Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Chiếc thuyền ngoài xa Người đàn bà hàng chài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.65 KB, 16 trang )

-CHIẾC THUYỀN NGỒI XA (NGUYỄN MINH CHÂU)-

Chiếc thuyền ngồi xa ( Nguyễn Minh Châu)
1) Lai lịch:
● Tên gọi: Nhân vật khơng tên, khơng có tên riêng cụ thể, gọi phiếm định “người
đàn bà hàng chài”, “mụ”. Người đàn bà không tên nhưng là nhân vật có vị trí
đáng kể, sự xuất hiện của chị làm cho câu chuyện “săn ảnh” của anh nghệ sĩ nhiếp
ảnh được soi chiếu từ một góc nhìn khác – góc nhìn ở bề sâu bức tranh cuộc sống.
● Giá trị đại diện: Không phải ngẫu nhiên mà tác giả không đặt tên cho
nhân vật này mà ông muốn thông qua người đàn bà hàng chài để bày tỏ
vẫn cịn những phụ nữ vơ danh ở vùng biển này với số phận lam lũ,
nghèo khổ nhưng vẫn đối mặt với cuộc sống. Người phụ nữ Việt Nam
trong cuộc sống mới, người mẹ hi sinh vì con, người dân lao động bôn
ba vùng biển 
● Giá trị cá thể : Người đàn bà ấy mang số phận nhỏ bé vơ danh, cuộc
đời vơ danh thể hiện hồn cảnh sống của nhân dân lúc bấy giờ vẫn tồn
đọng những vấn đề cơ cực. Có lẽ nếu khơng thu vào tầm mắt của nhiếp
ảnh Phùng, người đàn bà ấy cũng chẳng được an ủi, bênh vực, chị sẽ
chẳng là ai trong cuộc đời này thậm chí khơng được sống với chính
mình, sống “vơ danh" trong chính cuộc đời của mình.
● Tuổi tác: “trạc ngoài bốn mươi"- Độ tuổi đáng lẽ ra phải ổn định về mọi mặt
trong cuộc sống, là độ tuổi của sự thông tuệ, đầy kinh nghiệm, cũng là lúc đã định
hình rõ được lý tưởng sống cho riêng mình. Hay nói cách khác, độ tuổi này là lúc
con người ta phải thực sự yêu và quý trọng bản thân mình. Sau tuổi 40, độ tuổi
thường được hạnh phúc, bình yên theo cách của mình, là lúc để bản thân có thể
thanh thản làm những gì mình thích thay vì những áp lực sự nghiệp như khi cịn
trẻ. Những lẽ thường ấy lại đối nghịch với nhân vật người đàn bà hàng chài trong
tác phẩm. ChỊ không những phải khổ sở làm việc ngày đêm đầy mệt nhọc, cuộc
sống khốn khổ của chị xoay quay vấn đề cơm áo gạo tiền của cả gia đình. Chị cịn
phải làm mẹ của đàn con thơ, làm bao cát cho người chồng vũ phu của mình, làm
một người phụ nữ yêu thương tất cả mọi người nhưng quên mất chính bản thân


chị.
● Gia cảnh: 
● Lúc nhỏ sống trên bờ: Vì xấu mà không lấy được chồng. Nhà chị cũng
khá giả, nhà trước ở trong phố. Chị có mang với một anh hàng chài đến
nhà mua lưới, người phụ nữ theo anh ta sống trên một chiếc thuyền với
công việc nặng nhọc, vất vả quanh năm. 


● Lúc có gia đình: Kết hơn thì sinh nhiều con, cuộc sống túng quẫn từ đó
lão chồng trở nên hung bạo đánh đập vợ để trút giận. Người đàn bà chỉ
biết câm lặng chịu đựng vì con.  
2) Ngoại hình:
● Thân hình: 
● Dáng người: “cao lớn" “ thơ kệch", vóc dáng điển hình khoẻ khoắn quen
thuộc của người đàn bà vùng biển. 
● Tấm lưng: “Tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới”,chiếc áo mặc đã sờn
cũ, dùng thời gian lâu. Hình ảnh này thể hiện cuộc sống khó khăn, nghèo
khổ, cơ cực xoay quay vấn đề cơm áo gạo tiền.
● Nửa thân dưới: “..., nửa thân dưới ướt sũng”, chiếc áo mặc đã cũ cịn
phải chịu cực hình ngày đêm vật lộn với công việc. Nửa dưới ướt bởi bà kéo
lưới, chăng lưới, mài mặt với biển cả kiếm bữa ăn cho gia đình. Dấu hiệu
cơng việc thể hiện rõ ngay qua ngoại hình của người đàn bà 
● Bàn tay: 
● Vái con: “chắp tay vái lấy vái để", chị cầu xin con khơng bất đạo với cha mình.
Chị cầu xin con tha thứ cho bản thân vì khơng bảo vệ được tâm hồn của cậu bé.
Chị vái con mình thể hiện sự cầu khẩn mật thiết, bỏ qua cái đoan nghiêm của
người mẹ
● Vái Đẩu: “chắp tay lại vái lia lịa", lần này cầu xin cũng là để bảo vệ gia đình của
mình. Chị chắp tay van xin, bỏ qua tự tôn của bản thân để khẩn thiết van lạy q
tồ khơng bắt chị “bỏ nó".

→ Người con ăn nằm với biển cả, lẽ đó khiến ngoại hình cơ cực, khắc khổ của người phụ
này cũng gắn liền với vị mặt của cuộc đời và nước biển
● Khuôn mặt:
● Da mặt: “Mụ rỗ mặt", lúc nhỏ sống trên bờ, bị thủy đậu nên gương mặt
chằng chịt những nốt rỗ khiến cho người phụ nữ ấy trở nên xấu xí khơng
một ai trong phố lấy. Những vết sẹo không lành trên khuôn mặt ấy chứng
minh cho cuộc sống cơ cực, cái số vất vả sau này; vừa cho thấy những biến
cố mà người phụ nữ ấy phải trải qua.
● Giọt nước mắt trong nốt rỗ: “những giọt nước mắt chứa đầy trong
những nốt rỗ chằng chịt".Vết sẹo trên khn mặt cịn khơng lành nói gì
đến vết sẹo trong tâm hồn người phụ nữ ? Tác giả khai thác thành công chi
tiết “rỗ mặt" thể hiện ý nghĩa hàm súc phía sau. Đó là người phụ nữ đã vốn
quen vật lộn với biến cố cuộc đời, quen với những giọt nước mắt đau
thương đọng lại trên vết sẹo đời. Phải chăng, đây là chủ ý của tác giả khi
tạo nên một nơi cất giữ nỗi đau của người đàn bà ấy? Nốt rỗ? Nốt rỗ chằng


