Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.11 KB, 62 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Đặt vấn đề
Cải tiến là cần thiết và rất quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp để nâng
cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lực cần thiết cho tiến trình cải tiến
thường được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ, là những nguồn lực hữu
hình, rất hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam - phần lớn là doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Các doanh nghiệp luôn đối diện với tình trạng thiếu vốn nhưng lại ít có cơ hội
tiếp cận với các nguồn tín dụng và rơi vào vòng lẩn quẩn của sự thiếu nguồn lực cải
tiến. Vòng lẩn quẩn xuất phát từ việc thiếu vốn vật thể, dẫn đến không có tài sản thế
chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư cho cải tiến. Khi không cải tiến được
thì năng lực cạnh tranh kém, dẫn đến lợi nhuận thấp rồi tiếp tục đối mặt với tình trạng
thiếu vốn. Mặt dù vòng lẩn quẩn đó là chung đối với các chủ doanh nghiệp, nhưng
cũng có nhiều doanh nghiệp đã phá vỡ “vòng dây” để tìm lối thoát và thực hiện tốt
việc cải tiến và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Để truy tìm những giải pháp cải tiến, trước hết ta xem xét đến các nguồn lực
hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn vật thể (thiết bị, nhà xưởng, tiền mặt và
các nguồn tài nguyên hữu hình khác) và trình độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ
điển). Những nguồn lực đó được đến từ hai nguồn chính: nguồn thứ nhất, do chủ
doanh nghiệp huy động từ các nhà đầu tư khác; nguồn thứ hai, doanh nghiệp tiếp cận
với các tổ chức tín dụng. Nghĩa là chủ doanh nghiệp phải có khả năng huy động
nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đó là khả năng tiếp cận
nguồn lực của các doanh nghiệp, phần nhiều là nhờ vào nắm bắt được xu thế thị
trường, công nghệ, nhu cầu và dự báo được hành vi của các đối thủ cạnh tranh.
.
1
Hình 1.1: Sơ đồ vòng lẩn quẩn cải tiến doanh nghiệp
Để nắm bắt được những xu thế trên, đòi hỏi doanh nghiệp nói chung và lãnh
đạo doanh nghiệp nói riêng phải có mạng lưới các mối quan hệ với các chủ thể khác
trong môi trường kinh doanh: trước hết là mối quan hệ với các chủ thể tạo ra năm áp


lực cạnh tranh
(1)
đối với doanh nghiệp; sau đó là mối quan hệ tốt với các cơ quan đơn
vị có khả năng giúp doanh nghiệp cải tiến về mặt công nghệ, bao gồm viện nghiên
cứu, trường đại học, cơ quan quản lý vĩ mô và cộng đồng. Các mối quan hệ này cần
phải duy trì bằng “sự tín cẩn” lẫn nhau và hành sử với nhau theo “chuẩn mực” văn
hoá kinh doanh và xã hội. Ba yếu tố mạng lưới kinh doanh, sự tín cẩn và chuẩn mực
cấu thành một loại vốn gọi là “vốn xã hội”.
Theo thảo luận trên, vốn xã hội được giả thuyết như là một nguồn lực “vô
hình” tác động đến sự cải tiến và giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có sự kiểm định giả thuyết này và chưa có một
khung lý thuyết chung cho các doanh nghiệp quan tâm đầu tư hợp lý vốn xã hội. Việc
xây dựng một khung lý thuyết về vốn xã hội trong doanh nghiệp là một việc làm rất
cần thiết để giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn ngoài vốn vật chất và trình độ công
1(()
Năm áp lực cạnh tranh theo Porter (1999) là: nhà cung cấp, khách hàng, nội bộ, đối thủ cạnh tranh và đối
thủ tiềm ẩn.
2
Thiếu vốn
vật thể
Khó tiếp cận nguồn
tín dụng
Thiếu nguồn
lực cải tiến
Kém lợi thế
cạnh tranh
nghệ (theo lý thuyết tân cổ điển) còn có vốn xã hội; và điều này thật sự rất cần thiết
cho một nền kinh tế như Việt Nam – đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn dĩ hạn
chế về vốn vật chất và trình độ công nghệ. Hơn nữa, ngay cả khi đạt được dồi dào về
vốn vật chất và trình độ công nghệ hiện đại, thì cũng có thể giới hạn 3 vấn đề nêu ở

bên trên.
1.1.2 Nêu tên đề tài
Vấn đề cấp thiết hiện nay là xác định đầy đủ các nguồn lực giải thích sự cải
tiến, mà trước đây chỉ được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ - vốn dĩ
hạn chế đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đề tài “phân tích
đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành
dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nổ lực tìm kiếm một nguồn lực
mới đóng góp vào tiến trình cải tiến của doanh nghiệp.
1.1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:
- Vốn xã hội có tác động đến quyết định cải tiến của doanh nghiệp không?
- Vốn xã hội ảnh hưởng đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp như thế nào?
1.2MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đo lường vốn xã hội và mức độ cải tiến của doanh nghiệp.
- Kiểm định thang đo vốn xã hội trong doanh nghiệp.
- Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến doanh nghiệp.
- Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp.
- Gợi ý một số giải pháp vĩ mô và vi mô giúp cho doanh nghiệp thực hiện cải
tiến thành công bằng các biện pháp sử dụng vốn hội.
3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài trong các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn nhóm đối tượng nghiên cứu có cùng
ngành nghề và địa bàn hoạt động sẽ hạn chế nhiều yếu tố tác động ngoại vi đến biến
nghiên cứu, giúp việc phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến thêm sâu sắc
hơn.
Một yếu tố khác cũng được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu là thời gian
hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu có thời
gian hoạt động sản xuất kinh doanh từ 5 năm trở lên, nghĩa là được thành lập từ năm

