Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thi pháp và thi pháp học ứng dụng phân tích thi pháp bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.82 KB, 11 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
TRường Đại học xã hội và nhân văn
Khoa văn học

Tiểu luận
Thi pháp và thi pháp học ứng dụng phân tích thi pháp bài ca dao
“Trèo lên cây bưởi hái hoa”
Người hướng dẫn : GS, TS. Nguyễn Xuân Kính
Học viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Hưng
Lớp : cao học văn K51

Hà Nội, tháng 5/ 2008
1
1. Thi pháp và thi pháp học
Hiện nay về cơ bản chưa có khái niệm thi pháp mà chỉ có giới thuyết. Có
người quan niệm thi pháp là sự tổng hợp các thành tố của hình thức nghệ
thuật trong tác phẩm ngôn từ. Có người hiểu rộng hơn, thi pháp không chỉ bao
gồm những thành tố kể trên mà còn bao gồm cả những vấn đề loại hình, thể
tài, những nguyên tắc và phương pháp phản ánh hiện thực và các phạm trù:
không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của tác giả
về thế giới và con người. Tóm lại, thi pháp là cái có thật, gồm nhiều thành tố:
ngôn ngữ, nhịp và vần, kết cấu, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ
thuật, giọng điệu, biểu tượng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của tác giả về
cuộc đời và con người. Tuỳ từng thể loại mà mỗi yếu tố trên đậm hay nhạt
trong mỗi tác phẩm. Ví dụ thơ mạnh về nhịp và vần, văn xuôi mạnh về cấu
trúc.
Ngày nay chúng ta hiểu thi pháp là tổ hợp những đặc tính thẩm mỹ –
nghệ thuật và phong cách của một hiện tượng văn học, là cấu trúc bên trong
của nó, là hệ thống đặc trưng của những thành tố nghệ thuật và mối quan hệ
giữa chúng.
Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp. Nghiên cứu thi pháp


văn học là nhấn mạnh bản chất nghệ thuật của tác phẩm, là xem xét tác phẩm
như một chỉnh thể thống nhất các thành tố, các cấp độ nghệ thuật. Nghiên cứu
thi pháp nhằm chỉ ra cái hay, cái bản chất nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra lý
do tồn tại của hình thức. Do vậy, với người phê bình, cảm thụ văn học, nghiên
cứu thi pháp giúp tránh xa nhữg tuỳ tán, mâu thuẫn chủ quan. Còn với người
sáng tác, nó giúp rút ngắn con đường tìm tòi, sáng tạo, nhanh chóng đến thành
công hơn.
Thi pháp là một tồn tại khách quan, là cái có trước, nó xuất hiện từ khi
con người biết sáng tạo nghệ thuật một cách tự giác. Thi pháp học là cái có
sau vì là khoa học nghiên cứu về thi pháp. Thi pháp học và thi pháp thuộc vào
số những thuật ngữ được sử dụng sớm nhất và có sức sống lâu dài nhất của
khoa nghiên cứu văn học.
2
2. Vấn đề nghiên cứu thi pháp ở nước ta.
Về cơ bản cho đến nay việc nghiên cứu thi pháp ở nước ta vẫn chưa
nhiều thành tựu.
Thuật ngữ thi pháp đã có từ rất sớm, đầu tiên tại Hi Lạp. Công trình về
thi pháp tiêu biểu có thể kể đến là Nghệ thuật thi ca của Arixtot. Từ thi ở đây
là chỉ chung tất cả các thể loại vì thời kỳ đó tất cả các sáng tác văn chương
đều viết dưới dạng thơ. Arixtot sống khoảng năm 384 đến năm 322 trước
công nguyên. Do vây, có thể nói, đây là công trình nghiên cứu công phu,
khoa học đầu tiên của nhân loại về thi pháp. Trong cuốn sách này, Arixtot đã
đưa ra những kiến giải sâu sắc, toàn diện về đặc trưng thi pháp của các thể
loại tự sự, trữ tình, kịch khi mà trình độ nhận thức của con người vẫn còn
nhiều sự ngây thơ, mộc mạc và những thành tựu của văn học nhân loại vẫn
chưa nhiều.
Sau Hi Lạp có thể kể đến là Trung Quốc. Đỉnh cao của lý luận văn
học nghệ thuật Trung Quốc có thể kể đến là công trình Văn tâm điêu long của
Lưu Hiệp. Lưu Hiệp hiện vẫn chưa rã năm sinh năm mất nhưng nhiều người
cho rằng ông sống khoảng từ năm 465 đến 520. Cuốn sách được xác định ra