chịt như cuộc đời bơn ba của bà, cịn giọt nước mắt đọng trên đó như thể
phải cất giấu, che đậy những nỗi buồn khơng muốn nói ra.
● Thần sắc khuôn mặt: “Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng
kéo lưới": Thời gian làm việc là ngày đêm, tính chất công việc cơ cực của
người dân hàng chài.“..., tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”,  tái
ngắt vừa báo hiệu tình trạng sức khoẻ vừa báo hiệu trạng thái khn mặt
của người phụ nữ. Có lẽ cái mệt mỏi nào đó khiến bà bơ phờ, da mặt “tái"
đi mất sức sống và cũng có thể đó là trạng thái bộc lộ trên khn mặt khi
thực tâm trong lịng bà đã biết rõ điều gì khơng mấy tốt đẹp chuẩn bị xảy
ra. 
● Đôi mắt: 
● xuất hiện lần 1: “...ngước mắt nhìn ra ngồi mặt phá nước…”, đơi
mắt mang sự lo lắng, quan tâm của chị nhìn ra xa chiếc thuyền để

chắc chắn rằng những đứa con không thể thấy được cái cảnh mẹ bị bố
đánh như vậy. “Nhìn ra ngồi", tầm mắt bỗng xa vút theo sự vô tận
của biển cả, dường như thế giới nội tâm của nhân vật được hé mở. Đôi
mắt ấy chứa biết bao sầu muộn và tâm sự. “...rồi lại nhìn xuống
chân." đơi mắt mang sự rầu rĩ, lo toan. Đôi mắt mang đầy những tâm
sự không thể cất thành lời. 
● xuất hiện lần 2: “...rỏ xuống những dịng nước mắt…”, đơi mắt
của sự cam chịu, nhẫn nhục, kiên cường. Chị bị những đòn roi tàn
bạo từ tên chồng vũ phu, cái tàn bạo mà đến nghệ sĩ Phùng cũng khó
mà chấp nhận nổi. Nhưng chị khơng khóc. Đơi mắt ấy khơng khóc dù
bản thân bị dày vị đến nhường nào. Chị khóc khi biết con mình phát
hiện ra cảnh tượng ấy, khóc vì khơng bảo vệ được con, khóc vì sợ con
bất hiếu với cha- người đàn ông đánh đập chị.
● xuất hiện lần 3: “...bỗng ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào chúng
tơi…”, đơi mắt mạnh mẽ khi phủ quyết đề nghị của Đẩu và Phùng về
vấn đề ly hôn với chồng. Đôi mắt biết khóc, nhưng khơng biết nói.
Đơi mắt biết bảo vệ chồng, con, gia đình nhưng qn mất bảo vệ chính
mình. Đơi mắt nhìn thẳng ấy thể hiện tấm lịng sâu sắc của người đàn
bà sâu sắc từng trải. Đôi mắt khiêm nhường, cảm tạ khi cất lời “Chị
cảm ơn các chú…”
● xuất hiện lần 4: “...mụ đưa cặp mắt đầy mệt mỏi nhìn ra ngồi…”,
đơi mắt mệt mỏi, phờ phạc bởi thiếu ngủ, làm việc vất vả. Chi tiết
này thể hiện trạng thái tinh thần của chị, đó là mệt mỏi, rầu rĩ thơng
qua đơi mắt. Hơn thế, cách “nhìn ra ngồi" lặp lại lần hai càng thể
hiện đơi mắt mang nhiều tâm sự, đôi mắt lo toan cho tương lai phía
trước. Chị nhìn ra ngồi cũng vì lo cho người khác, lo cho “thiếu nữ
mặc áo tím" đang chờ chị.


● xuất hiện lần 5: “...con mắt như nhìn suốt cả đời mình", đơi mắt

nhiều tâm sự của chị được thấy rõ nhất qua chi tiết này. Khi giãi bày
với Phùng và Đẩu, chị nói ra được chút ít phần nào thế giới nội tâm
của mình. “Nhìn suốt cả đời", nhìn trên nhiều phương diện để chị rút
ra cái phần nhọc này của gia đình cũng có lỗi của chị. Người đàn bà
sâu sắc ấy như đang mở lòng, lật lại quãng đời của mình để giãi bày
với 2 nhân vật Phùng và Đẩu.
● xuất hiện lần 6: “người đàn bà đã khóc khi nghe đến thằng Phác",
đơi mắt thương con vơ cùng tận. Dù chị giấu kín nỗi đau của mình
đến mức nào thì đơi mắt ấy cũng tràn ra ngồi những bí bách khơng
cịn chỗ chứa. Chị khơng khóc cho mình. Chị bật khóc khi nhắc đến
con. Phác-đứa con chị yêu nhất, nhân vật duy nhất có thể tác động đến
“dòng nước mắt" của người phụ nữ ấy. Tình mẫu tử bỗng trở thành
điểm yếu duy nhất của người đàn bà hàng chài mạnh mẽ này.
● Miệng:
● xuất hiện lần 1: “miệng mếu máo gọi", khi biết con thấy cảnh tượng
mình đau đớn.  Lúc đó chị mới cất lời ba chữ “Phác, con ơi!”. Trước đó
dù bị tra tấn dã man nhường nào, chị cũng không hé miệng van xin, cầu
lạy. “Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé…như một người câm", miệng
của chị không cất tiếng khi bị đối xử tàn bạo nhưng lại lên tiếng khi thấy
con của mình. Ba chữ ấy là  lời bảo vệ con mình của một người đàn bà
đang chìm trong đau khổ.
● xuất hiện lần 2: “Người đàn bà bỗng chép miệng,...”, chép miệng là
hành động thể hiện những suy nghĩ, trăn trở chưa tìm ra được cách giải
quyết hoặc là những bất lực, thất vọng khơng thể nói thành lời. Có lẽ chị
đang thất vọng về bản thân mình, chị ước giá như mình đẻ ít thì đỡ khổ
phần nào cho gia đình. 
→ Ngoại hình người đàn bà là hình ảnh một con người xấu xí, tàn tạ, vì cuộc đời 
nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu nay càng trở nên thô
kệch và xấu hơn . Qua đó, nhà văn thể hiện nỗi xót thương và sự thương cảm cho số
phận người dân trong thời kỳ “chuẩn bị cuộc sống mới".

