Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ CHO THƠ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.29 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ
CHO THƠ VIỆT NAM

Học phần: Văn học hiện đại I
GVHD: Cơ Hồng Thị Thùy Dương
Thực hiện: Nhóm 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


BẢNG TÊN THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
SST

1

2

3

4

5
6

7


8

9

HỌ VÀ TÊN
Thái Bảo Trâm
Đoàn Thanh Tuyền
Đào Xuân Mai
Lê Phạm Bảo Long
Đặng Thị Cẩm Hồng
Hồ Thị Ái My

Lê Vi
Trần Thị Thùy Linh
Lý Gia Mỹ

MÃ SỐ SINH
VIÊN

CÔNG VIỆC

4501606107

Phụ trách 1.1 và 1.2

4501606116

Phụ trách 2.1

4501606053


4501606051

Trưởng nhóm, phụ trách 2.2
Phụ trách 2.4.2
Tổng hợp Word, phụ trách 2.5
Phụ trách 2.4.1

4501606036

Phụ trách 2.3

4501606057

Phụ trách 2.4

4501606121

Thiết kết PPT và đóng góp ý kiến

44.01.606.096

Thuyết trình và đóng góp ý kiến

44.01.606.111

Thuyết trình và đóng góp ý kiến


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG........................................................................ 2
1.1. Tác giả Tản Đà .................................................................................................... 2
1.1.1. Tiểu sử .......................................................................................................... 2
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác ........................................................................................ 3
1.2. Phong cách sáng tác ............................................................................................ 5
Tiểu kết……………………………………………………………………………..7
CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ ĐỐI VỚI THƠ VIỆT NAM................. 8
2.1. Tản Đà – Gạch nối giữa hai thế kỷ ..................................................................... 8
2.1.1. Cánh chim đầu đàn của dòng thơ hiện đại Việt Nam ................................... 8
2.1.2. Sự kết hợp giữa hai tư tưởng truyền thống và hiện đại .............................. 13
2.2. “Cái tôi” độc đáo ............................................................................................. 16
2.3. Thể thơ .............................................................................................................. 26
2.4. Ngôn ngữ trong thơ của Tản Đà ....................................................................... 28
2.4.1. Cách sử dụng khẩu ngữ trong thơ............................................................... 30
2.4.2. Biện pháp tu từ dân gian…………………………………………………..31
2.5. Cách tân nhạc điệu, nhịp thơ ............................................................................ 32
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 34
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 37


MỞ ĐẦU
Trong văn học Việt Nam (1900 - 1945) của Phan Cự Đệ – Trần Đình
Hưu: “Viết báo, viết văn với ý nghĩa làm một nghề nghiệp trong xã hội là
chuyện mới có đầu thế kỷ này ở nước ta. Trước đây, trong xã hội phong kiến,
có nhiều nhà nho suốt đời làm phú, làm thơ, có nhiều nghệ sĩ chun biểu diễn
nghệ thuật, triều đình có chức quan chuyển viết văn, nhưng văn nghệ chưa tách
khỏi văn thành một ngành nghệ thuật. Viết văn chưa thành một nghề nghiệp.
Nhà văn chưa thành một hạng người trong xã hội. Vào những năm 10 của thế

kỷ này một số người tập hợp quanh Đơng Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí
viết báo, viết văn. Xã hội coi họ là những người làm nghề ký giả, văn sĩ. Trong
đám ký giả, văn sĩ lúc đó, có người là cựu học, có người là tân học, thái độ
chính trị, quan niệm về mục đích nghề nghiệp có khác nhau, nhưng họ đều là
nhà văn, nhà báo, khác hẳn với nhà nho làm thơ, làm phú trước đây.”. Tản Đà
thuộc thế hệ nhà văn, nhà báo đầu tiên đó. Ơng là một nhà nho chuyển ra viết
báo, viết văn. Sáng tác của ông cũng chuyển mình mang dấu vết của bước
chuyển như vậy. Cuộc đời từ nhà nho thành nhà văn của Tản Đà có một ý nghĩa
lịch sử to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

1


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Tác giả Tản Đà
1.1.1. Tiểu sử
Tản Đà là một trong những nhà thơ lớn ở những năm đầu thế kỷ XX.
Ơng có những đóng góp nhất định trong văn học của nước nhà và được ví
như một cầu nối giữa hai thế kỷ – Là nhân tố tiêu biểu đặt nền móng cho
sự phát triển của Thơ mới.
Tản Đà (8 tháng 5 năm 1889) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, ở làng Khê
Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội), nguyên quán ở làng Lủ tức làng Kim Lũ, huyện Thanh
Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đơng (nay là phường Đại Kim, quận
Hồng Mai, thành phố Hà Nội).
Ơng xuất thân từ một gia đình thuộc dòng dõi phong kiến quý tộc.
Cha là Nguyễn Danh Kế, từng làm quan đến Quản lý, Ngự sử, Anh cả là
Nguyễn Tái Tích đỗ phó bảng, làm Đốc học, sau tham gia ban Tu thư, làm
Hiệu trưởng trường Tân Qui . Mẹ ơng là cơ đào hát có tài, Từ lúc nhỏ
Nguyễn Khắc Hiếu đã theo cha và anh sống ở những nơi họ làm việc, ở

Nam Ðịnh, Sơn Tây, Vĩnh Yên. Tản Đà từng theo học chữ nho.
Ông cũng là một trong những học trò đầu tiên của trường Qui Thức.
Tản Đà đi thi mãi nhưng không đạt được gì cả. Ơng là một nhà Nho rời
nơng thơn ra thành thị. Cuộc sống thành thị lúc này đã ảnh hưởng đến tư
tưởng, tình cảm trước cuộc sống hiện tại của ơng.
Ơng là người đầu tiên mạnh mẽ bước vào nghề mới viết văn, xem
công việc sáng tác như một cách kiếm sống: “Nơm na phá nghiệp kiếm ăn
xồng”. Ơng từng tham gia vào hoạt động báo chí: chủ bút cho tờ Hữu
2


