Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty thép VSC-POSCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.47 KB, 53 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
A. MỞ ĐẦU
Nhân lực là một yếu tố hết sức quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với
các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được, bên
cạnh nguồn lực quan trọng là "vốn", còn cần phải có một đội ngũ cán bộ công
nhân viên có chất lượng tốt. Một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng
lao động đó là khả năng làm việc của người lao động, người lao động có
nhanh chóng nắm bắt được công việc không? khả năng làm việc của người
lao động như thế nào?. Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm và mong muốn có
được những nhân viên nhanh chóng thích nghi với môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp, có khả năng nắm bắt vào công việc thực tế tốt, giúp cho các
doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí cho đào tạo nhân viên
mới. Có lẽ vì thế mà trong các thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp
thường hay có yêu cầu về kinh nghiệm làm việc. Trong khi đó, có một thực tế
là rất nhiều sinh viên ra trường có kiến thức lý thuyết, sách vở rất tốt song khi
tiếp xúc với công việc thực tế lại rất chậm chạp, ảnh hưởng đến hiệu quả lao
động của doanh nghiệp. Điều này có thể là do trong quá trình học tập sinh
viên ít có điều kiện tiếp xúc với công việc thực tế cụ thể mà chủ yếu là học
chay, học theo lý thuyết. Chương trình thực tập dành cho sinh viên năm cuối
của trường Đại học kinh tế quốc dân tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp
xúc, làm quen với công việc kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp, tiếp
xúc, làm quen với công việc thực tế tương ứng với chuyên ngành học của sinh
viên. Là sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán tổng hợp, theo sự phân
công của khoa kế toán-kiểm toán và được sự giúp đỡ tạo điều kiện của công
ty thép VSC-POSCO, hiện em đang thực tập tại phòng kế toán của công ty
thép VSC-POSCO. Sau một thời gian thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu
được về hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản xuất của công ty và đặc biệt là
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
tìm hiểu được những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy và công tác kế toán


của công ty. Trên cơ sở đó để viết báo cáo thực tập tổng hợp, tổng hợp lại
những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ
chức kế toán của công ty VSC-POSCO.
Báo cáo thực tập tổng hợp của em bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình kinh doanh và quản lý tại công ty
thép VSC-POSCO
Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại
công ty thép VSC-POSCO
Chương 3: Đánh giá thựyc trạng quản lý và công tác kế toán tại công ty
thép VSC-POSCO và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý và
công tác kế toán tại công ty
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo-giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị
Đông, Ban lãnh đạo công ty và các cô chú trong bộ phận kế toán của công ty
thépVSC-POSCO đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
thực tập để em hoàn thành bản báo cáo này.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
B- NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH DOAN
H VÀ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY THÉP VSC-POSCO
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty thép VSC-POSCO
(công ty thép Việt-Hàn )
1.1.1. Sự hình thành của công ty thép VSC-POSCO
Công ty thép VSC-POSCO (còn gọi là thép Việt-Hàn) là liên doanh
giữa Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC) và Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc)-
một trong những nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới. Dự án công ty thép
VSC-POSCO được khởi công xây dựng vào ngày 08/04/1994 tại phường
Quán Toan – quận Hồng Bàng – thành phố Hải Phòng. Sau hơn một năm xây
dựng, ngày 15/09/1995, Công ty được khánh thành, chính thức đi vào hoạt

động và cho ra lô thép cán đầu tiên.
Tên giao dịch của công ty: VPS
Trụ sở chính: Km 9, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng,
Tp. Hải Phòng
Điện thoại: 84-031-3850124 Fax: 84-031-3850123
E-mail: Website: www.steelvps.com.vn
Tổng số vốn đầu tư của công ty là 56,12 triệu USD, trong đó:
- Phía Việt Nam góp vốn 50% gồm: Tổng công ty Thép Việt Nam
(VSC): 34%, Công ty Thép và Cơ khí VLXD Hải Phòng
(HASCOM): 16%.
- Phía Hàn Quốc góp vốn 50% gồm Tập đoàn POSCO: 35%, Tập
đoàn DAEWOO: 10%, Công ty POSTEEL: 5%.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Năng lực sản xuất là 200.000 tấn/năm. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, đến
năm 2005 công ty đã đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất nâng năng lực sản
xuất của công ty từ 200.000 tấn/năm lên thành 250.000 tấn/năm.
Công ty hiện có một văn phòng đại diện tại Hà Nội và hai chi nhánh tại
Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty VSC-POSCO
 Giai đoạn 1992-1999
Đây là giai đoạn nhà máy được xây dựng, chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 9/1995. Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động công ty đang từng
bước thâm nhập vào thị trường, sản lượng sản phẩm sản xuất ra chưa lớn còn
thua nhiều so với công suất thiết kế, trong khi chi phí đầu tư cho sản xuất kinh
doanh lại lớn do đó giá thành đơn vị sản phẩm cao. Số lượng sản phẩm tiêu
thụ được cũng không nhiều. Doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong
việc ấn định giá bán sản phẩm do mức giá bán sản phẩm của công ty vừa phụ
thuộc vào những quy định của VSC, vừa phải đảm bảo mức giá để có thể