đời vào khoảng năm 496 đến 501. Sống trong thời đại văn chương hoa lệ, phù
phiếm, không vừa ý với tình hình văn học đương thời, xuất phát từ lập trường
Nho gia, ông đã khổ công viết Văn tâm điêu long trong vòng 30 năm với khát
vọng thay đổi thứ văn chương phù phiếm của thời đại. Ông bàn nhiều đến
mục đích, chức năng của văn học, nguồn gốc của cái đẹp, đề ra những tiêu
chuẩn với tác phẩm văn học và những yêu cầu đối với nhà văn. ông còn viết
về công việc phê bình văn học. Theo ông, nội dung và hình thức là hai yếu tố
không thể tách rời trong tác phẩm văn học, trong đó nội dung giữ vai trò
quyết định. Tác giả phản đối những tác phẩm nặng về hình thức hoa mỹ mà
coi nhẹ nội dung. Ông viết: “Nếu có phong cách mà thiếu vẻ đẹp, thì cũng
như con chim ưng trong rừng bút; nếu có vẻ đẹp mà thiếu phong cách, thì
cũng như con gà rừng nhảy ở vườn văn. Chỉ có ai văn đẹp mà lại bay cao, thì
mới là con phượng hoàng cất tiếng trên văn đàn”. Chính vì coi trọng hình
3
thức nghệ thuật trong mối liên hệ hữu cơ với nội dung, Lưu Hiệp đã dành
nhiều trang viết bàn về kỹ thuật viết văn với các vấn đề như: hư cấu, tưởng
tượng, kết cấu, sử dụng ngôn ngữ…
Tiếp sau Lưu Hiệp, ở thế kỷ VI các công trình như Thi phẩm của
Chung Vinh, Văn tuyển của Tiêu Thống là những thành tựu lớn của thi pháp
học ở Trung Quốc.
Đến thời Bạch Cư Dị, thi pháp học Trung Quốc lại phát triển thêm một
bước với các tác phẩm như: lời tựa cho hai tập thơ Tần trung ngâm và Tân
nhạc phủ, Thư gửi Nguyên Chẩn. Trong đó tác giả đưa ra những quan điểm
về vai trò, nhiệm vụ, mục đích của công việc sáng tác văn chương cũng như
tư tưởng, tình cảm, nội dung, hình thức… của tác phẩm văn học.
Đến đời nhà Tống lý luận phê bình văn học tiếp tục phát triển, đặc biệt
là sự nở rộ của thể thi thoại với các tác phẩm như : Lục Nhất thi thoại của Âu
Dương Tu, ẩm Băng Thất thi thoại của Lương Khải Siêu, Tuỳ Viên thi thoại
của Thanh Viên Mai.
Có thể nói, từ rất sớm những hiểu biết về thi pháp của người Trung

Quốc là rất phong phú và sâu sắc.
Ở châu Âu ngoài Hi Lạp như đã trình bày ở trên thì thi pháp học cũng
rất phát triển ở nhiều nước. ở Pháp như : Nghệ thuật thơ của Boa lô. ở Đức
với các tên tuổi như Lét-xing, Vin-ken-man, Hec-đơ, Đi-đơ-rô, Gơt, Si-lơ…
Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới Việt Nam có nền văn học
hình thành và phát triển rất sớm gắn liền với sự phát triển trong tư duy của
con người. Từ văn học dân gian đến văn học viết chúng ta đều đạt được rất
nhiều thành tựu. Chúng ta có cả một kho tàng truyện cổ tích, ca dao, dân ca
của văn học truyền miệng. Văn học trung đại chứng kiến những thành tựu rực
rỡ của thơ văn Lý – Trần, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Du…Văn học
hiện đại với những sáng tác của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Nam
Cao, Xuân Diệu…Theo đúng lôgíc thì lý luận phê bình sẽ phát triển song
hành cùng với sáng tác văn chương. Tuy nhiên cho đến nay có thể thấy công
4
tác lý luận phê bình nói chung và nghiên cứu thi pháp học nói chung ở nước
ta vẫn chưa nhiều thành tựu.
Có thể nói, việc nghiên cứu thi pháp học ở nước ta chịu nhiều ảnh
hưởng của thi pháp học Trung Quốc, tiếp đến là Pháp, Nga và nhiều nước
Châu Âu khác. Điều này có nguyên nhân do lịch sử để lại. Chúng ta phải chịu
ách áp bức và chính sách nô dịch về chính sách văn hoá suốt hơn một nghìn
năm. Từ khi nền văn học viết ra đời các tác phẩm của chúng ta đều sáng tác
bằng chữ Hán, nền khoa cử nho học…Ngay cả khi chữ Nôm ra đời thì số
lượng các sáng tác văn học bằng chữ Hán vẫn chiếm số lượng rất lớn. Từ sau
năm 1858, sau tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp một lần nữa chúng ta
lại chịu ách đô hộ và nô dịch văn hoá của chế độ thực dân hơn 80 năm, ảnh
hưởng của văn hoá nhất là văn học Pháp đến đời sống tinh thần của dân tộc
Việt Nam rất sâu đậm. Từ nửa sau thế kỷ XX, nền văn học Nga lại là nền văn
học có ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam. Có thể khẳng định những sự ảnh
hưởng trên là những điều kiện thuận lợi đáng quý để chúng ta có thể phát
triển bộ môn thi pháp học. Tuy nhiên, những điều kiện đó là chưa đủ.

Lịch sử Việt Nam phát triển không bình thường, do chiến tranh liên
miên (chống ngoại xâm, nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến). Khoa học
kỹ thuật của nước ta chậm phát triển. Trong lao động sản xuất, tuy nhân dân
ta đúc kết được một số kinh nghiệm quý báu, nhưng những kinh nghiệm này
chưa bao giờ được nâng thành khoa học với đúng nghĩa của nó. Cha ông ta
không có truyền thống lý luận, trừ hai bộ môn khoa học gắn liền với sự sống
còn của khoa học và sự sống còn của con người là khoa quân sự và khoa y
học. Hoàn cảnh lịch sử hướng cha ông ta đi theo con đường tiếp nhận, bắt
người Việt xưa chỉ nghĩ những chuyện thực tế, ứng dụng nhanh chóng cái học
được để ứng phó với hiểm hoạ ngoại xâm và bị đồng hoá. Những tri thức lỗi
lạc, có tinh thần dân tộc đều muốn học Trung Quốc để tiến kịp, không thua
kém Trung Quốc, rất ít khi nghĩ đến phê phán cái học được để làm nên cái
riêng của mình. “Trong lịch sử văn học nước ta có khi người ta chuyên luận
về triết học, nhưng ít thôi; dường như đây không phải là một truyền thống lớn
5

×