Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Trình độ CĐTC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 96 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH
HỆ THỐNG MÁY LẠNH DÂN DỤNG
NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ
ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ
Trình độ cao đẳng, trung cấp

(Ban hành kèm theo QĐ số:630/QĐ-CĐN, ngày 05 Tháng 04 năm 2022 của
Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang )
An Giang năm 2022


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục
đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ
bị nghiêm cấm.


GIỚI THIỆU
Giáo trình giảng dạy mơn Hệ thống máy lạnh dân dụng là tài liệu được biên soạn
theo chương trình chi tiết Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa khơng khí. Đây là mơn
học chun ngành nhằm trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết cho học
viên chuyên ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa khơng khí. Mơn này trang bị cho học
viên những kiến thức cơ bản nhất cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách đo kiểm xác định
hư hỏng cũng như nguyên nhân hư hỏng, qua đó đề ra phương án khắc phục, sửa chữa
nhằm giúp cho các thiết bị vận hành một cách tốt nhất, đảm bảo an tồn, tiết kiệm.
Giáo trình giảng dạy này nhằm giúp cho học viên hiểu rõ những kiến thức cơ bản
và vận dụng những kiến thức cơ bản đó trong q trình thực hành cũng như vận hành hệ


thống lạnh.
Giáo trình giảng dạy này kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy để biên soạn và
trích dẫn từ một số giáo trình như:
1. Nguyễn Đức Lợi. An toàn lao động điện lạnh. NXB Giáo dục 1996
2. Nguyễn Đức Lợi. Gas, dầu và chất tải lạnh. NXB Giáo dục 2007
3. Nguyễn Đức Lợi. Dạy nghề sửa chữa tủ lạnh và máy điều hòa dân dụng. NXB
Giáo dục 2008.
Tác giả đã rất cố gắng biên soạn cũng như đúc kết những kiến thức, kinh nghiệm
trong quá trình giảng dạy, tuy nhiên trong q trình biên soạn cũng khơng tránh khỏi
khiếm khuyết do đó mong nhận được sự đóng góp của Lãnh đạo nhà trường, đồng
nghiệp và các em sinh viên học sinh để cuốn giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
An Giang, ngày 19 tháng 05 năm 2021
Chủ Biên

Ths. Trần Thanh Phong


MỤC LỤC
Trang
BÀI 1: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của tủ lạnh
I. Tổng quan về các hệ thống lạnh dân dụng
II. Cấu tạo
III. Nguyên lý làm việc tủ lạnh
IV. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng tủ lạnh
BÀI 2: Các đặc tính vận hành của tủ lạnh, phân loại
I. Các thông số kỹ thuật
II. Phân loại, chế độ làm việc của tủ lạnh
III. Nhiệt độ làm việc của tủ lạnh
Bài 3: Động cơ máy nén

I. Cấu tạo
II. Xác định các chân của block
III. Hoạt động thử nghiệm
IV. Tháo, nạp dầu cho block
Bài 4: Thiết bị điện bảo vệ và tự động
I. Rơ le bảo vệ
II. Rơ le khởi động
III. Thermostat
IV. Timer
V. Thiết bị xả đá
VI. Quạt dàn lạnh
VII. Công tắc cửa, đèn chiếu sáng
Bài 5: Hệ thống điện tủ lạnh
I. Mạch điện tủ lạnh làm lạnh trực tiếp
II. Mạch điện tủ lạnh làm lạnh gián tiếp
Bài 6: Cân cáp tủ lạnh
I. Khái niệm
II. Cân cáp tủ lạnh
III. Những hư hỏng thường gặp
Bài 7: Nạp gas tủ lạnh
I. Gas dùng trong tủ lạnh
II. Quy trình nạp gas tủ lạnh
III. Hoạt động thử nghiệm, kiểm tra các thông số kỹ thuật
Bài 8: Lắp đặt tủ lạnh một cửa
I. Cấu tạo
II. Quy trình kết nối

Trang 1

5

5
7
14
14
15
15
17
23
26
26
27
30
31
33
33
34
36
38
40
41
41
43
43
44
47
47
47
51
53
53