cạnh tranh được với những sản phẩm đã quen thuộc trên thị trường. Vì vậy
doanh nghiệp khó có thể đạt được mức giá bán không những có thể bù đắp
được chi phí mà còn có lãi. Bên cạnh đó là những khó khăn chung của thị
trường do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Do đó
kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm đầu tiên có thua lỗ. Cụ
thể là:
- Năm 1995 lãi trước thuế của công ty là: - 4,242 tỷ VNĐ.
- Năm 1996 lãi trước thuế của công ty là: - 48,595 tỷ VNĐ.
- Năm 1997 lãi trước thuế của công ty là: - 2,455 tỷ VNĐ.
Sang những năm 1998, 1999 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty từng bước được cải thiện và ngày càng khởi sắc. Năm 1999, công
ty đã sản xuất đạt công suất thiết kế. Tổng lợi nhuận thu được trong 2 năm
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
1998, 1999 đạt trên 60 tỷ đồng, công ty đã bù đắp được thua lỗ trong 3 năm
đầu. Cũng trong năm 1999, công ty đã được SGS công nhận đạt tiêu chuẩn về
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, các sản phẩm của công ty được trao
giải vàng chất lượng Việt Nam. Với phương châm “ Mọi hành động đều
hướng tới chất lượng và khách hàng” các sản phẩm của VPS ngày càng được
tin dùng, tạo dựng được uy tín trên thị trường tạo đà cho sự phát triển của
công ty trong những năm sau này.
 Giai đoạn 2000 đến nay
Đây là giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không
ngừng tăng trưởng và phát triển. Năm 2000 VPS sản xuất vượt công suất thiết
kế 11% (sản xuất 223.000 tấn/năm so với công suất thiết kế 200.000
tấn/năm). Sản lượng tiêu thụ trong năm này là 225.380 tấn với doanh thu
899,139 tỷ VNĐ và lợi nhuận thu được là 43,918 tỷ VNĐ. Tháng 10/2001
công ty đã sản xuất và tiêu thụ tấn thép thứ 1 triệu. Năm 2001 cũng là một
năm hoạt động rất thành công của công ty: Sản lượng sản xuất là 242.170 tấn,

sản lượng tiêu thụ là 243.109 tấn, doanh thu là 1,008,156 tỷ VNĐ, với mức
lợi nhuận đạt được lên đến 68,133 tỷ VNĐ. Trong các năm 2002, 2003, 2004
công ty cũng liên tục làm ăn có lãi. Sản lượng thép sản xuất ra liên tục vượt
công suất thiết kế, chính vì thế để đáp ứng nhu cầu sản xuất, năm 2005 công
ty đã đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất nâng công suất thiết kế lên
250.000 tấn/năm. Những năm 2005, 2006 là những năm đầy khó khăn với
ngành Thép nước nhà. Do giá cả các nguồn nguyên vật liệu đầu vào của sản
xuất có nhiều biến động, giá phôi ( phôi là nguồn nguyên vật liệu chính phục
vụ cho việc sản xuất của công ty ) trên thế giới không ổn định, có lúc tăng cao
đột biến, giá dầu cũng tăng lên một cách đáng kể làm cho giá thành các sản
phẩm thép tăng cao, trong khi giá bán thép ở trong nước hầu như không tăng,
vẫn phải chịu sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Là một trong số những doanh
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
nghiệp thuộc ngành Thép Việt Nam, VPS cũng không tránh khỏi những khó
khăn đó. Sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ của công ty giảm mạnh.
Năm 2005, kết quả kinh doanh của công ty lỗ hơn 40 tỷ VNĐ. Năm 2006,
mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song với sự nỗ lực cố gắng của ban giám đốc
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty dần khả quan hơn, lợi nhuận trước thuế đạt được gần 35 tỷ VNĐ. Trong
sản xuất kinh doanh ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên của công
ty vẫn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu đưa ra những chính sách hợp lý đúng
đắn trong kinh doanh, tích cực đổi mới, cải tiến công nghệ kỹ thuật trong sản
xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Hướng
đi đúng đắn đó đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh
cho công ty. Trong năm 2007 vừa qua công ty đã sản xuất được 174.299 tấn
thép các loại, tiêu thụ được 179.660 tấn, lợi nhuận trước thuế đạt được rất cao
là 92,199 tỷ VNĐ, tăng gần 60 tỷ so với năm 2006.
Hơn 10 năm hoạt động, tên tuổi và uy tín của công ty Thép Việt-Hàn đã