2001 trở về trước. Bởi vì, sự cải tiến là một quá trình, khoảng thời gian 5 năm là đủ
để doanh nghiệp thực hiện xong kế hoạch trung hạn, có thể nhận diện được những
vấn đề tồn tại cần phải cải tiến. Hơn nữa, từ năm 2001 đến nay, môi trường kinh
doanh đã có nhiều biến động từ các chính sách vĩ mô như Việt Nam gia nhập WTO,
hệ thống pháp luật đã sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, tiến
trình cổ phần hóa đang được đẩy mạnh, thị trường tài chính phát triển nhanh. Những
thay đổi này sẽ tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện cải tiến để tồn tại.
1.3.2 Phạm vi lý thuyết
Cải tiến là khái niệm rất rộng thể hiện trên nhiều phương diện của doanh
nghiệp, bao gồm cải tiến đầu vào (Input innovation), cải tiến quy trình (Process
innovation), cải tiến sản phẩm mới (New-product innovation) và cải tiến chiến lược
(Strategy innovation)
(2)
. Để phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến sự cải tiến được
sâu sắc, đề tài chỉ giới hạn trong xem xét cải tiến sản phẩm.
2
(()
Xem Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda Glassop, 2001; Roger, 1998 và Porter,
Stern, 1999.
4
1.4PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu định
tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bản câu hỏi; (2) nghiên cứu định lượng
nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định
các mô hình.
- Đề tài sử dụng nhiều công cụ và phần mềm hỗ trợ phân tích dữ liệu: các thống
kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) với phần mềm SPSS for
Windows 15.0; các ước lượng và kiểm định mô hình kinh tế lượng với phần
mềm Eviews 4.1.
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài được thực hiện nhằm truy tìm và chứng minh nguồn lực vốn xã hội
đóng góp vào sự cải tiến doanh nghiệp. Qua đó giúp các doanh nghiệp Việt
Nam tiếp cận với vốn xã hội để bổ sung vào chính sách kinh doanh.
- Phát hiện đóng góp của vốn xã hội vào tiến trình cải tiến doanh nghiệp là một
phát hiện mang tính cách mạng giúp các doanh nghiệp thoát ra khỏi vòng lẩn
quẩn thiếu vốn vật chất và trình độ công nghệ phục vụ cho cải tiến.
- Việc cụ thể hóa các tiêu chí đo lường vốn xã hội và phân tích tác động của
chúng đến sự cải tiến doanh nghiệp không những góp phần tạo ra một khung lý
thuyết giúp phân tích chính sách kinh doanh, mà còn gợi ý cho chính phủ đề ra
nhiều chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng vốn xã hội để thực
hiện cải tiến.
5
1.6KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Kết cấu báo cáo nghiên cứu bao gồm 6 chương. Chương 1 là giới thiệu chung
về sự cần thiết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết,
định nghĩa các biến nghiên cứu và phát triển mô hình nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình
bày thiết kế nghiên cứu, bao gồm: quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và
những kỹ thuật phân tích dữ liệu. Chương 4 là phân tích mô tả để cung cấp tổng quan
về tổng thể nghiên cứu và kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) nhằm xem xét độ
tin cậy của các biến định tính đo lường các khái niệm nghiên cứu. Chương 5 là phân
tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp bằng hai mô hình kinh tế
lượng: (1) mô hình logit phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến;
(2) mô hình hồi quy bội nhằm xem xét ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến
doanh nghiệp.Chương 6 sẽ rút ra những kết luận từ kết quả phân tích ở các chương
trước, qua đó gợi ý chính sách ở cấp độ quản lý nhà nước và cấp độ doanh nghiệp
nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng vốn xã hội phục vụ cải tiến.
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 GIỚI THIỆU
Mục tiêu của Chương 2 là nhằm thiết lập được mô hình nghiên cứu để trả lời
hai câu hỏi vốn xã hội có ảnh hưởng đến quyết định cải tiến doanh nghiệp không? và
ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến như thế nào? Để trả lời hai câu hỏi đó,
chương này sẽ hệ thống các nội dung cơ bản về lý thuyết sự cải tiến và vốn xã hội
nhằm phát triển thang đo lường các biến nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở để phát triển
giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu.
2.2 LÝ THUYẾT VỀ SỰ CẢI TIẾN
Để truy tìm các biến đo lường sự cải tiến sản phẩm nhằm phân tích mối quan
hệ của chúng với vốn xã hội, cần tiếp cận lý thuyết về sự cải tiến trên hai phương diện
cơ bản sau: thứ nhất là tìm hiểu về các khía cạnh cải tiến trong doanh nghiệp và vai
trò của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; thứ hai là hệ thống các lý thuyết
nhằm truy tìm động lực và nguồn lực cho cải tiến.
2.2.1 Khái niệm và các khía cạnh của sự cải tiến
Khái niệm về sự cải tiến được mở ra mạnh mẽ hơn bốn mươi năm qua. Trong
suốt những năm của thập niên 1950, khái niệm về sự cải tiến được xem như là kết quả
của sự phát triển tri thức riêng lẻ bởi những nhà nghiên cứu và phát minh độc lập.
Ngày nay, sự cải tiến được xem như là kết quả của tiến trình tương tác và trao đổi
kiến thức lẫn nhau giữa các chủ thể phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế. Sự tiến triển
khái niệm cải tiến nhìn chung dẫn đến hai hệ quả sau: thứ nhất, sự cải tiến không chỉ
7
là một sự kiện riêng lẻ trong các giải pháp phát triển kỹ thuật mà còn là một quá trình
tương tác của toàn xã hội; thứ hai, sự cải tiến không chỉ được đo lường bằng các loại
vốn hữu hình (vốn vật thể, vốn tài chính, lao động) mà còn bởi những loại vốn vô
hình, đặt biệt là vốn xã hội.
Theo Porter and Stern (1999:12) cho rằng sự cải tiến là phép biến đổi trí thức
trong sản phẩm mới, quy trình mới, và dịch vụ mới - chứa đựng nhiều hàm lượng
công nghệ và khoa học hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Có năm loại
biểu hiện sự cải tiến (Rogers, 1998:6): sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm cũ;
phương pháp sản xuất mới; mở cửa thị trường mới; nguồn lực đầu vào mới; đổi mới

tổ chức. Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda Glassop (2001) kế thừa
tư tưởng của Roger (1998) và Porter, Stern (1999) đã tổng kết sự cải tiến biểu hiện
trên bốn phương diện
(3)
: cải tiến đầu vào (Input innovation), cải tiến quy trình
(Process innovation), cải tiến sản phẩm mới (New- product innovation), cải tiến chiến
lược (Strategy innovation).
Cải tiến sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua được những rủi ro về chu
kỳ sản phẩm, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Nếu không có cải tiến doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được các thay đổi đa dạng về
nhu cầu của khách hàng, sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh. Vì lẽ đó, cải tiến là điều rất
cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp.
2.2.2 Nguồn lực phục vụ cải tiến doanh nghiệp
Để truy tìm nguồn lực cho sự cải tiến, Réjean. L, Nabil. A và Moketar (2000)
đã tổng kết các nguồn lực cải tiến qua năm lý thuyết cải tiến như sau: (1) sự cải tiến
kiến thức kỹ thuật; (2) sự cải tiến nhờ vào lực kéo thị trường; (3) sự cải tiến trong
3(()
Xem phụ lục 3 trình bày chi tiết các phương diện cải tiến doanh nghiệp được tổng kết bởi Milé Terziovski,
Professor Danny Samson và Linda Glassop (2001).
8
chuỗi liên kết; (4) sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ; (5) sự cải tiến trong mạng
lưới xã hội.
Lý thuyết sự cải tiến kiến thức kỹ thuật (the engineering theories of innovation)
cho rằng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển (R&D) trong sản xuất là nguồn
gốc nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm hoặc quy trình sản xuất. Nguồn lực thực
hiện cải tiến sản phẩm (Vannevar Bush, 1945 xem Rosenbgerg. N, 1982) là các hình
thức vốn hữu hình: vốn công nghệ, vật thể, nhân sự và các hình thức vốn tài chính.
Lý thuyết sự cải tiến nhờ vào lực kéo thị trường (the market pull theories of
innovation) cho rằng những cải tiến về công nghệ được xem là điều kiện cần nhưng
chưa đủ cho việc cải tiến mà cần xem xét đến những vấn đề trong tổ chức như một

khoản đảm bảo sự thành công trong cải tiến (Carter và Williams, 1957; Schmoolker,
1966; Myers và Marquis, 1996). Động cơ thiết lập tổ chức quản lý tương thích với
những cải tiến về kỹ thuật là những dữ liệu về thị trường. Nói cách khác, lý thuyết
này cho rằng sự cải tiến được giải thích bởi những bộ phận cấu thành từ vốn hữu hình
và một loại vốn vô hình là dữ liệu thị trường.
Lý thuyết sự cải tiến trong chuỗi liên kết (the chain – link theories of
innovation): Để tìm cách khắc phục một thực tế cho rằng mối nối giữa tri thức và thị
trường không phải tự động và tức thời được giả định trong lý thuyết cải tiến nhờ lực
kéo thị trường và kỹ thuật. Một lý thuyết xuất hiện trong hai giai đoạn: bắt đầu những
năm 1980, các nhà nghiên cứu như Mowery và Rosenberg (1978) đề nghị rằng cần
chú ý hơn nữa mối nối giữa nghiên cứu khoa học với thị trường công nghệ, sản xuất,
marketing và bán hàng. Cuối những năm 1980, Von Hippel (1988) đã nhấn mạnh sự
chú ý về những thông tin được phát sinh thông qua mối nối giữa doanh nghiệp với
người cung cấp và khách hàng của họ. Trong những lý thuyết này, sự cải tiến được
giải thích bởi bộ phận cấu thành là các hình thức vốn vật thể kết hợp với một hình
9
thức vốn vô hình là: dữ liệu về khách hàng và nhà cung cấp được thiết lập để trở
thành thông tin phục vụ cho những nhà cải cách.
Lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ (the technological network
theories of innovation): Vào cuối những năm 1980 và trong suốt những năm 1990, lý
thuyết sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ đã được phát triển bởi một nhóm các
học giả với tên gọi “sự cải tiến hệ thống (Systems of innovations)” (Lundvall, 1988,
1992, 1995; Nelson, 1993; Noisi et al, 1993; Rothwell, 1992; Edquits, 1997). Những
người ủng hộ lý thuyết này giả định rằng sự cải tiến của doanh nghiệp được liên kết
đa dạng với các chủ thể khác thông qua mạng lưới cộng tác và trao đổi thông tin.
Quan điểm này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nguồn thông tin bên ngoài công
ty: khách hàng, nhà cung cấp, nhà tư vấn, cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu chính
phủ, trường đại học, nghĩa là nhấn mạnh đến sự tương tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp
và những nguồn thông tin bên ngoài. Ở một khía cạnh khác, sự phát triển và cải thiện
quá trình sản xuất và sản phẩm phải tiến hành đồng thời với tiêu chuẩn hoá công nghệ

(lý thuyết sự cải tiến kiến thức kỹ thuật), tương thích với thị trường và mạng lưới kinh
doanh. Với lý thuyết về mạng lưới công nghệ, sự cải tiến được giải thích bởi sự kết
hợp giữa các hình thức vốn hữu hình với một hình thức của vốn vô hình là mạng lưới
công nghệ.
Lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới xã hội (the social network theories of
innovation): Lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới xã hội dựa vào hai quan điểm cũ và
một quan điểm mới. Quan điểm cũ cho rằng sự cải tiến được xác định bởi nghiên cứu
trong khoa học kỹ thuật (lý thuyết kiến thức khoa học kỹ thuật) và trong quá trình
tương tác giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác (lý thuyết cải tiến mạng lưới công
nghệ). Quan điểm mới cho rằng trí thức là yếu tố cốt yếu thúc đẩy sự cải tiến. Tầm
quan trọng của trí thức tăng từ yếu tố sản xuất và xác định sự cải tiến qua quá trình
10
tích luỹ tri thức công nghệ theo thời gian và sử dụng những công nghệ mới được công
bố trên toàn thế giới (Arundel et al, 1998; Cowan and Foray, 1998).
So với lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ, lý thuyết mạng lưới
xã hội về sự cải tiến nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hơn công cụ kỹ thuật và
tầm quan trọng của tri thức hơn mạng lưới công nghệ như những yếu tố vô hình cốt
yếu. Phát triển sự cải tiến dựa trên tri thức phụ thuộc vào khả năng sử dụng công nghệ
và công cụ quan hệ (Lengrand và Chatrie, 1999). Những công cụ công nghệ không tạo
được khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp vì nó dễ dàng có được. Lợi thế cạnh
tranh nằm trong những công cụ quan hệ: đó là phương pháp kinh doanh cả môi trường
bên trong và bên ngoài công ty. Cùng một mạng lưới hợp tác, Lengrand và Chatrie
(1999) cho rằng mạng lưới kiến thức xuất hiện như một hình thức mới của mạng lưới
hợp tác - nó làm tăng thêm và cao hơn mạng lưới công nghệ, chúng được định nghĩa
như một hình thức mạng lưới hợp tác đầu tiên.
Sự tiến hoá từ lý thuyết mạng lưới công nghệ đến mạng lưới xã hội của sự cải
tiến đã dẫn đến thúc đẩy chuyển thông tin thành kiến thức, thông tin kết nối với sự
phát triển hoặc cải thiện sản phẩm hoặc quá trình sản xuất. Sự cải tiến dựa vào kiến
thức không phụ thuộc vào một mà nhiều loại tri thức. Hơn nữa nó phụ thuộc vào sự
hội tụ của nhiều loại tri thức đã bị cản trở bởi nhiều loại chủ thể khác nhau. Theo