3) Vị trí trong tác phẩm
● Vị trí xuất hiện: Nhân vật “người đàn bà” là số phận đại diện cho trăm ngàn
người đàn bà hàng chài sống lênh đênh trên sông nước. Nhân vật này không xuất
hiện ngay từ đầu truyện và xuất hiện trong một tình huống éo le, ối ăm. Người
đàn bà bước xuống từ Chiếc thuyền ngoài xa tuyệt đẹp – là tâm điểm của bức ảnh
nghệ thuật mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng sau hơn một tuần lễ “phục kích” đã tìm
thấy được. Nhưng Phùng khơng thể nào ngờ tới đằng sau vẻ đẹp tuyệt đích của


bức ảnh nghệ thuật lại là một câu chuyện đời thường, một số phận bi thương, ai
oán. 
● Ý nghĩa: 
● tạo ra tình huống nghịch lí: Nhân vật được xuất hiện trong  tình huống
nghịch lý (bị chồng đánh nhưng khơng phản ứng; không chịu bỏ chồng…),
mang đến cho người đọc những nhận thức về những ngang trái, phức tạp
của cuộc sống và những éo le, đáng thương trong số phận con người.
● tạo ra tình huống đối lập: Nếu những dịng đầu tiên, những cảm nhận
mong manh mà thắm đượm tư chất nghệ sĩ của Phùng về phong cảnh thiên
nhiên nơi đây thì trên nền trời đó xuất hiện câu chuyện éo le của gia đình
hàng chài. Trên nền thiên nhiên bao la rộng lớn là những câu chuyện bé nhỏ
khiến người ta đau lòng.
● tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa đời sống và nghệ thuật: Bức tranh nghệ
thuật thu vào chiếc máy ảnh của Phùng có đẹp đến mấy cũng khó mà để
tâm hồn người nghệ sĩ được thảnh thơi sau khi biết được câu chuyện cơ cực
phía sau. Cảnh đẹp nhờ có con thuyền. Nhìn xa thì khiến lịng người thổn
thức. Nhìn gần, nhìn sâu mới thấy lịng xót thương, thấu cảm.
● Nhân vật chính: 
● Đối với cốt truyện: Chị là nhân vật trung tâm của câu chuyện, dưới sự
chứng kiến của Phùng. Nhân vật không tên ấy có vai trị chính trong cốt
truyện đồng thời có dẫn dắt diễn biến của tác phẩm, quyết định bởi lựa

chọn, hành động, lời nói của chị.
● Đối với nội dung tư tưởng: Nhân vật người đàn bà là nơi tác giả gửi gắm
những chân lý sống, những hiện thực cuộc sống được bộc bạch bởi chính
người cùng khổ ấy. Chị sẽ giải thích, dàn trải đời sống thực tại với những
suy ngẫm sâu sắc thấu đáo của người từng trải. 
4) Tính cách, phẩm chất
1. Cam chịu nhẫn nhục 
- Cam chịu nhẫn nhục thể hiện qua sự chấp nhận
● Hành động “Bng thõng": Chị “có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc” nhưng
rồi “bng thõng”, như thể bng thõng cuộc đời, bng thõng số phận của
mình, “bng thõng" thân xác tàn cỗi này để thỏa mãn cơn thịnh nộ của chồng
mình. Chị cam chịu như thể một lẽ "thường tình", nhẫn nhục đối với chị như
thể là thói quen đến mức “chán chẳng buồn" sốt sắng. → Người đàn bà hàng
chài ấy nhẫn nhục đến mức vô cảm với chính bản thân của mình
●  “Cặp mắt nhìn xuống chân”: 
● “cặp mắt nhìn xuống” mệt mỏi như một kẻ tội đồ chờ đợi một hình
phạt khơng tránh khỏi. Khi bị đánh dã man, người đàn bà chịu đòn


với vẻ cam chịu nhẫn nhục, đó là thái độ của một con người đang
nhẫn nhục thực hiện nghĩa vụ đau khổ của mình, khơng ốn thán,
khơng bất bình, khơng né tránh. Nghĩa vụ của người vợ, người mẹ mà
chính bản thân chị tạo ra áp lực cho mình.   → Đôi mắt chị là đôi
mắt kiên cường và cam chịu là minh chứng cho tình mẫu tử, chỉ
khóc vì con chứ khơng khóc khi bị bạo hành bởi chồng. 
●  đôi bàn chân  của người đàn bà ấy phải chăng cũng nứt nẻ, nhiều
“rỗ sẹo"; chị nhìn lại đơi bàn chân đi được nửa chặng đường đời và
thấy tủi thân chăng? Hành động cúi đầu nhìn xuống chân như thể một
đứa trẻ con đang chờ bị phạt và thấy hối lỗi. Cịn chị, ước gì chị là trẻ
con để khơng suy nghĩ xa xơi, ước gì cái nhìn vào đơi bàn chân ấy là

cặp mặt thơ ngây, trong trắng với cuộc đời bơn ba. Cặp mắt tối sầm
nhìn xuống đơi chân chai sạn ấy thể hiện sự chỉn chu không cần thiết. 
→ Chị dường như đang chờ đợi cái điều “nghịch lý nhưng được
cho là thường tình”.
● “Người đàn bà với một vẻ đầy cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một
tiếng, khơng chống trả, cũng khơng tìm cách chạy trốn". Khi bị đánh, chị
khơng khóc, dù đau đớn tột cùng trong cả trái tim và thân thể, nhưng chị đã
bình tĩnh để đón nhận địn roi mà khơng rơi một giọt nước mắt nào. Đó khơng
phải vì chị khơng đau khơng đớn, mà vì chị đã q quen với những dày vị
này, thậm chí, chị cịn lập “quy định” cho nó khi “u cầu” người đàn ơng chỉ
đánh trên bờ để đàn con khơng nhìn thấy sự đau thương của gia đình mình. 
→ Đau khổ đã chai sạn, nỗi đau thể xác khơng cịn khiến chị đau đến mức phải lên
tiếng hoặc có lẽ nỗi đau ấy nhỏ hơn sự thấu cảm của chị dành cho áp lực của chồng
mình, dành cho những đứa con cần mái ấm gia đình của chị
- Cam chịu nhẫn nhục thể hiện qua sự lựa chọn
● Ở bãi xe tăng: “bất ngờ người  đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra
khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc
thuyền”. Sau khi bị đánh, người đàn bà chạy theo chồng, trở về chiếc thuyền
nghĩa là chị tự nguyện gắn bó với lão đàn ông dù biết rằng sẽ bị chồng hành
hạ bất cứ lúc nào. Chị khơng thể bỏ chồng mình dù bị đánh đập dã man. Chị
kiên cường nhẫn chịu những nỗi đau cả thể xác và tinh thần. Gồng gánh những
nỗi đau khơng ai có thể chịu nổi→ Đau khổ là sự lựa, tự quyết định của chị.