được khẳng định trên thương trường. Kể từ khi đi vào hoạt động (tháng
9/1995) đến nay công ty đã sản xuất và tiêu thụ hơn 2 triệu tấn thép các loại.
VPS hiện là một trong những doanh nghiệp lớn của thành phố Hải Phòng về
doanh thu và nộp ngân sách nhà nước ( tính từ ngày đi vào hoạt động doanh
thu lũy kế là 11.823,114 tỷ VNĐ, số đã nộp ngân sách lũy kế là 733,320 tỷ
VNĐ ). Nhờ có chất lượng tốt nên các sản phẩm mang thương hiệu “VPS :
Thép Việt-Hàn” đã được các chủ đầu tư, nhà tư vấn và nhà thầu xây dựng
trong và ngoài nước đánh giá cao và lựa chọn để sử dụng cho nhiều công
trình trọng điểm quốc gia như: Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội),
Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội, Dự án xây dựng Đài truyền hình Việt
Nam, Thủy điện Yaly, Thủy điện Hàm Thuận-Đa My, Nhiệt điện Phả Lại,
Nhiệt điện Uông Bí, Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Cầu Mỹ Thuận, Cầu Bãi
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cháy, Cầu Tân Đệ, Cầu Thanh Trì, Cầu Vĩnh Tuy, Đường cao tốc Láng-Hòa
Lạc, Quốc lộ 10, Cảng Cái Lân, Dự án nâng cấp cảng Hải Phòng, nhà máy xi
măng Cẩm Phả, nhà máy xi măng Thăng Long, nhà máy xi măng Tam Điệp,
khu công nghiêp Nomura (Hải Phòng), khách sạn Daewoo (Hà Nội), trung
tâm thương mại Tràng Tiền Plaza (Hà Nội)…Ngoài ra sản phẩm của công ty
cũng đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và trên thế giới như
Myanmar, Canada…Các sản phẩm của công ty còn đạt được nhiều giải
thưởng lớn, liên tục đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người
tiêu dùng bình chọn ( từ năm 2003 đến năm 2007 ).
Về đội ngũ nhân sự, công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật và công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm đã qua tuyển chọn và đào tạo
kỹ càng. Nhiều người đã từng làm việc hoặc được huấn luyên, đào tạo ở nước
ngoài. Công ty cũng có những chính sách đãi ngộ rất tốt đối với người lao
động, đảm bảo cho người lao động mức thu nhập tương đối cao, có nhiều chế
độ khen thưởng, tổ chức cho cán bộ công nhân viên và gia đình của họ đi

thăm quan, nghỉ mát hàng năm nhằm khuyến khích động viên tinh thần của
người lao động, thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn. Công ty còn luôn
tạo điều kiện cho người lao động học tập nâng cao chuyên môn và tay nghề,
đặc biệt hàng năm cử các đoàn cán bộ công nhân viên đi thăm quan, khảo sát
và học tập tại các nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn POSCO tại Hàn Quốc.
Bên cạnh những thành tích đạt được trong sản xuất kinh doanh VPS còn
là một trong những doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động xã hội như
tài trợ cho các sự kiện, hoạt động văn hóa, tặng quà cho các đối tượng thương
binh, gia đình liệt sỹ, ủng hộ từ thiện cho các tổ chức, hội người tàn tật, hội
người mù, nạn nhân chất độc da cam… Công ty đã kết nghĩa với làng trẻ mồ
côi Hoa Phượng ( Hải Phòng ), hàng tháng, công ty hỗ trợ 700kg gạo, tặng
nhiều vật dụng cần thiết cho việc học tập và đời sống hàng ngày của các cháu.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Với những nỗ lực quyết tâm và cố gắng qua hơn 10 năm hoạt động và
trưởng thành tập thể cán bộ công nhân viên công ty thép Việt-Hàn đã được
nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, được Bộ Công nghiệp,
Bộ Tài chính và UBND Tp. Hải Phòng tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua
xuất sắc.
Bảng 1.1: Chỉ tiêu kinh doanh qua một số năm.
Chỉ tiêu
Năm
Đơn
vị
1995 1998 2005 2006 2007
Tổng TS
- TSNH
- TSDH
Triệu

VNĐ
488.623
30.218
458.405
523.919
175.698
348.221
421.603
288.478
133.125
384.129
262.554
121.575
605.655
488.171
117.484
Sản lượng sản
xuất
Tấn 12.986 151.961 147.947 152.655 174.299
Sản lượng tiêu
thụ
Tấn 10.776 162.879 148.595 159.195 179.660
Doanh thu
Triệu
VNĐ
47.901 687.402
1.088.67
7
1.207.56
1

1.825.12
5
Lãi trước thuế
Triệu
VNĐ
- 4.242 20.364 - 41.701 34.580 92.199
Nộp ngân sách
nhà nước
Triệu
VNĐ
10.201 40.410 87.595 112.393 66.236
Thu nhập bình
quân đầu người
Triệu
VNĐ
0,752 0,936 1,584 1,854 2,013
(Nguồn : Báo cáo tài chính các năm của công ty)
1.2. Đặc điểm và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty thép VSC-
POSCO
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty
 Lĩnh vực hoạt động:
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công ty VSC-POSCO là một doanh nghiệp liên doanh theo hình thức
trách nhiệm hữu hạn giữa hai bên Việt Nam và Hàn Quốc, được thành lập tại
Việt Nam với thời gian hoạt động là 25 năm theo giấy phép đầu tư số 769/GP
của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư ( nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
ngày 18/01/1994. Lĩnh vực hoạt động của công ty là sản xuất và kinh doanh
các loại sản phẩm thép xây dựng.

 Chức năng:
- Cán kéo sản xuất các loại thép tròn phục vụ cho xây dựng như
thép tròn trơn, thép thanh tròn vằn và thép cuộn.
- Bán các sản phẩm thép nói trên trong và ngoài nước Việt Nam.
- Tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác liên quan đến
các sản phẩm nói trên và các hoạt động nêu trên, kể cả việc nhập
khẩu vật tư, thiết bị cần thiết cho việc xây dựng, vận hành nhà
máy thép và xuất khẩu sản phẩm thép do công ty chế tạo.
- Tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp căn cứ vào giấy
phép xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp.
 Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch sản xuất, dự trữ và tiêu thụ nhằm tạo ra lợi nhuận
- Huy động vốn, quản lý, khai thác và sử dụng vốn một cách có
hiệu quả.
- Quản lý và sử dụng tốt nguồn lao động, góp phần nâng cao năng
suất lao động và thu nhập cho người lao động
- Tuân thủ, chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách kinh tế-xã hội
và pháp luật do Nhà nước quy định
- Chịu sự điều hành vĩ mô của Tổng công ty Thép Việt Nam
- Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh với các cổ đông
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí đối với Nhà
nước
1.2.2. Tài sản, vốn và chính sách huy động vốn của công ty
Đối với các doanh nghiệp vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh
nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty thép VSC-POSCO được thành lập với tổng số vốn đầu tư là 56,12
triệu USD với tỷ lệ góp vốn là: Tập đoàn POSCO- Hàn Quốc: 35%, Tổng

công ty thép Việt Nam: 34%, Công ty thép và cơ khí VLXD Hải Phòng: 16%,
Công ty Daewoo: 10%, Công ty POSTEEL: 5%. Trong tổng số vốn đầu tư
nói trên gồm có 43,217 triệu USD là vốn cố định và 12,903 triệu USD là vốn
lưu động. Số vốn pháp định của công ty mà các bên phải đóng góp là 16,836
triệu USD (tương đương với 185,017 tỷ VNĐ), số còn lại là 39,284 triệu USD
sẽ được đáp ứng bằng tiền công ty đi vay. Hàng năm, nguồn vốn chủ sở hữu
của công ty được bổ sung thêm từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối. Công ty
cũng thường xuyên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn vay từ các ngân hàng theo
hình thức vay tín chấp. Về cơ sở vật chất kỹ thuật có thể nói công ty thép
VSC-POSCO có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tương đối
hoàn chỉnh để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty được xây
dựng trên một diện tích rộng 60.000 m2 gồm khu nhà văn phòng được trang
bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị văn phòng hiện đại với hệ thống thông tin
gồm điện thoại, máy phôtô, máy in, máy fax, máy vi tính nối mạng Internet
đến tất cả các phòng ban trong công ty; khu nhà xưởng với dây chuyền sản
xuất hiện đại và các kho bãi lưu chứa vật tư, thành phẩm; với một vị trí gần
đường quốc lộ, gần cảng biển hết sức thuận lợi cho việc thu mua, vận chuyển
nguyên vật liệu (NVL) đầu vào cung như việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
1.2.3. Đặc điểm và tổ chức sản xuất kinh doanh
 Sản phẩm và thị trường kinh doanh
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công ty thép VSC-POSCO chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thép
dùng làm cốt bê tông trong xây dựng. Với công suất thiết kế 200.000 tấn/năm,
sản phẩm của công ty bao gồm:
- Thép cuộn (WR)
- Thép cây SD 30
- Thép cây SD 40
Các sản phẩm của công ty đều được sản xuất theo các tiêu chuẩn của

Nhật Bản (JIS), Anh (BS), Hoa Kỳ (ASTM) và Việt Nam (TCVN). Tất cả các
công đoạn trong quá trình sản xuất từ khâu mua nguyên vật liệu đầu vào đến
khâu xuất hàng đều được kiểm soát nghiêm ngặt để loại bỏ các sản phẩm
không phù hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ổn định và phù hợp với
tiêu chuẩn. Tháng 9/2000, VSC-POSCO là công ty thép đầu tiên tại Việt Nam
có phòng thử nghiệm được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp
Chứng nhận hợp chuẩn quốc gia ISO/IEC17025 VILAS 061. Công ty đã đầu
tư mua sắm các thiết bị hiện đại cho phòng thử nghiệm để có thể kiểm tra
chính xác các thông số kỹ thuật của sản phẩm trước khi xuất xưởng.
Do hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thép là một ngành mang
tính chất độc quyền nhóm nên về giá bán sản phẩm công ty phải chịu sự điều
hành vĩ mô của Nhà nước thông qua Tổng công ty Thép Việt Nam – VSC.
Đối với từng khu vực thị trường, VSC ấn định một mức giá bán trên cơ sở ý
kiến thống nhất của các nhà sản xuất nhằm tránh cạnh tranh gây mất ổn định
thị trường. Công ty lấy đó làm cơ sở, ngoài ra công ty còn căn cứ vào giá bán
trên thị trường và tương quan giữa giá với chất lượng hàng hóa của các đối
thủ cạnh tranh. Tính đến thời điểm cuối năm 2007 giá bán các loại sản phẩm
của công ty là:
- Thép cuộn (WR): 12.434 VNĐ/Kg
- Thép cây SD 30 : 11.840 VNĐ/Kg
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Thép cây SD 40 : 11.779 VND/Kg
Theo mục tiêu đã đề ra được ghi trong hợp đồng liên doanh thì 70% sản
phẩm thép do nhà máy cán của công ty chế tạo sẽ được bán cho các khách
hàng địa phương tại thị trường trong nước Việt Nam, 20% sẽ được bán cho
các liên doanh Việt Nam-nước ngoài tại Việt Nam, 10% còn lại sẽ được xuất
khẩu bán ở thị trường nước ngoài. Để phục vụ cho công tác tiêu thụ sản
phẩm, công ty đã thiết lập được một hệ thống các nhà phân phối sản phẩm

