Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

nghiên cứu liên quan đến định hướng công nghệ 0010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.79 KB, 1 trang )

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN
VÀ SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU
1.1. Cơ sở lý luận về định hướng công nghệ ưu tiên
1.1.1. Công nghệ (Technology)
Công nghệ là sự phát minh, cải tiến, sử dụng và kiến thức về công cụ, máy móc,
kỹ thuật, kỹ năng, hệ thống và phương pháp tổ chức để giải quyết một vấn đề, cải thiện
sự phát triển của một giải pháp hiện có, đạt được mục tiêu hoặc thực hiện một chức năng
cụ thể yêu cầu giá trị chất xám ở mức cao. Nói một cách đơn giản, công nghệ là ứng
dụng của những khám phá khoa học vào những mục đích hoặc sản phẩm cụ thể, thiết
thực cho cuộc sống của con người. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương
mại.
Thuật ngữ “Công nghệ” xuất phát từ hai thuật ngữ Hy Lạp: Techne + Logos; trong
đó “techne” có nghĩa là kỹ năng hoặc cách thức cần thiết để làm một cái gì đó; “logos” có
nghĩa là kiến thức về một điều gì đó (Cẩm nang CGCN- TTCGCN Châu Á Thái Bình
Dương, 2017). Nói đến khái niệm về Cơng nghệ đã có rất nhiều các tác giả trong nước và
trên thế giới định nghĩa về công nghệ, cụ thể như sau:
1) Theo tác giả F. R. Root, một trong những tác giả đầu tiên thì định nghĩa "cơng
nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng được vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng
tạo ra các sản phẩm mới” (F.R. Roots, 1963).
2) Năm 1972, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD,
1972) đưa ra định nghĩa Công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất, nó được mua
và bán trên thị trường như một hàng hoá (UNCTAD, 1972).
3) Tổ chức PRODEC vào năm 1982 đã đưa ra định nghĩa "Công nghệ là mọi loại
kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công nghiệp,
chế biến và dịch vụ" (PRODEC, 1982).




×