Lengrand và Chatrie (1999:14) cho rằng khả năng sản xuất không còn xem như một
“khả năng sản xuất cộng thêm của hoạt động” mà đúng hơn là “hệ thống khả năng sản
xuất của các hoạt động” ở đó khả năng cạnh tranh của một công ty phụ thuộc vào khả
năng sản xuất của “bề mặt chung” hoặc sự tương tác của nó. Những tiêu chuẩn mới
này phụ thuộc vào sự tổ chức mới và chức năng mô hình, ở đó sự hoạt động của
doanh nghiệp phụ thuộc vào mật độ và sự thích hợp của các quan hệ và sự hợp tác
giữa các chủ thể trong hệ thống sản xuất (những công ty khác, nhà cung cấp, nhà tài
11
chính, viện nghiên cứu, giáo dục, các cơ quan phát triển vùng) và thông qua mạng
lưới hợp tác.
Như vậy, các nguồn lực phục vụ cải tiến ban đầu chỉ được hiểu là vốn hữu
hình (vốn vật chất và trình độ công nghệ) đã được các nhà kinh tế phát triển và bổ
sung bởi các nguồn vốn vô hình, đặc biệt là vốn xã hội được tổng kết ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tổng kết lý thuyết về nguồn lực phục vụ cải tiến
Lý thuyết cải tiến Nguồn lực cải tiến Đại diện tiêu biểu
Lý thuyết sự cải tiến kiến thức
kỹ thuật (the engineering
theories of innovation).
Vốn hữu hình, bao gồm
công nghệ, lao động và tài
chính.
Vannevar Bush,
1945
Lý thuyết sự cải tiến nhờ vào
lực kéo thị trường (the market
pull theories of innovation).
Vốn hữu hình kết hợp với
một hình thức vốn vô hình
là dữ liệu thị trường.
Carter và Williams,

1957; Schmoolker,
1966; Myers và
Marquis, 1996
Lý thuyết sự cải tiến trong
chuỗi liên kết (the chain – link
theories of innovation).
Vốn hữu hình kết hợp với
một hình thức vốn vô hình
là dữ liệu về khách hàng và
nhà cung cấp.
Mowery và
Rosenberg (1978);
Von Hippel (1988)
Lý thuyết sự cải tiến trong
mạng lưới cộng nghệ (the
technological network
theories of innovation).
Sự kết hợp giữa các hình
thức vốn hữu hình với một
hình thức của vốn vô hình
là mạng lưới công nghệ.
Lundvall (1988,
1992, 1995);
Nelson (1993);
Noisi (1993);
Rothwell (1992);
Edquits (1997);
Lý thuyết sự cải tiến trong
mạng lưới xã hội (the social
network theories of

innovation).
Sự kết hợp giữa vốn hữu
hình và vốn vô hình là
mạng lưới xã hội.
Lengrand và Chatrie
(1999).
12
2.2.3 Đo lường sự cải tiến trong nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xem xét khía cạnh cải tiến sản phẩm
mới của doanh nghiệp. Theo Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda
Glassop (2001) cải tiến sản phẩm mới được đo lường bằng các chỉ tiêu sau:
- Chi tiêu cho R&D được tính bằng phần trăm (%) trên tổng chi phí - chỉ ra mức
độ cam kết của doanh nghiệp phải cải tiến.
- Chi phí nghiên cứu thị trường được tính bằng phần trăm (%) trên tổng chi phí -
chỉ ra mức độ mà một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tìm kiếm dữ liệu
về nhu cầu khách hàng.
- Số loại công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng – chỉ ra mức độ đầu tư cho công
tác cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp được đề xuất bởi Réjean. L, Nabil. A
và Moketar (2000), bao gồm 21 công nghệ đang được áp dụng trong các ngành
công nghiệp nhẹ (trong đó có ngành dệt may) trên thế giới hiện nay (sẽ được
trình bày chi tiết tại mục 2.4.2).
- Phần trăm doanh thu từ sản phẩm cải tiến trên tổng doanh thu của doanh
nghiệp - biểu hiện kết quả của sự cải tiến sản phẩm.
Trong số các biến số đo lường sự cải tiến do Mllé Terziovski và cộng sự
(2000) đề xuất hai biến tỷ lệ chi phí cho nghiên cứu phát trển và chi phí nghiên cứu
thị trường trên tổng chi phí chưa biểu hiện được kết quả cải tiến, mà chúng chỉ biểu
hiện một phần nổ lực của doanh nghiệp thực hiện cải tiến. Biến tỷ lệ phần trăm doanh
thu từ sản phẩm cải tiến trên tổng doanh thu là biểu hiện rõ nhất về kết quả cải tiến,
nên chúng được chọn để đo lường mức độ cải tiến trong mô hình nghiên cứu của đề
tài.

