Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 73 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO

Học phần: Tiếp cận tác phẩm văn học dân gian
Mã lớp học phần: LITR147602
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 5 năm 2022


2

BẢNG PHÂN CÔNG ĐÁNH GIÁ
STT

HỌ VÀ TÊN

NHIỆM VỤ

ĐÁNH GIÁ

Viết tiểu mục 2.3.

100%



Viết phần Mở đầu và làm

100%

(MÃ SỐ SINH VIÊN)
1

Lê Hoài Anh
(46.01.601.010)

2

Lương Tú Băng
(46.01.601.017)

3

Vương Kim Dung
(46.01.601.108)

4

Nguyễn Đặng Vinh Hoa
(46.01.601.050)

5

Lường Thị Thu Hồng
(46.01.601.051)


powerpoint.
Tham gia đóng tiểu phẩm.
Viết tiểu mục 2.2 và thuyết
trình.
Viết tiểu mục 3.1 và tham

100%

gia đóng tiểu phẩm.
Viết tiểu mục 2.3 và tham

97%

gia xây dựng tiểu phẩm.
Viết Chương 1, tiểu kết và

6

100%

100%

Kết luận, tài liệu tham
Phạm Thanh Huyền
(46.01.601.058)

khảo.
Tổng hợp, chỉnh sửa và
hồn thiện bản word.

Tham gia đóng tiểu phẩm.

7

Huỳnh Như

Viết tiểu mục 2.3.

95%

Viết tiểu mục 2.1 và

100%

(46.01.601.098)
8
Vũ Thị Oanh
(46.01.601.108)

Thuyết trình
Tham gia làm và chỉnh sửa
tiểu phẩm.

9

Lê Sỹ Phước
(46.01.601.113)

10


Nguyễn Thị Bích Trâm
(46.01.601.113)

Viết tiểu mục 2.2 và tham

100%

gia đóng tiểu phẩm.
Viết tiểu mục 3.2, Phụ lục
và thuyết trình

100%


3

........................................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 6
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6
5. Cấu trúc tiểu luận .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 8
1.1. Những vấn đề chung về văn học dân gian ........................................................... 8
1.2. Khái niệm và đặc trưng thể loại ca dao ............................................................... 8
1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 8
1.2.2. Đặc trưng thể loại ......................................................................................... 9
1.2.2.1. Nội dung phản ánh và nghệ thuật trong ca dao ..................................... 9
1.2.2.2. Chức năng của ca dao .......................................................................... 10

1.2.2.3. Đặc điểm diễn xướng của ca dao......................................................... 11
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO ..................................................... 12
2.1. Những điểm đặc sắc trong bài ca dao về tình u đơi lứa ................................. 12
2.1.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật .................................................................... 13
2.1.2. Tính biến đổi............................................................................................... 17
2.1.3. Tính diễn xướng ......................................................................................... 21
2.1.4. Tính đa chức năng ...................................................................................... 22
Tiểu kết bài ca dao thứ nhất...................................................................................... 24
2.2. Những điểm đặc sắc của bài ca dao về tình cảm gia đình ................................. 25
2.2.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài ca dao thứ hai ............................. 26


4
Tiểu kết bài ca dao thứ hai........................................................................................ 28
2.2.2 Giá trị nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật trong bài ca dao thứ ba ............. 28
Tiểu kết bài ca dao thứ ba ......................................................................................... 31
2.2.3. Tính biến đổi............................................................................................... 32
2.2.4. Tính đa chức năng: ..................................................................................... 33
Tiểu kết ..................................................................................................................... 34
2.3. Những điểm đặc sắc trong ca dao về than thân ................................................. 35
2.3.1. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật về tiếng hát than thân của người dân lao
động (bài ca dao thứ tư). ....................................................................................... 35
Tiểu kết bài ca dao thứ tư ......................................................................................... 38
2.3.2. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật về tiếng hát than thân của người phụ nữ (bài
ca dao thứ năm). ................................................................................................... 38
2.3.3. Tính biến đổi............................................................................................... 40
2.3.3. Tính diễn xướng ......................................................................................... 41
2.3.4. Tính đa chức năng. ..................................................................................... 41
Tiểu kết ..................................................................................................................... 43
CHƯƠNG 3. LIÊN HỆ MỞ RỘNG ......................................................................... 44

3.1. Nguồn cảm hứng từ ca dao truyền vào thơ văn ................................................. 44
3.2. Ca dao trong chương trình trung học phổ thơng hiện nay ................................. 47
3.2.1. Trong Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ Văn năm 2006 ........... 47
3.2.2. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn năm 2018 ........... 49
3.2.3. Một số vấn đề về việc giảng dạy ca dao ..................................................... 50
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 53
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 55
Phụ lục ......................................................................................................................... 56


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam phát triển theo từng thời kỳ, mà mỗi thời kỳ lại có những bối
cảnh khác nhau kéo theo những hình thức sáng tác, văn phong độc đáo, khác biệt. Trước
khi chữ viết ra đời, văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật ngơn từ chủ yếu, chiếm
lĩnh đời sống sinh hoạt của những người nông dân, nhân dân lao động trong những buổi
bình minh của nước nhà. Các hoạt động sinh hoạt của nhân dân là “môi trường sống”
của tác phẩm văn học dân gian: Những lời hát ru, những câu hát lao động, than thân,
những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gần với tín ngưỡng, lễ hội,… đã không
ngừng phát triển và được lưu truyền mãi cho đến các thế hệ về sau.
Ca dao – một thành phần có giá trị về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu
diễn, một thành phần phong phú trong nền văn học dân gian của dân tộc ta. Với nội
dung và đặc điểm ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên luôn được nhân dân vận dụng và truyền
miệng qua nhiều thế hệ. Mang trong mình những hình ảnh dung dị, đời thường của nhân
dân, ca dao vẫn ln giữ cho mình “cái hồn” mặc cho có nhiều dị bản khi “cư trú” ở
nhiều địa phương khác nhau, biểu hiện nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như thái độ ứng
xử, tình cảm, triết lý dân gian, thiên nhiên hay lịch sử…
Ca dao, dân ca là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục,

tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo nên cuộc sống và con người
Việt Nam. Để kho tàng ca dao mãi trường tồn, các thế hệ sau đã không ngừng tiếp nối
ông cha ta lưu truyền và phát triển thể loại văn học dân gian truyền thống này thông qua
các bài học trong sách cũng như những hoạt động diễn xướng. Dưới các hình thức diễn
xướng hiện tại, ca dao đã đi vào tâm hồn con người một cách tự nhiên và là một sản
phẩm tinh thần vơ giá.
Để góp một phần nhỏ trong cơng cuộc gìn giữ những giá trị tinh thần mà ca dao
mang lại cho đời sống và con người Việt Nam. Phân tích 5 bài ca dao là đề tài mà nhóm
chúng tơi đã chọn với mong muốn có được hiểu biết sâu hơn về ý nghĩa mà những bài
ca dao mang lại trong quá trình nghiên cứu, đồng thời mang đến cho đọc giả một số chủ
đề và giá trị của chúng trong ca dao.


6
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Các cơng trình nghiên cứu, những bài báo, bài luận liên quan đến ca dao rất đa
dạng và phong phú trải đều qua các đề tài, mỗi cơng trình khác nhau đều có những cái
nhìn khác nhau về nội dung cũng như nghệ thuật, mơi trường tồn tại, hình thức diễn
xướng... Kể từ khi đất nước dần đổi mới, hiện đại hóa, các lĩnh vực khoa học, nghiên
cứu được chú trọng, thì các thể loại của văn học dân gian mới dần được chú ý và đi vào
tìm hiểu. Trong đó, tác phẩm Nghệ thuật ca dao (Nxb Thanh Hóa, 1984) của nhà thơ,
nhà văn, nhà sưu tầm, nghiên cứu Minh Hiệu đã đóng góp cho bạn đọc, cho học sinh
rất nhiều thơng tin về thể loại này. Năm 1992, với cuốn sách Thi pháp ca dao của tác
giả Nguyễn Xuân Kính đã đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống các yếu tố thi
pháp về các mặt: Ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu thời gian, không gian nghệ thuật, một số
biểu tượng hình ảnh truyển thống trong ca dao. Ngồi ra ta cịn có thể đọc nhiều những
nghiên cứu khác nhau của các tác giả như Đinh Gia Khánh với công trình nghiên cứu
Ca dao Việt Nam (1983), Vũ Ngọc Phan với nghiên cứu Tục ngữ ca dao dân ca Việt
Nam (1956),…
3. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng tơi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp. Trong đó
phương pháp phân tích, tổng hợp là chủ yếu, bởi từ việc khảo sát, phân tích, nhóm chúng
tơi đi đến tiếp cận một cách thiết thực hơn về các đặc trưng chung và đặc trưng thể loại
ca dao ở mỗi chủ đề mà chúng tôi phân tích. Với phương pháp hệ thống, nhóm chúng
tơi có được một cách tiếp cận chỉnh thể hệ thống ca dao từ nhiều đề tài khác nhau, chỉ
ra những đặc điểm loại hình, đặc thù của ca dao.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm năm bài ca dao với các chủ đề về
Ca dao than thân, ca dao tình cảm gia đình, ca dao về tình u đơi lứa từ giá trị nội dung
và nét đặc sắc của chúng.
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi giới hạn trong những đặc điểm của ca dao và
những dữ liệu liên quan đến ca dao.


7
5. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài trừ phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, phần Nội dung của chúng
tôi bao gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Chương 2. Ca dao – một số đề tài nổi bật
Chương 3. Giá trị của ca dao


8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Những vấn đề chung về văn học dân gian
Văn học dân gian ra đời “trong q trình hoạt động sản xuất có ý thức của tập
thể những con người sống thành xã hội” [3, tr.9]. Đó là khi một bài hát ru, một câu

chuyện kể đêm khuya vang lên trong mỗi gia đình. Cũng là lúc bất kể trong lao động
sản xuất hay trong những buổi sinh hoạt cộng đồng đều có sự xuất hiện của những bài
dân ca, câu tục ngữ hay câu chuyện cổ đầy hấp dẫn. Như vậy, văn học dân gian đã gắn
liền với cuộc sống con người ngay từ những buổi bình minh của lịch sử nhân loại.
Dù ra đời sớm nhưng khái niệm văn học dân gian vẫn ln được xem là “một
q trình” ở Việt Nam. Khơng phải bởi vì văn học dân gian ở Việt Nam ra đời muộn
hơn các nước khác, mà bởi vì chỉ đến những năm sau Cách mạng tháng Tám, văn học
dân gian mới chính thức trở thành một bộ phận của nền văn học dân tộc. Từ đây, có rất
nhiều quan niệm khác nhau về văn học dân gian được ra đời.
Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian, tác giả có định nghĩa rằng: “Văn học
dân gian cổ truyền là tồn bộ các thể loại sáng tác nghệ thuật ngơn từ truyền miệng,
được sáng tạo và không ngừng tái tạo lại theo phương thức tập thể qua nhiều đời chọn
lọc và gọt giũa của nhân dân, có vị trí như một thành tố quan trọng trong chỉnh thể văn
hoá văn nghệ dân gian của cộng đồng dân tộc, có tính nguyên hợp” [10, tr.8]
Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học: văn học dân gian là “tất cả hình thức và
thể loại sáng tác dân gian có thành phần nghệ thuật khác (như nhạc, vũ…) thường được
gọi chung là nghệ thuật biểu diễn dân gian mang tính chất tổng hợp (ví dụ: tục ngữ, ca
dao, dân ca, thần thoại, truyền thuyết, truyện cố tích, ngụ ngơn, chèo)” [1, tr.404-405]
Chung quy lại, văn học dân gian là một thuật ngữ để chỉ tồn bộ các hình thức
và thể loại sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, với bốn đặc trưng cơ bản: tính
nguyên hợp, tính truyền miệng, tính tập thể và tính dị bản. Mà ca dao - một trong những
thể loại của văn học dân gian cũng mang những đặc trưng cơ bản ấy.
1.2. Khái niệm và đặc trưng thể loại ca dao
1.2.1. Khái niệm
Trước khi xuất hiện từ ca dao, trong dân gian thường dùng các từ khác chỉ chung
hoạt động văn nghệ dân gian như ca, hò, ví, ngâm… Cho đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế
kỉ XX, dưới sức ảnh hưởng của văn hoá dân gian, các nhà nho bắt đầu sưu tầm, biên


9

soạn những câu hát thôn dã lưu truyền trong dân gian. Kể từ đó, tên gọi phong dao, ca
dao ra đời. “Người xưa gọi ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong
tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại” [4, tr.77]. Dần dần, theo tiến trình văn học, tên
gọi phong dao ít được sử dụng hơn, thay vào đó người ta gọi là ca dao.
Ca dao (歌謠) vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Trong đó, ca (歌) có nghĩa là ngợi
hát, cũng có nghĩa là khúc hát, bài ca. Còn dao (謠) ý chỉ những “bài hát suông không
cần nhạc đệm” [10]. Vậy ca dao là một danh từ ghép chỉ những bài hát lưu truyền phổ
biến trong dân gian có hoặc khơng có giai điệu.
Ở đây, ta cần phải phân biệt ca dao với dân ca. Ca dao là câu hát có thể ngâm
được mà không cần tiếng đệm giống như cách người ta ngâm thơ. Ca dao có dung lượng
vừa phải, thường từ hai đến tám câu với âm điệu phong phú, lưu lốt. Cũng vì lẽ đó mà
ca dao có nhiều thể khác nhau, nhiều hơn cả là các thể lục bát, vãn bốn, vãn năm, lục
bát biến thể, song thất lục bát… Cịn dân ca lại có nhạc điệu, tức là nghiêng về nhạc
nhiều hơn mặt hình thức. Phần lời và phần nhạc của dân ca có phần thống nhất và gắn
bó mật thiết khi diễn xướng hơn so với ca dao.
Nói chung, ca dao và dân ca tuy hướng đến hai đối tượng khác nhau nhưng lại
có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ.
1.2.2. Đặc trưng thể loại
1.2.2.1. Nội dung phản ánh và nghệ thuật trong ca dao
Tồn tại dưới hình thức truyền miệng qua bao thế hệ, ca dao vẫn ln giữ được
tính chất mộc mạc, giản dị, khơng cầu kì của nó. Điều này được thể hiện rất rõ trong
nội dung và nghệ thuật của ca dao.
Về mặt nội dung, ca dao chủ yếu biểu hiện đời sống tình cảm, vật chất của con
người. Ngồi ra, nó cịn phản ánh ý thức sản xuất của nhân dân lao động, thậm chí là cả
tình hình xã hội thời xưa bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội… Có thể thấy ca dao có nội
dung phản ánh rất rộng lớn. Và mỗi bài ca dao lại mang những vẻ đẹp độc đáo rất riêng,
để lại ấn tượng khó phai trong lịng người nghe.
Về mặt nghệ thuật, tính giản dị của ca dao được thể hiện rõ ở mặt ngôn từ trong
sáng, không trộn lẫn một chữ Hán nào nhưng cũng khơng kém phần thanh thốt, tinh
tế. Nó giống như những lời ăn tiếng nói hằng ngày được khốc lên một lớp áo bay bổng,

nhẹ nhàng. Nhân dân ta đã rất khéo léo lợi dụng âm điệu của tiếng Việt để tạo nên những


10
nốt nhạc diệu kì trên nền câu chữ. Cùng với đó là hàng loạt các biện pháp nghệ thuật tu
từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hoá… được sử dụng rất nhiều trong các bài ca dao góp phần
giãi bày các trạng thái tình cảm, cảm xúc khác nhau của con người. Kết cấu ca dao cũng
rất ngắn gọn, mang dấu ấn của lối đối đáp chuyện trị. Thơng thường kết cấu của ca dao
sẽ chứa đựng những “công thức” đặc thù với các kiểu kết cấu tiêu biểu như kết cấu
trùng điệp, kết cấu tương đồng, kết cấu vòng trịn…
Có lẽ vì thế mà ca dao tả cảnh, tả tình rất tài tình. Có thể nói rằng “muốn hiểu
biết về tình cảm của nhân dân Việt Nam xem đồi dào, thắm thiết, sâu sắc đến mức độ
nào, rung động nhiều hơn cả về những khía cạnh nào của cuộc đời thì khơng thể nào
khơng nghiên cứu ca dao Việt Nam mà hiểu biết được. Ca dao Việt Nam là những bài
tình tứ, là khn thước cho lối thơ trữ tình của ta” [6, tr.46]
1.2.2.2. Chức năng của ca dao
Như đã nhắc đến ở trên, ca dao là tấm gương phản chiếu những tâm tư, tình cảm
và tâm hồn của nhân dân. Có thể nói trữ tình chính là bản chất, cũng là giá trị độc đáo
nhất mà khơng có một thể loại nào có thể thay thế được ca dao. Bởi, trước khi các thể
loại khác ra đời, ca dao đã là nơi gửi gắm những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc của
nhân dân lao động cả ngàn đời nay. Đến tận bây giờ, dù có sự góp mặt của nhiều thể
loại khác, song trong số đó khơng có một thể loại nào có thể biểu lộ tình cảm một cách
sâu sắc, tinh tế mà lại thầm kín như ca dao. Hơn hết, tiếng nói trữ tình ấy, vừa là cá nhân
lại vừa là cộng đồng.
Đó cũng là một chức năng nữa của ca dao. Qua mỗi bài ca dao, ta thấy rõ được
đặc điểm của các dân tộc khác nhau. Như A.N.Ghersen từng nói một cách hình tượng
rằng: “Trong các bài hát dân gian người ta nhận thấy sự diễn đạt sáng rõ nhất tất cả
những khởi đầu thơ ca, cuộc du ngoạn trong tâm hồn nhân dân” [10, tr.184]. Ca dao
cho ta thấy được văn hoá, lịch sử, địa lý, xã hội… thậm chí là tâm hồn của một dân tộc.
Nó giống như một chứng nhân của lịch sử, cùng trải qua vô vàn biến thiên của xã hội,

mang trong mình những mảnh vụn kí ức quý giá mà không một tài liệu lịch sử nào có
thể so sánh được. Quan trọng hơn, ca dao khơng chỉ biểu đạt sự kiện, truyền đạt tình
cảm mà cịn có thể tác động những điều đó vào tâm khảm mỗi người dân ở cả quá khứ
hay hiện tại và tương lai. Ca dao đích thực là “kẻ thù bẩm sinh của con số từng chuỗi,
sản phẩm hàng loạt và tiêu chuẩn” [5, tr.10]. Thời gian khơng làm được gì ca dao, bởi


11
sự tồn tại của nó cũng chính là minh chứng cho sự trơi chảy của thời gian lịch sử. Vì lẽ
đó, các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao những giá trị về nhiều mặt của ca dao trong tiến
trình lịch sử văn hố dân tộc. Họ nói rằng “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có
đất, như có nước, như có cát, có biển, như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần
dần tụ lại nơi khoé mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột
của non sông” [10, tr.185].
1.2.2.3. Đặc điểm diễn xướng của ca dao
“Nghệ thuật cao nhất của ngôn ngữ trong diễn xướng là hát” (Nguyễn Hữu Thu),
mà trong số đó có ca dao. Diễn xướng ca dao là một hình thức trình bày phần lời của ca
dao trong các trường hợp giao tiếp hoặc biểu diễn nghệ thuật dân gian. Nếu xét về hình
thức diễn xướng thì ca dao có hai hình thức cơ bản là hát cuộc và hát lẻ.
Hát cuộc, hay còn được gọi là hát lề lối, hát thủ tục, hát quy cách, là một hình
thức hát tập thể với hình thức đối ca giữa nam và nữ. Đây là một hình thức rất phổ biến
trên khắp cả nước. Hình thức hát này thường tuân theo quy tắc ba chặng. Chặng đầu
tiên là hát chào, mời trầu, mời nước, đố hỏi thử tài mang tính chất như một lời chào hỏi,
làm quen trang trọng giữa hai bên nam nữ trong buổi đầu gặp gỡ. Chặng thứ hai là hát
xe kết, hay còn được gọi là hát kết. Đây là chặng bày tỏ tình cảm giữa đơi bên với những
lời hát ngọt ngào, đằm thắm tràn đầy yêu thương với những cung bậc cảm xúc phức tạp
khi yêu như nhớ nhung, ước hẹn, trách móc, giận hờn… Và cuối cùng là chặng thứ ba:
hát xa cách, hay còn gọi là hát tiễn với những câu hát đầy bịn rịn, nuối tiếc khi phải rời
đi.
Hát lẻ, hay cịn gọi là hát ví vặt, hát ví lẻ, là hình thức hát tự do, khơng bắt buộc

phải tuân thủ các quy tắc, lề lối như hát cuộc. Có thể nói đây là hình thức hát đơn giản
nhất nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến người nghe. Người hát có thể sử dụng hình
thức này khi nghỉ ngơi hay cả lúc đang lao động để giải tỏa những mệt mỏi, lo toan
trong cuộc sống.


12

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NĂM BÀI CA DAO
2.1. Những điểm đặc sắc trong bài ca dao về tình u đơi lứa
Ca dao về tình u đơi lứa là những vần thơ, câu hát khắc họa những mối tình
giản đơn, mộc mạc và bình dị trong đời sống. Tình yêu trong ca dao nảy nở từ những
cuộc tình có thật, nó du dương và được miêu tả thực sinh động khi con người ta bày tỏ
với nhau. Đó là những câu đối đáp từ hai phía:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”
Hay là cất lên từ lời của người con trai đang say đắm và ngỏ lời yêu với đối
phương:
“Cô kia cắt cỏ một mình
Cho tơi cắt với chung tình làm đơi
Cơ cịn cắt nữa hay thôi
Cho tôi cắt với làm đôi vợ chồng.”
Có lắm lúc, chính người con gái lại ngỏ ý, bày tỏ trước cho đối phương biết lịng
mình:
“Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than vài lời.”
Xét về giá trị nội dung, ca dao về tình yêu đơi lứa mang đậm tính đề cao tình u
nam nữ tự do, cách mà tình yêu xuất hiện và nảy nở; đôi khi là những cảm xúc của sự

ghen tuông, giận hờn, nhớ nhung… Tình yêu ấy được thể hiện thật ý nhị, uyển chuyển
nhưng chất chứa những chân thành mộc mạc, những xúc cảm thân quen của đôi lứa u
nhau. Ca dao về tình u đơi lứa được chia thành mấy loại như sau: “ca dao tỏ tình, ca
dao tương tư - yêu đương, ca dao thề nguyền, ca dao hận tình” [18].
Xét về phương diện giá trị nghệ thuật của ca dao, ta sẽ liệt kê và làm rõ một số
vấn đề về: ngôn ngữ, thể thơ, nhịp điệu, thanh điệu… Đối với ca dao về tình yêu đôi
lứa, vẫn là những vấn đề nghệ thuật ấy, nhưng chúng được tô điểm sao cho đúng với
cái tên gọi và chức năng của nó. Nó tốt lên một vẽ đẹp diễm lệ và có phần hoa mỹ, tuy
nhiên vẫn không làm mất đi những giá trị dân gian truyền thống bên trong bản chất của


13
nó. Ca dao về tình u đơi lứa sử dụng hệ thống từ ngữ quen thuộc, giản dị, tự nhiên,
có tính biểu cảm cao; nghệ thuật so sánh, so sánh giữa cái vơ hình (tâm tư, tình cảm,
cảm xúc… của con người) với cái hữu hình (cảnh vật, mn thú, hoa cỏ...); cách ngắt
nhịp, gieo vần vừa sử dụng quy tắc truyền thống vừa có sự sáng tạo sao cho gần gũi và
dễ truyền tải nội dung nhất; nhạc điệu nhịp nhàng như lời tâm tình, nhắn nhủ giữa những
người u nhau, đơi khi lại nhí nhảnh, ngây ngơ của những cặp đôi mới lớn hay việc sử
dụng đa dạng nhiều thể thơ của văn học dân tộc, như: thơ lục bát, thơ tự do, thơ năm
chữ...
Để làm rõ giá trị nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật, chúng tơi sẽ đi vào phân
tích một bài ca dao điển hình về chủ đề tình u đơi lứa:
“Nhà anh thật khó, khơng giàu
Có lời trước, kẻo sau phàn nàn
Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng
Nồi đất anh treo tứ phương
Chổi cùn, chiếu rách đầy giường em ơi
Không tin, em về mà coi
Chả rồi em bảo là người nói ngoa

Nhà anh có một vườn hoa
Bốn cây cứt lợn xinh đà nên xinh
Trong nhà sập gụ mới tinh
Niễng chui vào bếp, gập ghềnh ba chân
Em lấy anh sung sướng nhất trên trần!”
2.1.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật
Tình u vốn dĩ ln có những cảm xúc rất khác biệt, khi nhẹ nhàng như mùa
thu trong trẻo, khi dữ dội như nắng gắt mùa hạ, khi mãnh liệt như sức sống mùa xuân,
khi lại lạnh lùng kiêu sa như cái rét của đông buốt. Những cung bậc cảm xúc khi yêu
rất nhiều, nhưng chỉ những người đã và đang yêu thì mới thấu được vẻ đẹp thật sự của
tình yêu.
Nhìn chung về tổng thể, bài ca dao trên sử dụng thể thơ lục bát, hát đối đáp một
chiều để giãi bày những tâm tư, tình cảm của chàng trai đối với cơ gái mình u bằng


14
những từ ngữ mộc mạc nhưng chứa đựng cảm xúc chân thành. Có thể thấy chàng trai
đã có tình cảm với cô gái nhưng chàng lo sợ do gia cảnh của mình khơng được giàu
sang, liệu rằng cơ gái có chấp nhận hay không. Trong cả bài ca dao, chàng trai đã miêu
tả lại rất chân thật hoàn cảnh của bản thân, của gia đình mình với cơ gái. Anh không
thêu dệt để tạo nên một cuộc sống ảo đầy hoa mỹ như trong mơ, anh vui vẻ với cuộc
sống hiện tại và sẽ nỗ lực cho tương lai của bản thân. Nhưng sau tất cả chàng trai vẫn
khẳng định lại rằng cho dù gia cảnh anh có khó khăn đi chăng nữa thì anh vẫn chăm lo
cho cơ một cuộc sống ấm no và đầy đủ về sau.
Thông thường trong ca dao, khi tỏ tình với cơ gái mình yêu, chàng trai thường
mượn những hình ảnh rất đẹp của thiên nhiên để dẫn đầu câu chuyện. Đó có thể là một
câu hỏi bâng quơ nhưng diễn đạt bằng những câu thơ, câu hát thật trữ tình và mong
ngóng hi vọng cô gái sẽ đáp lời, như:
“Hỡi cô tát nước đầu làng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

Thế nhưng ở bài ca dao này, mở đầu, chàng trai lại trực tiếp bày tỏ tình cảm của
mình với một cách hồn tồn khác biệt. Anh khơng vịng vo mà chủ động đi thẳng vào
vấn đề, nói với cơ gái về gia cảnh của mình một cách thành thật. Chàng bày ra cho cơ
thấy hiện thực cuộc sống với những khó khăn cùng sự nghèo khó:
“Nhà anh thật khó, khơng giàu
Có lời trước, kẻo sau phàn nàn”
Thông qua các từ ngữ “thật khó”, “khơng giàu” ta có thể thấy rằng anh đã thú
nhận hồn cảnh bấp bênh của gia đình mình. Liệu cơ gái có đồng ý làm vợ anh, có chấp
nhận sống túng thiếu, tay trắng cùng nhau dệt mộng vàng? Chàng trai hi vọng khi anh
đã “Có lời trước” sẽ sớm nhận được hồi đáp và nếu cô gái đã chấp nhận tình cảm của
mình thì sẽ khơng có sự phàn nàn gia cảnh nghèo khó này. Chàng khơng giống những
người con trai khác, tán tỉnh cô bằng thứ ngôn ngữ diễm lệ, bằng những điều tuyệt đẹp
của thế gian. Anh ngỏ lời với cô bằng những lời lẽ mang tính hiện thực của cuộc sống
và có sự nhắc nhở cho cô về việc khi đã chấp nhận hiện thực đó thì tránh có lời “phàn
nàn” hay trách móc về sau.
Nếu ở hai câu đầu là lời ngỏ của chàng trai tới cơ gái, thì bốn câu tiếp theo sau
đó, chàng trai đã giãi bày tỏ tường về gia cảnh của mình, về ngơi nhà mà anh đang sinh


15
sống - nơi ấy rất nhỏ bé và chật hẹp, không phải nhà cao cửa rộng mà là mái tranh vách
lá đơn sơ, chỉ vỏn vẹn có một gian nhà mà thơi. Nghe qua và hình dung ra ngơi nhà chỉ
có một gian thì nó sẽ nhỏ bé đến mức nào? Ấy thế mà gian nhà nhỏ ấy lại còn chia đơi
“nửa làm bếp”, nửa cịn lại thì lại “làm buồng”.
“Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng”
Lại nói thêm:
“Nồi đất anh treo tứ phương
Chổi cùn, chiếu rách đầy giường em ơi”
Không gian của ngôi nhà đã nhỏ và chật hẹp, các vật dụng bên trong ngôi nhà

