Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giáo trình Thực hành cung cấp điện Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.08 KB, 26 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TẬP ĐỒN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP. HCM

KHOA CƠ ĐIỆN

THỰC HÀNH
CUNG CẤP ĐIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2019
LƯU HÀNH NỘI BỘ


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình giảng dạy có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động giảng dạy và học tập của sinh viên
hệ trung cấp nghề Điện cơng nghiệp.
- Giáo trính giảng dạy Thực hành cung cấp điện phù hợp chương trình mơn học, đáp ứng chất
lượng đào tạo, phù hợp với trình độ sinh viên.

Xin cám ơn tất cả giáo viên khoa cơ điện đã góp ý và giúp tơi hồn thiện giáo
trình này.
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2017
Tham gia biên soạn
1. Ths. Lữ Thái Hòa


2. Ths. Trần Thị Tuyết Nhung


MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu
1. BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: NỐI VÀ HÀN DÂY DẪN

1

2. BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: LẮP ĐẶT DÂY ĐIỆN ĐI TRONG

7

ỐNG NHỰA
3. BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: LẮP ĐẶT DÂY CÁP ĐIỆN ĐI

9

TRÊN MÁNG CÁP, THANG CÁP
4. BÀI THỰC HÀNH SỐ 4: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TRONG TỦ

12

ĐIỆN PHÂN PHỐI, TỦ BÙ


CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: THỰC HÀNH CUNG CẤP ĐIỆN
Mã môn học: MH19

Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập: 55 giờ; Kiểm tra: 05 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí: Mơn học này học sau môn học Cung cấp điện, trang bị điện, Thực hành điện
cơ bản.
- Tính chất: Là mơn học chun mơn, thuộc các mơn học bắt buộc trong chương trình
đào tạo.
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Chọn được phương án đi dây, vị trí lắp CB, cầu chì và các thiết bị đóng cắt khác.
+ Trình bày được các bước thực hiện đi dây, cáp điện trong ống nhựa, trên máng
cáp.
+ Trình bày được các bước thực hiện lắp thiết bị trong tủ điện phân phối.
- Về kỹ năng:
+ Lắp đặt được đi dây, cáp điện trong ống nhựa, trên máng cáp.
+ Lắp đặt được các thiết bị trong tủ điện phân phối.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức được ý nghĩa, giá trị khoa học của mơn học.
+ Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo trong học tập.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)
Số
Tên chương, mục
Kiểm tra
Tổng số

Thực
TT

thuyết hành, thí
nghiệm
thảo luận,
bài tập
5 Bài tập 1: Cách nối và hàn dây dẫn
5
5
11
10
1
6 Bài tập 2: Lắp đặt dây điện đi trong
ống nhựa (nẹp vng, ống nhựa ruột
gà, ống nhựa trịn cứng)
7 Bài tập 3: Lắp đặt dây cáp điện đi trên
11
10
1
máng cáp, thang cáp
8 Bài tập 4: Lắp đặt thiết bị trong tủ điện
33
30
3
phân phối, tủ bù
Tổng cộng
60
55
5
2. Nội dung chi tiết:

Bài tập 1: Cách nối và hàn dây dẫn


1. Mục tiêu bài:

Thời gian: 05 giờ


- Trình bày được cách nối dây và hàn dây.
- Thực hiện được các cách nối dây điện và hàn dây điện.
- Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo trong học tập.
2. Nội dung bài:
2.1 Thực hiện nối dây thẳng
Thời gian: 02 giờ
2.2 Thực hiện nối dây rẽ nhánh chữ T
Thời gian: 02 giờ
2.3 Thực hiện hàn dây
Thời gian: 01 giờ

Bài tập 2: Lắp đặt dây điện đi trong ống nhựa (nẹp vuông, ống nhựa ruột gà, ống nhựa
trịn cứng)
Thời gian: 11
giờ

1. Mục tiêu bài:
- Trình bày được phương pháp đi dây trong ống nhựa.
- Thực hiện được cách đi dây điện trong ống nhựa .
- Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo trong học tập.
2. Nội dung bài:
2.1 Thực hiện đi dây trong nẹp vuông

Thời gian: 03 giờ
2.2 Thực hiện đi dây trong ruột gà
Thời gian: 03 giờ
2.3 Thực hiện đi dây trong ống nhựa tròn cứng
Thời gian: 04 giờ
Kiểm tra
Thời gian: 01 giờ

Bài tập 3: Lắp đặt dây cáp điện đi trên máng cáp, thang cáp Thời gian: 11 giờ

1. Mục tiêu bài:
- Trình bày được cách đi dây trên máng cáp, thang cáp.
- Thực hiện được cách đi dây trên máng cáp, thang cáp.
- Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo trong học tập.
2. Nội dung bài:
2.1 Thực hiện lắp máng cáp, thang cáp
Thời gian: 07 giờ
2.2 Thực hiện đi dây trên máng cáp
Thời gian: 03 giờ
Kiểm tra
Thời gian: 01 giờ

Bài tập 4: Lắp đặt thiết bị trong tủ điện phân phối, tủ bù

Thời gian: 33 giờ

1. Mục tiêu bài:
- Trình bày được phương pháp lắp thiết bị trong tủ điện phân phối và tủ bù.
- Thực hiện lắp đặt được các thiết bị trong tủ điện phân phối và tủ bù.

- Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo trong học tập.
2. Nội dung bài:
2.1 Thực hiện lắp thiết bị trong tủ phân phối
Thời gian: 20 giờ
2.2 Thực hiện lắp thiết bị trong tủ bù
Thời gian: 10 giờ
Kiểm tra

Thời gian: 03 giờ


IV. Điều kiện thực hiện mơn học:
1. Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Xưởng thực hành cung cấp điện.
2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, màn hình LCD, bảng phấn, Panel thực hành cung
cấp điện.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên phụ liệu: Tài liệu hướng dẫn môn học, giáo trình mơn
học, Vật tư, thiết bị thực hành.
4. Các điều kiện khác: Bảo đảm an toàn điện.
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung đánh giá:
- Xác định được phương án đi dây, cách chọn vị trí lắp CB, cầu chì và các thiết bị
đóng cắt khác.
- Lắp đặt được đi dây, cáp điện trong ống nhựa, trên máng cáp.
- Lắp đặt được các thiết bị trong tủ điện phân phối.
- Chấp hành nội qui, qui chế của nhà trường.
- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
- Tham gia đầy đủ thời lượng của môn học.
- Tham gia tự học, tự rèn luyện tay nghề, tích cực xây dựng bài.
2. Phương pháp đánh giá:

- Điểm kiểm tra thường xuyên gồm: Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết với thời gian làm
bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, tự nghiên
cứu, chấm điểm bài tập.
- Điểm kiểm tra định kỳ: Kiểm tra viết từ 45 phút đến 60 phút, chấm điểm bài tập
lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập.
- Điểm trung bình kiểm tra = (Điểm trung bình kiểm tra thường xuyên x hệ số 1 +
Điểm trung bình kiểm tra định kỳ x hệ số 2)/3.
- Điểm mơn học = Điểm trung bình kiểm tra x 0.4 + Điểm thi kết thúc mơn học x 0.6.
- Hình thức, thời gian kiểm tra môn học: Thi thực hành (Thời gian: 45 ÷ 60 phút).
VI. Hướng dẫn thực hiện mơn học:
1. Phạm vi áp dụng mơn học: Chương trình mơn học được sử dụng để giảng dạy trình
độ trung cấp.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Đối với giáo viên:
+ Trước khi giảng dạy, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện giảng dạy thực
hành, hồ sơ bài giảng, phương tiện hỗ trợ, chú trọng sử dụng các phương pháp
dạy học tích cực nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
+ Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện
tay nghề.
- Đối với học sinh:
+ Tham dự 100% thời gian học thực hành và làm đầy đủ các bài tập, các yêu cầu
của môn học được quy định trong chương trình mơn học.
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm, nội dung tự học tự nghiên cứu khi tới lớp.
+ Xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu cho cá nhân.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
+ Tính tốn được cách chọn dây dẫn, CB, cầu chì cho 1 hệ thống cung cấp điện.
+ Các bước thực hiện lắp đặt dây đi trong ống nhựa, máng cáp.


+ Các bước thực hiện lắp thiết bị trong tủ điện phân phối, tủ bù.

4. Tài liệu tham khảo:
[1]. Đề cương bài giảng Mạng cung cấp điện, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex
TPHCM, 2014.
[2]. Quyền Huy Ánh, Giáo Trình Cung Cấp Điện, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM,
2003.
[3]. Phan Thị Thanh Bình, Lắp đặt thiết bị điện theo tiêu chuẩn IEC, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, 2000.
[4]. Trần Duy Phụng, Giáo trình lắp đặt điện cơng nghiệp, NXB Đà Nẵng.
?

?

?

?

?

?



1

Thực hành Cung cấp điện

BÀI THỰC HÀNH SỐ 1:
NỐI VÀ HÀN DÂY DẪN
I. NỐI DÂY DẪN
1. Mục đích yêu cầu

- Nhằm giúp HSSV làm quen với dụng cụ cầm tay và thành thạo kỹ năng nối
dây, làm khoen.
- Mối nối phải đạt yêu cầu kỹ thuật đó là: chắc về cơ, đủ tiết diện dẫn dịng, có
thẩm mỹ.
2. Dụng cụ - vật tư
- Bộ đồ nghề thợ điện.
- Dây dẫn điện các loại: dây đơn, dây nhiều lõi, dây cáp.
- Băng keo cách điện hoặc ống gen.
- dây đơn: d1=16/10, d2 = 20/10
- dây cáp loại 7 x1,4.
- dây đồng nhỏ loại 20%
3. Thực hành
3.1. Giới thiệu:
Trong quá trình sử dụng điện năng, người ta tổng kết được 70% những hư hỏng
của thiết bị là do bị đứt dây. Vì vậy cho nên việc nối dây là rất quan trọng và rất nhiều
khi ta phải sử dụng các phương pháp nối dây. Tuỳ từng trường hợp mà ta sư dụng các
kiểu nối dây khác nhau như :nối thẳng (nối giao đầu), nối rẽ (nối kiểu chữ T), nối kiểu
đuôi chuột, nối bằng đôminô, nối bằng thau nối, nối bằng bộ siết dây.
3.2. Một số kiểu nối dây
Trước khi tiến hành nối dây, ta phải thực hiện những bước sau
- Xác định phạm vi dây dẫn cần nối.
- Chuốt bỏ lớp vỏ bọc cách điện bên ngoài dây dẫn.
- Làm sạch bề mặt dây dẫn (chỗ có mối nối ).
3.2.1. Nối dây đơn
3.2.1.1. Nối thẳng (nối giao đầu)
- Bắt chéo hai đầu dây A và B (đã chuốt vỏ và làm sạch) cần nối lại với nhau.
(Chú ý: nhớ chừa phần để quấn A lên B và B lên A).
- Quấn dây A lên thân dây B (sát nhau khoảng 10 vòng).
- Quấn dây B lên thân dây A (sát nhau khoảng 10 vòng).
- Dùng kềm siết chặt lại mối nối.



2

Thực hành Cung cấp điện

Hình 1.1: Nối thẳng
3.2.1.2. Nối rẽ nhánh (nối hình chữ T)
- Đặt đầu dây A vng góc với thân dây B (đã được chuốt vỏ và làm sạch).
- Quấn đầu dây A quanh thân dây B về phía sau đầu dây A, quấn đầu dây A
quanh dây A ra phía trước dây A rồi quấn lên thân dây B khoảng 7 đến 10 vòng sát
nhau.
- Dùng kềm siết chặt lại mối nối.

Hình 1.2: Nối rẽ nhánh


3

Thực hành Cung cấp điện

3.2.1.3. Đối với dây đơn sợi lớn (đường kính dây d > 20/10), ta nối rẽ bằng cách sau:
Cách 1:
- Bẻ vng góc 2 đầu dây A (đã chuốt vỏ và làm sạch), đặt sát với thân dây B (đã
được chuốt vỏ và làm sạch).
- Dùng dây đồng nhỏ (đường kính d = 20% ) đặt dây dọc, ép sát theo mối nối từ
đầu này tới đầu kia, đầu đầu dư ra một chút. Quấn dây theo chiều ngược lại cho đến
khi hết mối nối, gặp đầu đầu, ta soắn 2 đầu lại với nhau.
Cách 2:
- Đặt đầu dây A vng góc với thân dây B, dùng kềm kẹp chặt 2 dây chuẩn bị nối

lại.
- Quấn đầu dây A quanh thân dây B khoảng 5 đến 6 vịng.
- Dùng kềm siết chặt lại mối nối.

Hình 1.3: Nối dây đơn sợi lớn
3.2.2. Nối dây cáp
3.2.2.1. Nối thẳng (nối giao đầu)
- Tách cáp ra từng sợi riêng rẽ rồi nắn thẳng thành hình nón (chừa lại phần quấn
A lên B, quấn B lên A).
- Cắt bỏ sợi ở giữa, dùng sợi cắt bỏ đó buộc cố định phần chừa lại của đầu dây A.
- Đan 2 đầu cáp đã tách sát lại với nhau.
- Quấn lần lượt từng sợi A lên B. Khi quấn xong, gỡ phần dây buộc ra, quấn lần
lượt từng sợi B lên A.
- Dùng kềm siết chặt mối nối lại.


4

Thực hành Cung cấp điện

Hình 1.4: Nối dây cáp nối thẳng
3.2.2. 2. Nối rẽ nhánh
Khi nối đầu dây A lên thân dây B, ta tiến hành như sau:
Cách 1:
- Tách đầu dây A (đã chuốt vỏ và làm sạch) ra 2 phần, nắn thẳng từng sợi.
- Đặt thân dây B (đã chuốt vỏ, làm sạch) vào giữa đầu A (đã tách đôi).
- Quấn lần lượt từng phần đầu A lên thân B ra 2 phía 2 bên.
- Dùng kềm siết chặt lại mối nối.
Cách 2:
- Chuốt vỏ thân dây B một đoạn

- Tách thân dây B ra 2 phần (đoạn đã gọt vỏ, cạo sạch).
- Nắn thẳng đầu dây A (đoạn đã gọt vỏ, cạo sạch).
- Luồn đầu A vào giữa thân B.
-Tách đầu A thành 2 phần, một phần quấn về bên trái, một phần quấn về
bên phải thân B.
- Dùng kềm siết chặt lại mồi nối

Hình 1.5: Nối dây cáp nối rẻ nhánh
3.2.2.3. Làm khoen:
- Chuốt lớp vỏ cách điện 1 khoảng (tùy theo đường kính vít bắt khoen) và làm
sạch bề mặt dây.
L = Dvít + 5D dây
- Xoắn dây lại thành vòng tròn và xoắn chặt dây lại.
- Dùng kềm siết chặt lại những vòng xoắn.


5

Thực hành Cung cấp điện

Hình 1.6: Làm khoen
4. Câu hỏi:
Nêu các bước chuẩn bị trước khi nối dây?
Trình bày phương pháp nối thẳng (dây đơn)?
Trình bày phương pháp nối rẽ (dây đơn)?
Trình bày phương pháp nối thẳng (dây cáp)?
Trình bày phương pháp nối rẽ (dây cáp)?
II. HÀN DÂY- SI CHÌ
1. Mục đích yêu cầu:
- Làm quen với mỏ hàn và thành thạo kỹ năng hàn.

- Làm chắc mối nối, tăng cường sự dẫn điện, bảo vệ mối nối không bị oxy hóa
bởi mơi trường xung quanh.
- Mối hàn phải chắc, khơng có bọt, đều, đẹp.
- Vật sau khi si phải bám chì, đều, khơng bọt.
2. Dụng cụ - vật tư:
- Bộ đồ nghề thợ điện.
- Mỏ hàn, nhựa thơng.
- Chì hàn.
- Mối nối và dây dẫn.
3. Thực hành
3.1. Hàn dây
- Cắm mỏ hàn cho đạt tới nhiệt độ tối đa.
- Làm sạch bề mặt nối bằng giấy nhám.
- Chấm mỏ hàn vào nhựa thông (làm sạch đầu mỏ hàn nhờ axit có trong nhựa
thơng).


6

Thực hành Cung cấp điện

- Đặt đầu mỏ hàn nghiêng một góc 45 độvới mối nối khoảng 3 đến 5 phút (tùy
theo loại mỏ hàn 40W hay 60W) để cho mối nối nóng lên.
- Đặt chì hàn cách mỏ hàn 1 đến 2 mm để chì tự chảy quanh mối nối.

Hình 1.7: Hàn dây
3.2. Si chì:
- Cắm mỏ hàn cho đạt tới nhiệt độ tối đa.
- Chuốt vỏ đoạn dây cần si.
- Làm sạch bề mặt dây.

- Chấm mỏ hàn vào nhựa thông (làm sạch đầu mỏ hàn nhờ axit có trong nhựa
thơng).
- Đặt đầu mỏ hàn nghiêng một góc 45 độ với đoạn dây khoảng 3 đến 5 phút (tùy
theo loại mỏ hàn 40W hay 60W) để cho đoạn dây nóng lên.
- Đặt chì hàn cách mỏ hàn 1 đến 2 mm để chì tự chảy quanh đoạn dây.

Hình 1.8: Si chì
4. Câu hỏi:
Trình bày phương pháp hàn chì?
Trình bày phương pháp si chì?


Thực hành Cung cấp điện

7

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 :
LẮP ĐẶT DÂY ĐIỆN ĐI TRONG ỐNG NHỰA
I. LẮP ĐẶT DÂY TRONG ỐNG NHỰA TRỊN CỨNG
1. Mục đích u cầu
Sinh viên thực hiện được mạch điện trong ống nhựa trịn cứng

Hình 2.1: Lắp đặt dây trong ống nhựa tròn cứng cho phịng 4
2. Dụng cụ - vật tư
CB, cầu chì, cơng tắc, chuông điện, ổ cắm, đèn, quạt, dây dẫn, ống nhựa tròn
cứng.
3. Thực hành
- Nối dây từ đồng hồ xuống CB tổng, từ đó cấp điện cho phịng 4.
- Taplo 1 gồm cầu chì 1, cơng tắc 1 điều khiển chuông điện 1, ổ cắm 1.
- Taplo 2 gồm cầu chì 2, cơng tắc 2 điều khiển đèn 2, cơng tắc 3 điều khiển 4 đèn

mắt ếch 5, bộ điều khiển quạt điều khiển quạt 6, ổ cắm 2.
-Taplo 3 gồm cầu chì 3, cơng tắc 4 điều khiển đèn huỳnh quang 3, công tắc 5
điều khiển đèn 4.
4. Câu hỏi
- Vẽ sơ đồ nguyên lý cấp điện cho phòng 4?
- Vẽ sơ đồ mặt bằng cấp điện cho phòng 4?
II. LẮP ĐẶT DÂY TRONG ỐNG NHỰA VNG
1. Mục đích yêu cầu
Sinh viên thực hiện được mạch điện trong ống nhựa vuông