trên khắp đất nước từ Bắc vào Nam, thông qua các nhà phân phối là các công
ty thương mại thuộc VSC và các thương gia lớn có uy tín. Ngoài ra công ty
còn thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội (10/2000), chi nhánh và kho
hàng tại Tp. Hồ Chí Minh (08/1999), chi nhánh và kho hàng tại Đà Nẵng
(02/2001) nhằm mở rộng mạng lưới bán hàng của công ty. Bên cạnh đó, công
ty còn tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến bán hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ
như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các chính sách
khuyến khích tiêu thụ: giảm giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn
trong tháng, hỗ trợ về giá bán cho khách hàng có đơn hàng cung cấp cho các
công trình lớn, mỗi năm một lần, công ty tổ chức hội nghị khách hàng, nhằm
lắng nghe tiếp thu ý kiến góp ý của khách hàng về công ty, tham gia trưng
bày hàng hóa tại các hội chợ, triển lãm. Với uy tín về chất lượng sản phẩm và
những chính sách bán hàng phù hợp cùng với sự hỗ trợ của mạng lưới phân
phối sản phẩm rộng khắp, hiện nay các sản phẩm mang thương hiệu VPS đã
có mặt trên khắp thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang một số nước trong
khu vực và trên thế giới.
 Dây chuyền công nghệ sản xuất
Với phương châm: “Mọi hành động đều hướng tới chất lượng và khách
hàng”, công ty VSC-POSCO mong muốn cung cấp cho khách hàng những
sản phẩm có chất lượng tốt nhất và đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
hàng. Để thực hiện mục tiêu trên, công ty đã rất chú trọng đến việc đầu tư
nâng cấp dây chuyền, thiết bị sản xuất. Ngay từ ban đầu công ty đã đầu tư dây
chuyền công nghệ sản xuất tự động hóa 100% của Italia. Dây chuyền cán liên
tục gồm 24 giá cán với vận tốc lớn nhất đạt được 60m/s. Lò nung phôi có
công suất 50 T/H với hệ thống điều khiển nhiệt độ nung tự động và hệ thống
điều khiển nạp và ra phôi tự động. Có thể nói dây chuyền công nghệ của công
ty hiện đại vào loại bậc nhất ở Việt Nam. Dây chuyền công nghệ sản xuất của

công ty được mô tả ở phụ lục 1.1
 Tổ chức sản xuất
Dây chuyền công nghệ của công ty được tự động hóa 100% và là dây
chuyền cán liên tục. Do đó hình thức tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất
liên tục, được tổ chức bao gồm các bộ phận sau:
- Bộ phận sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện và đảm bảo cho công
việc sản xuất được liên tục và thông suốt. Trong đó cụ thể là:
+ Bộ phận kỹ thuật: Có nhiệm vụ giám sát và quản lý kỹ thuật dây
chuyền cán. Ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi và đặt mua vật tư phục vụ sản
xuất.
+ Bộ phận gia công trục cán: Có nhiệm vụ gia công, cắt gọt trục cán
và chuẩn bị các dẫn hướng, dẫn đỡ phục vụ cho dây chuyền sản xuất.
+ Bộ phận cán: Là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
+ Bộ phận thành phẩm: Có nhiệm vụ bó buộc sản phẩm, kiểm tra chất
lượng sản phẩm và nhập kho.
- Bộ phận sửa chữa: Có nhiệm vụ sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị,
máy móc, lập kế hoạch sửa chữa hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.
Tất cả các bộ phận trên phối hợp với nhau hoạt động nhịp nhàng để luôn
đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Bộ phận trục cán phải luôn đảm bảo
được số lượng và chất lượng kỹ thuật của trục cán cho sản xuất, tránh trường
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
hợp sản xuất bị gián đoạn. Bộ phận sửa chữa luôn kiểm tra máy móc và bảo
dưỡng chúng theo định kỳ, để quá trình sản xuất được liên tục không bị gián
đoạn vì sự cố thiết bị. Khi máy móc trong dây chuyền cán có trục trặc mà dẫn
đến dừng sản xuất thì bộ phận sản xuất thông báo kịp thời cho bộ phận sửa
chữa và phối hợp với bộ phận sửa chữa tận dụng thời gian để sửa chữa và bảo
dưỡng thiết bị. Cứ như vậy quá trình sản xuất trong công ty được liên tục và
rất ít khi bị gián đoạn. Quy trình tổ chức sản xuất của công ty được trình bày

tại phụ lục 1.2.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty
thép VSC-POSCO
1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy là một khâu vô cùng quan trọng có tính quyết định đến
sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Một cơ chế quản lý gọn nhẹ song vẫn
đảm bảo tính liên thông tương đối sẽ giúp bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
vận hành trơn chu, chính xác, hiệu quả. Trên cơ sở thực tế hoạt động sản xuất
kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô
hình “ chức năng”:
Đứng đầu công ty là Ban giám đốc, gồm 01 Tổng giám đốc và 01 Phó
tổng giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm. Mỗi nhiệm kỳ của Tổng giám
đốc và Phó tổng giám đốc là 03 năm, người của hai phía Việt Nam (do VSC
cử) và Hàn Quốc (do POSCO cử) sẽ thay nhau làm. Nhiệm kỳ 2008 – 2010
Tổng giám đốc là người của phía Hàn Quốc, Phó tổng giám đốc là người của
phía Việt Nam. Tổng giám đốc Công ty chịu trách nhiệm điều hành hoạt động
hàng ngày của công ty, là người đại diện của công ty và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng Quản trị.
Các mảng hoạt động riêng rẽ được phân chia cho các bộ phận (phòng,
ban) chuyên môn đảm nhiệm.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tổng giám đốc (hay các trưởng phòng) điều hành và phân công nhiệm
vụ cho từng phòng (hay từng vị trí trong phòng). Ngược lại, các phòng, ban
tham mưu cho Ban Giám đốc theo khuôn khổ chức năng và nhiệm vụ của
mình. Công ty có 3 phòng: Phòng quản lý, Phòng sản xuất, Phòng kinh
doanh. Đứng đầu các phòng là các trưởng phòng hoặc giám đốc, trong các
phòng bao gồm các khoa hoặc bộ phận. Mỗi bộ phận thực hiện một mảng
công việc, đứng đầu các bộ phận là các trưởng khoa với chức năng giúp việc