56
59
60
60
62


III. Những hư hỏng thường gặp
Bài 9: Lắp đặt tủ lạnh nhiều cửa, xả đá tự động
I. Cấu tạo
II. Quy trình kết nối
III. Những hư hỏng thường gặp
Bài 10: Lắp đặt tủ đơng
I. Cấu tạo
II. Quy trình kết nối
III. Những hư hỏng thường gặp
Bài 11: Sử dụng và bảo dưỡng tủ lạnh
I. Sử dụng tủ lạnh
II. Chế độ bảo dưỡng, bảo trì định kỳ
Bài 12: Những hư hỏng thơng thường và cách sữa chữa
I. Kiểm tra tình trạng làm việc của tủ lạnh
II. Những hư hỏng thông thường, kiểm tra, sửa chữa
Tài liệu tham khảo

Trang 2

63
68
68
71

73
75
75
79
81
83
83
85
88
88
90
93


GIỚI THIỆU MÔ ĐUN: HỆ THỐNG MÁY LẠNH DÂN DỤNG
Mã số mô đun: MĐ 20
Thời gian học: 210 giờ (Lý thuyết 50 giờ; thực hành, kiểm tra: 160 giờ)
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
 Mô đun được thực hiện khi học sinh sinh viên học chương trình trung cấp, cao
đẳng.
 Mơ đun được thực hiện sau khi học sinh sinh viên học xong các môn học, mô
đun kỹ thuật cơ sở và mô đun lạnh cơ bản của chương trình.
 Mơ đun bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều
hồ khơng khí.
Mục tiêu của mơ đun:
 Phân tích được nguyên lý hoạt động, cấu tạo hệ thống máy lạnh dân dụng và
thương nghiệp.
 Sử dụng thành thạo các dụng cụ, đồ nghề.
 Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp.
 Lắp đặt hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp đúng quy trình kỹ thuật.

 Đảm bảo an tồn lao động.
 Cẩn thận, tỷ mỉ.
 Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, biết làm việc theo nhóm

Số
TT
1
2
3
4
5

Tên chương mục

Tổng
số

Bài 1: Nguyên lý hoạt động, cấu tạo
tủ lạnh
Bài 2: Các đặc tính vận hành của tủ
lạnh, phân loại
Bài 3: Động cơ máy nén
Bài 4: Thiết bị điện, bảo vệ và tự
động
Bài 5: Hệ thống điện tủ lạnh
Trang 3

Thời gian (giờ)

Thực

thuyết
hành

8

4

4

8

4

4

16

4

12

16

4

12

24

6


10

Kiểm
tra

8


6
7
8
9
10
11
12

Bài 6: Cân cáp tủ lạnh
Bài 7: Nạp gas tủ lạnh
Bài 8: Lắp đặt tủ lạnh một cửa
Bài 9: Lắp đặt tủ lạnh nhiều cửa, xả
đá tự động
Bài 10: Lắp đặt tủ đông
Bài 11: Sử dụng và bảo dưởng tủ
lạnh
Bài 12: Những hư hỏng thông
thường và cách sửa chữa
Cộng

16

16
24

4
4
4

8
12
20

4

24

4

16

4

24

4

16

4

16


4

12

18

4

10

4

210

50

136

24

Điều kiện thực hiện mơ đun (máy móc, trang thiết bị, cơng cụ, nguyên vật liệu, và các
nguồn lực khác):
Chương trình được thực hiện bắt buộc đối với các học viên trung cấp và cao đẳng
nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hồ khơng khí. Sau khi học mơ đun lạnh cơ bản. Sau
khi học các môn cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh, vật liệu điện lạnh, an toàn lao động điện lạnh
và kỹ thuật đo lường điện lạnh.
Chương trình thiên về thực hành trên các loại tủ lạnh, tủ đông. Sử dụng các thiết
bị, dụng cụ như: đồng hồ đo áp suất, đồng hồ VOM, đồng hồ đo Ampe, các loại gas
lạnh dùng trong các tủ lạnh, tủ đông.

Phương pháp, nội dung đánh giá:
Các điểm kiểm tra thường xuyên ở các bài học, kiểm tra định kỳ ở cuối phần. Thi
hết môn theo tiến độ học tập của nhà trường. Điểm tổng kết môn học theo qui chế thi và
kiểm tra.

Trang 4


BÀI 1: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, CẤU TẠO TỦ LẠNH

Mục tiêu:
 Trình bày được cấu tạo của tủ lạnh;
 Nhận biết được các bộ phận cấu tạo của tủ lạnh;
 Tháo, lắp chính xác, đúng kỹ thuật các bộ phận trong tủ lạnh;
 Thao tác thực hiện tỉ mỉ, chính xác, an toàn.
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC VỀ HỆ THỐNG LẠNH DÂN DỤNG
Hệ thống lạnh dân dụng là các thiết bị làm lạnh thường được sử dụng trong gia
đình, các cơ sở kinh doanh thực phẩm, các nhà hàng, khách sạn … Ở đó có thể làm mát,
bảo quản các loại thực phẩm, đồ uống . . . bằng cách hạ thấp nhiệt độ của vật cần bảo
quản. Thiết bị gia dụng này bao gồm một hoặc có nhiều các hộc cách nhiệt có nhiệt độ
khác nhau và một hệ thống làm lạnh, trong đó máy nén (block) nén gas lạnh để truyền
nhiệt ra mơi trường bên ngồi (dàn nóng), làm mát môi trường bên trong (dàn lạnh) đến
một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh. Đông lạnh là một kĩ thuật bảo quản thực
phẩm phổ biến, bằng cách hạ thấp nhiệt độ làm giảm tỉ lệ phát triển, sinh sản của vi
khuẩn; giữ cho thực phẩm, các loại rau, củ, quả tươi lâu hơn.

Hình 1.1 Tủ lạnh gia đình
Trang 5



Đại diện điển hình nhất trong hệ thống lạnh dân dụng chính là tủ lạnh, thiết bị này
được sử dụng để giảm tỉ lệ hư hỏng của thực phẩm. Ngăn mát tủ lạnh duy trì một nhiệt
độ một vài độ trên điểm đóng băng của nước, nhiệt độ tối ưu cho việc lưu trữ thực phẩm
dễ hư hỏng là từ 3 – 5 °C (37 – 41 °F). Ngăn đông tủ lạnh duy trì nhiệt độ dưới 00 C để
đóng băng sản phẩm nhằm lưu giữ sản phẩm được lậu dài trước khi đưa vào sử dụng
(thông thường là các loại thịt gia súc, gia cầm, cá …) Tủ lạnh là một phát minh tương
đối hiện đại trong số các dụng cụ nhà bếp. Nó thay thế cho hộp đựng nước đá, vốn đã
được sử dụng làm một thiết bị gia dụng phổ biến cho gần một thế kỉ trước đó.

Hình 1.2 Cấu tạo bên trong tủ lạnh
Ngồi ra tủ đơng cũng được sử dụng trong các hộ gia đình, trong thương mại và
công nghiệp. Thức ăn được bảo quản lâu dài hơn ở nhiệt độ thấp hơn 0oC rất tốt. Hầu
hết các tủ đơng trong gia đình duy trì ở nhiệt độ từ –10 đến –18oC mặc dù một số tủ
đơng có thể làm lạnh tới – 24oC và thấp hơn. Tủ lạnh thường không thể làm lạnh tới
thấp hơn – 24oC, bởi vì đường ống chất làm lạnh phải làm lạnh cho cả hai khoang
(khoang đông và khoang mát): Giảm nhiệt độ ở khoang đông quá nhiều sẽ dẫn đến khó
duy trì nhiệt độ khoang mát của tủ lạnh. Tủ đơng cho gia đình có thể được xem như một
khoang riêng trong một tủ lạnh hoặc có thể làm một thiết bị riêng. Tủ đơng cho gia đình
Trang 6


thường là những thiết bị có dáng đứng hoặc nằm ngang, dung tích từ vài chục đến vài
trăm lít.
II. CẤU TẠO: Cấu tạo tủ lạnh gồm 3 phần chính: khung tủ lạnh, hệ thống làm
lạnh và mạch điện điều khiển.
1. Khung tủ lạnh:
Khung tủ lạnh bao gồm toàn bộ phần khung vỏ, lớp cách nhiệt (thường sử dụng là
Poly Urethane), đệm cửa, các ngăn tủ lạnh, khay hứng nước … đây là phần nổi mà
chúng ta nhìn thấy. Tất cả các bộ phận, chi tiết của tủ lạnh đang ở trạng thái bình
thường mà chúng ta nhìn thấy thuộc về phần khung tủ lạnh.