Thực hành Cung cấp điện

8

Hình 2.2: Lắp đặt dây trong ống nhựa vng cho phịng 5
2. Dụng cụ - vật tư
CB, cầu chì, cơng tắc, chng điện, ổ cắm, đèn, quạt, dây dẫn, ống nhựa vuông
3. Thực hành
- Nối dây từ đồng hồ xuống CB tổng, từ đó cấp điện cho phịng 5.
- Taplo 1 gồm cầu chì 1, cơng tắc 1 điều khiển chuông điện 1, công tắc 2 điều
khiển đèn 2, ổ cắm 1.
-Taplo 2 gồm cầu chì 2, công tắc 3 điều khiển 4 đèn mắt ếch 5, ổ cắm 2.
-Taplo 3 gồm cầu chì 3, bộ điều khiển quạt điều khiển quạt 6, công tắc 4 điều
khiển đèn huỳnh quang 3, công tắc 5 điều khiển đèn 4.
4. Câu hỏi
- Vẽ sơ đồ nguyên lý cấp điện cho phòng 5?
- Vẽ sơ đồ mặt bằng cấp điện cho phòng 5?



Thực hành Cung cấp điện

9

BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
LẮP ĐẶT DÂY CÁP ĐIỆN ĐI TRÊN MÁNG CÁP, THANG CÁP
1. Mục đích u cầu
Sinh viên có kỹ năng chọn lựa dây dẫn, thang cable, máng cable lắp đặt trong các
phân xưởng đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
2. Dụng cụ - vật tư
- Thang cable và máng cable.
- Cable điện
- Ty ren
- Tắc kê sắt.
- Khoan điện.
- Mũi khoan

Hình 3.1: Một số hình ảnh về thang cáp, máng cáp
3.Thực hành
3.1. Giới thiệu về thang, máng cáp
Trong các phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp….. máng cáp, hổ trợ các đường dây
tải điện, phân phối nguồn, cáp điều khiển và cáp viễn thông đa dạng. đây là cách an


Thực hành Cung cấp điện

10

tồn, thơng dụng và hiệu quả trong việc mang một số lớn dây dẫn đến các khoảng cách
xa.

- Thang cable:(Ladder Cable Tray) có tính
giải nhiệt và khả năng chứa cable tối đa.
Kích thước chiều ngang từ 15,2 – 91,4 cm, chiều sâu
danh định từ 7,6 – 15,2cm, khoảng cách các thanh ngang
từ 15,2 – 40,6cm và được chế tạo bởi các vật liệu thép
không rỉ, thép và nhôm.
- Máng cable đáy cứng (Solid Bottom Cable Tray)
bảo vệ tối đa cho dây dẫn, có chiều rộng từ 10 – 91cm,
chiều sâu danh định từ 7,6 – 15,2cm và được chế tạo
bởi các vật liệu thép không rỉ, thép và nhơm.
- Khai cable: (Trough Cable Tray) có tính
giải nhiệt tốt và các thanh ngang có khoảng cách
gần nhau 2,5cm. Kích thước chiều ngang từ 10,1
- 91,4cm, chiều sâu danh định từ 7,6 -15,2 cm
và được chế tạo bởi các vật liệu thép không rỉ,
thép và nhôm.
Các phụ kiện máng cáp : Các phụ kiện máng, thang cable gồm có co xuống, co ngang,
rẻ nhánh …nhằm giúp đường dây không bị trầy sướt gây chạm vỏ.
3.2. Các bước lắp đặt
- Xác định vị trí lắp đặt.
- Lắp ty sắt hoặc giá đỡ.
- Lắp máng hoặc thang cable.


Thực hành Cung cấp điện

Hình 3.2: Lắp đặt dây cáp điện đi trên thang cáp, máng cáp
4. Câu hỏi
- Cách lựa chọn dây dẫn?
- Cách xác định vị trí lắp đặt?