● Ở nơi công sở: Khi được đề nghị giúp đỡ thì người đàn bà ấy chắc nịch nói :
"Q tịa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con
bỏ nó". Chị hiểu cơ cực của cuộc sống mưu sinh trên biển khơng có người đàn
ơng, hiểu được mái ấm gia đình cần trụ vững như thế nào. Chị hiểu thấu cho


chồng mình, thơng cảm cho những áp lực ấy. Chị thương con, khơng muốn

con thiếu tình thương, ni dạy từ bố. Nhưng rồi ai hiểu cho chị? Người đàn
bà cam chịu với đức tính hy sinh, vẻ đẹp đại diện cho hình ảnh người phụ nữ
Việt Nam. Sự lựa chọn của chị cho thấy giới hạn chịu đựng của người phụ nữ
này thật đáng nể. Vì con, vì gia đình, thân xác hao mịn ấy có đáng là bao. Sự
khốn cùng của cảnh bạo lực gia đình là do chị tự chọn, do chị “chắp tay vái lia
lịa” quý toà để xin không bỏ chồng. Những nỗi đau ấy do chị tự chọn, tự đặt
lên bản thân người mẹ, người vợ, người dân lao động khốn cùng.
→ Tỉ lệ thuận giữa sự cam chịu nhẫn nhục và tình yêu gia đình, tình mẫu tử của người đàn bà
hàng chài
Giàu lịng tự trọng
0.
- Giàu lòng tự trọng với con: 
● Khi cố giấu diếm: “Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra  ngồi mặt phá
nước chỗ chiếc thuyền đậu một thống,..”: Tại sao người đàn bà ấy lại phải nhìn
trở lại mặt phá nơi có chiếc thuyền của gia đình bà đang neo đậu?  Phải chăng đó
là cái nhìn để thêm một lần xác thực khơng có đứa con nào của bà trên chiếc
thuyền ấy phải mục kích cảnh cha của chúng hành hạ mẹ chúng. Chị cam chịu
những trận đồn như một lẽ đương nhiên, vì khơng muốn ai biết, không muốn
những đứa con ngây thơ phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ. Chị im như tượng đá
nhận về mình mọi nỗi đau đớn để chồng được hả cơn giận, để gia đình cịn có
người chèo chống lúc phong ba và cùng nhau nuôi đàn con “đặng 1 sắp trên dưới
chục đứa” 
● Khi sự tự tôn bị phá vỡ: Chị sau khi biết được hành động vũ phu của tên chồng
bị thằng Phác và người lạ chứng kiến, chị mới thấy “đau đớn – vừa đau đớn vừa
xấu hổ, nhục nhã”. Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thể xác. Giọt nước
mắt đau khổ của người đàn bà trào ra, chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và
thương xót, kể cả thằng Phác (đứa con chị yêu nhất) và nhất là một người lạ. Thân
thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng người đàn bà ấy không hề bận tâm
– một sự nhẫn nhục của con người có nhân cách, có lịng tự trọng và thấu hiểu lẽ
đời, có một tình thương con vơ bờ bế.

- Giàu lịng tự trọng với người ngồi: Sự khốn khổ của chị còn hiện ra ngay trong dáng
vẻ: “ sợ sệt, lúng túng” khi ở tịa án, “tìm đến một góc tường để ngồi”. Thậm chí khi
Đẩu phải mời đến lần thứ hai chị mới “rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghé và cố
thu người lại”. Có lẽ đó là dáng vẻ của một con người tội nghiệp ln thấy sự có mặt của
mình trong cuộc đời này là một phi lý, luôn mặc cảm, tự ti và do đó muốn giảm thiểu sự
vướng víu, phiền phức đến khó chịu mà mình có thể gây ra cho mọi người xung quanh.
0.

Sự sâu sắc của người từng trải


- Thấu hiểu tình cảnh sống thực tại: Ở tịa án huyện, chị nhất quyết không bỏ
người chồng vũ phu, chị “chắp tay vái lạy quý tòa, quý tòa bắt tội con cũng được,
phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”, vì chị là một người rất sâu sắc lẽ đời,
hiểu được hoàn cảnh và lựa chọn của mình. Chị hiểu rằng: bất kỳ 1 cuộc hơn nhân nào
tan vỡ thì người buồn đau nhất chính là những đứa con. Đứa có bố thì khơng có mẹ, đứa
có mẹ thì khơng có bố, chia đàn xẻ nghé. Một gia đình hạnh phúc, trước tiên phải là một
gia đình đầy đủ các thành viên dù gia đình đó vẫn cịn khiếm khuyết. Hơn nữa, vắng bóng
người đàn ơng trên cuộc đời người phụ nữ cùng những người con thực sự là một mất mát
lớn. Với cái nghề biển mặt này, khó lịng mà trụ được bằng thân đàn bà con gái yếu ớt nói
gì cịn cưu mang bầy con thơ. Chị nhìn thấu hệ luỵ tương lai, thấu đáo câu chuyện và đưa
ra lời lẽ thuyết phục cán bộ.
- Thấu hiểu lòng tốt của người khác: Ban đầu khi nghe những lời của Đẩu người
đàn bà ấy “ngồi cúi gục xuống” sau đó “ngẩng đầu lên nhìn thẳng” vào Đẩu và Phùng.
Từ “khúm núm, sợ sệt” bỗng nhiên tỏ ra “sắc sảo” đến bất ngờ. Khi chị quyết định mở
lòng để giãi bày với hai người đang giúp đỡ mình, thái độ và biểu cảm ấy dường như thể
hiện được sự tự tin, khẳng khái đầy quyết đoán với sự lựa chọn đầy “phi lý" của chị. Chị
chọn để bản thân mình “được" đánh, chị từ chối những lời giúp đỡ như thể van nài, van
xin.
- Thấu hiểu, cảm thơng với chồng: Hiểu tính cách chồng vốn “cục tính nhưng

hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”.  Cảm thơng với chồng vì hồn cảnh mà bị
tha hóa, chị giãi bày với Đẩu và Phùng vì “nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính” nên “lúc
nào thấy khổ q là lão xách tôi ra đánh”. Người đàn bà ấy biết rõ rằng: thân gái dặm
trường, họ cần một người đàn ông để chèo lái con thuyền, con cái của họ cần có một
người cha để dựa dẫm. Thân phận là người đàn bà hàng chài bản thân cần người chồng để
sẻ chia khó khăn trong cuộc sống: cần người đàn ông để chèo chống con thuyền lúc
phong ba, cùng nhau làm ăn nuôi con khôn lớn, cùng nhau gánh vác gia đình. Từ đó, ta
càng thêm ngậm ngùi bởi tấm lòng rộng lớn của một người VỢ dành cho người bạn đời
bên cạnh mình. Họ vừa yêu thương con, vừa bao dung thấu hiểu chồng mình, họ đã sống
vì biết ơn người bên cạnh, chứ khơng cịn nghĩ riêng cho mình. Lời nói giãi bày, giải
thích đầy thuyết phục để từ chối sự giúp đỡ của Đẩu “các chú đâu có phải là người làm
ăn... người làm ăn lam lũ, khó nhọc”, “các chú khơng phải là đàn bà... trên chiếc thuyền
khơng có đàn ơng”. Nếu như Phùng và Đẩu nhìn lão đàn ơng hàng chài như một thủ
phạm đáng lên án, thì trong mắt người đàn bà hàng chài, chồng mình lại là nạn nhân của
hồn cảnh. Chính hoàn cảnh cuộc sống nghèo khổ, tăm tối đã khiến cho lão chồng bất cứ
lúc nào “thấy khổ quá là lão xách người đàn bà ra đánh”. Điều đó chứng tỏ người đàn bà
rất hiểu sự tác động của hoàn cảnh đối với tính cách con người, hiểu được nguyên nhân
sâu xa dẫn tới những hành động vũ phu, tha hóa của người chồng. Thằng Phác tuy cịn
nhỏ nhưng cũng hiểu cái gì xảy ra trước mắt, những cơn mưa roi mà bố hành hạ mẹ, em
cũng không nỡ để yên. Thằng bé tìm mọi cách để bảo vệ mẹ, đứng lên đối diện với người
bố hung tợn để cứu mẹ khỏi vùng vây của sự bạo hành. Con trai chị, nghệ sĩ Phùng, phận


nam nhi cịn khó lịng khuất mắt khỏi hành động vũ phu ấy. Vậy mà chị còn chẳng thèm
kêu lên tiếng nào, chị cũng khơng khóc khơng than vãn. Thậm chí chị cịn ra điệu lệ cho
những trận bạo hành vơ lí ấy, đó là “lên bờ" đánh để tránh các con nhìn thấy. 
- Thấu hiểu số phận của bản thân: “từ nhỏ... không ai lấy” Chị ý thức được
rằng, vì ngoại hình xấu nên số phận hẩm hiu, lỡ duyên, mặc dù gia đình khá giả ở phố
song người đàn bà phải lấy một anh hàng chài nghèo khổ, quanh năm suốt tháng bám trụ
lấy biển khơi, phơi nắng phơi sương.  Cuộc sống túng quẫn, bấp bênh kéo dài dai dẳng

“biển động suốt tháng, cả nhà chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”,
thuyền chật con đồng “đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Cái nghèo
đeo bám gia đình chị, trở thành lí do bất mãn khiến người chồng chị hằng yêu thương
không ngần ngại vung tay quất mạnh vào cuộc đời chị những địn roi chua chát. Chị hiểu
được hồn cảnh của mình, sẵn sàng cam chịu và chấp nhận địn roi để cùng chồng gồng
gánh, lèo lái con thuyền gia đình, cho đàn con được ăn ngon, ngủ yên trong nỗi đoạn
trường của mình.
- Thấu hiểu lẽ ở đời: 
+ Đối nhân xử thế: Ban đầu là cách xưng hô “quý tịa”, “con” sau đó đổi thành “các
chú”, “chị”, đây chính là giọng điệu của người từng trải, giọng điệu của người bề trên.
+ Bảo vệ chứng kiến bản thân: Chị chỉ ra sai lầm trong nhận thức của Phùng và Đẩu
với tất cả sự cảm thơng nhất. Điều đó càng cho thấy nghịch lý ở đời và sự non nớt, thiển
cận của con người khi vội vàng đánh giá câu chuyện trên bề mặt nổi. Đó là sự sai lầm của
người ngoài cuộc, ở cự ly xa với cuộc sống: “Các chú đâu có phải là người làm ăn... cho
nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc”. 
+ Cái nhìn đa diện: Người đàn bà là hiện thân cho hiện thực cuộc sống vốn dĩ phong
phú và phức tạp, cái nhìn của người đàn bà về hồn cảnh sống của mình rất đa chiều,
khơng phải chỉ có đau đớn, bạo hành mà cũng có lúc gia đình chị hạnh phúc, vui vẻ, hòa
thuận. 
+ Coi trọng những điều nhỏ nhặt nhất:  người đàn bà biết chắt chiu những hạnh phúc
bình dị, đó là sự lựa chọn có suy nghĩ kỹ lưỡng chứ khơng phải là sự ngờ nghệch. Cuộc
sống nhọc nhằn cơ cực đã dạy cho người đàn bà biết trân trọng, giữ gìn những hạnh phúc
nhỏ bé mà chị đã lựa chọn sánh vai cùng nó suốt cuộc đời.
+ Nhận thức rõ vấn đề xã hội: Người đàn bà hàng chài còn chỉ ra sự bất cập trong cuộc
sống của Đảng, của chính quyền Cách mạng. Chị cho thấy “từ ngày cách mạng về, cách
mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì khơng thể bỏ được nghề” bởi sự tồn tại của họ
gắn chặt với nghề. Con người chị có suy xét kỹ càng mọi diễn biến từ tình hình xã hội tác
động đến gia đình của mình, từ ánh sáng cách mạng giúp gia đình nhỏ của mình khơng
cịn phải ăn “xương rồng luộc".
0.


Nhân hậu bao dung vị tha


● Sự giản đơn trong mưu cầu hạnh phúc:
● Chị vẫn cảm thấy bản thân mình may mắn khi có gia đình: Trong câu
chuyện kể về cuộc đời mình chị có nhắc lại “từ nhỏ đã là đứa con gái
xấu”, “rỗ mặt”, nhà khá giả nhưng vì xấu nên “trong phố không ai lấy”
nếu không phải hồi ấy hắn chấp nhận chị thì sao chị có thể biết đến tổ ấm
gia đình, biết đến hạnh phúc làm mẹ. Người đàn bà mang trong mình cái ơn
đối với gã chồng dù cho hắn có hành hạ đánh đập chị, nhưng nỗi đau thể
xác ấy không thể che lấp khao khát hạnh phúc gia đình, làm mẹ của người
phụ nữ từ nhỏ đã thiệt thịi về mặt ngoại hình. 
● Niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời chị là những đứa con: “Người đàn bà
hàng chài chúng tôi sống cho con chứ không phải sống cho mình”. Chị chỉ
cần con mình ấm no hạnh phúc, gia đình được đồn tụ là điều ước hết đỗi
xa xỉ với chị trong hồn cảnh khó khăn lúc đó. Khi nhắc đến cảnh hịa
thuận trên thuyền, chị hạnh phúc khi “ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn
ngon”, “khuôn mặt xám xịt của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười”.
Những đứa con là hạnh phúc của chị, chị u chúng hơn chính bản thân
mình. Vậy nên những đớn đau về mặt thể xác, tinh thần kia có là gì? Chị sẽ
qn hết và hạnh phúc hết thảy khi nhìn những đứa con của mình.
● Sự vơ tâm với chính mình 
●  Nhận hết mọi thiệt thịi, trách nhiệm về mình: nhận mình xấu, trót có
mang; nhận mình khổ là do “cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều
quá, mà thuyền lại chật”. Vì thế nên gánh lấy cái khổ, chịu khổ như một
thói quen, một định mệnh mà mình phải gánh lấy.
● Lựa chọn cuộc sống bị bạo hành: Dù được Đẩu gợi ý ly hơn để thốt cảnh
bạo hành nhưng người đàn bà một mực khơng đồng ý: Trước đó khi mới tới
tòa án huyện, chị tha thiết van xin: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù

con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Trong đoạn trích này chị lại thêm một
lần tha thiết: “Các chú đừng bắt tôi bỏ nó”. Sâu xa của lý do khơng bỏ
chồng chính là sự nhân hậu, độ lượng, bao dung của chị.
       - Sự thấu cảm với chồng 
● Chị thấu hiểu bản chất con người của chồng: “lão chồng tôi khi ấy là một anh
con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, khơng bao giờ đánh đập tôi”. Hắn đã từng
chấp nhận cảnh “nghèo khổ, túng quẫn” vì trốn đi lính cho ngụy. Sống nghèo khổ,
túng quẫn chứ không bao giờ chấp nhận cầm súng để bắn vào đồng bào mình.
Vậy, bản chất người chống ấy là tốt.
● Đối với chị, chồng vẫn là bố của con mình. Dù bị chồng hành hạ đánh đập
nhưng chị vẫn u chồng. Tình u ấy khơng được nhà văn thể hiện trực tiếp mà
thể hiện một cách gián tiếp qua chi tiết chị yêu nhất thằng Phác “cái thằng con từ
tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã hạnh hạ mụ”. 


● Chị nhìn chồng mình khơng phải là phạm nhân mà là nạn nhân: Chính sự thất
học, đói nghèo, lam lũ đã tạo ra người đàn ông độc ác ấy. Hắn là nạn nhân của
cuộc sống đói nghèo, cơ cực do hậu quả của chiến tranh để lại.Vì thấu hiểu nỗi
khổ của chồng mà chị coi việc mình bị đánh đập, bị hành hạ là đương nhiên. Lời
tâm sự thật thà mà không phải người đàn bà nào cũng nghĩ tới “Giá mà lão uống
rượu... thì tơi cịn đỡ khổ...”. Chính vì hắn khơng thể uống rượu nên đã tra tấn chị
tàn bạo về thể xác lẫn tinh thần nhưng chị đã mặc nhiên chấp nhận nó như một
phần tất yếu trong cuộc sống của mình. 
●  Chị tự nhận lỗi về mình đã tạo gánh nặng cho chồng khi nói “ Giá tơi đẻ ít đi,
hoặc chúng tơi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn” và đỏ mặt “ nhưng cái lỗi
chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật”. Chị tự nhận lỗi
về mình, thấy rõ bản thân cũng mang đến gánh nặng cho sự khó khăn cơ cực của
gia đình. Chị dám đối diện với lỗi lầm ấy, chị nhận thức rõ và dằn vặt chính bản
thân mình
Vẻ đẹp tình mẫu tử 

0.
● Bảo vệ con thầm lặng
● Nỗi đau câm nín: “người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé,
ôm chầm lấy nó rồi lại bng ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm
chầm lấy.” 
● “chắp tay vái lấy vái để" như thể cầu xin thằng bé tha thứ,
mụ day dứt, mặc cảm vì chưa trịn phận làm mẹ. Bà đã không
thể che chở cho tâm hồn ngây thơ non nớt ấy tránh được vết
thương tâm hồn. Và đó cũng là lời cầu xin, van nài thằng bé
giữ trọn đạo hiếu của kẻ làm con. → Bà bảo vệ tất cả mọi
người trong gia đình nhưng qn bảo vệ chính mình
● “ơm chầm lấy", hai cái ơm ở hai khoảnh khắc nối tiếp nhau,
như nỗi đau và niềm thương cùng tụ về một hướng, chị vừa
xót xa cho mình, cho con, chị vừa thương con phải sớm chứng
kiến những rạn nứt của thế giới người lớn.
→ Đó là nghịch lý của cuộc đời và cũng là hành động của người mẹ rất mực thương
con, xót đau khi phải chứng kiến đứa con vì thương mẹ mà lỗi đạo với cha nó. 
● Dịng nước mắt người mẹ: Khi chứng kiến thằng Phác bị bố đánh thì
người đàn bà lại khóc, nước mắt thi nhau chảy trôi không khiên cưỡng,
nước mắt đắng chát cho những điều mình cố gắng che chở, ấp ủ nhưng đã
vỡ tan tành. Chị mong mình có thể giữ ngun hình tượng một người cha
tốt trong lịng những đứa con thơ, mong các con có thể vơ tư lớn lên mà
không vướng những tạp nhạp đau khổ ở đời mà bố đang trút vào mẹ. Có
lẽ, khi giọt nước mắt của người đàn bà mạnh mẽ ấy rơi xuống thì những
lớp vỏ chai sần của cuộc đời cũng không sao ngăn được con người nội tâm
trong chị tỉnh giấc. Là khi chị nhận ra bao nhiêu cố gắng, nỗ lực của chị


vẫn khơng thể cứu vớt một gia đình tan vỡ; là lúc những luân lý đạo đức bị
con mình giẫm đạp; là khi bất lực nhìn đứa con mình yêu thương nhất đi