2. Hệ thống làm lạnh:
Đây chính là phần quan trọng nhất của tủ lạnh, gồm các bộ phận:
2.1 Máy nén lạnh (block): Vị trí lắp ở mặt sau của tủ lạnh, được lắp chặt với
phần đế tủ lạnh và có 4 đế cao su chống rung. Có 3 ống đồng đưa ra từ thân block, ống
nào có đường kính nhỏ hơn 2 ống cịn là là ống đẩy, 2 ống còn lại là ống hút (1 ống sử
dụng làm ống hút của hệ thống, ống còn lại dùng làm ống dịch vụ)

Hình 1.3 Block tủ lạnh
2.2 Thiết bị ngưng tụ (dàn nóng): Đối với những tủ lạnh làm lạnh trực tiếp, dàn
ngưng tụ được lắp mặt sau tủ lạnh, nằm phía ngồi vỏ tủ lạnh. Đối với những tủ lạnh
làm lạnh gián tiếp được lắp ở 2 mặt bên của tủ lạnh và nằm ở phía trong vỏ tủ lạnh.

Trang 7


Hình 1.4 Thiết bị ngưng tụ (dàn nóng) tủ lạnh
2.3 Thiết bị
bay hơi (dàn lạnh):
Đối với những tủ
lạnh làm lạnh trực
tiếp, dàn bay hơi có
dạng hình tấm được
định hình theo hình
dạng của ngăn đơng
(coil).
Hình 1.5 Thiết bị bay hơi (dàn lạnh) làm lạnh trực tiếp a), gián tiếp b)
Đối với những tủ lạnh làm lạnh gián tiếp dàn bay hơi được cấu tạo từ ống đồng hoặc
ống nhơm có cánh tản nhiệt, được lắp ở phía vách sau ngăn đơng (có quạt đối lưu).
3. Phin lọc và ống mao (cáp): Phin lọc là ống đồng hình trụ trịn, phía trong có
đặt 2 lưới lọc thơ và lọc tinh có tác dụng lọc chất bẩn, bụi, vẩy hàn, mạt kim loại trong

hệ thống, giữa 2 lớp lọc là các hạt hút ẩm zeolit.
Trang 8


Hình 1.6 Phin lọc, ống mao tủ lạnh
4. Mạch điện: Gồm các thiết bị điện điều khiển, chiếu sáng, bảo vệ block.
4.1 Công tắc cửa: Được lắp ngay hộp điều khiển ở ngăn mát có cơng dụng là
ngắt và mở nguồn điện cho bóng đèn chiếu sáng trong tủ lạnh khi ta đóng mở cửa tủ.

Hình 1.7 Cơng tắc cửa tủ lạnh
4.2

Bóng đèn: Được lắp ngay hộp điều khiển ở ngăn mát có cơng dụng là chiếu

sáng ngăn mát tủ lạnh khi ta mở cửa tủ. Đèn sử dụng trong tủ lạnh thường là đèn sợi đốt
loại đuôi vặn E12, E14 có cơng suất từ 10W đến 15W. Ngồi ra trên một số dịng tủ
lạnh tiết kiệm điện năng, bóng đèn sử dụng trong tủ lạnh là đèn led.

Trang 9


Hỉnh 1.8 Đèn chiếu sáng trong tủ lạnh
4.3 Bộ điều nhiệt – thermostat: Được lắp ngay hộp điều khiển ở ngăn mát, đầu
cảm biến nhơ ra ngồi dùng để cảm biến nhiệt độ ngăn mát và tác động để ngắt điện
block khi nhiệt độ ngăn mát đạt đến nhiệt độ đã đặt ở núm vặn điều chỉnh.

Hình 1.9 Thermostat tủ lạnh
4.4 Rơ le bảo vệ: Được lắp ngay các cọc đấu dây (chân chung) của block để bảo
vệ quá tải, quá nhiệt cho block.