- Cách lắp đặt dây cáp điện trên thang cáp, máng cáp?

11


12

Thực hành Cung cấp điện

BÀI THỰC HÀNH SỐ 4:
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TRONG TỦ ĐIỆN PHÂN PHỐI, TỦ BÙ
I. TỦ PHÂN PHỐI
1. Mục đích yêu cầu
Sinh viên lắp được các thiết bị trong tủ điện phân phối
2. Dụng cụ - vật tư
Vỏ tủ, contactor, dây dẫn điện, đèn báo pha, CB, thanh cái, bộ đồ nghề điện,
đồng hồ đo.
3. Thực hành
3.1. Sơ đồ khối

Hình 4.1: Sơ đồ khối
3.2. Các bước lắp đặt thiết bị
3.2.1. Lắp thanh cái và CB

Hình 4.2: Lắp thanh cái và CB


Thực hành Cung cấp điện

3.2.2. Lắp đèn báo nguồn


Hình 4.3: Lắp đèn báo nguồn
3.2.3. Lắp đồng hồ đo điện năng

Hình 4.4: Lắp đồng hồ đo điện năng
3.2.4. Lắp đồng hồ đo điện áp qua cơng tắc chuyển mạch

Hình 4.5: Lắp đồng hồ đo điện áp qua công tắc chuyển mạch

13


14

Thực hành Cung cấp điện

3.2.5. Lắp đồng hồ đo dòng điện qua cơng tắc chuyển mạch

Hình 4.6: Lắp đồng hồ đo dịng điện qua cơng tắc chuyển mạch
3.2.6. Lắp đặt hồn chỉnh

Hình 4.7: Lắp đặt hồn chỉnh
4. Câu hỏi
Trình bày các bước lắp đặt thiết bị trong tủ phân phối, các lưu ý khi thực hiện các
bước đó?


15

Thực hành Cung cấp điện


II. TỦ BÙ HẠ THẾ
1. Mục đích yêu cầu:
Sinh viên lắp được các thiết bị trong tủ bù.
2. Dụng cụ - vật tư
Dây dẫn CV25mm2, băng keo, tụ bù 10VAR, contactor.
3.Thực hành
3.1. Sơ đồ khối

Hình 4.8: Sơ đồ khối tủ bù
3.2. Các bước thực hiện
- Đấu dây động lực từ tủ phân phối đến tủ bù .
- Đấu mạch điều khiển cho tủ bù.

Hình 4.9: Sơ đồ nguyên lý tủ bù
- Bật CB tổng lên, 3 đèn báo sáng, báo thanh cái tụ có điện. Ghi nhận hệ số công
suất.


16

Thực hành Cung cấp điện

- Chuyển tụ bù sang vận hành ở chế độ vận hành bằng tay, đóng lần lượt các tụ
bù. Sau đó cắt lần lượt các tụ bù. Ghi nhận hệ số công suất tương ứng và thứ tự đóng
cắt.
- Chuyển tụ bù sang vận hành ở chế độ tự động. Quan sát tình trạng đóng cắt và
hệ số công suất tương ứng.
- Sau khi chế độ vận hành tự động kết thúc, chuyển sang vận hành bằng tay và
đóng thêm 1 cấp tụ. Sau đó chuyển về chế độ tự động. Ghi nhận tình trạng đóng cắt và

hệ số công suất. (*)
4. Câu hỏi
Ghi các kết quả đo được vào bảng 1 và thực hiện các yêu cầu sau :

Hình 4.10: Bảng 1
Nhận xét :
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Thứ tự đóng cắt bằng tay và tự động
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Giải thích về tình trạng đóng cắt và hệ số cơng suất khi thực hiện bước
cuối cùng (* ) trong phần thực hành.
........................................................................................................................
........................................................................................................................
.........................................................................................................................


×