13
2.3 LÝ THUẾT VỀ VỐN XÃ HỘI
2.3.1 Hệ thống lý thuyết về vốn xã hội
Vốn xã hội trong doanh nghiệp tồn tại với những hình thức khác nhau như sự tín
cẩn (trust), sự có đi có lại hay sự hỗ tương (reciprocity), quy tắc (norms) và mạng lưới
xã hội (networks) (Colleman, 2000; Dasgupta và Serageldin, 2000; Fountain, 1998;
Lesser, 2000; Putnam, 1995). Sự tín cẩn (trust) được phát triển qua thời gian trên cở
sở nhiều lần làm ăn với nhau. Khi doanh nghiệp được sự tín cẩn cao từ các đối tác
kinh doanh, khi làm ăn với nhau họ sẽ không mất công sức, thời giờ (vốn là tài
nguyên không nên phí phạm) để theo dõi và kiểm tra nhau, thay vào đó họ dành nhiều
thời gian, công sức để tập trung nghiên cứu các giải pháp cải tiến. Nhờ vào sự tín cẩn
lẫn nhau nên doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ (reciprocity) và hành xử (norms) theo
chuẩn mực từ các chủ thể khác, tạo nên nghĩa vụ lâu dài với đối tác. Vốn xã hội còn
biểu hiện dưới dạng mạng lưới (networks) liên kết của doanh nghiệp với các chủ thể
khác trong môi trường kinh doanh, nhờ mạng lưới này giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp
thời các thông tin để thực hiện cải tiến doanh nghiệp.
Giống như các loại vốn khác, vốn xã hội cần thiết cho sản xuất, không phải dễ
dàng thuyên chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác mà chỉ có thể chuyên biệt
một hoạt động nhất định, mỗi loại chỉ có ích cho hoạt động này mà có hại cho hoạt
động khác. Song vốn xã hội có nhiều khác biệt, vốn vật thể thì hoàn toàn hữu hình bởi
nó nằm trong những hình thức vật thể trước mắt; vốn con người thì khó thấy hơn bởi
nó nằm trong những kỹ năng và tri thức cá nhân; vốn xã hội thì khó thấy nhất bởi nó
tìm tàng trong các mối liên hệ giữa người với người.
Đóng góp của vốn xã hội trong tiến trình cải tiến là cắt giảm chi phí giao dịch
giữa các doanh nghiệp làm ăn với nhau và giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác
trong nền kinh tế, đáng kể nhất là chi phí thông tin, sự mặt cả, chi phí thủ tục hành
chính (Maskell, 1999). Vì vậy, nếu doanh nghiệp có hàm lượng vốn xã hội lớn sẽ
14
nâng cao sức cạnh trạnh, mở rộng qui mô sản xuất. Vốn xã hội sẽ giúp giảm những
hành động phi pháp, thông tin chính xác tạo ra sự tình nguyện gia nhập các hiệp hội,

hỗ trợ thông tin trong cộng đồng doanh nghiệp. Vốn xã hội được cải thiện sẽ tạo điều
kiện để thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và phân công lao động (Maskell, 1999).
2.3.2 Đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, khái niệm vốn xã hội được đo lường bằng các đặc
trưng trong khái niệm vốn xã hội (như đã trình bày ở mục 2.3.1) là sự tín cẩn, mạng
lưới và sự tương hỗ lẫn nhau của doanh nghiệp với các chủ thể trong môi trường hoạt
động kinh doanh. Khái niệm vốn xã hội trước hết được đo lường bằng các nhân tố thể
hiện cấu trúc xã hội
(4)
như: tài sản mạng lưới (network assets), tài sản tham gia
(participation assets), tài sản quan hệ (relational assets); kế đến là xác định những
nhân tố đặc trưng tiềm ẩn của khái niệm vốn xã hội như: tài sản tín cẩn (trust assets),
áp lực cạnh tranh (pressure competition), tài sản thị trường (market assets) và tín dụng
doanh nghiệp.
Tài sản mạng lưới: Được phát triển từ đặc trưng mạng lưới của khái niệm
vốn xã hội, được đo lường bằng nhận thức của doanh nghiệp về mức độ quan trọng
của mạng lưới kinh doanh (nguồn thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ
cạnh tranh, đơn vị tư vấn, các đơn vị kinh doanh trong cùng tập đoàn), mạng lưới
nghiên cứu (nguồn thông tin từ hội chợ/triển lãm, hội thảo chuyên đề với các chuyên
gia và tạp chí chuyên ngành, internet và dữ liệu ngân hàng máy tính, thông tin về các
chương trình của chính phủ, tài liệu về bằng phát minh sáng chế) và mạng lưới thông
tin (nguồn thông tin từ các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chuyển giao công nghệ, các
trường đại học, cao đẳng). Đơn vị đo lường là thang đo thứ bậc, số 1 gán với mức độ
không quan trọng đến 5 là rất quan trọng.
4(()
Thang đo được đề xuất bởi Réjean. L, Nabil. A và Moketar (2000).
15
Tài sản tham gia: được phát triển từ đặc trưng mạng lưới của khái niệm vốn
xã hội, được đo lường bởi mức độ tham gia các cuộc họp, hội thảo, hiệp hội và mạng
lưới kinh doanh ở các cấp độ không gian. Đơn vị đo lường là thang đo thứ bậc, số 1

