Giải Tiếng việt lớp 3 VNEN: Bài 24C: Nghệ thuật làm đẹp cuộc sống
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Tranh vẽ gì?
Người trong tranh đang làm gì?
Bài làm:
Quan sát tranh em thấy:
Tranh vẽ hình ảnh sân khấu cùng với một bạn gái trên tay cầm cây đàn
vĩ cầm.
Bạn gái trong tranh đang thi đánh đàn
2-3-4-5. Đọc, giải nghĩa, luyện đọc
6. Thảo luận để trả lời câu hỏi
a. Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
b. Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
Bài làm:
a. Để chuẩn bị vào phòng thi, Thủy nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.
b. Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Cử chỉ: nâng chiếc đàn lên vai
Nét mặt: vầng trán hơi tái, gị má ửng hồng, đơi mắt sẫm màu hơn, làn
mi khẽ rung động
=> Thủy rất tập trung và cố gắng thể hiện bản nhạc.
7. Thi viết nhanh ý kiến của nhóm
a. Điền các từ ngữ tả tiếng đàn của Thuỷ?
b. Những nét đẹp của thiên nhiên khi có tiếng đàn của Thuỷ:
Hoa mười giờ........
Chim bồ câu..........
Bài làm:
a. Những từ ngữ tả tiếng đàn của Thuỷ là: âm thanh trong trẻo, vút bay.
b. Những nét đẹp của thiên nhiên khi có tiếng đàn của Thủy:
Hoa mười giờ: nở đỏ quanh các lối đi ven hồ.
Chim bồ câu: lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
B. Hoạt động thực hành
1. Thực hiện yêu cầu trên phiếu bài tập
Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau:
Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuôri phim... đều
là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ
hoạ sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say
mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp ta nâng cao hiểu biết và
góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Bài làm:
Em đặt dấu phẩy như sau:
Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuôri phim...
đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc
sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài,
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết
và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
2. Thi tìm nhanh những từ ngữ chỉ hoạt động:
a. chứa tiếng bắt đầu bằng s
chứa tiếng bắt đầu bằng x
b. chứa tiếng có thanh hỏi
chứa tiếng có thanh ngã
Bài làm:
a. chứa tiếng bắt đầu bằng s: sút bóng, san sẻ, sàng đỗ, sên mứt...
chứa tiếng bắt đầu bằng x: xúc đất, xúm lại, xe chỉ, xê dịch, xô đẩy, xơng
vào
b. chứa tiếng có thanh hỏi: hỏi, thổi, đẩy, nhảy, đổ, ngửi, trả, rủ rê.
chứa tiếng có thanh ngã: đẽo, cõng, vẽ, nghĩ, suy nghĩ.
3. Nghe thầy cô kể câu chuyện Người bán quạt may mắn
4. Từng em kể lại câu chuyện tho các câu hỏi gợi ý sau:
Bà lão buồn rầu vì điều gì?
Ơng Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt của bà lão để làm gì?
Vì sao mọi người đua nhau mua hết quạt còn ế của bà lão?
Bài làm:
Bà lão buồn rầu vì bán quạt ế, cả nhà sẽ nhịn đói.
Ơng Vương Hi Chi viết chữ vào quạt để giúp bà lão bán được số quạt ế.
Mọi người đua nhau đến mua quạt vì họ nhận ra nét chữ, lời thơ của
Vương Hi Chi.
Người bán quạt may mắn
Thời xưa ở Trung Quốc có ơng Vương Hi Chi là người nổi tiếng viết chữ đẹp.
Có một lần, ơng đang ngồi nghỉ dưới gốc cây thì bà lão nghèo đi bán quạt cũng
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
đến nghỉ dưới gốc cây ấy. Bà phàn nàn với ông là quạt bán ế quá. Tối nay chắc
cả nhà phải nhịn đói. Buồn quá bà tựa vào gốc cây ngủ. Thấy bà lão đã ngủ,
ông Vương bèn lấy bút mực ra đề vào mỗi cái quạt một bài thơ. Tỉnh dậy, thấy
gánh quạt trắng tinh của mình bị bơi mực lên đấy, bà lão la lối om sòm, bắt ông
Vương phải đền. Ông Vương lẳng lặng bỏ đi không nói một câu. Ơng Vương
vừa mới đi khỏi, thì một lát sau, khách đi đường đi ngang qua, cầm quạt lên
xem rồi mua ngay. Người này mách người kia, cứ thế... người ta đua nhau đến
mua quạt. Gánh quạt của bà chả mấy chốc đã hết sạch. Nhiều người còn hỏi
mua giá cao nữa chứ. Nghe thế, bà lão càng tiếc ngẩn tiếc ngơ. Rồi bà nghĩ
bụng, trời thương mình nên mới cho một vị tiên ông đến giúp, quạt mới bán hết
nhanh đến vậy.
C. Hoạt động ứng dụng
1. Viết vào vở tên các đồ dùng, các hoạt động ở nhà em bắt đầu bằng chữ s
hoặc x:
Bài làm:
Ví dụ:
Đồ dùng bắt đầu bằng s hoặc x là: sách, xẻng, săm lốp.
Hoạt động ở nhà bắt đầu bằng s hoặc x là: xúc đất, súc miệng, xào rau
2. Viết vào vở tên các đồ dùng, các hoạt động ở nhà em có dấu hỏi hoặc dấu
ngã
Bài làm:
Ví dụ:
Tên đồ dùng có dấu hỏi hoặc dấu ngã: chổi, rổ, tủ quần áo, tủ lạnh, vở,
chảo, đũa, đĩa, muỗng,...
Các hoạt động có dấu hỏi hoặc dấu ngã: đổ rác, giặt giũ, mài giũa, giã
gạo, rửa chén, thổi cơm, mở cửa
Tham khảo thêm: />
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí