Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây dựng và Công nghệ Quang Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.19 KB, 44 trang )

Trần Khánh Ly – 40D
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lao động có vai trò cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lao động của con
người không chỉ là tiền đề cho sự tiến hoá của loài người mà còn là yếu tố quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất. Không những thế lao động còn giữ vai trò
quan trọng trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Một doanh nghiệp,
một xã hội được coi là phát triển khi lao động có năng suất, có chất lượng và hiệu quả.
Có phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hoá của quá trình phân phối
của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội làm ra. Người lao động cần có tiền
lương để đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình, quan trọng hơn nữa là để tái sản xuất sức
lao động của chính họ. Người lao động cung cấp sức lực và trí tuệ của họ, góp phần làm cho
xã hội phát triển.
Tiền lương có vai trò tác dụng làm đòn bẩy kinh tế, tác động trực tiếp đến người lao
động. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý lao động, công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương chính xác, kịp thời để vừa đảm bảo quyền lợi của
người lao động, vừa là điều kiện để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công,
đẩy mạnh hoạt động sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Nhận thức được vấn đề trên, em chọn đề tài: "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty TNHH Xây dựng và Công nghệ Quang Minh". Với sự chỉ bảo tận tình của
TS Nguyễn Phú Giang, cùng sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của Công ty TNHH
Xây dựng và Công nghệ Quang Minh em đã hoàn thành chuyên đề này. Trong thời gian thực
tập và nghiên cứu đề tài này do thời gian có hạn nên bài viết còn nhiều hạn chế, em mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện và thiết thực hơn.
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1
Trần Khánh Ly – 40D
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
* Lao động là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Thù lao của người lao động được biểu hiện bằng thước đo gia trị và gọi đó là
tiền lương.


* Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương
của người lao động được xác định dựa trên cơ sở số lượng và chất lượng lao động mà người
lao động đã đóng góp cho doanh nghiệp. Tiền lương của cá nhân người lao động luôn gắn
với lợi ích của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung.Do vậy tiền lương là một
đòn bẩy kinh tế thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi
nhuận.
* Tại doanh nghiệp việc khuyến khích người lao động phát huy được sáng kiến mới trong
công việc vẫn còn hạn chế. Vì khoản tiền thưởng cho những cảI tiến công việc không được
áp dung trong doanh nghiệp.
2. Xác lập và tuyên bố vấn đề của để tài
Để duy trì được yếu tố lao động trong từng doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý
đúng chính sách về lao động tiền lương. Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên là
khoản tiền thù lao để bù đắp sức lao động đã hao phí, nhờ đó người lao động có những điều
kiện cần thiết để sinh hoạt hàng ngày cũng như đời sống tinh thần của bản thân và gia đình
được nâng cao. Bên cạnh đó họ còn tái sản xuất và phát triển khả năng của cá nhân, tích cực
sản xuất vật chất cho xã hội. Để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động mỗi doanh
nghiệp phải có kế hoạch và chế độ trả lương sao cho thoả đáng với sức lao động mà người
lao động đã bỏ ra.
Do vậy em dã lựa chọn nghiên cứu chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại Công ty TNHH Xây dựng và Công nghệ Quang Minh”.
3. Xác định yêu cầu
* Lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoach sản
xuất kinh doanh và thu lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2
Trần Khánh Ly – 40D
* Đối với một đất nước tiền lương là hình ảnh hiện hữu thể hiện sự phát triển kinh tế.
Nó mang lại cho Bộ tài chính, Bộ chủ quản tinh ổn định góp phần làm giàu cho đất nước.
Từ sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp mọi quy định về thuế của nhà nước doanh