Thanh, thành lập tờ An Nam tạp chí. Ơng mất ngày 7-6-1939 ở Ngã Tư Sở
trong cảnh nghèo khó.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Từ thập niên 1920 - nửa đầu thập niên 1939, trong văn đàn Việt Nam
khơng có nhà thơ nào nổi tiếng,được yêu mến như Tản Đà. Kể cả khi phong
trào Thơ mới xảy ra, thì sau khi “phái thơ mới” bị đả kích kịch liệt lại được
chính những người đả kích mời về ngồi chiếu trên. Trong cuốn Thi Nhân Việt
Nam, cuốn sách bình luận về những giá trị đẹp đẽ, khơng thể xóa nhịa của Thơ
mới, bên cạnh việc bình luận ấy thì Hồi Thanh và Hồi Chân cũng đã viết bài
tưởng niệm Tản Đà lên những trang đầu với lời lẽ tơn kính. Ở đây phải nói một
chút về sự nghiệp của Tản Đà với báo chí bấy giờ: từng làm chủ bút tạp chí
Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Tờ An Nam tạp chí tuy tổng cộng chỉ có 48 số,
hoạt động rất thất thường, thiếu chuyên nghiệp nhưng được coi là một trong
những tờ đầu tiên có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của văn học
Việt Nam thời cận đại theo khuynh hướng hiện thực.
Thơ cũng là một lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác phong
phú của Tản Đà. Ông được coi là một thi sĩ, hơn hết các nghề khác. Ông sáng
tác rất nhiều thơ, theo nhiều thể loại khác nhau – cả về nội dung lẫn hình thức.
Thơ ơng hay diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi

mộng, những mối tình với người tri kỷ xa xơi, song cũng có những bài mang
tính ẩn dụ, ngầm phê phán hiện thực, đời sống. Thơ Tản Đà thường được làm
theo thể cổ phong, cũng có khi làm bằng Đường luật, đường luật phá thể, lục
bát, song thất lục bát. Bên cạnh đó Tản Đà cịn có tài sáng tác thơ dựa trên từ
khúc, một hình thức âm nhạc của Trung Hoa, những bài Tống biệt, Cảm thu
tiễn thu nhờ sự phá cách, phối hợp nhiều thể loại thơ, được coi là cách tân về
hình thức một cách khá táo bạo.

3


Một kiểu văn vần đặc biệt nữa mà ở đó, Tản Đà được sánh ngang với
Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát… là hát nói hay ca trù (nay được
xem như một thể loại thơ). Hát nói của ơng thể hiện một triết lý sống phóng
khống, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế.
Bên ngồi việc sáng tác thơ thì bản dịch thơ của Tản Đà được đánh
giá rất cao. Những bài thơ lục bát dịch từ thơ Đường của Tản Đà thường
được cho là hay hơn các bản dịch khác, có bài hay hơn cả tác giả. Sự tự
nhiên và không bị gị bó Tản Đà đã thổi hồn mình vào đó. Ngồi thơ Đường,
ơng cịn dịch những bài thơ dài như Trường Hận ca, dịch ra thể song thất
lục bát được đánh giá rất cao, Bùi Giáng trong cuốn Đi vào cõi thơ tuy không
đề cao thơ Tản Đà nhưng gọi bản dịch này là “vơ tiền khống hậu”.
Khơng chỉ sáng tác thơ ơng cịn làm báo đó cũng là một phần trong sự
nghiệp sáng tác phong phú của Tản Đà. Ơng có phong cách làm báo đặc biệt,
thường xuất hiện trong những cuộc bút chiến với những giọng điệu khó lẫn.
Tản Đà từng là cộng tác viên cho Nam Phong, sau đó do vì bất đồng với Phạm
Quỳnh mà ông sang làm chủ bút cho Hữu Thanh.
Về sau Tản Đà sáng lập ra An Nam tạp chí nhưng ba lần phải chịu cảnh
đình bản vì lý do tài chính. Ở giai đoạn cuối đời, ông cộng tác với Văn học tạp
chí và cả Ngày nay, tờ báo trước đó đã phê phán ông nặng nề.

Lúc sinh thời Tản Ðà rất tự hào về văn xi của mình, ơng từng nói:
“Văn đã nhiều thay lại lắm lối”. Thế nhưng độc giả, những người nghiên cứu
lại đánh giá cao những tác phẩm thơ của ơng. Bên cạnh đó có thể nói sự nghiệp
báo chí của Tản Đà, cũng như cuộc đời của ơng, thường gặp gian nan trắc trở.
Song những đóng góp của Tản Đà trong thời buổi sơ khai của báo chí Việt Nam
là cái giá trị mà ta phải công nhận.