thông qua lời miêu tả của chàng trai hiện lên vơ cùng lộn xộn và chẳng cịn gì là nguyên
vẹn nữa. Với hình ảnh của những chiếc “nồi đất” - một vật dụng gắn liền với cuộc sống
lao động hằng ngày của những người dân quê, lại vô cùng quen thuộc trong căn bếp
của mỗi gia đình thì lại được“treo tứ phương”. Chiếc “chổi cùn”, “chiếu rách” lại vứt
lung tung trên “giường”. Sự bừa bộn, thiếu ngăn nắp của chàng trai càng hiện lên một
cách vô cùng rõ rệt. Dường như anh rất lười biếng trong việc dọn dẹp nhà cửa nên chổi
đã quét đến cùn mà anh vẫn khơng thay mới, chiếu thì nằm đến rách tả tơi mà vẫn vứt
đầy. Nhưng thơng qua những hình ảnh đó ta có thể thấy rằng chàng trai khơng chỉ đơn
thuần đang giãi bày về sự thiếu thốn bừa bộn bên trong căn nhà đang sống, mà cịn có
ý nói với cơ gái về việc gia đình mình đang rất cần bàn tay của người phụ nữ chăm sóc
cho ngay ngắn và tươm tất. Chàng trai còn cố ý nhấn mạnh rằng nếu cơ gái khơng tin
những gì anh nói thì có thể theo anh về nhà để chứng kiến tận mắt, chứng xem những
gì anh nói có thật hay không:
“Không tin, em về mà coi,
Chả rồi em bảo là người nói ngoa.”
Từ khơng gian trong nhà, chàng trai dẫn cơ gái ra đến khơng gian bên ngồi với
vườn hoa cây cảnh có phần “giản dị” của mình. Bình thường khi nhắc đến vườn hoa, ta
sẽ nghĩ ngay tới một khu vườn lung linh từ đầy đủ các loài hoa đẹp như hoa hồng, hoa
cúc, hoa huệ… đang đua nhau khoe sắc. Những cành hoa đung đưa trước gió tạo nên
hình ảnh của một khu vườn thơ mộng, dân dã. Thế nhưng khu vườn với hẳn “bốn cây”


16
của chàng trai lại hiện lên vơ cùng xấu xí và hơi bốc mùi với loài hoa “cứt lợn”. Người
ta đều biết đến hoa “cứt lợn” - một loài hoa dại mọc ven đường chẳng ai để mắt tới và
thậm chí có phần thấp kém. Đây thật sự là một cách nói hài hước nhưng cũng đầy ẩn ý
của chàng trai - những loài hoa cao sang như hoa hồng, hoa cúc chỉ được trồng ở những
nhà giàu mà thôi, cịn chàng trai gia cảnh nghèo hèn nên chỉ có thể trồng lồi hoa thấp
kém này:
“Nhà anh có một vườn hoa

Bốn cây cứt lợn xinh đà nên xinh”
Lại nói:
“Trong nhà sập gụ mới tinh,
Niễng chui vào bếp, gập ghềnh ba chân.”
Một phần thấy rằng dù cho gia cảnh nghèo nàn, thiếu trước hụt sau nhưng chàng
trai vẫn muốn dành cho cơ gái những gì tốt nhất. Để chuẩn bị đón cô về nhà anh đã
chuẩn bị một “sập gụ mới tinh”. Sập gụ - một món đồ như giường mà chỉ có những gia
đình giàu có mới sở hữu. Cứ tưởng trong cái nghèo khó của chàng trai vẫn cịn một món
đồ có giá trị, thế nhưng chiếc sập gụ “mới tinh” ấy lại “gập ghềnh ba chân”. Việc sử
dụng từ láy “gập ghềnh” càng làm tăng thêm sức gợi hình cho câu thơ, tạo cho người
đọc cảm giác chênh vênh, khơng cịn được vững chãi. Chiếc sập gụ chỉ cịn lại có ba
chân, một chân niễng đã bị hư hỏng và đã mang vào bếp làm củi rồi. Cách nói của chàng
trai vừa hài hước vừa chân thật, anh không chọn tô điểm cho thật kiều diễm mà chọn kể
rõ về cái nghèo khó của mình cùng một thái độ, một tâm hồn lạc quan, yêu đời và chân
chất - điển hình cho những người nơng dân xưa.
Kết thúc bài ca dao là lời chốt lại của chàng trai dành cho cô gái, chàng trai đã
khẳng định nếu cô gái lấy anh thì sẽ “sung sướng nhất trần”. Tới đây, người nghe vừa
cảm thấy buồn cười cho sự hài hước, tế nhị của anh - vì nghèo như thế thì sung sướng
ra sao? Lại cảm thấy buồn cho anh vì cuộc sống của anh thật quá cơ cực, người cưới
anh cũng chẳng thể khấm khá hơn. Cái “sung sướng” mà anh nhắc đến ở đây không
phải là về mặt vật chất bên ngoài mà đến từ tinh thần, từ tình cảm anh dành cho cơ. Ta
có thể thấy từ những phân tích ở trên, cho dù anh khơng giàu sang đủ đầy nhưng anh
vẫn muốn dành cho cô sự chân thành cùng những gì tốt nhất, những gì quý giá nhất mà
anh có được.


17
2.1.2. Tính biến đổi
Khi phân tích một tác phẩm văn học dân gian, chúng ta không thể nào không
nhắc đến tính biến đổi, các tác phẩm văn học dân gian đa phần ra đời và lưu truyền theo

phương thức truyền miệng, thế nên trong q trình đó sẽ sản sinh ra rất nhiều dị bản
mới. Đối với bài ca dao trên, số lượng dị bản rất đa dạng và nhóm đã sưu tầm được ba
dị bản. Tuy nhiên, do đây là các sáng tác của nhân dân được truyền lại trong dân gian
bằng phương thức truyền miệng và được người đời ghi chép lại, cho nên cũng khó khăn
cho nhóm trong việc tìm ra nguồn gốc cũng như tính chính xác của các dị bản này. Sau
đây, nhóm sẽ đi sâu vào phân tích ba dị bản mà nhóm đã tìm được để có thể thấy rõ sự
khác biệt, cũng như những biến đổi mới mẻ về mặt nội dung và nghệ thuật của các dị
bản so với bản gốc.
Xét dị bản đầu tiên:
“Anh đây thật khó, khơng giàu,
Anh xin nói trước, kẻo sau phàn nàn.
Nhà anh chỉ có một gian,
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng,
Trời làm một trận mưa tuôn,
Nửa bếp cũng đổ, nửa buồng cũng xiêu.”
Ở dị bản này, dung lượng đã được rút gọn hơn so với bản gốc, từ mười ba câu
ban đầu đã được rút gọn lại còn sáu câu và thay đổi nội dung hai câu cuối cho phù hợp
hơn. Bốn câu đầu của bài ca dao vẫn được giữ nguyên nội dung so với ban đầu, tuy
nhiên hai câu cuối bài đã có sự thay đổi ít nhiều:
Trời làm một trận mưa tuôn,
Nửa bếp cũng đổ, nửa buồng cũng xiêu.”
Sự biến đổi này mang đặc tính tăng tiến theo hướng nhấn mạnh và làm cái nghèo
khó của chàng trai nhân lên rất nhiều lần. Vẫn là ngôi nhà tranh đơn sơ với hai gian chia
đôi ấy, nhưng chỉ với một trận mưa tn thì mọi thứ dường như sụp đổ, khơng cịn lại
gì cả - nửa bếp cũng đổ sập, nửa buồng để ngủ cịn lại cũng xiêu vẹo. Cũng có ý nói,
chàng trai nếu khơng cố gắng vươn lên xây dựng cuộc sống mà lại bng xi theo số
phận thì khơng những chẳng thể thốt được kiếp nghèo mà cịn làm cho gia cảnh đã