Trang 10


Hình 1.10 Rơ le bảo vệ tủ lạnh
4.5 Rơ le khởi động: Được lắp ngay các cọc đấu dây của block. Có cơng dụng là
khởi động cho block (do động cơ sử dụng trong block là động cơ không khồng bộ 1 pha
khơng tự khởi động được). Có 2 loại rơ le thường được sử dụng là rơ le khởi động kiểu
dòng và rơ le điện tử (PTC – Positive Temperature Coefficient).

Hình 1.11 Rơ le khời động tủ lạnh
4.6 Bộ đếm thời gian – timer: Được lắp ngay hộp điều khiển ở ngăn mát có cơng
dụng điều khiển chế độ làm việc của tủ lạnh thông qua khống chế thời gian chạy lạnh
(khoảng 8 ÷ 10 giờ) và thời gian xả đá (từ 18 ÷ 30 phút).

Trang 11


Hình 1.12 Timer tủ lạnh
4.7 Quạt dàn lạnh: Được lắp ở ngăn đơng, phía trước dàn bay hơi

Hình 1.13 Quạt dàn lạnh
Quạt dàn lạnh có cơng dụng là giúp cho việc đối lưu khơng khí bên trong ngăn
đơng được diễn ra nhanh hơn và đẩy luồng khơng khí lạnh xuống ngăn mát thơng qua
cửa thốt khí.
4.8 Cảm biến dương (sị nóng): cịn gọi là cầu chì nhiệt (70 0C) được lắp ở ngăn
đơng, bắt chặt vào dàn bay hơi.

Hình 1.14 Cảm biến dương tủ lạnh

Trang 12



4.9 Cảm biến âm (sò lạnh): Được lắp ở ngăn đơng, có đế bắt chặt vào dàn bay
hơi.

Hình 1.15 Cảm biến âm tủ lạnh
4.10 Điện trở xả đá: Được lắp ở ngăn đơng, có đế bắt chặt phía dưới dàn bay hơi.

Hình 1.16 Điện trở xả đá tủ lạnh
III. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC TỦ LẠNH
Hơi gas lạnh sinh ra trong quá trình bay hơi tại dàn bay hơi được máy nén hút về
và nén lên áp suất cao, nhiệt độ cao, sau đó gas lạnh trạng thái hơi đi đến dàn ngưng tụ
để thực hiện quá trình ngưng tụ. Tại dàn ngưng tụ gas được làm mát, thải nhiệt ra ngồi
mơi trường và chuyển pha từ hơi sang lỏng.
Gas lạnh trạng thái lỏng đi qua ống mao (cáp) để thực hiện quá trình tiết lưu. Sau
tiết lưu áp suất và nhiệt độ của gas giảm đột ngột và được phun vào dàn bay hơi thực
hiện q trình sơi và bay hơi. Tại đây gas chuyển pha từ lỏng sang hơi (thu nhiệt môi
trường cần làm lạnh) và được máy nén hút về thực hiện chu trình mới.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỦ LẠNH
Trang 13


Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, cần lưu ý một số vấn đề sau nhằm hạn chế những
hư hỏng và nâng cao tuổi thọ tủ lạnh:
 Nguồn điện cấp cho tủ lạnh ln ổn định.
 Hạn chế đóng, mở cửa tủ lạnh nhiều lần.
 Tránh để đồ dùng trong tủ lạnh quá nhiều.
 Tránh để tủ lạnh sát tường bởi xung quanh tủ cần một khoảng không nhất định giúp
cho việc lưu thơng khơng khí dể dàng, dàn ngưng tụ trao đổi nhiệt tốt hơn.
 Khi di chuyển tủ lạnh sang một vị trí mới, cần một khoảng thời gian từ 20 đến 30

phút mới cấp nguồn cho tủ hoạt động.
 Thường xuyên vệ sinh phần gioăng cửa nhằm tránh hở gioăng khi đóng tủ.
 Thường xuyên vệ sinh bên trong tủ lạnh nhằm loại bỏ những thực phẩm hư hỏng, hạn
chế vi khuẩn, nấm mốc tồn tại trong tủ lạnh.

CÂU HỎI
1. Nêu cấu tạo của tủ lạnh ?
2. Kể tên các thiết bị điện được lắp trong tủ lạnh ?
3. Nêu một số thiết bị lạnh dân dụng mà em biết ?

