạo lực thể xác
○ Hành động:
- Với vợ:
+
Hành động của hắn thô bạo: “lão rút trong người ra một chiếc thắt
lưng…quật tới tấp vào lưng người đàn bà” , “vừa đánh vừa thở hồng
hộc” , “trút cơn giận như lửa cháy” => việc sử dụng hàng loạt các động
từ mạnh “quật tới tấp”, “đánh”, “quất”, “thở hồng hộc” … kết hợp với
câu văn liền mạch đã góp phần tái hiện khung cảnh đau đớn ấy rõ ràng
hơn bao giờ hết
→ Hành động đánh vợ tàn nhẫn, dã man như đang tra tấn kẻ thù chỉ có
thể thấy từ thời trung cổ. Hắn không hề để tâm đến những đau đớn về
thể xác mà vợ phải chịu đựng


+ Sự tàn độc của gã đàn ông không phải chỉ thỉnh thoảng mới diễn ra mà
tần suất dày đặc như cơm bữa: “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một
trận nặng”
→ Những đòn roi phi lý trút lên người vợ dường như đã trở thành một thói
quen để giải tỏa cái khổ, cái muộn phiền trong cuộc sống, hắn xem đó
như việc giải khuây hàng ngày.
- Với con: “dang thẳng cánh tay… ngã dúi xuống cát”
+ Đối xử với đứa trẻ thơ bạo, tàn nhẫn khơng khác gì đối với vợ
+ Hai từ “dang thẳng” cho thấy người đàn ông không hề do dự, không
nương tay với chính máu mủ ruột thịt của mình
→ Đây khơng phải hành động của một người cha văn minh mẫu mực biết
giáo dục con cái. Hành động của hắn đã tạo nên vết nhơ trong tuổi thơ,
trở thành tấm gương xấu cho con.

⇨ Thông thường, một người đàn ông là trụ cột gia đình bao giờ cũng là người
biết yêu thương vợ con, lo lắng và chở che cho gia đình của mình. Nhưng ở
đây, người đàn ông hàng chài lấy vợ con ra để trút bỏ cơn tức giận. Hắn
không chỉ gây tổn thương về thể xác, tinh thần cho người vợ mà cịn làm tổn
thương tâm hồn non nớt và có thể tạo ra sự lệch lạc trong nhận thức, hành
động của chính con mình
- Với Phùng
+ “Phùng xơng ra, lão đàn ơng đánh trả”→ quen thói bạo lực, hắn
khơng chỉ ra tay với vợ con mình mà cịn sẵn sàng ra tay đánh trả bất
kì ai can thiệp vào quá trình “trút giận” của hắn, khơng vì sự can ngăn
của người ngoài mà dừng đánh
+ “Phùng bị thương, được đưa về trạm y tế” → người đàn ông ra tay tàn
bạo với cả người ngồi, một người đàn ơng khỏe mạnh như Phùng cịn
bị đánh bị thương thì vợ hắn sao có thể chịu được địn roi dã man từ
hắn.
⇨ Tên vũ phu không nể nang, dè dặt bất kỳ ai. Hắn không chỉ sử dụng bạo
lực với vợ con mình mà cả những người xung quanh
● Nạn nhân của nghèo đói, thiếu thốn
○ Bản chất:
- Vốn là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”
- Khơng bao giờ đánh đập vợ con, khơng biết uống rượu
- Có tình thương người:


+ Khơng chê bai người đàn bà xấu xí thơ kệch “mụ rỗ mặt” ấy mà vẫn
lấy về làm vợ
+Trở thành ân nhân của người đàn bà hàng chài, mang đến cho người
đàn bà ấy một cuộc sống gia đình đúng nghĩa
→ Trước khi bị tha hố, người đàn ơng đã từng là người có lịng bao
dung nhân hậu và biết u thương gia đình, là mẫu người chồng lí tưởng.

○ Bị tha hóa
- Hắn là nạn nhân của cuộc sống thời hậu chiến khốn khổ, lao lực
- Chỉ vì cuộc sống quá khổ mà tâm tính thay đổi, con người lương thiện
trước kia bị cái tàn ác, thô bạo che lấp. Những áp lực vơ hình của cuộc
sống đã biến ơng ta trở thành một kẻ độc ác, ích kỷ, nhẫn tâm ngay cả
với những người thân yêu nhất
- Do khơng có thói quen uống rượu giải sầu như những người đàn ông
thuyền khác nên ông ta chọn cách tiêu cực nhất, tồi tệ nhất để xả cơn
tức: “bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh” - gã trút
những bực dọc, uất ức, mệt mỏi của bản thân lên cơ thể người vợ đầu
ấp tay gối của mình.
- Tiếng nghiến răng “ken két” cùng “cái giọng rên rỉ đau đớn” khi ra
tay đánh vợ:
+ Phải chăng hắn cũng cảm thấy đau đớn, xót xa? Phải chăng tiếng
rên rỉ ấy là tiếng than ấm ức giận đời, giận vợ, giận cả chính mình
nữa.
+ Giọng rên rỉ chứa đựng sự bất lực, đau khổ vì quá nghèo, vì cuộc
sống bế tắc khơng lối thốt
→ Tất cả những uất ức, phẫn nộ vì bế tắc, cùng đường ấy bởi hoàn
cảnh nghèo khổ đã biến thành bạo lực, thể hiện bằng ngôn ngữ của
chiếc thắt lưng da. Chiếc thắt lưng như bằng chứng thép tố cáo tội ác
của gã tội nhân lạm dụng bạo lực lên vợ con mình, là lời kết tội
khơng thể thối thác hay chối bỏ. Dù có là do hồn cảnh xơ đẩy, thì
hắn vẫn là thủ phạm gây nên bao nỗi đau khổ cho chính gia đình của
mình. Hành động bạo lực của hắn cần phải được lên án dù có trăm
ngàn lí do để ngụy biện
⇒ Người đàn ông hàng chài đáng bị lên án bởi sự độc ác, thói vũ phu
và tính ích kỉ, tự cho mình cái quyền được hành hạ người khác để
thỏa mãn những bực dọc trong lòng. Dù xét đến cùng, ở hắn cũng có
điểm có thể cảm thông, bởi hắn cũng chỉ là một nạn nhân của hồn

cảnh sống khắc nghiệt. Rõ ràng, khơng thể nhìn người và nhìn đời


chỉ từ một phía. Phải tìm hiểu những ngun nhân sâu xa dẫn đến
những hành vi của con người trước khi kết luận về tính cách hay
phán xét họ. Nguyễn Minh Châu đã học tập ở nhà văn Nam Cao
trong việc diễn tả những hiện tượng lưỡng tính (tính chất lưỡng phân)
ở nhân vật người đàn ông thuyền chài vừa tàn nhẫn nhưng cũng vừa
đau đớn, xót xa của một phận người khốn khổ.



×