gán với mức độ rất ít tham gia đến số 5 rất thường xuyên tham gia.
Tài sản quan hệ: được phát triển dựa trên đặc trưng mạng lưới của khái niệm
vốn xã hội, được đo lường bởi mức độ quan hệ với các chủ thể trong mạng lưới kinh
doanh của doanh nghiệp như các chuyên gia, nhà cung cấp, viện nghiên cứu và các
trường đại học. Đơn vị đo lường là thang đo thứ bậc, số 1 gán với mức độ không
thường xuyên đến 5 là quan hệ rất thường xuyên.
Tài sản tín cẩn: được phát triển từ đặc trưng tín cẩn và sự tương hỗ của khái
niệm vốn xã hội, được đo lường bằng sự nhận thức của doanh nghiệp về mức độ quan
trọng của sự tín cẩn với khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức thuộc chính phủ và phi
chính phủ. Đơn vị đo lường là thang đo thứ bậc, số 1 gán với mức độ không quan
trọng đến 5 là rất quan trọng.
Tài sản cạnh tranh: được phát triển dựa trên đặc trưng mạng lưới của khái
niệm vốn xã hội, được đo lường bởi mức độ nhận thức của doanh nghiệp về nhận
dạng các áp lực cạnh tranh để thúc đẩy cải tiến, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp,
đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp gia nhập ngành. Đơn vị đo lường là thang đo thứ
bậc, số 1 gán với mức độ không đồng ý đến 5 là rất đồng ý cho rằng các áp lực cạnh
tranh trên ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tín dụng doanh nghiệp: được phát triển từ đặc trưng của tín cẩn và sự tương
hỗ của khái niệm vốn xã hội, được đo lường bằng tỷ lệ vốn vay trên tổng tài sản. Tỷ
số này cho biết khả năng vay vốn của doanh nghiệp hay khả năng huy động vốn để tài
trợ cho các dự án đầu tư. Tỷ số này nhằm đánh giá mức độ tiếp cận với các tổ chức
tín dụng của doanh nghiệp.
16
Tài sản thị trường: được phát triển từ đặc trưng mạng lưới của khái niệm vốn
xã hội, được đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm doanh thu xuất khẩu từ hàng
FOB. Hàng FOB (freight on board) là hàng xuất khẩu theo điều kiện giao hàng ngay
trên tàu, nhằm chỉ những hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất từ khâu thiết kế mẫu,
mua nguyên vật liệu và bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các đại lý nước ngoài.
Việc một doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng được tỷ trọng doanh số xuất khẩu
hàng FOB là một biểu hiện cho mạng lưới kinh doanh rộng và nhận được nhiều sự tín

cẩn của các khách hàng quốc tế. Do vậy, chúng được xem như một thành phần của
vốn xã hội.
2.4 CÁC THANG ĐO LƯỜNG BIẾN NGHIÊN CỨU
2.4.1 Thang đo vốn xã hội
Dựa vào cơ sở lý thuyết đã trình bày, thang đo vốn xã hội được đo lường bằng
các tài sản tham gia, tài sản mạng lưới, tài sản tín cẩn, tài sản quan hệ,tài sản cạnh
tranh, tín dụng doanh nghiệp và tài sản thị trường. Trong đó có hai biến tài sản thị
trường và tín dụng doanh nghiệp đo bằng thang đo tỷ lệ, các biến còn lại đo bằng
thang đo thứ bậc.
Tài sản tham gia (TG) - Mức độ tham gia các cuộc họp, hội thảo, triển lãm
hoặc mạng lưới sản xuất ở các cấp độ:
- Cấp độ quận/huyện TG1
- Cấp độ tỉnh, thành phố TG2
- Cấp độ quốc gia TG3
- Cấp độ quốc tế TG4
Tài sản mạng lưới (ML) - Mức độ quan trọng của các nguồn thông tin sau
đây phục vụ cho sự cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất mới:
- Khách hàng ML1
- Nhà cung cấp ML2
- Đối thủ cạnh tranh ML3
- Công ty tư vấn ML4
17
- Các công ty khác trong cùng tập đoàn ML5
- Hội chợ/ triển lãm ML6
- Hội họp, hội thảo với chuyên gia và tạp chí chuyên ngành ML7
- Internet và dữ liệu của ngân hàng máy tính ML8
- Thông tin về các chương trình của chính phủ ML9
- Tài liệu về bằng phát minh sáng chế ML10
- Tổ chức nghiên cứu công ML11
- Tổ chức chuyển giao công nghệ ML12

- Các trường đại học, cao đẳng ML13
Tài sản tín cẩn (TC) - Mức độ quan trọng của sự tín cẩn các mối quan hệ:
- Với khách hàng và nhà cung cấp TC1
- Với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ với các vấn đề liên quan
đến sự cải tiến doanh nghiệp
TC2
Tài sản quan hệ (QH) - Mức độ quan hệ thường xuyên với các chủ thể sau:
- Với các chuyên gia và các nhà quản lý ở địa phương QH1
- Với các chuyên gia và các nhà quản lý trong các cơ quan chính phủ
về phát triển kinh tế
QH2
- Với các nhà nghiên cứu ở các trường đại học và chính phủ trong lĩnh
vực sản xuất của doanh nghiệp
QH3
- Với các khách hàng và các nhà cung cấp QH4
Tài sản cạnh tranh (CT) - Mức độ đồng ý của lãnh đạo doanh nghiệp với các
câu phát biểu sau:
- Khách hàng của tôi có thể dễ dàng tìm kiếm một sự thay thế sản
phẩm từ đối thủ cạnh tranh của tôi
CT1
- Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới là một nguy cơ liên tục đối
với doanh nghiệp
CT2
- Cố gắng giữ nhân viên và công nhân làm việc đủ năng lực CT3
- Sản phẩm của chúng tôi nhanh chóng lỗi thời CT4
- Công nghệ sản xuất tiến hoá nhanh chóng CT5
Tín dụng doanh nghiệp (TD) - Tỷ lệ phần trăm vốn vay trên tổng tài sản
doanh nghiệp.
Tài sản thị trường (TT) - Tỷ lệ phần trăm doanh số xuất khẩu từ hàng FOB
năm 2007.