BÀI 2: CÁC ĐẶC TÍNH VẬN HÀNH CỦA TỦ LẠNH, PHÂN LOẠI

Mục tiêu:

 Xác định các thông số kỹ thuật của tủ lạnh;
 Phân loại các loại tủ lạnh;
 Xác định được các chế độ làm việc của tủ lạnh;
 Hiểu rỏ các đặc tính vận hành của tủ lạnh.
I. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Trang 14


1. Dung tích tủ lạnh:
Có thể nói, tiêu chí người tiêu dùng quan tâm đầu tiên khi sử dụng tủ lạnh là dung
tích. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, nhu cầu trung bình mỗi người cần khoảng
40 ÷ 50 lít dung tích tủ lạnh. Như vậy, 1 gia đình 4 nhân khẩu sẽ cần dùng tủ lạnh có
dung tích từ 160 ÷ 200 lít. Bên cạnh đó, tùy theo diện tích khơng gian căn hộ mà chúng
ta có sự lựa chọn khi sử dụng tủ lạnh.
Bảng 2.1 Dung tích và kích thước của tủ lạnh
Dung tích tủ lạnh (lít)


Chiều cao (mm)

50
90
130
147
167
188
203
234
255
302
368

540
795
1210
1250
1275
1280
1508
1610
1698
1698
1780

Chiều rộng
(mm)
476

476
478
480
526
526
580
582
582
641
702

Chiều sâu
(mm)
494
494
567
595
642
650
663
674
683
709
716

Tủ lạnh side by side
610
Dung tích tổng: 610
Dung tích thực: 540
Dung tích ngăn đá: 155

Dung tích ngăn lạnh: 385
625
Dung tích tổng: 625
Dung tích thực: 556
Dung tích ngăn đá: 178
Dung tích ngăn lạnh: 378

1825

920

600

1825

920

600

Bảng 2.2 Đặc trưng cơng suất động cơ và dung tích tủ lạnh
Cơng suất

Dung tích tủ lạnh (lít)

Trang 15


Block
HP


W

1/12

63

1/10

75

1/8

94

1/6

125

1/4

190

1/3

250

100 125 140 160 180 200 220 250 300 355 400

X


X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X
X


X

Trên
400

X
X

X

X

2. Chỉ số kỹ thuật:


VOLTAGE 200V – 240V~ : điện áp xoay chiều đặt vào có giá trị từ 200V đến

240V.


FREQUENCY 50 Hz : Tần số dòng điện 50 Hz.



RATED CURRENT 1.0 A: Dòng điện ở chế độ làm việc là 1,0 Ampe.



VOLUME 489 L: Dung tích tủ lạnh 489 lít.




WEIGHT 101 kg: Trọng lượng tủ lạnh 101 kg.



REFRIGERANT R600a: Gas lạnh sử dụng trong hệ thống R600a.



CHANGE 80g: Trọng lượng gas nạp 80g
II. PHÂN LOẠI, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TỦ LẠNH
1. Phân loại
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều tủ lạnh có thiết kế và những tính năng nổi

trội. Ta có thể phân loại tủ lạnh như sau:
1.1 Phân loại theo thiết kế cửa tủ lạnh

Trang 16




Tủ lạnh 1 ngăn: Đây là loại tủ lạnh có dung tích nhỏ, nhưng vẫn có khay làm đá,

loại này thích hợp với những gia đình có ít người, sinh viên hoặc đặt trong khách sạn.

Hình 2.1 Tủ lạnh mini



Tủ lạnh 2 cửa ngăn đá trên: Đây là tủ lạnh có thiết kế truyền thống và phổ biến

nhất. Ngăn đá được thiết kế nằm phía trên, ngăn mát ở phái dưới. Ưu điểm loại này là
thiết kế đơn giản, quen thuộc, ít phải sửa chữa, giá thành thấp. Nhược điểm là ngăn đá
khó lấy đối với trẻ em và những người thấp, ngăn mát chứa thực phẩm chính lại khơng
ở ngang tầm nên khó lấy. Ngồi ra cần phải có khơng gian đủ rộng để mở tồn bộ cánh
cửa.

