Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

đáp án đề thi lý thuyết-quản trị doanh nghiêp vừa và nhỏ-mã đề thi qtdnvvn-th(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.08 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012)
NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 01
Câu Nội dung Điểm
1 Thế nào là khuyến mãi ? Trình bày các quyết định chủ yếu trong khuyến
mãi ? Cho 1 ví dụ cụ thể về 1 chương trình khuyến mãi trong thực tế ?
2
* Khuyến mãi là gì ?
- Khuyến mãi bao gồm rất nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị
trường đáp ứng nhanh và mạnh hơn đối với sản phẩm của công ty.
- Các yếu tố bên trong và bên ngoài (do cạnh tranh, lạm phát, suy thoái
kinh tế) ảnh hưởng mạnh mẽ đến khuyến mãi.
- Khuyến mãi hữu hiệu nhất khi sử dụng kèm với quảng cáo và chào hàng.
* Các quyết định chủ yếu về mục tiêu khuyến mãi:
+ Quyết định về mục tiêu khuyến mãi
+ Quyết định về công cụ khuyến mãi
+ Quyết định triển khai chương trình khuyến mãi
+ Thử nghiệm trước
+ Thực hiện và kiểm tra đánh giá.
1.Quyết định về mục tiêu khuyến mãi.
- Mục tiêu khuyến mãi rút ra từ mục tiêu tiếp thị cơ bản đối với một sản
phẩm.
- Với người tiêu dùng: mục tiêu là thúc đẩy họ mua nhiều hơn, khuyến
khích dùng thử, thu hút khách hàng mới.
- Với các trung gian tiếp thị: dẫn dụ họ bán những mặt hàng mới, tồn kho
nhiều hơn, cố gắng tìm những khách hàng tiêu thụ mới, kích thích bán
hàng trong mùa vắng khách.


2.Quyết định về công cụ khuyến mãi.
- Hàng mẫu: có thể gửi đến từng nhà qua đường bưu điện nhận thoải mái
tại cửa hàng.
- Quà tặng
0,5
1,5
- Gói hàng chung
3.Quyết định triển khai chương trình khuyến mãi.
- Nhà tiếp thị cần phải đưa ra những quyết định sau đây để triển khai
chương trình khuyến mãi.
+ Quy mô khích lệ.
+ Điều kiện tham gia.
+ Thời gian cổ động.
4.Thử nghiệm trước
5.Thực hiện và kiểm tra: Dựa vào các kế hoạch, chương trình khuyến mãi
đã lập để thực hiện và kiểm tra.
2 Trình bày những ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại hình doanh
nghiệp theo Luật doanh nghiệp?
2
Những ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp theo
Luật doanh nghiệp
1. Hộ kinh doanh cá thể:
- Nhược điểm: Mặc dù trong các luật của Việt Nam thời gian qua đã
đề cao vai trò và khuyến khích phát triển của kinh tế tư nhân, song những
ưu đãi cũng như định hướng, hỗ trợ phát triển vẫn chỉ mới dành cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ, chứ chưa hướng vào hộ KDCT. Theo thống kê điều
tra, chỉ có khoảng 30% số hộ đăng ký kinh doanh, 30% số hộ chưa đăng
ký và 30% không đăng ký. Do việc tính không đầy đủ số lượng hộ kinh
doanh, nên có ảnh hưởng đến việc tính GDP. Theo Hiệp hội doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ VCCI, khó khăn

thách thức đối với hộ KDCT tập trung vào các vấn đề tài chính, tiếp cận
thị trường và nguồn thông tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ
bao gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ thông tin Chính vì
điều này hộ KDCT không được cập nhật những tiến bộ mới trong kinh
doanh, mà vẫn làm theo khuynh hướng kinh tế gia đình, phát triển tự
nhiên, không có khuynh hướng mở rộng quy mô để tiến lên chuyển sang
doanh nghiệp, để hưởng những điều kiện thuận lợi và có cơ hội hơn.
- Ưu điểm: Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả
nước có 2,7 triệu hộ KDCT. Còn theo thống kê điều tra mức sống hộ gia
đình Việt Nam của Tổng cục Thống kê, giá trị tăng trung bình một năm
0,5
của một hộ gia đình Việt Nam là 15,5 triệu đồng. Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) quy ra giá trị gia tăng của khu vực doanh
nghiệp hộ gia đình Việt Nam tương đương với gần 13% góp vào GDP của
cả nước. Nhà nước có rất nhiều chính sách khuyến khích để phát triển khu
vực này. Hộ KDCT có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế
hiện tại. "Không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng nguồn thu
cho ngân sách mà hộ KDCT còn là mạng lưới rộng lớn nhất, phát triển
về tận những vùng xa, vùng khó khăn mà các lĩnh vực kinh doanh khác
không đáp ứng được. Nhờ đó, hộ KDCT là kênh quan trọng phân phối và
lưu thông hàng hóa tới vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, giúp cân đối
thương mại và phát triển kinh tế địa phương.
2. Doanh nghiệp tư nhân:
* Doanh nghiệp tư nhân có những ưu điểm sau:
- Thành lập dễ dàng
- Dễ kiểm soát các hoạt động kinh doanh
- Tính linh hoạt
- Sự tưởng thưởng trực tiếp
- Những khoản tiết kiệm về thuế
- Tính bí mật