nghiệp chấp hành đóng góp đầy đủ.
* Tiền lương còn mang lại cho người sử dụng lao động thông tin nhanh chóng, hiệu
quả , chính xác.
4. Phạm vi nghiờn cứu
* Nội dung nghiên cứu của chuyên đề là: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương”
* Chuyên đề được thực hiện tại Công ty TNHH Xây dựng và Công nghệ Quang Minh.
* Số liệu sử dụng là các bảng chấm công, bảng lương, sổ chi tiết tài khoản 3382, 3383,
3384, 3389 và sổ cái tài khoản 334, 338, 335 tháng 4/2010
* Thời gian nghiên cứu từ ngày 12/ 03/2010 đến ngày 04/ 06/ 2010.
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3
Trần Khánh Ly – 40D
B.NỘI DUNG
Chương I: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố
cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động) trong đó lao động với tư cách là
hoạt động chân tay và trí óc của con ngươi sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến
đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của
mình.
Vậy lao động là sự hao phí có mục đích thể lực và trí lực của người nhằm tác động
vào các vật tự nhiên để tạo thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu của con người hoặc thực hiện
các hoạt động kinh doanh.
Để bù đắp hao phí về sức lao động nhằm tái sản xuất sức lao động thì người chủ sử
dụng lao động phải tính và trả cho người lao động các khoản thuộc thu nhập của họ trong đó
tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra, trong thu nhập của
người lao động còn gồm các khoản khác như: trợ cấp BHXH, tiền thưởng, tiền ăn ca
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá mà giá cả của nó được biểu
hiện dưới hình thức tiền lương (tiền công).

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động
được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm táI sản
xuất sức lao động.
Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nêu giá trị sản phẩm do lao động tạo
ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí
sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận
của thu nhập – kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động SXKD trong doanh nghiệp.
Ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng theo số lượng và chất lượng lao
động, để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống lâu dài của người lao động, theo chế độtài chính
hiện hành, người lao động còn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã họi:
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 4
Trần Khánh Ly – 40D
- Bảo hiểm xã hội được trích vào chi phí SXKD nhằm trợ cấp cho trường hợp
người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, hưu trí mất sức hay tử tuất…
- Bảo hiểm y tế để trợ cấp cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của
người lao động.
- Kinh phí công đoàn để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn
nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động
- Bảo hiểm thất nghiệp trợ cấp cho người lao động trong trường hợp mất việc làm
và chưa tìm được việc
2. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
2.1Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp
2.1.1 Các phương pháp trả lương
Các doanh nghiệp hiện nay thực hiện tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao
động. Người lao động phải tuân thủ những điều cam kết trong hợp đồng lao động, còn
doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong đó tiền lương và cá c khoản
khác theo quy định trong hợp đồng.
Việc tính trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo các
hình thức trả lương sau:

* Hình thức tiền lương thời gian
Khái niệm: Tiền lương thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc,
cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định.
Nội dung: Tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp.
Tính trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo 2 cách cách sau:
- Tiền lương thời gian giản đơn: là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và
đơn giá lương thời gian
Công thức tính:
Tiền lương thời gian = Thời gian làm việc x
Đơn giá tiền lương thời gian
(hay mức lương thời gian)
Tiền lương thời gian giản đơn gồm:
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 5
Trần Khánh Ly – 40D
+ Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động
hoặc trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các
khoản phụ cấp khác như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực (nếu có)
Tiền lương tháng chủ yếu áp dụng cho công nhân viên làm công tác quản lý hành
chính, nhân viên kinh tế, nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất.
Tiền lương tháng gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
Tiền lương tháng = Mức lương tối thiều x Hệ số lương + Phụ cấp
+ Tiền lương chính là tiền lương trả theo ngạch bậc, tức là căn cứ theo trình độ người
lao động, nội dung công việc và thời gian công tác được tính theo công thức ( M
i
x H
i
)
Mi = Hi + PC
Trong đó: - Hi: Hệ số cấp bậc lương bậc I
- Mn: Mức lương tối thiểu

- Phụ cấp lương (PC) là khoản phải trả cho người lao động chưa được tính vào lương
chính.
Tiền lương phụ gồm 2 loại:
Loại 1: Tiền lương phụ cấp = Mn x hệ số phụ cấp
Loại 2: Tiền lương phụ cấp = MN x Hi x hệ số phụ cấp
Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc
Tiền lương tuần =
Tiền lương tháng x 12