Trang 17


Hình 2.2 Tủ lạnh 2 cừa ngăn đá trên


Tủ lạnh 2 cửa ngăn đá dưới: Cách bố trí như thế này đảo ngược so với cách thiết

kế truyền thống. Với cách bố trí ngăn mát nằm phía trên, ngang tầm với người sử dụng
nên rất tiện lợi. Ngăn đá được thiết kế kéo ra để thuận tiện cho trẻ em hoặc người thấp
sử dụng dễ dàng.

Hình 2.3 Tủ lạnh 2 cửa ngăn đá dưới

Trang 18




Tủ lạnh cửa mở 2 bên – Syde by side:


Hình 2.4 Tủ lạnh Side by side
Hầu hết các loại tủ lạnh side by side đểu được thiết kế dưới dạng hai cánh cửa lớn
mở hai bên. Một số có nhiều block làm lạnh riêng biệt thì thiết kế thêm cửa, hộc riêng
cho các ngăn làm đá, ngăn đựng rau, đựng nước giải khát … và được mở riêng độc lập
với hai cánh cửa lớn. Với dung tích lớn tủ lạnh side by side được thiết kế thêm nhiều
tiện nghi:
o Hệ thống làm đá viên, làm nước mát: người sử dụng có thể lấy đá, lấy nước từ
bên ngồi mà khơng cần mở cửa tủ.
o Ngăn bảo quản nước uống đóng chai, lon: được thiết kế riêng 1 cánh cửa nhỏ
lồng vào cánh cửa lớn (giảm bớt tiêu tốn điện năng do đóng mở thường xuyên).
o Chức năng khử mùi, khử trùng cho tủ lạnh
o Ngăn chứa rau, thực phẩm riêng biệt: có chức năng điều chỉnh độ ẩm nhằm bảo
quản thực phẩm khơng bị khơ, “cháy”.
o Màn hình LCD: có chức năng như cuốn sổ điện tử có thể ghi lại những thơng số
khi tủ hoạt động, những dịng chú thích, lời nhắn, lịch hẹn hay kế hoạch cơng việc.
Trang 19


1.2 Phân loại theo cơng nghệ làm lạnh:


Tủ lạnh đóng tuyết (làm

lạnh trực tiếp): Loại này có đặc
điểm nhận dạng là có lớp tuyết
bám trên thành tủ và trên ngăn
đá. Hiện nay, các loại dạng này
thường được sử dụng cho các
loại tủ lạnh có dung tích nhỏ
(dưới 90 lít), tủ đông, tủ lạnh

thương nghiệp. Ưu điểm của lại
này là tiết kiệm điện, khơng có

Hình 2.5 Tủ lạnh làm lạnh trực tiếp

tiến ồn của quạt, giá thành rẻ; nhược điểm là nhiệt độ trong tủ khơng đều, tuyết bám
nhiều, khó vệ sinh.


Tủ lạnh khơng đóng tuyết (làm lạnh gián tiếp): Đây là loại tủ có chức năng làm lạnh

bằng phương pháp tuần hồn khơng khí, hơi lạnh được đảm bảo như nhau ở các ngăn
chứa thực phẩm, do đó hiệu suất làm lạnh tốt hơn so với loại tủ làm lạnh trực tiếp do
được làm lạnh đồng đều và đồng nhất. Hầu hết tủ lạnh làm lạnh gián tiếp đều được lắp
hệ thống xả đá tự động, thời gian xả đá từ khoảng 18 ÷ 30 phút tùy theo lượng tuyết
bám nhiều hay ít và chu kỳ chờ đơng đá để tự xả là 8 đến 10 giờ 1 lần. Loại này có ưu
điểm là khơng bám tuyết bên trong tủ, rau củ để trong tủ để lâu hơn do độ ẩm được
phân phối đều, dễ dàng vệ sinh. Nhược điểm của loại tủ này là tiêu tốn điện năng hơn và
có tiếng ồn của quạt.
Ngồi các loại trên, tủ lạnh cịn có các dạng tủ lạnh chun dụng như: tủ trữ ngân
hàng máu, tủ trữ phôi . . .
2. Chế độ làm việc
2.1 Tủ lạnh 1 cửa, tủ mát, tủ đông, tủ lạnh thương nghiệp