4


Một số đóng góp của Tản Đà:
THƠ

VĂN

KỊCH

DỊCH

NGHIÊN

THUẬT

CỨU

Khối tình con I Giấc mộng con I Tây Thi (1922)

Liêu Trai chí Vương

(1916)


dị (1934)

(1917)

Tống biệt (1922)

chú

Khối tình con Giấc mộng con II
II (1916)

Thúy Kiều

(1938)

(1932)

Tản Đà xuân Giấc mộng lớn
sắc (1918)

(1932)

Khối tình con Thề
III (1932)

non

nước


(1922)
Tản Đà văn tập
(1932)

Một số bài báo về Tản Đà:
+ Uống rượu với Tản Đà của Trương Tửu (1939)
+ Tản Đà uống rượu làm tôi say đến bay giờ của Vũ Bằng (1970)
+ Người ghét Tản Đà của Vũ Bằng
1.2. Phong cách sáng tác
Tản Đà với lối sáng tác lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khống, ngơng
nghênh, vừa cảm thương ưu ái. Thơ văn của ông như một gạch nối giữa hai
thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại. Tản Đà là người có lối đi riêng

5

giải


của mình, vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những
sáng tạo độc đáo tài hoa.
Trong thời buổi mà lối thơ niêm luật gò bó đang cịn phổ biến, chính cái
sự mạnh dạn vượt ra ngồi khn sáo cũ ấy của Tản Đà đã tạo nên “một giọng
thơ phóng túng riêng” trong phong cách sáng tác thơ của Tản Đà. Tiêu biểu là
bài thơ Hầu trời – Tác phẩm được in trong tập thơ Cịn chơi xuất bản năm 1921.
Trong cái phóng túng, cái ngang tàng ấy của ơng cũng chính là cái ngơng mà
Tản Đà đã tự nhận.
Đi liền với cái ngông là cái say, nhưng cái say này không phải là cái say
về ẩm thực tầm thường, mà là cái say của tao nhân mặc khách, cái say vì nhân
thế, vì cảnh đời và được Tản Đà thể hiện trong bài Thơ rượu, Lại say...
Bên cạnh cái ngơng, cái say thì vẫn là cái điệu buồn vẩn vơ, cái nỗi sầu

man mác và cái tình bâng khuâng cũng bao trùm và sâu lắng trong hồn thơ của
Tản Đà. Đó cũng là những yếu tố muôn đời của chủ nghĩa lãng mạn, nhưng lại
chỉ riêng có ở Tản Đà.
Tản Đà ngơng, Tản Đà say, Tản Đà sầu, Tản Đà mơ mộng hay lãng mạn
có lẽ cũng chỉ là một phần đồng cảm của ông trước buổi giao thời “gió Á mưa
Âu”, cái thời mà chỉ thấy:
“Luân thường đổ nát, phong hóa suy,
Tiết nghĩa rẻ rúng, ân tình ly…”.
(Trần ai tri kỷ – Tản Đà).
Thực tế thì ơng khơng phải là con người thốt ly, nhắm mắt trước thời
cuộc. Thơ ông cũng không hiếm những bài hướng vào hiện thực xã hội, bộc lộ
được những tình cảm u nước, thương dân. Và nói như Nguyễn Đình Chiểu:
“Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”. Tản Đà hay thương dân nên cũng
ghét bọn tham quan ô lại hại dân, hại nước.
6


Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Tản Đà sáng tác được rất nhiều thể
loại phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ của ơng cũng khiến cho độc
giả như được rơi vào cõi mộng, chán ngán đời thực, song cũng khơng thiếu
những bài thơ mang tính châm biếm ngầm, phê phán hiện thực và được đánh
giá là phóng khống, cá tính mang đậm phong cách cá nhân của ơng. Và
Nguyễn Tn cũng có những nhân định rằng trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng
đáng ngôi chủ suý và trong Hội tài tình thì Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà
làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?
Ngoài Nguyễn Tuân thì Xn Diệu cũng có những nhận định về Tản Đà:
“Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản
Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường
hoàng bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám giữ một cái tơi” – Xn Diệu.
“Chính cái sầu trong thơ Tản Đà là đầu mối quy thuật chính yếu để dự người

ta” – Xuân Diệu.
Tiểu kết chương 1
Như đã biết thì Tản Đà với lối sáng tác lãng mạn, bay bổng, lại phóng khống,
ngơng nghênh, vừa cảm thương ưu ái được thể hiện qua cái ngông, cái say, cái
sầu, lãng mạn... Nhưng suy cho cùng những đóng góp của ơng đều thể hiện tấm
lịng u nước, thương dân. Tản Đà được coi là một ngôi sao sáng của nền văn
học, ơng cũng được ví như một cầu nối giữa hai thế kỷ và là nhân tố tiêu biểu
đặt nền móng cho sự phát triển của nền thơ mới. Khác với các tác giả khác Tản
Đà lại có lối đi riêng của mình, ơng thốt khỏi lối niêm luật gị bó và tạo cho
mình một phong cách riêng một giọng điệu riêng không lẫn vào đâu được. Tản
Đà sáng tác rất nhiều thể loại khác nhau về cả nội dung lẫn hình thức và ơng
cũng có những đóng góp nhất định cho nền văn học nước nhà qua các bài thơ,
văn xi, kịch, báo chí... Tản Đà người có sức ảnh hưởng tới nhiều nhà thơ
7


trong phong trào thơ mới. Tài năng của ông cũng được các thi hào nhận xét và
cơng nhận.

CHƯƠNG 2: ĐĨNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ
ĐỐI VỚI THƠ VIỆT NAM
2.1. Tản Đà – Gạch nối giữa hai thế kỷ
Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi vì Tản Đà sinh ra và lớn lên giữa hai thế hệ
văn học, khi mà dòng văn học trung đại với chiều dài hàng ngàn thế kỉ bắt đầu
đi vào lụi tàn, nhường chỗ cho một dòng văn học hiện đại mang hơi thở phương
Tây mới mẻ, phá cách. Đối với ơng mà nói, dịng văn học cũ không đủ chỗ để
chứa thêm một người đầy tính ngơng cuồng, phóng khống như ơng. Mà dịng
văn học mới lại chưa kịp định hình để ơng có thể mạnh dạn thể hiện. Thế nên,
Tản Đà lúc bấy giờ dù là một con người tự do, tràn sức sáng tạo, nhưng việc
mâu thuẫn giữa giai đoạn đầy rối ren này cũng phần nào khiến Tản Đà ban đầu