18

nghèo khó lại cịn khó khăn hơn. Bài ca dao đã cho ta thấy rõ hơn về cuộc sống của
những người nơng dân và thơng qua đó nó cịn phê phán những con người khơng có ý
chí vươn lên xây dựng cuộc sống mà lại buông xuôi theo số phận.
Sau đây ta sẽ tìm hiểu đến dị bản thứ hai của bài ca dao :
“- Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng.
Nhà anh chẳng chiếu chẳng giường,
Chỉ ấm ổ rạ, nàng thương chăng là?
- Yêu nhau chẳng quản cửa nhà,
Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theo.
Yêu nhau chẳng quản giàu nghèo,
Không bùa không thuốc mà theo mới là.”
Thông thường, đa số các bài ca dao về đề tài tình u đơi lứa thường được viết
dưới hình thức đối đáp giao duyên, lối viết đối đáp này thường sẽ thể hiện được sự
ngượng ngùng, e thẹn của đôi lứa khi yêu nhau. Và ở dị bản này cũng vậy, nếu bản gốc
của bài ca dao chỉ là những lời thổ lộ tình cảm của chàng trai thì ở dị bản này đã xuất
hiện động thái là lời đáp trả của cô gái đến chàng. Nàng đã khẳng định tình yêu vĩnh
cửu, son sắc giữa hai người và tình u ấy có thể vượt qua cả ranh giới của sự giàu
nghèo.
Theo hình thức kết cấu của một bài đối đáp thì mở đầu sẽ là lời của người hỏi,
và người hỏi ở đây chính là chàng trai, chàng đã thổ lộ một cách thật tinh tế, rõ ràng
tình cảm của mình dành cho cơ gái. Gia cảnh anh khơng giàu có chỉ là nhà tranh đơn sơ
với một gian nhà nhỏ chia đôi nửa là bếp nấu ăn, nửa là căn buồng để ngủ. Nơi để ngủ
cũng khơng phải nệm ấm chăn êm gì cả, chỉ là ổ rạ nhưng nó lại rất ấm áp và chân
thành, liệu với gia cảnh nghèo khó như vậy cơ gái có thể chấp nhận u anh và làm vợ
anh hay không:
“Nhà anh chẳng chiếu chẳng giường,
Chỉ ấm ổ rạ, nàng thương chăng là?”
Đáp lại những lời tâm tình của chàng trai, cơ gái đã nói lên những suy nghĩ và
tình cảm của mình dành cho chàng. Đối với cơ gái, cho dù gia cảnh của chàng trai có

khó khăn đi chăng nữa cũng chẳng sao, miễn họ yêu nhau chân thành là đủ. Cô cho


19
rằng, khi đã dành tình yêu cho nhau rồi thì dù có nhà cao cửa rộng hay nhà tranh vách
lá đơn sơ đi chăng nữa, đối với cô cũng không quan trọng. Ta có thể bắt gặp tình u
cao đẹp ấy rất nhiều lần trong kho tàng ca dao dân tộc:
“Yêu nhau chẳng quản đói nghèo,
Chiếu rơm chăn rạ cũng theo anh về”
Cô gái đã khẳng định rất chắc chắn cho dù anh có nghèo khổ hơn nữa, thậm chí
khơng có nhà để ở thì cơ vẫn theo anh. Dù “Khơng bùa khơng thuốc”, dù căn nhà có
trơng như cái “chuồng chim”, “chuồng gà”, cô cũng chẳng quan tâm “cửa nhà” hay
“giàu nghèo”, cô sẽ chấp nhận và bao dung cho cuộc sống nghèo khó ấy. Qua đó có thể
thấy rõ tình cảm của hai người dành cho nhau là vơ cùng chân thật và son sắt, dù có ra
sao thì cơ vẫn tình nguyện theo anh - đó quả thực là một tình u chân chính.
Thơng qua hình thức đối đáp, tình yêu của chàng trai đến đây đã được đáp trả lại
bằng tình u chân thành của cơ gái. Khẳng định cho dù trong hoàn cảnh nào, cho dù
sống giàu sang hay nghèo khó thì cơ cũng khơng quan trọng, điều mà cô để tâm đến
duy nhất là tình yêu của hai người, một tình yêu thật đẹp khiến cho cơ có thể vượt mọi
khó khăn vất vả để được ở bên chàng trai, đây là điểm mới của dị bản này. So với bản
gốc đã có sự phát triển và biến đổi cơ bản về mặt nội dung, mang lại sự mới mẻ và phù
hợp hơn trong những hồn cảnh khác nhau của cuộc sống. Qua đó ta có thể thấy được
tình u nam nữ trước kia thật đẹp làm sao, cao cả làm sao, tình yêu đấy có thể vượt
qua những cái tầm thường của vật chất và hướng đến cái cao cả hơn là một tình yêu
chân thành.
Đến với dị bản thứ ba của bài ca dao này:
“Nhà anh chỉ có một gian,
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng.
Anh cậy em coi sóc trăm đường,
Để anh bn bán trẩy trương thơng hành.

Cịn chút mẹ già, nuôi lấy cho anh,
Để anh buôn bán thông hành đường xa.
Liệu mà thờ kính mẹ già,
Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười.
Dù no, dù đói, cho tươi,


20
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.
Cho anh đành dạ bán bn.”
Xét với bản gốc, dị bản này có điểm giống ở hai câu thơ đầu tiên. Nội dung hai
câu thơ ấy hồn tồn khơng có sự thay đổi, vẫn là lời của chàng trai nói với cơ gái về
gia cảnh nghèo khó của mình, về tình trạng ngơi nhà chỉ có một gian chia hai mà thơi.
Ta có thể nhận thấy ở bản gốc của bài ca dao, xun suốt là lời của chàng trai
nói với cơ gái về gia cảnh của mình, về những gì sẽ dành cho cơ gái sau khi họ lấy nhau.
Cịn ở dị bản này, chàng trai lại mong muốn sau khi cùng cơ gái nên dun vợ chồng
thì cơ gái sẽ phụ giúp anh “coi sóc trăm đường” để anh có thể yên tâm mà đi “trẩy
trương thông hành”, làm ăn buôn bán lo cuộc sống gia đình. Đây chính là một điểm
sáng tạo mới của dị bản này so với bản gốc của nó.
Chàng trai khơng những chỉ mong muốn cơ gái giúp mình chăm sóc gia đình mà
cịn mong muốn cơ có thể thay anh chăm sóc tốt cho mẹ của mình “Cịn chút mẹ già,
ni lấy cho anh”. Chẳng lạ gì bởi đây chính là truyền thống làm dâu của người con
gái khi về nhà chồng, phải hết lòng chăm sóc cho cha mẹ chồng, phải hết lịng chăm lo
cho gia đình chồng thì mới gọi là một người vợ hiền - một con dâu thảo.
“Liệu mà thờ kính mẹ già,
Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười”.
Chàng trai dặn dị cơ gái rất kỹ lưỡng về vấn đề này, dặn cơ nói năng cư xử nhẹ
nhàng với bậc ba mẹ, tránh nặng lời để cho thiên hạ dèm pha và chê cười. Cuối cùng là
những lời chàng trai khun bảo cơ gái:
“Dù no, dù đói, cho tươi,

Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.
Cho anh đành dạ bán bn.”
Có thể thấy rằng ở dị bản này nội dung của bài ca dao đã thay đổi rất nhiều so
với ban đầu, nó đã biến đổi hồn tồn thành một tác phẩm khác. Nếu bản gốc là một bài
ca dao chỉ nói về cái nghèo khó của bản thân, của gia đình thì ở dị bản này bài ca dao
đã thể hiện một tinh thần vươn lên trong cuộc sống, chàng trai và cô gái cùng nhau chăm
lo và xây dựng gia đình - chàng thì chăm chỉ làm ăn buôn bán, nàng ở nhà phụng dưỡng
mẹ cha, tạo nên một khung cảnh, một khơng khí gia đình thật vui vẻ và ấm cúng. Việc
sử dụng các biện pháp nghệ thuật truyền thống của ca dao như cách gieo vần đầy tinh