vào con đường sai trái chỉ bởi nó muốn giải thoát cho mẹ. 
● Gửi con lên rừng sống: Đối với thằng Phác đứa con chị yêu nhất “sợ
thằng bé có thể làm điều gì dại dột đối với bố nó, mụ đã phải gửi nó lên
rừng nhờ bố mình ni đã nửa năm nay.” Trong tất cả những đứa con,
chị yêu nhất là thằng Phác, vậy mà phải gửi nó lên ở với ơng ngoại, nghĩa
là phải chấp nhận sống xa con để bảo vệ con không bị thương. Chị khơng
muốn con mình sống khổ, khơng muốn khổ cùng bản thân chị. Cũng bởi lẽ
chị sợ thằng Phác lớn lên ở đây nhân cách nó sẽ phát triển lệch lạc vì
nhiễm thói bạo lực từ người cha của nó. Tình thương con ở chị gắn liền
với lý trí.
● Điều lệ “được” đánh: “Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với
lão... đưa tôi lên bờ mà đánh...” phải là người mẹ rất yêu các con thì chị
mới luôn cố gắng tránh cho con bị tổn thương về mặt tinh thần 
● Niềm vui giản dị từ những đứa con: Nhà văn miêu tả “khn mặt xấu xí của mụ
chợt ửng sáng lên như một nụ cười”, đó là nụ cười khi người đàn bà khẳng định
“ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tơi sống hịa thuận, vui
vẻ, vui nhất là lúc nhìn đàn con chúng nó được ăn no”. → cố gắng nuôi dưỡng
con đầy đủ về mặt vật chất 
●  Giây phút ấy, ta tin rằng chị khơng cố tình nói như vậy để bào chữa cho tội
lỗi của người chồng hay u mê cam chịu mà không muốn dứt khỏi người đàn
ông vũ phu ấy, bởi với người đàn bà này, chị chọn sống vì con, hạnh phúc
hay niềm vui của chị đều xuất phát từ hạnh phúc và niềm vui của những
đứa con mình. 
● Đó là nụ cười, sự ủi an mang tên hạnh phúc gia đình - niềm hạnh phúc rất
đơn sơ, mộc mạc nhưng với chị lại vô cùng thiêng liêng. 
● Hạnh phúc ấy được góp nhặt và chất chiu trong cuộc đời đầy khổ đau và
nước mắt. Chỉ cần một niềm hạnh phúc ấy thôi, chị cũng sẵn sàng đánh đổi
và hi sinh tất cả.
● Tình mẫu tử được người đàn bà ý thức sâu sắc như một thiên tính đương
nhiên của người phụ nữ “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con

chứ không thể sống cho mình”. Chính tình thương u sâu sắc với con đã
khiến chị nhẫn nhục chịu đựng sự tàn nhẫn của người chồng vì muốn có
một người đàn ơng khỏe mạnh biết nghề cùng mình làm ăn ni nấng các
con.
→ Chị ý thức sâu sắc thiên chức làm mẹ mà ông trời đã ban cho sứ mệnh: đẻ con và ni
con; sống vì con: “Ơng trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi
khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con
chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”. Đó là tấm lịng hi sinh vì con.


5) Nghệ thuật 
● Nghệ thuật xây dựng nhân vật
● Xây dựng nhân vật bằng cách khắc họa ngoại hình: Về ngoại hình, đối
lập với chiếc thuyền mang vẻ đẹp nghệ thuật, tác giả đã xây dựng nên hình
ảnh một người đàn bà hàng chài có thân hình và khn mặt rỗ, xấu xí, thơ
kệch. Cách miêu tả của nhà văn đã cho ta thấy phần nào cuộc sống lam lũ,
vất vả của người đàn bà cũng như thiệt thòi, tủi nhục ẩn chứa đằng sau. Khi
xây dựng ngoại hình nhân vật người đọc có thể nắm bắt được những đặc
điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại… “Đó là
1 người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thơ kệch,… hồ lẫn
trong đám đơng” .
●   Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật: Ngôn  ngữ  của  người 
đàn  bà  hàng  chài nhẫn nhịn, dịu dàng, độ lượng và sâu sắc. Sử dụng  đối 
thoại của  chị với  chồng,  với  con,với Phùng và Đẩu trong tác phẩm để các
thể hiện tình  huống truyện. Qua đó,  Nguyễn  Minh Châu đã thể hiện được
tâm trạng, suy nghĩ sâu sắc của người phụ nữ này. Cách dùng từ của tác giả
hết sức linh hoạt, mỗi mốc thời gian, mỗi địa điểm khác nhau là ngữ điệu,
lời nói khác nhau. Nhưng đỉnh cao nghệ thuật nhất là khi ông không cho
nhân vật của mình nói, khi người đàn bà làng chài ấy như “bị câm". Ơng đặt
ngơn ngữ vào nhiều hoàn cảnh nhưng hoàn cảnh nghịch lý nhất, chị chỉ nói

3 chữ rồi thơi, thấm chí lặng im, khơng có ý định phát ngôn.
●  Xây dựng nhân vật qua biểu hiện nội tâm: Tác giả đã xây dựng nên thế
giới nội tâm của người đàn bà hàng chài đối lập với ngoại hình. Đó là vẻ
đẹp tiềm tàng, là sự thâm trầm của việc hiểu thấu lẽ đời, nỗi đau và cũng là
tình thương con vơ bờ bến ẩn sâu trong tâm hồn người đàn bà hàng chài.
Nội tâm của nhân vật được “chẩn đoán" bởi nghệ sĩ Phùng, đồng thời dựa
trên bút pháp miêu tả của Nguyễn Minh Châu. Với những chi tiết ví dụ như:
“có một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục", “nhấp nhỏm xoay mình trên chiếc
ghế như bị kiến đốt", “bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt đời
mình", “bỗng mụ đỏ mặt",...
● Xây dựng nhân vật qua hành động của nhân vật: Mọi cử chỉ, hành động
đã góp phần thể hiện thế giới nội tâm người đàn bà hàng chài và khiến cho
nhân vật người đàn bà hàng chài đã trở thành một biểu tượng đầy ám ảnh
giúp Nguyễn Minh Châu thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc cho truyện
ngắn. Hành động của người đàn bà hàng chài luôn đi ngược với lẽ thường,
luôn là những điều nghịch lý. Minh chứng như: Tại sao bà khơng khóc khi
bị bạo hành kinh khung bằng thắt lưng da nhưng lại mếu máo, đau đớn đến
tận cùng khi thấy đứa con của mình? Tại sao khi thân xác, tinh thần bà bị
tra tấn dã man nhưng vẫn lựa chọn chạy theo người đàn ông vũ phu về
thuyền? Tại sao khổ cực như vậy vẫn van xin “chắp tay vái lia lịa” để “đừng
bắt con bỏ nó"?
● Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện:


● Tình huống nghịch lí:  Tác giả đã dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình
ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình
huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc.
● Tình huống nhận thức: Được biểu hiện rõ nhất qua cuộc đối thoại giữa
người đàn bà hàng chài với Phùng, Đẩu. Nếu ngay đầu văn bản, với sự xuất
hiện của trận đánh vũ phu, khía cạnh phạm nhân của người chồng trong mắt