mất đi phương hướng. Nhưng, lựa chọn của Tản Đà lúc này đã giúp ông định
hướng con đường riêng của bản thân, văn chương Tản Đà nói chung và dịng
thơ mới được tạo ra đã làm nên một sự đột phá trong giai đoạn này.
2.1.1. Cánh chim đầu đàn của dòng thơ hiện đại Việt Nam
Trong dòng văn học trung đại trước đây, đã có khơng ít thi nhân lên tiếng
chống lại cái gị bó của chế độ phong kiến phương Đơng, họ bày tỏ hy vọng
của mình về một cuộc sống tự nhiên ngoài đời thực cũng như sự tự do thoát
khỏi các ràng buộc lễ giáo trong văn chương. Tuy nhiên, trên mảnh đất phong
kiến lại không cho phép những con người ấy có quyền bộc lộ tài năng. Chỉ mãi
khi đến giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khi mà giai cấp phong kiến đi
vào thời kì suy thối và tầng lớp thị nhân trong văn học thành thị bắt đầu xuất
hiện với nhiều thi nhân đã thay đổi góc nhìn trong văn chương, thì nên văn học
8


nước ta đã bắt đầu có sự chuyển biến. Tuy vậy, tiếng nói trong tác phẩm của họ
ln bị tầng lớp Nho sĩ cũ đàn áp. Chính điều này đã khiến cho người tài tử ở
đô thị không chịu được phản ứng gay gắt của giai cấp cũ mà rút mình vào qn
lãng, bằng lịng sống chung với quan niệm cũ kĩ và chấp nhận từ bỏ con đường
cách tân văn học trong thế kỉ mới. Tuy nhiên, riêng chỉ có Tản Đà, người bỏ
ngồi tai những chỉ trích trước sự thay đổi của mình mà tạo dựng “chẳng lề,
chẳng lối cũng văn chương”, và tiêu biểu trong thành tựu cách tân của ơng là
dịng thơ mới.
Như đã nói trên, Tản Đà được xem như một sản phẩm ra đời ở giai đoạn
giao thời trong văn học, khi mà quan niệm sáng tác mang hơi hướng “văn dĩ
tải đạo” chủ yếu ở các nhà Nho thời trung đại vẫn còn tồn tại và quan niệm
sáng tác mới của tầng lớp tri thức dân học bắt đầu nhen nhóm, điều đó đã làm
cho văn chương ông mang cả hai sắc thái. Tuy nhiên, khi nói đến xuất thân của
Tản Đà thì ông lại là một người được tiếp cận với các tư tưởng Nho giáo ngay
từ bé và gia đình có truyền thống khoa cử thì việc mà ơng từ bỏ nề nết văn

chương cũ mà xây dựng phong cách sáng tác mới đã tạo nên rất nhiều tranh cãi
trong các nhà thơ cùng thời. Đối với một nhà Nho chân chính, dù là ở thời đại
nào hay loại hình nào đi chăng nữa, thì yêu cầu đầu tiên đối với họ là việc đề
tên lên bảng vàng. Việc có khoa danh vốn là bằng chứng quan trọng hàng đầu
để khẳng định tư cách cá nhân, khẳng định cái cất tiếng trong xã hội. Tuy nhiên,
so với việc lựa chọn tiếp tục dùi mài kinh sử thì ơng chọn cách dấng thân vào
cịn đường chưa có ai đi và trở thành người đầy tiên gầy dựng nó. Sự phá cách
của Tản Đà ghi dấu ấn trong các bài thơ mới của ông. Có thể nói, ông đã mạnh
dạng vượt qua khỏi khn phép cũ về cả nội dung lẫn hình thức để xây dựng
nên dịng thơ của riêng mình.
Tiêu biểu trong bài thơ Tống biệt:

9


“Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai,
Suối tiễn, oanh đưa, những ngậm ngùi!
Nửa năm tiên cảnh,
Một bước trần ai,
Ước cũ dun thừa có thế thơi.
Đá mịn, rêu nhạt,
Nước chảy, h trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi.
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi…”
(Tống biệt – Tản Đà)
Có thể nói, bài thơ Tống biệt của Tản Đà là một trong những bài thơ tiêu

biểu cho hồn thơ Tản Đà. Tống biệt được trích trong vở chèo Thiên Thai do
chính nhà thơ sáng tác năm 1922, nội dung vở diễn viết về hai chàng thư sinh
là Lưu Thần và Nguyễn Triệu đời Hán, nhân tết Đoan Ngọ vào núi Thiên Thai
hái thuốc thì bị lạc khơng tìm thấy đường về. Hai chàng gặp được tiên nữ rồi
kết làm vợ chồng, tuy sống với nhau rất hạnh phúc, nhưng chỉ được nửa năm,
hai chàng nhớ quê nên đành rời xa chốn thần tiên mà về lại nơi cũ. Dù rằng, đã
được các tiên nữ khuyên ngăn rằng đây là cõi tiên nếu đã về trần thì khơng thể