18
2.4.2. Thang đo sự cải tiến
Dựa vào lý thuyết cải tiến, thang đo mức độ cải tiến sản phẩm thể hiện qua các
chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ % chi phí Nghiên cứu & Phát triển (R&D) trên tổng chi phí
RD
- Tỷ lệ % chi phí nghiên cứu thị trường trên doanh thu NCTT
- Phần trăm doanh số từ sản phẩm mới trên tổng doanh số DTCT
- Tổng số nhân viên làm việc cho bộ phận R&D NVRD
- Số công nghệ doanh nghiệp đang áp dụng SCN
(1) Dùng máy vi tính hỗ trợ cho thiết kế/kỹ thuật
(Computer Aided Design/Engineering (CAD/CAE)).
(2) Dùng máy tính hỗ trợ cho thiết kế/sản xuất
(Computer Aided Design /Manufacturing (CAD/CAM)).
(3) Công nghệ đồng tiến hoá (Modeling or simulation technologies).
(4) Điều khiển điện tử các File CAD.
(5) Công nghệ sản xuất linh hoạt từng phần/hệ thống (FMC/FMS)
(Flexible manufacturing cells or systems).
(6) Cơ chế hoặc quy trình sản xuất theo chương trình điều khiển logic (PLC)
(Programmable logic Control machines or processes).
(7) Sử dụng kỹ thuật la-de.
(8) Kết hợp Robot với khả năng con người.
(9) Robot thay thế toàn bộ con người.
(10) Hệ thống khởi động nhanh.
(11) Gia công cơ khí tốc độ cao.
(12) Công nghệ khuôn mẫu hệ thống chính xác (Near net shape technology).
(13) Công nghệ kiểm sóat quá trình sản xuất.
(14) Hệ thống bảo quản và phục hồi tự động.
(15) Hệ thống tự động kiểm tra/thử nghiệm trước đầu vào và đầu ra.
(16) Hệ thống cảm biến tự động kiểm tra/thử nghiệm đầu vào và đầu ra.

(17) Kết nối mạng nội bộ (LAN) trong kỹ thuật và sản xuất.
(18) Mạng máy tính trên diện rộng toàn công ty (Intranet và WAN).
(19) Mạng máy tính liên kết giữa các doanh nghiệp (Extranet và EDI).
(20) Kế hoạch sản xuất (PRPII) và kế hoạch kinh doanh (ERP).
(Manufacturing Resource Planning and Entreprise Resource Planning).
(21) Dùng máy tính để điều khiển sàn nhà máy (control of the factory floor).
19
2.4.3. Các thang đo khác thể hiện quy mô và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các tiêu thức đo lường quy mô và hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: doanh thu, lợi nhuận, tổng tài
sản, lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tổng số nhân viên.
2.5 PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5.1 Quy trình phát triển giả thuyết nghiên cứu
Hai câu hỏi nghiên cứu của đề tài là vốn xã hội có tác động đến quyết định cải
tiến doanh nghiệp không? Nếu có, thì vốn xã hội ảnh hưởng đến mức độ cải tiến như
thế nào? Để trả lời hai câu hỏi này, hai giả thuyết được đặt ra: (1) Giả thuyết 1 là vốn
xã hội có tác động đến quyết định cải tiến của doanh nghiệp; (2) Giả thuyết 2 là vốn
xã hội có ảnh hưởng đến mức độ cải tiến trên tổng thể doanh nghiệp.
Quy trình phát triển và kiểm định hai giả thuyết nghiên cứu trên được thực
hiện theo sơ đồ hình 2.1. Trước hết, từ tổng thể nghiên cứu (N), tiến hành điều tra với
tổng thể mẫu (n) bao gồm những doanh nghiệp có thực hiện cải tiến (n1) và những
doanh nghiệp không thực hiện cải tiến (n2), thực hiện phép kiểm định giả thuyết 1
vốn xã hội có tác động đến quyết định cải tiến.
Nếu giả thuyết 1 sai, nghĩa là vốn xã hội không có tác động đến quyết định cải
tiến doanh nghiệp, tiến trình phân tích sẽ kết thúc. Nếu giả thuyết 1 đúng (nghĩa là
vốn xã hội có tác động đến quyết định cải tiến), tiến trình phân tích sẽ được thực hiện
tiếp theo bằng cách chọn ra những doanh nghiệp có thực hiện cải tiến (n1) và xem xét
ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến sản phẩm. Từ đó rút ra kết luận và gợi
ý chính sách cải tiến doanh nghiệp dưới góc độ vốn xã hội.

20
Hình 2.1: Quy trình phát triển và kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Ghi chú: n là tổng thể mẫu nghiên cứu, n1 là số doanh nghiệp có thực hiện cải tiến,
n2 là số các doanh nghiệp không cải tiến (n=n1+n2).
21
Kiểm định giả thuyết 1:
Vốn xã hội có ảnh hưởng đến
quyết định cải tiến (mô hình logit).
Số quan sát n = n1 + n2
Kiểm định giả thuyết 2:
Vốn xã hội có ảnh hưởng đến mức
độ cải tiến sản phẩm (mô hình hội
quy bội). Số quan sát n1
Kết luận và gợi ý
chính sách
Đúng
Sai
2.5.2 Mô hình nghiên cứu
(1) Mô hình kiểm định giả thuyết 1 xem xét ảnh hưởng của vốn xã hội đến
quyết định cải tiến như sau:
0 1 2 3 4 5 6 7
( /(1 ))
i i i
Logit P P TG ML TC TT QH TD CT e
β β β β β β β β
− = + + + + + + + +


Trong đó: Logit(P
i

/(1-P
i
)) là logarít cơ số e của tỷ lệ xác suất doanh nghiệp cải
tiến trên xác suất không cải tiến;
i
β
là các hệ số hồi quy; Các biến độc lập TC là tài
sản tham gia, ML là tài sản mạng lưới, TC là tài sản tín cẩn, TT là tài sản thị trường,
QH là tài sản quan hệ, TD là tín dụng doanh nghiệp, CT là tài sản cạnh tranh được đo
lường như đã định nghĩa ở mục 2.4. Dấu kỳ vọng đều của các hệ số hồi quy đứng
trước các biến độc lập đều dương, tức dấu “+”.
(2) Mô hình kiểm định giả thuyết 2 là vốn xã hội có ảnh hưởng đến mức độ cải
tiến sản phẩm là mô hình hồi quy bội được thiết kế như sau:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
DTCT ML TT CT NVRD NCTT TG QH TD TC RD
α α α α α α α α α α α
= + + + + + + + + + +
+ e
i
Trong đó: Biến phụ thuộc là tỷ lệ doanh thu cải tiến trên tổng doanh thu được
xác định bởi công thức sau:
Các biến độc lập ML, TT, CT,TG, QH, TD, TC là các biến thuộc thành phần
của vốn xã hội như định nghĩa ở bên trên. Các biến NVRD là số nhân viên làm việc
trong bộ phận nghiên cứu phát triển, NCTT là tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu thị
trường trên tổng chi phí, RD là tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu phát triển trên tổng
chi phí là những biến đo lường nguồn lực hữu hình tác động trực tiếp vào sự cải tiến.
Dầu kỳ vọng của tất cả các biến độc lập đều dương, tức dấu “+”.
Các biến nghiên cứu của hai mô hình hình được tóm tắt ở bảng 2.2.
22
Doanh thu từ bán sản phẩm cải tiến

Tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp
DTCT =
Bảng 2.2: Tóm tắt các biến nghiên cứu chủ yếu
Biến nghiên cứu

hiệu
Loại
thang
đo
Đơn
vị
tính
Dấu
kỳ
vọng
(a)
Thang đo gốc
Tài sản mạng lưới
ML Thứ bậc Bậc + Réjean. L (2000).
Tài sản tín cẩn TC Thứ bậc Bậc + Réjean. L (2000).
Tài sản tham gia TG Thứ bậc Bậc + Réjean. L, (2000).
Tài sản quan hệ QH Thứ bậc Bậc + Réjean. L, (2000).
Tài sản cạnh tranh CT Thứ bậc Bậc + Réjean. L, (2000).
Tín dụng doanh
nghiệp
TD Tỷ lệ % + Biến mới đưa vào
Tài sản thị trường TT Tỷ lệ % + Biến mới bổ sung
Số công nghệ
SCN
Số

lượng
Loại + Réjean. L (2000);
Tỷ lệ doanh thu cải
tiến trên tổng doanh
thu
(b)
DTCT Tỷ lệ %
Milé Terziovski,
(2001).
Tỷ lệ chi phí nghiên
cứu thị trường trên
tổng chi phí
NCTT Tỷ lệ % +
Milé Terziovski,
Professor Danny
Samson và Linda
Glassop (2001).
Tổng số nhân viên
nghiên cứu phát triển
NVRD
Số
lượng
người +
Réjean. L, Nabil. A
và Moketar (2000).
Tỷ lệ chi phí nghiên
cứu phát triển trên
tổng chi phí
RD Tỷ lệ % +
Réjean. L, Nabil. A

và Moketar (2000).
Ghi chú:
(a)
Dấu kỳ vọng chung cho cả hai mô hình logit và mô hình hội quy bội.
(b)
Là biến phụ thuộc mô hình hội quy bội.
2.6 TÓM TẮT
23
Hệ thống lý thuyết về sự cải tiến đã cho thấy vai trò đóng góp của vốn xã hội
vào sự cải tiến. Từ việc bàn luận các lý thuyết về sự cải tiến đã chọn ra được các biến
đo lường sự cải tiến sản phẩm là tỷ lệ phần trăm doanh thu từ sản phẩm cải tiến trên
doanh thu. Việc thảo luận các lý thuyết về vốn xã hội đã xây dựng được các thang đo
lường khái niệm vốn xã hội là tài sản mạng lưới, tham gia, tín cẩn, thị trường, tín
dụng doanh nghiệp và tài sản cạnh tranh.
Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu của đề tài là vốn xã hội có ảnh hưởng đến
quyết định cải tiến không? và vốn xã hội ảnh hưởng đến mức độ cải tiến sản phẩm
như thế nào? Hai giả thuyết được đặt ra: (1) vốn xã hội có ảnh hưởng đến quyết định
cải tiến; (2) vốn xã hội có ảnh hưởng đến mức độ cải tiến.
Việc kiểm định giả thuyết 1 được tiến hành trên toàn bộ tổng thể mẫu bằng mô
hình logit với biến phụ thuộc là tỷ lệ xác suất doanh nghiệp có cải tiến trên doanh
nghiệp không cải tiến, biến độc lập là các thành phần (nhân tố) đo lường vốn xã hội.
Giả thuyết 2 chỉ được kiểm định khi giả thuyết 1 đúng, được tiến hành trên những
doanh nghiệp (quan sát) có thực hiện cải tiến bằng mô hình hồi quy bội với biến phụ
thuộc là tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm cải tiến trên tổng doanh thu và biến độc lập là
các thành phần của vốn xã hội và các biến số khác có vai trò làm đòn bẩy cho sự cải
tiến là tỷ lệ chi phí nghiên cứu thị trường trên tổng chi phí, tỷ lệ chi phí nghiên cứu thị
trường trên tổng chi phí và số nhân viên làm công tác nghiên cứu phát triển. Dấu kỳ
vọng của các hệ số hồi quy đứng trước biến độc lập trong cả hai mô hình đều dương
(dấu “+”).
24

CHƯƠNG 3:
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU
Chương 2 đã phân tích các lý thuyết về mối tương quan giữa sự cải tiến và vốn
xã hội, qua đó phát triển các thang đo lường khái niệm sự cải tiến và vốn xã hội.
Chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, từ thiết kế bản câu hỏi sơ bộ đến hòan
chỉnh bản câu hỏi, tính toán cỡ mẫu, kỹ thuật chọn mẫu và phương pháp phân tích dữ
liệu.
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Từ mục tiêu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bản phỏng vấn sơ
bộ lần 1 (xem phụ lục 1). Tuy nhiên, bản phỏng vấn sơ bộ lần 1 với các thang đo được
kế thừa từ các trường hợp nghiên tương tự
(5)
và các thang đo mới được bổ sung chưa
qua khảo sát thực nghiệm nên có thể chưa phù hợp đối với tình hình của Việt Nam. Vì
vậy, bước tiếp theo là nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi với 10 nhà
quản lý doanh nghiệp trong ngành dệt may. Sau khi nghiên cứu định tính bản phỏng
vấn sơ bộ lần 2 được phát triển và sử dụng phỏng vấn thử 20 doanh nghiệp để tiếp tục
hiệu chỉnh. Kết quả bước này là xây dựng bản phỏng vấn chính thức (xem phụ lục 2)
dùng cho nghiên cứu định lượng. Quy trình nghiên cứu được phác họa ở hình 3.1.
5(()
Kế thừa thang đo được đề xuất bởi Réjean. L, Nabil. A và Moketar (2000) trường hợp nghiên cứu các
doanh nghiệp ở Canada.
25

×