Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nobel vận hành nhà máy lọc dầu đầu tiên trên thế giới? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.27 KB, 4 trang )

Nobel vận hành nhà máy lọc dầu
đầu tiên trên thế giới?
Khi nhắc đến tên nhà bác học Robert Nobel (1829 – 1896) mọi người
đều liên tưởng đến giải thưởng rất có uy tín về khoa học toàn cầu hoặc
về thuốc nổ do ông tìm ra cách chế tạo chứ ít ai nghĩ đến ông là một
trong những nhà xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu đầu tiên trên
thế giới.

Vượt lên mọi người cùng thời đại, Robert Nobel là người dẫn đầu trong
công việc đầu tư vốn để khai thác các mỏ dầu ở Bacu, Azerbaijan và
xây dựng nhà máy lọc dầu ở đây để cung cấp để cung cấp xăng cho xe
ôtô, máy bay vừa mới được sản xuất mà ngày nay ta chỉ có thể thấy
chúng trong các viện bảo tàng.
Vào một ngày cuối thế kỷ XIX, gia đình Nobel đã đến Bacu một cách
tình cờ để tìm một loại gỗ của cây óc chó dùng làm kho chứa súng đạn
cho chính quyền Nga hoàng. Thế giới thời bấy giờ đã bắt đầu dùng dầu
hỏa để thắp sáng và dùng xăng cho máy bay nổ nhưng tất cả loại nhiên
liệu lạ lùng này chỉ có ở nước Mỹ dưới dạng một hàng hóa độc quyền
của gia đình tỷ phú Rockefeller.
Ông tình cờ thấy những giếng khoan rất thô sơ đang khai thác dầu
chung quanh thành phố Bacu hẻo lánh, ông đã say mê chúng nên đã
quyết dùng một nhà máy lọc dầu nhỏ và một xưởng sản xuất dầu hỏa
cho châu Âu của ông.
Người anh của ông là Alfred Nobel, một nhà hóa học, tỏ ra nghi ngờ,
không đồng tình với quyết định của em. Robert Nobel không nản chí
bèn thuyết phục người em thứ 3 của ông là Ludwig Nobel đến Bacu để
cùng ông thuê các mỏ dầu và khoan khai thác, sau đó đặt đường ống
dẫn dầu về nhà máy lọc dầu.
Năm 1879, công ty dầu mỏ mang tên ông được chính thức thành lập và
nhanh chóng làm chủ ngành khai thác cũng như lọc dầu ở Bacu. Sản
phẩm của ông được bán khắp các nước châu Âu, sang cả Iran, Ấn Độ,


Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Chỉ trong một thời gian ngắn,
Bacu trở thành trung tâm cung cấp xăng dầu cho thế giới và gia đình
Nobel chiếm một nửa thị phần toàn cầu.
Những giàn khoan bằng gỗ được xây dựng cạnh bờ biển Caspy trở
thành nổi tiếng với cái tên “khu rừng Nobel” và ngôi biệt thự của gia
đình ông được gọi là Villa Petrolea (biệt thự dầu mỏ). Ông cũng sở hữu
một chiếc tàu vỏ sắt chạy bằng hơi nước với nhiên liệu là cặn dầu,
mang tên Zoroaster, sau đó đội tàu này phát triển lên đến 30 chiếc.
Theo ông Akhundov, vào những năm 1880 Ludwig Nobel bắt tất cả tàu
của công ty vận chuyển dầu đến Iran khi trở về phải chở đất trồng để
xây dựng một công viên trên bờ biển Bacu rộng 25 mẫu Anh.
Gia đình ông thuê một nhà thực vật học châu Âu nhập khẩu các loại
cây từ mọi nơi trê thế giới về trồng trong công viên này. Trong công
viên ông cho xây dựng một villa Nobel, một trụ sở điều hành của công
ty, một khu nhà ở cho công nhân dầu khí, một bệnh viện và một nhà hát
khổng lồ. Lợi nhuận từ dầu mỏ đã giúp cho gia đình Nobel trở thành
một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới vào thời kỳ đó. Năm 1917,
sau Cách mạng tháng Mười, gia đình Nobel rời Bacu vì công ty bị
chính quyền Xô Viết quốc hữu hóa.
Ngày nay, khách du lịch đến Bacu còn có thể thấy ở vùng ngoại ô
những kho chứa dầu cũ kỹ, một tòa lâu đài bằng đá đã bị quân đội Đức
phá hủy trong chiến tranh thế giới lần thứ hai và cạnh đó là những bức
tường loang lổ của nhà hát bị cháy vào năm 1983. Đó là những dấu tích
của một thời tráng lệ của gia đình Nobel cũng như của Bacu. Tổng
thống Aliev của Azerbaijan hiện nay và chính quyền thành phố đã phê
duyệt dự án tân trang lại ngôi biệt thự để làm nhà bảo tàng và khôi phục
lại công viên bằng kinh phí của các công ty dầu đóng góp, xem đây là
một mốc đánh dấu lịch sử ngành dầu khí của toàn nhân loại.


×