10


quay lại, nhưng điều đó vẫn khơng giữ được hai chàng. Khi hai chàng về làng
thấy quang cảnh khác xưa thì họ nhận ra đã xa nhà đến bảy đời. Hai chàng
quyết định trở lại Thiên Thai nhưng đường xưa đã khép, khơng cịn thấy các
tiên nữ đâu nữa… kể từ đấy, cũng không ai biết, họ đã đi đâu về đâu. Dù rằng,
bài thơ này được lấy cảm hứng sáng tác dựa trên vở chèo Thiên thai, tuy nhiên
sức ảnh hưởng của bài thơ còn lớn hơn cả vở chèo ấy. Điều này cũng một phần
chứng minh được tài năng của Tản Đà và sự đón nhận của tầng lớp thị dân đối
với các sáng tác của ông.
Ngay từ tựa đề của bài thơ: Tống biệt, nghĩa là vĩnh biệt, mãi mãi không
gặp lại, ta đã cảm nhận được màu sắc u buồn, trầm lắng len lỏi khắp các dòng
thơ. Tống biệt mang cấu trúc và âm điệu thơ lạ lẫm, khác với những cấu trúc
bài thơ trong giai đoạn cũ, khi mà toàn bài thơ phải được viết theo niêm yết
chặt chẽ, quy định về số dòng thơ, cách gieo vần. Thì ở đây, ngược lại Tản Đà
lại rất tự do thể hiện cá tính của mình trong dòng thơ mới và đặc biệt là ở bài
Tống biệt này. Bài thơ không nằm trong quy luật của bất cứ thể thơ nào trước
đó, cũng như số chữ ở mỗi câu cũng không phải gieo theo một quy luật nhất
định. Có thể thấy, dù ơng là nhà thơ với sự tiếp cận nền văn học Nho ngay từ
nhỏ, nhưng ở ơng giờ đây, ngồi danh xưng ấy, ta chẳng còn cảm nhận được
những ràng buộc phong kiến đã ảnh hưởng đến sáng tác của ơng. Tuy nhiên,

đó cũng khơng hẳn là điểm duy nhất tạo nên dấu ấn của Tản Đà, mà cái mà
chúng ta muốn bàn ở đây chính là những đóng góp mới mẻ mà Tản Đà đã mang
lại. Xét về mặt nội dung, bắt nguồn từ một cốt truyện có sẵn trong truyền thuyết,
tuy nhiên Tống biệt là một sự sáng tạo độc đáo của riêng Tản Đà, khắc họa câu
chuyện tình yêu tan vỡ của hai đơi nam nữ khơng cịn năm trong thực tế mà đã
đi vào mộng tưởng. Đi ngược lại với những giá trị thực tại được nhà Nho đề
cao trong dòng văn học trung đại thì chính Tản Đà lại là người đầu tiên thoát

11


ly khỏi yếu tố đó để lãng mạn hóa ý thơ của mình. Và, trước Tản Đà, thì chưa
có ai có thể làm được điều đó.
Hay với những bài thơ có tư tưởng cách tân trong tập thơ Khối tình con
thì cho dù chọn đại một tác phẩm nào trong ấy, ta vẫn dễ dàng phát hiện yếu tố
phá cách, muốn làm mới mình của nhà thơ, khơng chịu trói buộc trước lối thơ
niêm luật gị bó. Thơ Tản Đà mang trong mình bản lĩnh và bản sắc riêng, khơng
lẫn vào đâu được. Song những giá trị lớn lao, đặc sắc hơn cả cũng vẫn là ở vị
trí dẫn đầu của Tản Đà trên thi đàn văn học đầu thế kỷ XX. Thế nên, sẽ khơng
nói q khi khẳng định Tản Đà là người mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại.
Đương nhiên, Tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới như các nhà thơ mới sau
này. Nhưng rõ ràng, ơng là nhà thơ đã có tư tưởng cách tân, có nhiều tìm tịi,
sáng tạo và mạnh dạn vượt ra ngồi khn sáo cũ để xây dựng riêng cho mình
những giá trị mới. Sự nghiệp của thi sĩ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
của nền văn học dân tộc nói chung hay dịng thơ mới nói riêng.
Như Hồi Thanh đã trịnh trọng nói về Tản Đà trong bài Cung chiêu anh
hồn Tản Đà như sau: “Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc
hịa nhạc tân kì đương sắp sửa”. Nếu như nền văn học giai đoạn ấy là một bản
“hòa nhạc” mới thì Tản Đà chính là người đầu tiên khởi xướng cho bài nhạc
ấy. Ngồi những giá trị đóng góp của Tản Đà cho văn chương Việt Nam, ta

không thể không kể đến “chiến cơng” tạo nên dịng thơ mới của ơng. Nếu
khơng có Tản Đà, thì dịng Thơ mới có lẽ vẫn xuất hiện theo trào lưu của chủ
nghĩa lãng mạn phương Tây đang dần xâm nhập vào nước ta buổi ấy. Nhưng,
Tản Đà trên cả người mở đầu cho trào lưu này thì cịn có thể nói là những đóng
góp của “tiên sinh” đã tạo nên những bệ đỡ cho những nhà thơ trong dòng Thơ
mới giai đoạn sau có thể tự do tung hồnh, tự do thể hiện bản thân. Hay như

12


Xn Diệu, nhà thơ mới tiếp gót sau ơng cũng có lần khẳng định chắc nịch
“Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại”.
2.1.2. Sự kết hợp giữa hai tư tưởng truyền thống và hiện đại
Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX với chế độ
quân chủ chuyên chế tập quyền đã từng bước suy tàn, các giá trị văn hóa tinh
thần gắn với chế độ này cũng đi vào tàn lụi. Song song với đó là chế độ tư bản
chủ nghĩa gắn với sự xâm chiếm thị trường của thực dân Pháp đã bắt đầu hình
thành và bất đắc dĩ trở thành xu hướng chính. Các giá trị văn hóa phương Tây
gắn với chế độ tư bản đã xâm nhập và đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Và,
sự ra đời của Tản Đà lúc này khơng khác gì mấy một sản phẩm của thời đại.
Nhưng sau đó, chính ơng trở thành cầu nối, định hình cho giai đoạn chuyển
biến quan trọng của nền văn học Việt Nam sau này.
Trong cái giai đoạn mà “thi tàn, học cũng tàn theo thi” như lời của chính
Tản Đà nhận xét trong bài Ngày xuân nhớ xuân, thì khơng như những nhà Nho
giai đoạn cũ lựa chọn lui vào sống ẩn dật để chờ thời vinh danh khoa cử, như
truyền thống gia đình ơng đã từng. Tản Đà lựa chọn nhập cuộc vào con đường
chưa có lề lối sẵn, để ở đó, bản thân ơng có thể tự do bay nhảy, tư do sáng tạo.
Tuy nhiên, dù được lựa chọn từ trước hay do sự bất khả kháng, kém duyên với
con đường khoa cử mà ở Tản Đà đã khơng cịn đề cao việc thi thố khi mà ngay
từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là bậc tài nhân của tỉnh Sơn Tây. Cũng có thể nói, việc