52 tuần
- Hình thức tiền lương thời gian có thưởng: Là kết hợp giữa hình thức tiền
lương giản đơn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất.
-
Tiền lương thời
gian có thưởng
=
Tiền lương thời
gian giản đơn
+
Tiền thưởng có tính
chất lương
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 6
Trần Khánh Ly – 40D
 Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: là một khoản tiền trả cho công nhân viên hưởng
lương theo ngạch, bậc lương chuyên môn, nghiệp vụ khi được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh
đạo 1 tổ chức theo quyết định của Nhà nước
Phụ cấp chức vụ 1 người/tháng = Mức lương tối thiểu x hệ số phụ cấp chức vụ
 Phụ cấp trách nhiệm: Là khoản tiền nhằm bù đắp cho người lao động vừa trực
tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môm, nhiệm vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý
không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm công việc đòi hỏi trách

nhiệm cao ( thủ kho, thủ quỹ, lái xe chở hàng đặc biệt ) chưa xác định trong mức lương.
Phụ cấp trách nhiệm = Mức lương tối thiểu x hệ số phụ cấp trách nhiệm
* Hình thức tiền lương sản phẩm:
- Khái niệm: Hình thức tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương trả cho người lao
động tính theo số lượng sản phẩm, công việc, chất lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu
đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá lương sản phẩm.
Để trả lương theo sản phẩm cần phải có định mức lao động, đơn giá tiền lương hợp
lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc. Tổ chức tốt công tác kiểm tra nghiệm thu sản
phẩm, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện để công nhân tiến hành làm việc hưởng lương
theo hình thức tiền lương sản phẩm, như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu
- Hình thức tiền lương sản phẩm gồm:
+ Hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp
+ Hình thức tiền lương sản phẩm gián tiếp
+ Hình thức tiền lương sản phẩm có thưởng
+ Hình thức tiền lương sản phẩm luỹ tiến
+ Hình thức tiền lương khoán khối lượng sản phẩm hoặc công việc
+ Hình thức tiền lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng
+ Hình thức tiền lương trả theo sản phẩm tập thể
- Tác dụng của hình thức tiền lương sản phẩm:
Quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn liền với số lượng, chất
lượng sản phẩm và kết quả lao động do đó kích thích người lao động nâng cao năng xuất lao
động, tăng chất lượng sản phẩm.
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 7
Trần Khánh Ly – 40D
2.1.2 Các qui định về kế toán tiền lương trong doanh nghiệp
- Ghi chép, phản ánh, tổng hợp kịp thời, đầy đủ và chính xác về tình hình sử dụng
thời gian lao động và kết quả lao động
- Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phảI trả cho người
lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời.
- Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động,

tiền lương, bảo hiểm… Đồng thời quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ tiền lương.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi
tiêu quỹ tiền lương từ đó đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiemè năng lao động,
tăng năng suất lao động ngăn ngừa các vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách, chế
độ về lao động tiền lương và các khoản trợ cấp.
-
2.1.3 Nội dung quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp dùng để trả
cho tất cả các loại lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng. Đứng trên giác
độ hạch toán, quỹ tiền lương được phân thành 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khối lượng
công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian nhiệm vụ chính tại doanh nghiệp bao gồm:
tiền lương theo sản phẩm, tiền lương thời gian và các khoản phụ cấp kèm theo.
Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm việc
tại doanh nghiệp nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: tiền lương nghỉ
phép, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng nhưng được hưởng lương.
2.1.4 Phương pháp kế toán tiền lương trong doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện
hành
2.1.4.1 Chứng từ
- Bảng chấm công
- Bảng chấm công làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Giấy đi đường
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 8
Trần Khánh Ly – 40D
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
- Hợp đồng giao khoán

- Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
2.1.4.2 Tài khoản
Tài khoản 334 „Phải trả người lao động“ được dùng để phản ánh các khoản phải trả
và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động gồm các khoản phải trả về
tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu
nhập của công nhân và người lao động
Nội dung kết cấu:
Tài khoản 334- Phải trả người lao động
- Các khoản tiền lương (tiền công), tiền
thưởng, và các khoản khác đã trả, đã chi, đã
ứng trước vào tiền lương (tiền công) của
CNV và người lao động
- Các khoản tiền lương (tiền công), tiền
thưởng, và các khoản khác phải trả, phải chi
cho CNV và người lao động
SD (nếu có):- Số tiền đã trả lớn hơn số phải
trả cho CNV
SD:- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng và các khoản khác phải trả, phải chi
cho CNV và người lao động
Cá biệt có trường hợp TK 334- Phải trả người lao động có số dư bên Nợ, phản ánh số
tiền trả thừa cho người lao động
2.1.4.3 Trình tự kế toán
1. Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9
Trần Khánh Ly – 40D

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).
2. Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).
3. Tính tiền bảo hiểm xó hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khỏc (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).
4. Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Doanh nghiệp có trích trước tiền lương nghỉ phép)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).
5. Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động
của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xó hội, tiền thu
bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý. . . ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khỏc
6. Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh
nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
7. Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động
khác của doang nghiệp, ghi:
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 10
Trần Khánh Ly – 40D
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có các TK 111, 112,. . .
8. Thanh toán các khoản phải trả người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có TK 111, 112,. . .
9. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh
nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế
GTGT, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).
- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bỏn
hàng nội bộ theo giỏ thanh toỏn, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ .
10. Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác
của doanh nghiêp:
- Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của
doanh nghiêp, ghi:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).
- Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp, ghi:
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 11
Trần Khánh Ly – 40D
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 111, 112,. . .
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
TK 334
TK 623, 622, 627, 641, 642
TK 111, 112
TK 431

(1), (4) Tiền lương, tiền công, tiền
lương nghỉ phép phải trả cho
người lao động
(2) Tính tiền thưởng phải trả cho
người lao động
TK 334
(7), (8) ứng trước, thanh toán tiền
lương tiền công cho người lao
động
(6) tính tiền thuế TNCN của
người lao động
TK 3331, 512
TK 623, 622, 627,
641, 642
TK 334
TK 338
(9) trả lương cho người lao
động bằng sản phẩm, hàng hoá
(10) xác định và thanh toán tiền
ăn ca cho người lao động
(3) Tớnh tiền BHXH phải trả
cho người lao động
(5) Các khoản phải khấu trừ vào
lương của người lao động
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 12
Trần Khánh Ly – 40D
2.1.4.4 Sổ kế toán
- Sổ cáI tài khoản 334
2.2 Kế toán các khoản trích theo lương
2.2.1 Nội dung các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp

2.2.1.1 Quỹ BHXH
Khái niệm: Quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia
đóng BHXH trong trường hợp họ mất khả năng lao động.
Nguồn hình thành: Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định
trên tổng số tiền lương (gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp khác như phụ cấp
trách nhiệm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên của công nhân viên thực tế phát sinh
trong tháng) phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng
tháng doanh nghiệp phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 22%. Trong đó, 16% trên lương cơ
bản tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 6% trên lương thực tế trừ vào thu nhập của người
lao động.
Nội dung chi quỹ BHXH :
- Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ ốm đau, sinh đẻ, mất sức lao động
- Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ mất sức.
- Trợ cấp tử tuất.
- Chi công tác quản lý quỹ BHXH
Theo ch hi n h nh, to n b s trích BHXH n p lên c quan BHXH qu n lý.ếđộ ệ à à ộ ố ộ ơ ả
Hàng tháng, doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên đang làm việc
bị ốm đau, thai sản trên cơ sở chứng từ nghỉ hưởng BHXH (phiếu nghỉ hưởng BHXH,
các chứng từ khác có liên quan). Cuối tháng (quý) DN quyết toán với cơ quan quản lý quỹ
BHXH số thực chi BHXH tại DN.
2.2.1.2. Quỹ BHYT
Khái niệm: Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng
góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh.
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 13
Trần Khánh Ly – 40D
Nguồn hình thành: Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định
trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên.
Theo chế độ hiện hành, DN trích quỹ BHYT theo tỷ lệ 4.5%, trong đó, 3% tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh trên lương cơ bản, 1.5% trừ vào lương của người lao động.

Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT nộp lên cơ quan quản lý chuyên trách để
mua thẻ BHYT.
2.2.13. Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Khái niệm: KPCĐ được trích lập để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn
nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Nguồn hình thành: KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng DN trích 2% trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho
công nhân viên trong tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó, 1% số đã
trích nộp cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn cơ sở.
2.2.1.4 Bảo hiểm thất nghiệp
Nguồn hình thành:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công của người lao động
tháng
2.2.2 Quy định kế toán các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
- Ghi chép đầy đủ, kịp thời, kiểm tra và quản lý chặt chẽ việc sử dụng chi tiêu quỹ
BHXH, BHYT, BHTN
- Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lưong và các khoản trích
BHXH, BHYT, BHTN
- Định kỳ phân tích tình hình chi tiêu quỹ BHXH, BHYT, BHTN
-
2.2.3 Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương
2.2.3.1 Chứng từ
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 14
Trần Khánh Ly – 40D
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
2.2.3.2 Tài khoản
Tài khoản 338- Phải trả phải nộp khác: Được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các

khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã phản ánh các tài khoản khác (từ TK331 đến
TK 336)
Nội dung kết cấu
Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác
- kết chuyển giá trị TS thừa vào các TK
liên quan theo quyết đinh ghi trong
biên bản xử ký .
- BHXH phải trả cho công nhân viên
- KPCĐ chi tại đơn vị
- Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho
cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT,
KPCĐ
- Doanh thu ghi nhận cho từng kỳ kế
toán; trả tiền nhận trước cho khách
hàng khi không tiếp tục thực hiện việc
thuê tài sản.
- Các khoản đã trả và đã nộp khác
- Giá trị TS thừa chờ xử lý (chưa rõ
nguyên nhân).
- Giá trị TS thừa phải trả cho cá nhân, tập
thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết
định ghi trong biên bản xử lý do xác định
ngay được nguyên nhân.
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí
SXKD.
- Trích BHYT, BHXH khấu trừ vào lương
của CNV.
- Các khoản thanh toán với CNV tiền nhà,
điện nước ở tập thể.
- BHXH và KPCĐ vượt chi được cấp bù.

- Doanh thu chưa thực hiện.
- Các khoản phải trả khác
Sd (nếu có):- Số đã chi, đã nộp nhiều
hơn số phải trả, phải nộp hoặc số
BHXH đã chi, KPCĐ chi vượt chưa
được cấp bù.
Sd:- Số tiền còn phải trả, còn phải nộp
- BHXH, BHYT, KPCĐ đã trích chưa
nộp cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để
lại cho đơn vị chưa chi hết. Giá trị TS
phát hiện thừa chờ giải quyết.
- Doanh thu chưa thực hiện còn lại.
Tk 338- Phải trả phải nộp khác, có các TK cấp 2 sau:
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 15
Trần Khánh Ly – 40D
- TK3381- Tài sản thừa chờ giải quyết
- TK3382- KPCĐ
- TK3383- BHXH
- TK3384- BHYT
- TK3387- Doanh thu chưa thực hiện
- TK3388- Phải trả, phải nộp khác
- TK3389-Bảo hiểm thất nghiệp
2.2.3.3 Trình tự kế toán
1. Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản
xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

. . . Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389).
2. Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xó hội, bảo hiểm thất nghiệp trừ vào lương của công
nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
3. Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ bảo
hiểm y tế cho người lao động, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111, 112,. . .
4. TÍnh bảo hiểm xã hội phải trả cho cụng nhõn viờn khi nghỉ ốm đau, thai sản. . ., ghi:
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 16
Trần Khánh Ly – 40D
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
5. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)
Có TK 111, 112,. . .
6. Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LUONG
2.2.3.4 Sổ kế toán
- Sổ chi tiết tài khoản 3382, 3383, 3384, 3388, 3389
- Sổ cái tài khoản 338
2.2.4 Thuế thu nhập cá nhân (3335)
TK 338
TK 623, 622, 627, 641, 642
TK 334
TK 334

(1) Trớch BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN vào chi phí
Khấu trừ lương tiền nôp hộ
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
của CNV
TK 111, 112
(4) BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN nộp thay CNV
(3), (5), (6) Nộp BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 17
Trần Khánh Ly – 40D
 Nguyên tắc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao (gọi tắt là thuế thu nhập cá nhân):
- Doanh nghiệp chi trả thu nhập hoặc doanh nghiệp được uỷ quyền chi trả thu nhập
(gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân
theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Doanh nghiệp chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền
thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào Ngân sách
Nhà nước.
- Doanh nghiệp chi trả thu nhập có trách nhiệm tính số tiền thù lao được hưởng, tính
thuế thu nhập cá nhân và thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân, và nộp thuế vào
Ngân sách Nhà nước. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp phải cấp "Chứng từ
khấu trừ thuế thu nhập" cho cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế, quản lý sử dụng và
quyết toán biên lai thuế theo chế độ qui định.
 Phương pháp kế toán một số doanh nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1. Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế
của công nhân viên và người lao động khác, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả cho người lao động
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
2. Khi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập

cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh
thu nhập, ghi:
- Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ bên ngoài. . . ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635 (Tổng số phải thanh toán); hoặc
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (Tổng số tiền phải thanh toán); hoặc
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng tiền phải thanh toán) (4311)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (Số thuế thu nhập cá
nhân phải khấu trừ)
Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả).
- Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập cao, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng số tiền phải trả)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Số thuế thu nhập cá nhân
phải khấu trừ).
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 18
Trần Khánh Ly – 40D
3. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân được hưởng
khoản tiền thù lao tính theo tỷ lệ (%) trên số tiền thuế đối với thu nhập thường xuyên và trên
số tiền thuế đối với thu nhập không thường xuyên trước khi nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Khi xác định số tiền thù lao được hưởng từ việc kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá
nhân theo quy định, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
4. Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập cao,
ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
Có các TK 111, 112,.
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 19
Trần Khánh Ly – 40D
Chương II:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ QUANG MINH
1. Phương pháp hệ nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu được thu thập từ:
- Bảng tổng hợp lương
- Bảng chấm công
- Bảng tính lương và BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN
- Kế hoạch quỹ lương
1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp so sánh:
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và
chỉ tiêu cơ sở.
+ Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so
với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với
chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
- Phương pháp diễn dịch, quy nạp
Phương pháp này kế toán nhận thông tin thu thập dữ liệu từ các phòng ban liên quan
chuyển tới như phòng nhân sự, gồm có những chứng từ tiền lương và BHXH như sau:
Từ đó kế toán lập bảng phân bổ tiền lương định khoản và hạch toán ghi sổ
nhật ký chung.
2. Kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương
2.1 Kết quả điều tra dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại Công ty TNHH Xây dựng và Công
nghệ Quang Minh
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
- Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 20
Trần Khánh Ly – 40D
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi

+ Kinh doanh và lắp đặt điện dân dụng, điện công nghiệp
+ Thi công lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, đường dây và trạm biến áp đến 35KV
+ Kinh doanh, sản xuất, lắp đặt, trang trí nội ngoại thất
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng
- Hình thức kế toỏn ỏp dụng: Nhật ký chung
- Phương phỏp kế toỏn hàng tồn kho: Bỡnh quõn gia quyền
- Phương phỏp hạch toỏn hàng tồn kho: kờ khai thường xuyờn
- Phương phỏp khấu hao tài sản cố định: đường thằng
- Hình thức trả lương: tiền lương thời gian
- Hệ số lương theo quy định của nhà nước 1.340.000 đồng/thỏng (nghị định số
97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009
- Hệ số cấp bậc, phụ cấp theo thụng tư 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007
- Ngày làm việc: 6 ngày/tuần
- Giờ làm việc:
+ Sỏng: 8 giờ - 12 giờ
+ Chiều: 1 giờ 30 – 5 giờ 30
- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
GIÁM ĐỐC


Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng Kế toán

Dự án Đội giám sát Kế toán tổng hợp

Marketing Đội thi công Ngân hàng,Tiền mặt

Kế toán thanh toán

Kế toán tiền lương
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 21

Trần Khánh Ly – 40D
2.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
Xânh dựng và Công nghệ Quang Minh
2.2.1 Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Xây dựng và Công nghệ Quang Minh
Công ty TNHH Xây dựng và Công nghệ Quang Minh áp dụng hình thức trả lương
thời gian cho tất cả nhân viên trong công ty, ngoài ra đội thi công còn được hưởng thêm
lương làm thêm giờ khi tham gia thi công công trình.
Căn cứ vào nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 và thụng tư 28/2007/TT-
BLĐTBXH ngày 05/12/2007 và theo đặc thự của Cụng ty, Cụng ty đó xõy dựng hệ thống
thang bảng lương như sau:
Chỉ tiờu Hệ số cấp bậc Hệ số
phụ
cấp
Trờn Đại học Đại học CĐ - THCN PTTH
I. khối quản lý
1. Giám đốc 8,0 7,5 7,0 0,4
2. Phó Giám đốc 7,5 6,0 5,5 0,3
3. Kế toán trưởng 7,0 6,5 6,0 0,2
4. Trưởng phòng 6,5 6,0 5,5 0,2
5. Phó phòng 6,0 5,5 5,0 0,1
II. khối nhân viên
1. Nhân viên kỹ thuật 4,5 4,0 3,5 3,0
2. Nhân viên kinh doanh 4,0 3,5 3,0 2,5
3. Nhân viên kế toán 3,5 3,0 2,5 2,0
4. Nhân viên hành chính 3,0 2,5 2,0 1,5
III. đội thi công
1. Đội trưởng 3,0 2,5 2,0 1,5 0,1
2. Nhân viên thi công 2,5 2,0 1,5 1,0
Để tính lương cho nhân viên công ty căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, thang
lương và hệ số lương theo hệ thống thang bảng lương trên.

Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22
Trần Khánh Ly – 40D
Lương 1 tháng của
từng nhân viên
= (HSCBi + HSPC (nếu có)) x
Hệ số lương theo quy
định của Nhà nước
x
NCTTi
NCTN
Trong đó:
- HSCBi: Hệ số cấp bậc nhân viên i
- HSPC: Hệ số phụ cấp (phụ cấp trách nhiệm, chức vụ)
- NCTTi: Ngày công thực tế của nhân viên
- NCTN: Ngày công tiêu chuẩn theo quy định của Công ty là 22 ngày
- Hệ số lương theo quy định của nhà nước: 1.340.000 đồng/tháng
Cụ thể tính lương trong tháng cho Phòng kế toán như sau:
STT Họ và tên Chức vụ Hệ số
cấp bậc
Hệ số
phụ cấp
Ngày công
thực tế
1 Trần Thị Vân Anh Kế toán trưởng 6,5 0.2 20
2 Trần Thị Bích Vân Kế toán tổng hợp 2,5 22
3 Nguyễn Minh Hạnh Kế toán viên 3,0 22
4 Nguyễn Kim Thanh Kế toán viên 2,0 21
- Ví dụ: tính lương tháng 5/2010 cho bà Trần Thị Vân Anh – Kế toán trưởng (theo
nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của chính phủ)
Lương 1 tháng = (6,5 + 0,2) x 1.340.000 x