Trang 20


Các loại tủ này có đặc điểm
chung là làm lạnh trực tiếp (vật cần
làm lạnh tiếp xúc trực tiếp với dàn

lạnh). Các loại tủ dạng này chỉ có 1
chế độ chạy lạnh, khi nhiệt độ trong
tủ đạt đến nhiệt độ chỉnh định thì
thermostat tác động, ngắt nguồn điện
block. Khi nhiệt độ trong tủ tăng đến
nhiệt độ tác động của thermostat,
thiết bị này tác động cấp nguồn cho
block hoạt động chế độ chạy lạnh.
Ở các tủ này, sau 1 thời gian

Hình 2.6 Tủ lạnh thương nghiệp

sử dụng, lớp băng hình thành và làm cản trở quá trình làm lạnh của thực phẩm, nên sau
khi lớp băng hình thành khá nhiều, ta tiến hành xả băng bằng cách ngắt nguồn, mở cửa
tủ cho thống khí và tiến hành lấy các lớp băng ra khỏi tủ (tuyệt đối không dùng các vật
nhọn để cạy lớp băng). Sau đó tiến hành cho tủ làm việc ở chế độ bình thường.
2.2 Tủ lạnh nhiều cửa xả đá tự động

Hình 2.7 Tủ lạnh nhiều cửa xả đá tự động
Trang 21




Tủ lạnh khơng có board điều khiển:
o Chế độ chạy lạnh: Ở chế độ này thời gian làm lạnh tùy thuộc vào người sử dụng

điều chỉnh mức nhiệt độ tác động của thermostat trong ngăn mát và nút gạt chia gió ở
ngăn đơng. Nút gạt chia gió có chức năng điều chỉnh mức gió cho ngăn mát và ngăn
đơng. Nút điều chỉnh này sẽ nằm ở ngăn đông của tủ lạnh và được chia làm 3 chế độ.

Nếu bạn gạt về bên trái " FREEZER TEMPP. CONTROL"  “MIN” thì gió sẽ ưu tiên
cho ngăn mát (khe hở chia gió mở rộng lớn nhất), gạt về bên phải " MAX" thì gió ưu
tiên cho ngăn đơng (khe hở chia gió mở rộng nhỏ nhất), chế độ "MID" thì sẽ chia đều
cho cả 2 ngăn. Nút chỉnh công suất làm lạnh của tủ (thermostat): nút điều chỉnh công
suất làm lạnh của cả tủ lạnh. Nút vặn này nằm ở ngăn mát, được chia theo 3 mức từ 1 –
2 – 3, với mức 1 là công suất làm lạnh thấp nhất và mức 3 là mức công suất cao nhất.
Tuy nhiên, thông thường chúng ta nên bảo quản lượng thực phẩm vừa phải và chọn mức
2. Trừ những trường hợp ta cần làm lạnh nhanh, hoặc bạn quản bảo quá nhiều hay q ít
thực phẩm thì có thể chọn mức cơng suất tương ứng. Khi nhiệt độ trong ngăn mát đạt
đến nhiệt độ chỉnh định thì thermostat tác động làm block ngừng hoạt động và khi nhiệt
độ trong ngăn mát cao lên đến nhiệt độ tác động thì thermostat tác động cho block hoạt
động ở chế độ chạy lạnh.
o Chế độ xả đá: Timer có chức năng ngắt điện vào block và cấp điện cho hệ thống
điện trở xả đá để tẩy tuyết dàn lạnh. Tùy theo cấu tạo của timer, thời gian xả đá có thể
6h, 8h, 12h, 24h (thơng thường ở Việt Nam tủ lạnh dùng timer 8h). Thời gian xả đá từ
từ 18 - 30 phút.


Tủ lạnh có board điều khiển: ngoài chức năng chạy lạnh và xả đá tự động, các loại

tủ lạnh có board điều khiển có thể có thêm các chức năng sau:
o Chế độ QUICK FREEZING (Đông lạnh nhanh): Sẽ hoạt động trong 60 phút
đến 150 phút và trở về chế độ bình thường, ở nhiệt độ – 40 0C. Ở chế độ này, tốc độ độ
cơ dao động trong khoảng 4140 vịng/phút ÷ 4800 vòng/phút (4 cấp). Nếu tủ đang xả
băng, đèn báo sẽ nhấp nháy, khi xả băng kết thúc chế độ đơng lạnh nhanh sẽ kích hoạt.

Trang 22



×