khơng thề đề tên lên bảng vàng lúc bấy giờ đã trở thành cú sốc tinh thần khá
lớn cho Tản Đà, có lẽ, chính vì ngun do ấy mà ơng trở nên ngơng cuồng hơn
trong những sáng tác của mình.
Dẫu vậy, Tản Đà khơng lựa chọn dứt khốt khỏi tên gọi nhà Nho mà ở
thơ ông, ta thấy được sự chuyển biến một cách chậm rãi từ quan điểm sáng tác

13


của Nho giáo sang hơi hướng hiện đại phương Tây đang thịnh hành ở nước ta
đầu thế kỉ XX. Như trong bài thơ Muốn làm thằng cuội:
“Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.”
(Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà)
Mặc dù, bài thơ được làm theo quy củ của của thể thất ngôn bát cú Đường
luật nhưng trong trong cái hình thức cũ của thơ trước, ta thấy một loại cảm xúc
rất mới. Tâm sự của nhà thơ ở một thời đại hòa nhập mới đã khiến cho cái hình
thức thơ cũ có chiều hướng giảm nhẹ đi tính trang trọng, bó buộc trước đây.
Song song với việc sử dụng ngôn từ giản dị, trong sáng gần với khẩu ngữ tự
nhiên, cách mà Tản Đà gọi chị Hằng là “chị”, xưng “em” làm nên nét “bình
dân” của bài thơ. Bài thơ như một chiếc “bình cũ rượu mới” với “chiếc bình”
được làm bằng thể thơ cũ, nhưng lại dùng để chứa đựng, truyền tải một cảm
xúc rất mới mà chỉ riêng Tản Đà mới dám bộc lộ ở giai đoạn này. Hay ở đây,
đề tài “lánh đục tìm trong” quen thuộc trong giai đoạn văn học trung đại thì

nay lại làm mới với giọng điệu, lời văn bình dị nhưng hàm chứa một cảm xúc
đầy chán trường trước thời cuộc nhiều loạn lúc bấy giờ: “buồn lắm chị Hằng
ơi”, “em nay chán nửa rồi”, “thế mới vui”, “tựa nhau trông xuống thế gian
cười”. Nếu như xếp Tản Đà vào hàng ngũ nhà Nho chí sĩ, ta sẽ thấy những tư
tưởng Nho giáo không đủ sức chứa đựng một Tản Đà ngông cuồng, nhưng nếu

14


xếp Tản Đà vào lớp văn nhân Thơ mới sau này, ta lại thấy thiếu một chút gì đó
nét Nho giáo trong ơng. Mà phải nói rằng, Tản Đà khơng nằm gói gọn trong
một vị trí được định sẵn, mà ông nằm ở giữa hai tư tưởng cũ và mới. Nói cách
khác, văn chương của ơng trong giai đoạn này nói chung hay Thơ mới nói riêng
là sự giao thoa đặt sắc giữa tư tưởng truyền thống và hiện đại. Đây cũng là nét
khu biệt giữa Tản Đà và các thi nhân cùng thời.
Hơn nữa, ngoài việc Tản Đà sử dụng cách thức “bình cũ rượu mới” để
truyền tải hồn thơ của mình thì ơng cịn làm một việc mà xưa nay, chưa nhà
Nho nào dám làm:
“Chữ nghĩa Tây, Tàu trót dở dang
Nơm na phá nghiệp kiếm ăn xồng
Nửa ngịi bút ngỗng, ba sinh luỵ
Một mối tơ tằm, mấy đoạn vương
Có kẹo, có câu là sách vở
Chẳng lề, chẳng lối cũng văn chương
Cịn non, cịn nước, cịn giăng gió
Cịn có thơ, ca bán phố phường”.
(Tựa – Tản Đà)
Nghiệp văn chương được nhà thơ thành thị hóa, khơng cịn mang châm
ngơn “văn dĩ tải đạo” của nhà Nho cũ, thơ của Tản Đà giờ đây chào đón một
cách nồng nhiệt bởi tầng lớp thị dân đo thị mới. Và, Tản Đà khơng cịn đặt nặng

việc “có thơ, ca bán phố phường” là một điều gì đó q đỗi lớn lao, nhục nhã
mà, đối với ông việc sáng tác giờ đây cũng là một cơng việc có thể “kiếm ăn
xồng”. Chỉ với chi tiết này thôi ta cũng thấy rõ sự cách tân trong tư tưởng của
Tản Đà, những xiềng xích phong kiến đã khơng cịn đủ sức để trói buộc ơng và
với sự du nhập của một nền văn hóa phương Tây mới mẻ, Tản Đà đã phần nào
15