trưởng phòng (giám đốc) điều hành mảng công việc đó. Sơ đồ Tổ chức bộ
máy quản lý của công ty được mô tả ở phụ lục 1.3.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận
 Phòng quản lý: Với hai bộ phận là Tổng hợp và Kế toán, có chức năng,
nhiệm vụ sau:
- Chức năng:
+ Quản lý và tham mưu cho Ban Giám đốc toàn bộ các hoạt động về
tài chính-kế toán.
+ Quản lý hành chính; bao quát các vấn đề về nhân sự; tham mưu cho
Ban Giám đốc về chính sách lương, thưởng cho người lao động.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức, thực hiện tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp lao động; quản lý
lao động và tiền lương, các định mức lao động, các chế độ chính sách dành
cho người lao động; sắp xếp lịch công tác, phương tiện; tiếp khách; quản lý
và cung cấp văn phòng phẩm, giao dịch văn thư.
+ Thực hiện nhiệm vụ kế toán, tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp
các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh theo đúng chế độ, chính sách Nhà
nước quy định.
 Phòng sản xuất: Được phân chia thành ba bộ phận là : bộ phận sản
xuất, bộ phận sửa chữa và ban chất lượng.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Chức năng:
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc về mặt kỹ thuật và công nghệ.
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng các định mức sản xuất,
phục vụ cho việc lên kế hoạch nhu cầu vật tư.
- Nhiệm vụ:
+ Điều hành các bộ phận sản xuất.
+ Lập kế hoạch và mua vật tư phục vụ sản xuất.

+ Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm trên cơ sở kế hoạch bán
hàng của phòng kinh doanh.
+ Kiểm tra chất lượng vật tư, thành phẩm trước khi nhập kho và sản
phẩm trước khi đem đi tiêu thụ.
+ Lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa lớn, nhỏ, bảo dưỡng máy móc
thiết bị.
+ Thiết kế, lắp đặt máy móc thiết bị; nghiên cứu ứng dụng công nghệ
mới vào sản xuất; nghiên cứu cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Phòng kinh doanh: bao gồm: bộ phận nhập khẩu và bộ phận
marketting.
- Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tiêu thụ và
chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu thị trường, tiếp thị và giới thiệu sản phẩm.
+ Xây dựng kế hoạch tiêu thụ và chiến lược bán hàng, hoạch định
chính sách về giá cả và phân phối.
+ Bán hàng; theo dõi và quản lý bán hàng.
+ Làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị mua từ nước
ngoài.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THÉP
VSC-POSCO
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty thép VSC-POSCO
2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Mặc dù công ty có 01 văn phòng đại diện tại Hà Nội, 01 chi nhánh tại Đà
Nẵng và 01 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh song các chi nhánh và văn
phòng đại diện chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tiêu

thụ sản phẩm mà không thực hiện công tác hạch toán kế toán. Do đó bộ máy
kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán kiểu “tập trung”. Bộ
máy kế toán được tổ chức thuộc phòng quản lý có nhiệm vụ theo dõi và tổng
hợp số liệu liên quan đến tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty tại
trụ sở chính cũng như tại văn phòng đại diện và các chi nhánh, thực hiện công
tác hạch toán kế toán, ghi chép vào sổ sách kế toán và lên các báo cáo tài
chính. Tham mưu và báo cáo với Ban Giám đốc về tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty. Lập kế hoạch và thực hiện các công việc liên quan đến
lĩnh vực tài chính của công ty như huy động vốn, thanh toán công nợ, theo dõi
tồn kho, chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở
công ty thép VSC-POSCO được mô tả ở phụ lục 2.1.
2.1.2. Lao động kế toán
Bộ phận kế toán của công ty gồm 6 người, trong đó có 01 kế toán
trưởng, 01 kế toán tổng hợp và 04 kế toán viên. Trong đó chỉ có 01 nhân viên
nam, còn lại là nữ giới. Tất cả các nhân viên kế toán của công ty đều có trình
độ đại học. Để đảm bảo công tác kế toán tài chính trong công ty thực hiện có
hiệu quả, mỗi cán bộ thuộc bộ phận kế toán của công ty đều được quán triệt
những nguyên tắc chung như sau:
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm về
phần việc mình được giao trước bộ phận kế toán, kế toán trưởng,
Ban Giám đốc và Nhà nước khi để xảy ra các sai phạm trong quá
trình thực hiện công tác kế toán, công tác quản lý tài chính của
công ty.
- Báo cáo kịp thời các phần hành công việc được giao với kế toán
trưởng và Ban Giám đốc
- Đảm bảo có sự thông tin, phối hợp chính xác, kịp thời giữa các
phần hành kế toán với nhau và với các phòng ban, bộ phận khác