20
= 8.161.818 đồng/tháng
22
Với cách tính tương tự như vậy ta có lương cho từng nhân viên phòng kế toán như
sau:
STT Họ và tên Chức vụ Lương tháng
1 Trần Thị Vân Anh Kế toán trưởng 8.161.818
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 23
Trần Khánh Ly – 40D
2 Trần Thị Bích Vân Kế toán tổng hợp 3.350.000
3 Nguyễn Minh Hạnh Kế toán viên 4.020.000
4 Nguyễn Kim Thanh Kế toán viên 2.558.182
Cũng với trình tự tính lương như ở Phòng kế toán, ta có bảng lương cho Đội thi công
như sau:
STT Họ và tên Chức vụ Hệ số
cấp bậc
Hệ số
phụ cấp
Ngày công
thực tế
Lương
tháng
1 Nguyễn Duy Dũng Đội
trưởng
2,5 0,1 20 3.167.272
2 Vũ Minh Tuấn Nhân viên
thi công
2,0 22 2.680.000
3 Lê Hoài Đức Nhân viên
thi công

1,5 22 2.010.000
Ngoài ra, đội thi công còn làm thêm giờ và lương làm thêm giờ được tính như sau
(theo thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH):
Tiền lương làm thêm
giờ
=
Tiền lương
giờ thực tế
x
150%
200%
300%
x
Số giờ
làm thêm
Tiền lương giờ thực tế =
Tiền lương trả theo tháng
Số giờ làm việc trong tháng
Số giờ làm thêm thực tế của đội thi công như sau:
Ngày tháng Họ và tên Chức vụ Thời gian Số lượng TG
09/04/2010 Nguyễn Duy Dũng Đội trưởng 17h30-19h30 2 giờ
Vũ Minh Tuấn Nhân viên thi công 17h30-19h30 2 giờ
10/04/2010 Nguyễn Duy Dũng Đội trưởng 18h-19h 1 giờ
Vũ Minh Tuấn Nhân viên thi công 18h-20h 2 giờ
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 24
Trần Khánh Ly – 40D
Lê Hoài Đức Nhân viên thi công 18h-20h 2 giờ
Áp dụng công thức trên, ta tính lương làm thêm giờ của ông Nguyễn Duy Dũng như
sau:
Tiền lương giờ thực té = 3.167.272/ (22 ngày x 8 giờ) = 17.996

Tiền lương làm thêm giờ được trả = 17.996 x 150% x 3 giờ = 80.982
Với cách tinh như trên, ta có thể tính lương làm thêm giờ cho ông Tuấn và ông Đức.
Ta có bảng lương tháng của đội thi công như sau:
STT Họ và tên Chức vụ Lương
tháng
Lương
làm thêm
giờ
Tổng lương
được nhận
1 Nguyễn Duy Dũng Đội trưởng 3.167.272 80.982 3.248.254
2 Vũ Minh Tuấn Nhân viên thi công 2.680.000 91.364 2.771.364
3 Lê Hoài Đức Nhân viên thi công 2.010.000 34.261 2.044.261

2.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây dựng và Công nghệ
Quang Minh
- Các khoàn trích theo lương tại Công ty TNHH Xây dựng và Công nghệ Quang
Minh gồm có: BHXH, BHYT, BHTN
- Việc trích lập BHXH, BHYT, BHTN như sau:
Mức lương nộp
BHXH, BHYT, BHTN
= 1.340.000 x (Hệ số cấp bậc + Hệ số phụ cấp (nếu có))
- Trích nộp BHXH 22% trên tiền lương phảI trả cho công nhân viên, trong đó:
+ 16% doanh nghiệp nộp đưa vào chi phí
+ 6% người lao động nộp trích trừ vào lương
- Trích nộp BHYT 4.5% trên tiền lương phảI trả cho công nhân viên trong đó:
+ 3 % doanh nghiệp nộp đưa vào chi phí
+ 1.5% người lao động nộp trích trừ vào lương
- Trích nộp BHTN 2% trên tiền lương phảI trả cho công nhân viên, trong đó:
Chuyên đề: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 25

×