bỏ qua sự thanh cao của một nhà Nho mà tự do hịa mình vào sự hội nhập bất
đắc dĩ.
Tư tưởng của một nhà Nho cách tân trong giai đoạn mới được thể hiện
mạnh mẽ, có thể nói, sự xuất hiện của Tản Đà trong giai đoạn này cũng hàm
chứa nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn về thời đại, hay mẫu thuẫn trong chính bản
thân ơng về “chữ nghĩa Tây, Tàu”, một tư tưởng thì từ lâu đã thấm nhuần trong
con người Tản Đà, cịn một tư tưởng thì đầy mới mẻ, tươi trẻ. Tản Đà không
lựa chọn việc theo một tư tưởng nào nhất định, dù là truyền thống hay hiện đại
thì trong ơng ln có sự đấu tranh nội tại, giằng xé giữa quá khứ và hiện tại hay
hiện tại và tương lai, thế nên ta luôn cảm nhận được một tư tưởng thốt ly lãng
mạn trong thơ ơng. Nhưng, chính điều đó lại tạo nên một Tản Đà lệch pha trong
văn học đương thời và một Tản Đà giao thoa trong văn học hai thế kỉ, đây cũng
là nét đặc trưng khu biệt ở Tản Đà mà không phải nhà thơ nào cùng thời ơng
cũng có được.

2.2. “Cái tôi” độc đáo
Tản Đà xuất hiện trên tao đàn Việt Nam như một ngơi sao lạ, một “cái
tơi” phóng khống và lãng mạn đầy mới mẻ đã thổi vào bầu trời thơ ca thế kỉ
đầu XX. Một nguồn sinh khi mới thổi phồng những ước mơ được vươn lên.
“Cái tôi” trữ tình là cách riêng để nhà thơ truyền hơi thở của cuộc sống thông
qua một tác phẩm. Đối với Tản Đà, “cái tôi” của ông là khao khát tự do cá
nhân, là bộc lộ bản lĩnh và ý thức cá nhân của nhà thơ trước hiện thức cuộc

sống.

16


Yếu tố làm nên “cái tôi” của Tản Đà không thể khơng kể đến tính ngơng.
Ngơng của Tản Đà khơng phải chỉ định một kiểu ứng xử mà là ngông dựa trên
khả năng mình có. Là những người dựa vào tài năng, tự tin bởi tài năng của
mình. Người ngơng tạo cho mình phong cách riêng, khác biệt nhưng để lại ấn
tượng sâu đậm.
Tản Đà xuất thân quyền quí, thế mà ơng khơng bao giờ nói đến gia thế
của mình và khơng cho thế là hơn người. Ơng chỉ tự hào ở chỗ ông là người
của núi Tản sông Đà:
“Sông Đà núi Tản đúc nên ai,
Thân thế xưa nay được mấy người!”
(Tự Vịnh – Tản Đà)
Tản Đà dùng hình ảnh sơng, núi để tượng trưng cho bản thân. Ơng là thi
sĩ, người ta khen ông cũng nhiều, chê ông cũng nhiều, nhưng ông tỏ vẻ khinh
đời, không hề để ý đến những lời khen chê ấy. Thơ của ông ế, ông đành phải
đem lên chợ trời để bán cho tiên, cho trời. Và các bậc tiên nhân phải cảm thán
khen cái khí văn, cái đẹp của văn thơ Tản Đà:
“Giời lại phê cho: “Văn thật tuyệt,
Văn trần được thế chắc có ít?
Nhời văn truốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây truyển!
Êm như gió thoảng, tinh như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết.”
(Hầu giời – Tản Đà)
Chẳng những được trời khen mà còn được các ngài hỏi tên họ:


17


“Chẳng hay văn sĩ tên họ gì?
Người ở phương nào, ta chửa biết.”
Dạ, bẩm lạy Giời con xin thưa:
Con tên Khắc-Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”

Thiên Tào tra sổ, xét vừa xong
Đệ sổ lên trình Thượng Đế trơng:
“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu,
Đầy xuống hạ giới vì tội ngơng.”
Giời rằng:” không phải là Giời đầy
Giời định sai con một việc nầy
Là việc “thiên lương” của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay”
(Hầu giời – Tản Đà)
Tản Đà là một nhà nho, khí khải, quân tử, là một thi sĩ có chân tài. Cũng
là một người rất có chí hướng, một kẻ chiến bại trên đường công danh.
Cái ngông đã giúp Tản Đà khinh những cái mà đời trọng, trọng những
cái cao quá sức người đời. Cái ngông đã giúp Tản Đà bày tỏ cái chân tài, cái
khác đời của thi sĩ. Nhưng cái ngông của Tản Đà không phải là kiêu căng tự
phụ mà là sự tự do khẳng định cá tính và bản lĩnh, khơng chấp nhận sự đơn
điệu, ln phá cách, phóng túng và tự do. Tản Đà không đề cao gia thế, ông chỉ
tự cao rằng ông hơn người ở chỗ ông là của núi Tản sơng Đà. Mà của núi Tản
sơng Đà thì đã hơn ai. Một chuyện gần như khơi hài. Chính cái nên thơ và khôi