trong công ty.
2.1.3. Phân công lao động kế toán
 Kế toán trưởng :
Kế toán trưởng do VSC bổ nhiệm, có chức năng, nhiệm vụ là:
- Tổ chức bộ máy kế toán, phân công chuyên môn nghiệp vụ kế
toán, kiểm tra công tác kế toán ở công ty đảm bảo thực hiện chế
độ, chính sách về tài chính kế toán đúng theo quy định của Nhà
nước.
- Quản lý chuyên môn và theo dõi, hỗ trợ về công tác nghiệp vụ kế
toán tài chính cho các nhân viên kế toán của công ty. Tham mưu
cho Ban Giám đốc về việc thực hiện chế độ tài chính kế toán và
chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị về các
hoạt động tài chinh kế toán của công ty. Tham mưu cho Ban Giám
đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư.
- Chịu trách nhiệm quản lý vốn, tài sản của công ty trước cơ quan
pháp luật. Lập kế hoạch huy động vốn, đảm bảo bảo toàn và phát
triển vốn cho công ty một cách hiệu quả.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Tổng hợp kế hoạch, thực hiện tài chính của các phòng ban, bộ
phận, chi nhánh của công ty.
- Đôn đốc, kiểm tra, xử lý các khoản công nợ với khách hàng, nhà
cung cấp, với ngân hàng và nhà nước đảm bảo đúng nguyên tắc
quy định.
- Lập báo cáo chủ đầu tư.
 Kế toán tổng hợp:
- Theo dõi, ghi chép phản ánh đầy đủ và trung thực tình hình nhập-
xuất-tồn nguyên vật liệu chính (phôi thép) trong kỳ. Đối chiếu
thường xuyên với sổ sách tại kho, phát hiện kịp thời lượng phôi

thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp
xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
- Theo dõi thanh toán với nhà cung cấp phôi.
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị
tài sản cố định (TSCĐ) hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng
của TSCĐ trong phạm vi toàn công ty, cũng như tại từng bộ phận
sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám
sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế
hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ. Tính toán và phân bổ chính xác mức
khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao
mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định. Dự toán chi phí sửa
chữa TSCĐ trên cơ sở kế hoạch sửa chữa của bộ phận sửa chữa,
tập hợp chính xác và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào
chi phí kinh doanh.
- Định kỳ tập hợp đầy đủ, chính xác các chí phí phát sinh liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, phân bổ chi phí hợp lý
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
cho từng đối tượng sử dụng để tính ra giá thành sản phẩm theo
phương pháp tính giá thành mà công ty đang áp dụng.
- Định kỳ tập hợp số liệu trên sổ sách, kết chuyển xác định kết quả
kinh doanh của công ty và lập các báo cáo tài chính. Trợ giúp lập
báo cáo chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm và phải đảm bảo tính chính
xác, trung thực của các báo cáo tài chính và thông tin về kết quả
kinh doanh.
 Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm:
- Theo dõi và phản ánh kịp thời, chính xác tình hình nhập-xuất-tồn
thành phẩm.
- Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình tiêu thụ thành phẩm và các

nghiệp vụ khác liên quan đến việc tiêu thụ thành phẩm
- Căn cứ vào doanh thu tiêu thụ trong kỳ, xác định số thuế giá trị gia
tăng đầu ra.
- Theo dõi các khoản công nợ phải thu của từng khách hàng, từng
hợp đồng. Chịu trách nhiệm báo cáo với ban lãnh đạo công ty về
tình hình các khoản phải thu, để lãnh đạo nắm rõ tình hình khách
hàng chiếm dụng vốn của công ty và tránh tình trạng nợ dây dưa
kéo dài.
- Ngoài ra kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm còn kiêm thủ
quỹ: thực hiện thu chi tiền mặt theo các chứng từ thu chi hợp lệ, có
đầy đủ chữ ký theo quy định, quản lý quỹ, đối chiếu giữa số tồn
thực tế trong két với số trên sổ sách.
 Kế toán vật tư : Theo dõi lượng vật tư nhập-xuất-tồn hàng ngày ở kho 1
(chứa các loại vật liệu, vật tư phục vụ cho sửa chữa: sửa chữa cơ và sửa
chữa điện) và kho 2 (chứa các loại vật tư, vật liệu phục vụ cho sản xuất
trừ vật liệu chính là phôi). Nhiệm vụ cụ thể là:
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Lập chứng từ nhập kho đối với những nguyên vật liệu phục vụ cho
sản xuất ngoại trừ nguyên vật liệu chính là phôi thép. Lập chứng từ
nhập kho công cụ dụng cụ.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số
lượng, chất lượng và giá thành thực tế của vật tư nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị
vật tư xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành định mức tiêu hao
nguyên vật liệu.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị vật tư tồn kho,
theo dõi vật tư thu hồi, phát hiện kịp thời vật tư thiếu, thừa, ứ đọng,
kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến

mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
- Lập báo cáo nhập-xuất-tồn vật tư.
- Theo dõi công nợ các nhà cung cấp vật tư, báo cáo kế toán trưởng
để có kế hoạch thanh toán công nợ.
 Kế toán thanh toán :
- Theo dõi và lập các chứng từ thu, chi tiền mặt, tiền gửi.
- Lập báo cáo quỹ hàng ngày phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ
tiền mặt. Cùng với thủ quỹ thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn
quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong
việc quản lý và sử dụng tiền mặt.
- Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tiền gửi ngân hàng hàng
ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền
mặt.
- Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện nguyên
nhân làm cho tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện
pháp thích hợp, giải phóng nhanh tiền đang chuyển kịp thời.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Theo dõi thuế giá trị gia tăng đầu vào, kết hợp với số liệu của kế
toán thuế giá trị gia tăng đầu ra kết chuyển thuế giá trị gia tăng đầu
vào được khấu trừ để tính ra số thuế giá trị gia tăng phải nộp.
- Đôn đốc các phòng nghiệp vụ làm kế hoạch để vay tiền ngân hàng.
Lập kế hoạch vay tiền của các ngân hàng thương mại và theo dõi
các khoản vay, lập chứng từ và thực hiện thanh toán các khoản
vay.
- Mở và theo dõi L/C hàng nhập, theo dõi các L/C đã đến hạn thanh
toán cho nước ngoài và có phương án đề xuất cho kế toán trưởng
chi tiết ngoại tệ cần sử dụng.
 Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội :

- Tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian và kết quả lao
động trên cơ sở các chứng từ ban đầu của bộ phận nhân sự để tính
lương phải trả cho cán bộ công nhân viên và tính ra thuế thu nhập
cá nhân phải nộp của cán bộ công nhân viên hàng tháng.
- Xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn theo quy định; ghi chép, phản ánh tiền lương và các khoản
trích theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử
dụng lao động.
- Theo dõi các khoản tạm ứng, tình hình thanh toán tiền lương, tiền
thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên
công ty.
Ngoài ra còn có một nhân viên quản trị mạng trợ giúp cho bộ phận kế
toán lập chứng từ hạch toán trên phần mềm kế toán máy, mở sổ cho năm tài
chính mới. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán được mô tả ở phụ lục 2.1.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty thép VSC-POSCO
Công ty thép VSC-POSCO áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số
15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về “Chế độ
kế toán doanh nghiệp”. Công tác kế toán của công ty đã được thực hiện bằng
máy từ năm 2000, hiện công ty đang sử dụng phần mềm kế toán EXACT đã
được nâng cấp, điều chỉnh cho phù hợp với chế độ của Nhà nước ban hành.
Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán với phần mềm kế toán máy.
2.2.1. Chính sách kế toán chung áp dụng
- Kỳ kế toán năm: Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01
tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng ngoại tệ: Các
nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá giao

dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân
hàng nhà nước Việt Nam niêm yết tại ngày phát sinh nghiệp vụ.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
23
Chứng từ
kế toán
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
EXACT
MÁY VI TÍNH
Bảng tổng
hợp chứng
từ cùng loại
Sổ kế toán
tổng
hợp,chi tiết
-Báo cáo
tài chính
-Báo cáo
kế toán
quản trị
Nhập số liệu
hàng ngày
In sổ, báo cáo
cuối tháng, cuối
năm
Đối chiếu, kiểm
tra
Ghi chú
Báo cáo thực tập tổng hợp

- Nguyên tắc xác định giá trị tài sản cố định hữu hình, vô hình: bao
gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến
việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát
sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố
định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong
tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều
kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ.
- Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, dựa
trên thời gian hữu dụng ước tính hoặc tỷ lệ khấu hao theo hướng
dẫn tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm
2003 của Bộ Tài chính.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Phương pháp khấu
trừ
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): 25%
- Phương pháp tính giá nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
phương pháp giá thực tế.
- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho:
phương pháp giá bình quân gia quyền.
- Phương pháp tính giá thành phẩm nhập kho: Phương pháp giá trực
tiếp.
- Phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho: Phương pháp giá bình
quân gia quyền.
- Hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.
- Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ.
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán

2.2.2.1. Vận dụng chế độ chứng từ
Dựa trên cơ sở các mẫu chứng từ theo Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về “chế độ kế toán doanh
nghiệp” và phần mềm kế toán EXACT, công ty đã xây dựng và đăng ký sử
dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính về việc đăng ký và sử
dụng hóa đơn, chứng từ trong doanh nghiệp. Cụ thể hệ thống chứng từ được
sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm:
 Chỉ tiêu lao động tiền lương : Bảng chấm công; bảng chấm công làm
thêm giờ; bảng thanh toán lương, thưởng; bảng kê trích nộp các khoản
theo lương, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội.
 Chỉ tiêu hàng tồn kho : Phiếu nhập kho, biên bản nghiệm thu vật tư
nhập kho, hóa đơn giá trị gia tăng của nhà cung cấp, bảng kê mua hàng,
phiếu kiểm tra kiêm bản kê vật tư nhập kho, giấy đề nghị xuất vật tư,
phiếu xuất vật tư, biên bản giao nhận hàng, biên bản kiểm kê, phiếu
xuất kho kiêm điều chuyển nội bộ.
 Chỉ tiêu bán hàng : Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng.
 Chỉ tiêu tiền tệ và thanh toán : Phiếu thu; phiếu chi; giấy đề nghị tạm
ứng; giấy đề nghị thanh toán; biên lai thu tiền; giấy nhận nợ tiền vay
ngân hàng; biên bản kiểm kê quỹ (VNĐ); biên bản kiểm kê quỹ (ngoại
tệ); giấy báo nợ; giấy báo có; lệnh chuyển tiền ra nước ngoài; ủy nhiệm
chi; phiếu tính lãi tiền vay, tiền gửi; các loại hóa đơn điện, nước, dịch
vụ khác.
 Chỉ tiêu tài sản cố định(TSCĐ) : Hợp đồng mua bán tài sản; tờ khai thuế
nhập khẩu (đối với tài sản nhập khẩu từ nước ngoài); hóa đơn giá trị gia
tăng của nhà cung cấp; biên bản nghiệm thu TSCĐ; biên bản giám định
Lưu Thị Ngân Kế toán 1 khóa 38
25

×