21
tế, hay việc sử dụng các hình ảnh quen thuộc gắn với đời sống tinh thần của người dân
quê càng làm tăng thêm sức thu hút và sự gần gũi.
Thông qua phân tích bài ca dao trên cũng như những dị bản của nó, ta có thể
nhận thấy rằng, mỗi bài ca dao khi được sáng tác ra thì sẽ mang một giá trị riêng biệt.
Các sáng tác của ca dao thường phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người hằng
ngày, nó chứa đựng những tâm tư tình cảm của người dân lao động, của những con
người chân chất. Ca dao hầu hết là các sáng tác tập thể, mà tùy theo hồn cảnh sẽ có
những biến đổi cho phù hợp hơn với nội dung mà người nói muốn biểu đạt. Vì được
truyền miệng qua nhiều thế hệ và ln có sự vận động, biến đổi, ln tạo ra nhiều dị
bản mới, đa dạng hơn nên sẽ không có dị bản nào là dị bản cuối cùng và khơng có dị
bản nào là duy nhất cả. Và đối với mỗi dị bản lại mang một giá trị, một nội hàm khác
nhau và phục vụ cho những mục đích giao tiếp khác nhau. Như trong dị bản đầu tiên đã
phơi bày cuộc sống túng thiếu của nhân dân, dị bản thứ hai lại miêu tả về một tình yêu
đẹp thường sử dụng để đối đáp giữa các cặp đôi và dị bản cuối cùng lại như lời người
chồng đang dạy vợ, thường dùng trong cuộc sống gia đình hằng ngày.
2.1.3. Tính diễn xướng
Bên cạnh tính biến đổi thì tính diễn xướng cũng là một vấn đề được chú ý nhiều
khi ta tiếp cận một tác phẩm văn học dân gian. Bài ca dao trên là một trong những bài

hát xe kết điển hình. Nếu xét về bản gốc (và các dị bản thứ nhất, thứ ba) là lời đối đáp
từ một phía của người con trai, câu đáp của cô gái không được tồn tại trên tác phẩm (xét
về dị bản thứ hai, lại thuộc loại đối đáp từ hai phía, có cả câu đối của chàng trai và cô
gái). Bài ca dao quen thuộc ấy luôn tồn tại “hiện” và cực kì phổ biến trước nay, phổ
biến mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, khi những cặp đôi yêu nhau trong gia cảnh nghèo khó,
bài ca dao này lại được cất lên, như là một điều tất yếu mà dân ta đã đúc kết lại. Nó cịn
có sự tồn tại “ẩn” trong ký ức nhân dân. Bởi người ta sẽ nhớ mãi những gì là sự kết tinh
của thời gian, những trải nghiệm của thế hệ đi trước về một tình u nam nữ đời thường,
dưới cái nghèo khó họ vẫn chấp nhận, yêu thương nhau và cùng nhau kiếm sống. Và
một sự bảo tồn, tiếp thu nghệ thuật truyền thống ấy, khi tìm kiếm trên các diễn đàn, các
trang báo, trang văn học dân gian, ta vẫn thấy sự tồn tại của bài ca dao này - một trong
những bài ca dao về tình u đơi lứa hay và giá trị nhất. Lúc này, không đơn thuần chỉ


22
là truyền miệng, nó cịn được ghi chép và truyền tải bằng phương thức chữ viết, giữ gìn
là lưu trữ cho thế hệ sau khi nhắc đến tình u đơi lứa của thế hệ xưa.
2.1.4. Tính đa chức năng
Ta biết đến văn học dân gian - một loại nghệ thuật đa chức năng: nhận thức, giáo
dục, thẩm mỹ, sinh hoạt - thực hành. Khi xét trên phương diện một bài ca dao hồn
chỉnh và dị bản của nó, ta cũng phải xét các mặt chức năng, giá trị vốn có bên trong nó.
Đối với chức năng nhận thức, bài ca dao đưa ta đến một cuộc sống không mấy
xa lạ - cuộc sống của dân nghèo. Con người ai chẳng yêu “Làm sao sống được mà không
yêu. Không nhớ, không thương một kẻ nào?” (Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu), làm sao
cấm được tình yêu “Yêu nhau mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”.
Chàng trai giải bày cho cơ gái về những khó khăn mưu sinh, cuộc sống thiếu thốn của
mình và gia đình khơng phải để than vãn, trách móc mà để cơ gái ấy hiểu và cảm thơng.
Qua đó, người nghe cũng có thể hiểu được những gian truân, vất vả mưu sinh của người
dân, những người buôn bán lúc bấy giờ. Để ni cho cả một gia đình nghèo đã q khó,
nay khi người ta biết yêu, cũng sợ đối phương không chấp nhận. Thông qua bản gốc, ta

nhận thức được hiện thực khó khăn của cuộc sống, tầm quan trọng của lao động, giá trị
của sự nỗ lực để không cịn cái cảnh bần hèn, nghèo khổ.
Khi nói đến chức năng giáo dục, bài ca dao chính là kinh nghiệm, là lời dạy về
tình yêu và những giá trị đạo đức trong tình yêu được đúc kết qua nhiều thế hệ và truyền
lại cho đời nay. Xét bản gốc, ta thấy được cách sống chân thật, trung thực của những
người dân thường chất phác. Họ chấp nhận hiện thực, không tô cho hoa mỹ cái cuộc
sống sau hôn nhân, cái đẹp của tình u, cụ thể, chàng trai đã khơng nói cho hay, cho
đẹp về cuộc sống thực của chính mình “Nhà anh thật khó, khơng giàu. Có lời trước, kẻo
sau phàn nàn”. Chàng nói rõ những khó khăn trong cuộc sống và hy vọng sự chấp nhận
của cô gái để cùng nhau cố gắng cho cuộc sống tương lai.
Về chức năng thẩm mỹ, bài ca dao đã đem lại cho ta những rung động về cái đẹp
trong tình yêu, một tình u khơng màng vật chất của những con người thời đại trước,
chưa có sự xâm chiếm của hiện đại, họ yêu nhau và bao dung cho những khó khăn, vất
vả của nhau. Khơi lại cho người ta sự liên tưởng đến những điều là chân thực, gần gũi
nhất trong cuộc sống, tình yêu bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Cịn là cái đẹp trong
tính cách của con người bộc trực, thẳng thắn - những con người biết nhìn nhận hồn