- Sự giải thể dễ dàng
- Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân
hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ
doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho
doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình
doanh nghiệp khác.
* Doanh nghiệp tư nhân có những nhược điểm sau:
- Trách nhiệm vô hạn về mặt pháp lý
- Giới hạn sinh tồn của doanh nghiệp bị hạn chế
- Sự hạn chế về vốn kinh doanh
- Sự yếu kém về kỹ năng quản trị chuyên biệt
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân
cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà
chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
0,5
3. Công ty hợp danh:
- Ưu điểm: Công ty hợp danh kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người.
Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh
mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác
kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số
lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng
nhau.
- Nhược điểm: Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi
ro của các thành viên hợp danh là rất cao.Loại hình công ty hợp danh được
quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999 và 2005 nhưng trên thực tế
loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.
4. Công ty cổ phần:
* Ưu điểm:

- Trách nhiệm pháp lý có giới hạn: trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới
hạn ở số tiền đầu tư của họ.
- Công ty cổ phần có thể tồn tại ổn định và lâu bền
- Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển
nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là
nhà đầu tư có thể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá
nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừng mực nào đo giá trị vốn đầu
tư sẽ tăng lên sau mỗi năm. Điều này đã tạo khả năng cho hầu hết các công
ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng.
- Được chuyển nhượng quyền sở hữu: Các cổ phần hay quyền sở hữu
công ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi vào danh
mục chuyển nhượng tại Sở giao dịch chứng khoán và có thể mua hay bán
trong các phiên mở cửa một cách nhanh chóng. Vì vậy, các cổ đông có thể
duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ
phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt.
* Nhược điểm:
- Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.
- Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đông và để thu hút các nhà đầu
tư tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng,
những thông tin này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác.
- Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ
lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc
0,25
0,25
của công ty. Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh
đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài. Với
nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ
phần để nâng cao uy tín của bản thân mình.
- Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần. Lần thứ nhất thuế đánh vào công
ty. Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu

nhập cá nhân của từng cổ đông.
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn:
* Ưu điểm:
- Công ty có nguồn vốn dồi dào hơn công ty tư nhân, vị thế tín dụng của
công ty ngày càng cao, kỹ năng quản trị được nâng cao nhờ sự chuyên
môn hóa, khả năng tăng trưởng và phát triển
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về
các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây
rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên
thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công
ty không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ
dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập
của người lạ vào công ty.
* Nhược điểm:
- Giới hạn tồn tại của công ty, khó khăn về kiểm soát
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn
hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật
hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do
không có quyền phát hành cổ phiếu.
0,5
3 3
* Tính Z1sp, LN1sp theo chìa khóa phân bổ theo tổng doanh thu:
- Tính chi phí trực tiếp cho 1sản phẩm:
Sản phẩm A: 605 + 1,5x720 = 1.685
Sản phẩm B: 1.210 + 1,3x720 = 2.146
Sản phẩm C: 1.620 + 2,7x720 = 3.564

Sản phẩm D: 2450 + 3.2x720 = 4754
Sản phẩm E: 3040 + 3.5x720 = 5560
- Tính tổng chi phí gián tiếp: 1.425.000 + 925.000 = 2.350.000
- Tính tổng doanh thu: (450x5.810) + (300x6.900) + (325x7.100) +
(300x9.100) +(200x10.000) = 1.1722.000
Chìa khoá K1 = 2.350.000/1.1722.000 x DT1sp = 0,2 x DT1sp
- Bảng tính Z1sp, LN1sp:
SP CPtt1sp CPc1sp Z1sp DT1sp LN1sp
A 1.685 1.162 2.847 5.810 2.963
B 2.146 1.380 3.526 6.900 3.374
C 3.564 1.420 4.984 7.100 2.116
D 4.754 1.820 6.574 9.100 2.526
E 5.560 2.000 7.560 10.000 2.440
* Tính Z1sp, LN1sp theo chìa khóa phân bổ theo tổng chi phí trực tiếp:
- Tính tổng chi phí trực tiếp:
1.685x450 + 2.146x300 + 3.564x325 + 4754x300 + 5.560x200
= 5.098.550
Chìa khoá K2 = 2.350.000/5.098.550 x CPtt1sp
= 0.4609 x CPtt1sp
- Bảng tính Z1sp, LN1sp:
SP CP tt1sp CPc1sp Z1sp DT1sp LN1sp
A 1.685 776,62 2.461,62 5.810 3.348,38
B 2.146 989,09 3.135,09 6.900 3.764,91
C 3.564 1.642,65 5.206,65 7.100 1.893,35
D 4.754 1.009,88 5.763,88 9.100 3.336,12
E 5.560 2.562,6 8.122,6 10.000 1.877,4
Nhận xét: theo 2 chìa khóa phân bổ DN đều thu được lợi nhuận. Kết
quả này có tác dụng giúp các nhà quản trị tham khảo chứ không hoàn toàn
làm căn cứ chính xác cho xác cho những quyết định kinh doanh.
4 Tự chọn, do trường biên soạn 3

Cộng 10
………… ,ngày…….tháng……năm ……

×