18



hài ấy đem lại cho cái tự cao của ông một tính cách riêng; nó khơng phải cái tự
cao, tự đại mà ta thường hiểu, mà là cái ngông đặc biệt tạo nên một nét.
Tiếp đến là cái chất liệu đặc biệt của Tản Đà là chất sầu. Sầu là cái bệnh
kinh niên của Tản Đà. Lúc nào ông cũng sầu, một việc không vào đâu cũng làm
ông sầu:
“Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu. Mưa
dầm lá rụng mà sầu, giăng trong gió mát mà sầu; một mình tịch-mịch mà sầu,
đơng người cười nói mà sầu, nằm vắt tay lên trán mà sầu, đem thơ văn ngâm
vịnh mà càng sầu.”
(Giải sầu – Tản Đà)
Cái sầu của Tản Đà không chỉ là do bất mãn cá nhân, buồn về thân phận.
Mà còn là nỗi buồn đau về nhân sinh, thời thế, bởi cái sự bất mãn sâu sắc ấy
nên Tản Đà mới muốn thốt ra khỏi cuộc đời để chìm vào cõi mộng.
Nhiều khi chính Tản Đà đã tìm đến cái sầu. Ơng thích buồn, bởi những
lúc như thế ơng cảm thấy như chìm vào một sự êm đềm, nhẹ nhàng mà sâu lắng,
nó ru ơng, nó đưa ơng đến những thế giới mới, những viễn cảnh đẹp đẽ, lý
tưởng. Sầu cũng là một lí do đưa ơng tới giấc mộng.
Ơng cho rằng: “Ở đời chỉ những sự buồn mới là thật, còn những chuyện
vui phần nhiều là giả dối cả” (Trần ai tri kỷ) . Ông coi sầu là một cái thú mới
lạ, chẳng ai như ông, cái thứ mà người ta muốn thốt ra, vậy mà ơng lại đắm
vào thưởng thức nó như một phần khơng thể thiếu của cuộc sống, ông gợi mở
một hướng đi mới biến nó thành chất liệu trong thơ văn.
Có lúc ơng muốn giết cái buồn ấy đi nhưng nó cứ lơi cuốn ơng đi. Cái
sầu của ơng khơng dễ mà giải được. Nó như ăn nhập lại làm một với Tản Đà:

19



“Đời đáng chán hay không đáng chán?
Cất chén quỳnh riêng hỏi bạn tri âm.

Ngẫm xưa kia: ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang,
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ.
Đời đáng chán biết thôi là đủ,
Sự chán đời xin nhủ lại tri âm.
Nên chăng nghĩ lại kẻo nhầm.”
(Đời đáng chán – Tản Đà)
Tản Đà mang trong mình một tâm hồn trống vắng và cô đơn. Cái sầu mà
ta tưởng chừng là thứ cảm xúc bình thường, nhưng đối với Tản Đà, sầu đã tạo
nên những sản phẩm tất yếu như tính ngơng, mộng, lãng mạn…
Sầu đi đơi với mộng. Nói đến tính mộng, Tản Đà cho rằng: “Mộng là
mộng, đời người cũng là mộng, mộng là cái mộng con, đời là cái mộng lớn chỉ
khác nhau vì giài ngắn lớn nhỏ mà thơi”.
Ơng quan niệm cuộc đời là giấc chiêm bao. Là một giấc mộng lớn, trong
giấc mộng lớn ơng lại có những giấc mộng con, có giấc mộng con thứ nhất rồi
lại giấc mộng con thứ hai, rồi lại giấc mộng con thứ ba, ông mộng rồi ông lại
mộng, ông chỉ sống vì mộng mà thôi. Sự thốt ly của ơng thể hiện qua sự chán
ghét thực tại và tìm lý tưởng ở thế giới thần tiên. Đây là một nguồn cảm hứng
mới mẻ khác hẳn lối sống và tư tưởng của các thi sĩ lúc bấy giờ:
“Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi,
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi.
20


Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng,
Tiếc mộng bao nhiêu dễ chán đời.”
(Nhớ mộng – Tản Đà)
Mộng là một lối thoát trong tâm hồn mơ mộng và bế tắc của Tản Đà.

Cuộc đời khơng lấy gì làm hạnh phúc nên ông thà triền miên trong cõi mộng.
Trong giấc mộng đó, ông thỏa trí tưởng tượng, vẽ ra một cuộc đời mới mẻ và
đẹp đẽ. Đó là được làm thằng Cuội lên cung trăng chơi với chị Hằng:
“Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.”.
(Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà)
Hay mơ lên trời để được dịp khoe tài năng của mình, bởi trần gian có
mấy ai hiểu được thơ của mình, thêm cái “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” nên
ông đành đem văn thơ lên trời bán:
“Nhờ Giời, văn con còn bán được
Chửa biết con in ra mấy mươi!
Văn đã giầu thay, lại lắm lối
Giời nghe Giời cũng bật buồn cười
Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
Anh gánh lên đây bán chợ Giời”.
(Hầu Giời – Tản Đà)
21


Khác hẳn nơi trần gian, cõi trời lại rôm rả khen hay, đó là điều bấy lâu
nhà thơ ln ao ước, mộng đẹp hơn thực tế nhưng chung quy cũng chỉ là giả
tưởng. Nhưng ở đó nhà thơ được tiếp thêm niềm hy vọng để ơng có thể tiếp tục
sự nghiệp sáng tác.
Đối với Tản Đà rượu và thơ là cứu cánh của cuộc đời. Ta đang nói đến
cái chất say trong thơ Tản Đà. Ơng thích rượu vì rượu là nguồn mộng, và nguồn
cảm hứng của thơ ơng. Ơng thích say bởi đây là cách giải thốt con người khỏi
thực tại.
Cái say của Tản Đà không hẳn là sự khối trá về vật chất mà cịn là nguồn

cảm hứng:
“Thương ai cho bận lòng đây
Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ
Cảnh đời gió gió, mưa mưa
Buồn trơng, ta phải say sưa đỡ buồn
Rượu say, thơ lại khơi nguồn
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình”
(Thơ rượu – Tản Đà)
Ơng uống rượu là để quên sự tang thương ở đời. Chính hơi men đã giải
thốt con người ra khỏi trần thế phơi pha, thế nên Tản Đà chìm trong say sưa
nhưng ông biết cách sống trọn trong cái say của mình. Say cũng là một cái thú
để ơng nói lên tiếng lịng cũng là cách nhìn nhận cuộc đời. Cũng là điểm độc
đáo không thể thiếu của Tản Đà.

22


×