23
cảnh, nỗ lực cho tương lai và cho hạnh phúc lứa đôi. Một nét hiện thực trong ngôn từ,
đôi khi sử dụng từ quá đỗi thô tục như “cứt lợn” nhưng cũng chẳng làm mất đi tính
nhân văn của bài ca dao mà làm tô điểm thêm thứ ngôn ngữ dân tộc quen thuộc, gần gũi
như lời ăn, tiếng nói bộc trực của con người thường ngày.
Khi xét về chức năng sinh hoạt – thực hành, cũng là chức năng nổi bật nhất trong
bài ca dao trên, ta lại đặt câu hỏi về việc bài ca dao đó và những dị bản của nó sẽ giúp
ích gì trong đời sống? Khi thực hành trong cuộc sống, cụ thể khi dùng trong lời hát, nó
lại là những câu “hát xe kết” - là phần trọng tâm trong một cuộc hát đối đáp dân gian,
lưu trên ngôn từ của những câu ngỏ, lời nguyện cùng nhau. Bài ca dao là giá trị của
nhân dân đúc kết, ta không những thường được nghe những người yêu nhau họ hát, họ
nói cho nhau mà còn là lời dạy, lời răn đe của các bậc cao lão đến đàn con đàn cháu của

họ. Hay trong giao tiếp thường ngày, việc sử dụng bài ca dao này cũng chẳng mấy xa
lạ với con người ta. Họ nói cho nhau những chân thành, thực tế trong tình yêu. Họ nói
nhau nghe những khó khăn trong cuộc sống, về thứ tình yêu chân thành và giản đơn
này. Họ dạy nhau cách sống biết phấn đấu, biết nỗ lực để thoát khỏi cái nghèo, cái bần
tiện của cuộc đời. Rồi họ thì thầm với nhau về cuộc sống vợ chồng sau hôn nhân, một
cuộc sống đơn thuần nhưng hạnh phúc, một cuộc sống tươi đẹp, cùng nhau nỗ lực để
hướng về tương lai hạnh phúc, về cuộc sống ấm no. Không đơn thuần được sử dụng
trong đời sống thường trực, trong văn chương, trong giáo dục, khi nhắc đến tình u lứa
đơi, người ta vẫn hay sử dụng bài ca dao cùng dị bản của nó để làm minh chứng cho
mặt hiện thực của tình yêu và cuộc sống.
Mỗi bài ca dao đều mang những giá trị riêng, những chức năng nhất định trong
thực tiễn cuộc sống của con người xác thịt. Xuất phát từ nội hàm một bài ca dao và đều
là những kinh nghiệm của nhân dân đúc kết qua những câu thơ, lời hát. Vì thế, các chức
năng của nó ln nằm trong một mối quan hệ chặt chẽ, có sự chi phối và tác động qua
lại với nhau. Mỗi hoàn cảnh khác nhau, bài ca dao ấy lại mang một giá trị riêng, một
chức năng đặc biệt riêng. Và để những gì là nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật truyền
miệng ấy tồn tại bền vững đến ngày nay thì chắc chắn giá trị của nó cũng chẳng thể
đong đếm đối với thực tại và thế hệ mai sau.


24
Tiểu kết bài ca dao thứ nhất
Về nội dung, nhìn chung bài ca dao đã trực tiếp giãi bày những tâm tư, tình cảm
của một chàng trai nghèo đến cơ gái mình u. Chàng trai khơng thêu dệt cuộc sống
tương lai đầy hoa mĩ, mà bộc lộ hết những khó khăn, thiếu thốn của hiện tại. Chính sự
thành thật đó đã nhận được sự cảm thơng của cơ gái. Đó là một tình u khơng vụ lợi,
chân thành và nồng đậm.
Về nghệ thuật, có thể điểm qua một vài ý dưới đây:
Về ngôn ngữ, bài ca dao sử dụng câu từ đơn giản, mộc mạc mang tính khẩu ngữ,
như: phàn nàn, buồng, nồi đất, chổi cùng, chiếu rách, cây cứt lợn, chuồng chim, chuồng

gà, bùa, thóc, cậy, bớt… cùng với việc sử dụng đại từ nhân xưng “anh - em, anh - nàng”,
làm tăng tính chất dân gian và giá trị diễn xướng cho bài ca dao. Bên cạnh đó, ta còn
thấy được việc sử dụng từ địa phương miền Nam, từ láy… làm cho bài ca dap trở nên
gần gũi, dễ đi vào lòng người đọc, người nghe.
Về thể thơ lục bát quen thuộc, có thể thấy rằng bài ca dao không đơn thuần sử
dụng cách ngắt nhịp chẵn thông thường của thể thơ lục bát là: 2/2/2, 2/4/2, 4/4 mà cịn
có sự biến đổi:
“Nhà anh thật khó/, khơng giàu
Có lời trước/, kẻo sau phàn nàn”
Bên cạnh đó, bài ca dao còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khác làm nổi
bật nội dung và giá trị cho bài ca dao hay các dị bản của nó. Điển hình như liệt kê, được
sử dụng để kể về những sự kiện, sự việc xung quanh cuộc sống của chàng trai nghèo:
chổi cùn, chiếu rách, nồi đất, vườn hoa cứt lợn, niễng… Đơi khi, cịn là so sánh “cửa
nhà” của chàng trai ấy như là “chuồng chim, chuồng gà”, như thảy những gì là bừa bộn,
nghèo mạt nhất của những người nơng dân khi ấy.
Dù bài ca dao khơng “nói thẳng vào ý chính” mà ln vịng vo, thơ thẩn nhưng
“mấy ai khơng hiểu ý chính của ca dao?”. Phần lớn là do cách dân ta truyền tải nội dung
qua những biện pháp, phương thức nghệ thuật rất đỗi thân thuộc, bình dị nhất của dân
tộc. Nội dung bài ca dao đã được bộc lộ rõ ngay từ những dòng đầu tiên kể cả trong các
dị bản, dần về sau càng trở nên thu hút bởi những giá trị nghệ thuật truyền thống mà nó
có.


25
Ngồi nội dung, nghệ thuật, bài ca dao cịn mang những giá trị đặc sắc khác như
tính biến đổi qua các dị bản khác nhau mang đến nhiều cảm nhận riêng. Đặc biệt ở đây
ta phải kể đến tính diễn xướng và tính đa chức năng đã góp phần làm nên giá trị về
nhiều mặt của bài ca dao.
2.2. Những điểm đặc sắc của bài ca dao về tình cảm gia đình
Tình cảm gia đình là một chủ đề quen thuộc trong ca dao. Các câu ca dao về tình

cảm gia đình ln phản ánh mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, thể hiện tình
cảm sự gắn bó của ơng bà dành cho con cháu, cha mẹ dành cho con cái, anh chị em đối
với nhau… Từ thuở nhỏ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghe qua các câu ca dao
thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Ca dao về tình cảm gia đình xuất hiện nhiều trong cuộc
sống hằng ngày của chúng ta, những câu hát ấy thấm đượm biết bao bài học và là một
phần kí ức vơ giá trong cuộc đời mỗi con người.
Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống tinh thần của mỗi con người.
Theo từ điển tiếng Việt thì “gia đình” là “tập hợp những người có quan hệ hơn nhân,
huyết thống sống trong cùng một nhà”.1 Chính vì thế, trong ca dao về tình cảm gia đình
thì nhân vật trữ tình thường là những người con, cha mẹ, ông bà, anh chị em trong nhà…
Nội dung chủ yếu trong ca dao về tình cảm gia đình thường là những bài học răn dạy
con cháu phải biết q trọng tình cảm và sự hi sinh của ơng bà, cha mẹ… đó cịn là
những bức tranh về mối quan hệ, sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Để
thể hiện rõ hơn về chủ đề cần nghiên cứu, nhóm chúng tơi sẽ đi sâu vào phân tích hai
bài ca dao sau để làm rõ hơn về nội dung và nghệ thuật trong ca dao tình cảm gia đình.
Cuộc đời đưa đẩy khiến những con người khốn khó phải bươn chải kiếm sống
ngay cả khi chưa đủ tuổi lao động. Những người con xa nhà đi kiếm sống để đổi lại
miếng ăn. Những miếng ăn đưa con người ta từ tủi nhục đến với cái hoài niệm về tình
cảm gia đình, được tâm tình qua câu ca dao sau:
“Cơm cha, cơm mẹ đã từng
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người

1

/>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×