Phùng, Đẩu, độc giả dường như chiếm đa phần. Nhuẽng Nguyễn Minh
Châu đã làm sáng rõ mặt tối của đời sống người dân, dùng chính tình huống
giải thích của người đàn bà để đi sâu về cái nhìn đối lập “nạn nhân" của
người chồng. Từ đó truyền đạt tư tưởng tác phẩm, đề cập đến một bài học
đúng đắn vè cách nhìn nhận cuộc sống: “một cách nhìn đa diện, nhiều
chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng". 
● Những tình huống truyện bổ trợ cho hai tình huống chính trong tác
phẩm: 
● Tình huống tâm lý: Tâm lý thay đổi của người đàn bà từ “sợ sệt,
lúng túng, nhấp nhổm, rón rén" đến “chợt ửng sáng lên như một nụ
cười". Câu chuyện dần được tháo nút bởi những tâm sự hết sức sâu
sắc của người đàn bà hàng chài ấy. Nguyễn Minh Châu đặt nhân vật
trên nhiều tình huống tâm lý, từ lúc vơ cảm, nhẫn nhịn đến lúc nước
mắt buộc rơi rồi đến tâm lý khẩn thiết, cầu xin,...Chính lối hành văn
như vậy tạo nên cái nhìn đa chiều cho độc giả về hình tượng nghệ
thuật đồng thời bổ trợ tạo nên cốt truyện đa dạng, sâu sắc.
● Tình huống hành động: Đặc sắc nhất trong hành động phải kể đến
cái “vái tay" của nhân vật. Chị vái tay hai lần: lần 1 với con và lần 2
với Đẩu. Khác nhau về đối tượng nhưng giống nhau vì chủ đích:
Đều để bảo vệ gia đình, cuộc hơn nhân bạo hành này. Chị vái Pháccon trai mình, có lẽ vì cảm thấy tội lỗi và cũng bởi muốn con hãy giữ
trọn đạo hiếu với cha của mình- người chồng vừa đánh đập bà dã
man. Chị vái Đẩu, cán bộ chánh án toà án để bảo vệ cuộc hơn nhân,
từ chối li hơn với chồng mình. Câu nói khẩn thiết van nài: “Con lạy
q tồ…” 
● Ngơn ngữ: Linh hoạt, sáng tạo theo từng nhân vật và tình huống. 
● Ngôn ngữ biểu cảm: Đối với người đàn bà hàng chài, tác giả luôn dùng
những ngôn từ biểu cảm vô cùng khiêm nhường, sâu sắc. Khi chị nói với cịn:
“Phác, con ơi!” vừa mang sự đau xót tận cùng, vừa mang tình yêu bao la của
người mẹ. Cách đổi xưng hô trong đối thoại của chị cho đến cách nhân vật
cảm ơn hai người cán bộ giúp đỡ mình. 

● Ngơn ngữ đặc tả: được sử dụng hết sức gần gũi, ấn tượng “rón rén", “lia lịa,
“nhấp nhổm", “con mắt như đang nhìn suốt đời mình",..
● Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức.
Đồng thời cũng làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn


Minh Châu. Giọng điều tuỳ trong hoàn cảnh, tác giả lại đặt tiếng nói nhân vật theo
một ngữ điệu khác:
● Khi bất lực vì thương con: “Phác, con ơi!” giọng điệu tha thiết, chỉ với 3 chữ
nhưng nói lên được rất nhiều nỗi đau trong lịng nhân vật. Đó là sự đau đớn
đến tột cùng, khơng thể nói thành lời. 
● Khi đối thoại ở toà án: “Thưa đã…”, “Con lạy q tồ…”, “..., đừng bắt con
bỏ nó…” Bên cạnh giọng điệu nhỏ, thiếu tự tin, ngần ngại, Nguyễn Minh
Châu sử dụng nhiều hơn 3 lần dấu “...” thể hiện tiếng vang “ấm ờ" phía sau
câu nói của chị. Cho thấy sự khơng dứt khốt, lo sợ, sợ rằng mình sẽ “phải" bỏ
chồng- kẻ bạo hành dã man chị. Dấu ba chấm cịn thể hiện những điều khơng
nói hết, những thứ chị vốn cất riêng, chịu đựng một mình khơng thể bộc bạch
thành lời được.
6) So sánh
● Giống nhau
● Đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh
● Đều yêu thương gia đình, thấu hiểu lẽ đời
● Đều khắc họa bằng những chi tiết chân thực…
● Có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
● Khác nhau
Th Kiều
Chị Dậu
Mị
Người đàn bà hàng
BÌNH

DIỆN
chài
Thời kì Đầu thế kỉ 19 Trước Cách
Sau cách mạng:
cuộc chiến tranh
sống 
mạng:
1952
chống Mĩ và tay sai đã
1930-1945
(1945-1954)
kết thúc thắng lợi,đất
(1937)
nước giành được độc

lập, hồ bình tự do:
Hồn
cảnh xã
hội

Xã hội đồng
tiền, khinh rẻ
người phụ nữ

Nỗi
thống
khổ

Tình yêu và
giá trị bản

thân bị tước
đoạt. Trong
thế bị động,
khơng có

1983 (1975-2000)
Nạn sưu thuế Xã hội miền núi Xã hội dân chủ, tự do,
áp bức người với hủ tục lạc
hồ bình nhưng cịn khó
dân cùng cục hậu, cường quyền khăn trong đời sống của
thần quyền bạo
nhân dân, đặc biệt người
loạn
dân lao động nghề chài
lưới
Chồng và con Cuộc hôn nhân
Cuộc sống cơm áo gạo
bị bắt đi, bán gạt nợ cùng cực tiền chăm lo cho gia
đi. Một mình hình nơ lệ của
đình nghề chài lưới đầy
chống chọi
đói khổ. Cực hình của
“con dâu" nhà
với hồn cảnh thống lí cướp mất bạo hành gia đình, hiện
cực hình để
thực của cuộc sống bon


Đức hi
sinh của

người
phụ nữ
Việt
Nam qua
các thời
kỳ

quyền được
nói, khơng đủ
can đảm để
hành động

cứu rỗi cuộc
đời

nguồn sống, con
người của Mị.

Hi sinh bản
thân cho gia
đình. Số phận
theo dịng đời
xơ đẩy. Có
phản kháng
nhưng khơng
thành → Đấu
tranh nữ
quyền khởi
xướng.


Vùng dậy
đánh trả bọn
thu thuế dám
hành hạ chồng
chị, làm khổ
gia đình chị.
Hi sinh tự tơn
bản thân tìm
mọi cách cứu
chồng cứu con
→ Nữ quyền
bùng phát
nhưng không
thành công

Hi sinh hạnh
phúc cá nhân để
trả nợ cho cha,
Kết, bỏ chạy
cùng A Phủ, có
cuộc hơn nhân
hạnh phúc trên
con đường cách
mạng → Hạnh
phúc người dân
xuất hiện trên
con đường Cách
mạng

chen, nội tâm nhẫn nhục

của người đàn bà hàng
chài. → Hồ bình thành
cơng, ánh sáng Đảng
chiếu ấm nhân dân
nhưng vẫn còn vấn đề
khốn khổ chưa được giải
quyết triệt để
Hành động hi sinh, cam
chịu nhưng nghịch lý là
người đàn bà ấy đã được
bênh vực và giác ngộ
nhưng sự lựa chọn khổ
đau vẫn là quyết định
cuối cùng của người vợ
thương chồng, người mẹ
thương con



×