Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

50 năm miệt mài vẽ chân dung Bác pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.16 KB, 4 trang )

50 năm miệt mài vẽ chân dung Bác
Cuối cùng, người họa sĩ tự do tên Lê Thái, sống trên đường Cầu Đất
(TP Hải Phòng) đã đạt được phần thưởng: Nghệ sĩ ưu tú trong lĩnh vực
nghệ thuật do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phong tặng. Đặc biệt,
ông là người đã 50 năm nay “miệt mài” vẽ chân dung Bác Hồ trên đất
Cảng.

Duyên nợ tình cờ
Ông mồ côi cha từ lúc 5 tuổi, mẹ đi lấy chồng khác. Ông lang thang
khắp nơi, có lúc tưởng không thể vượt qua nổi cái đói. May sao, người
cô ruột từ xa trở về Hải Phòng công tác đã đón ông về nuôi. Từ nhỏ,
niềm ham thích của Thái chỉ là vẽ. Ông vẽ bất kể lúc nào. Nơi ông sống
sát với nhà văn hóa thành phố. Hằng đêm ông trèo lên cửa sổ xem đám
trẻ cùng trang lứa đánh đàn, nhảy múa Ở cuối nhà văn hóa có một lớp
dạy vẽ dành cho trẻ em, nơi ông không thể nào quên. “Tôi đang chăm
chú nhìn các bạn khác vẽ thì thì người thầy bước lại, mời tôi vào lớp
học. Sau khi vẽ xong bức tranh đầu tiên thầy cho cả lớp xem và bảo tôi
có khiếu hội họa”, ông nói. Từ đấy, ông theo thầy học vẽ. Đến năm 15
tuổi, những bức tranh do ông vẽ chẳng kém một họa sĩ chuyên nghiệp
nào ở thành phố Hải Phòng lúc bấy giờ. Cùng thời gian này, ông
chuyển hẳn vào Nhà văn hóa thành phố ở và phụ trách vẽ tranh tuyên
truyền cổ động cho thành phố.


Họa sĩ Lê Thái vẽ bức chân dung Bác Hồ khổ lớn

Năm 1957, một sự kiện lớn đến với cuộc đời ông. “Nhân kỷ niệm 2
năm ngày giải phóng Hải Phòng, nhạc sĩ Trần Hoàn lúc đó làm giám
đốc nhà văn hóa thành phố có ý muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa
cho xứng tầm một thành phố lớn của miền Bắc sau những năm giải
phóng. Mọi người đồng ý và thống nhất ý kiến vẽ một bức chân dung


Bác Hồ treo trước cửa Nhà hát Lớn. Nhưng ai sẽ là người vẽ bức chân
dung đó? Có rất nhiều người đã vẽ chân dung Bác nhưng với bức chân
dung có kích cỡ cao tới 5m thì thật là khó vô cùng. Nhiệm vụ được trao
lên vai tôi, lúc đó tôi mới tròn 19 tuổi. Vừa vinh dự nhưng thấy trọng
trách quá lớn nên tôi thực sự hồi hộp vì chỉ sợ mình vẽ Bác không
giống”, ông bồi hồi kể lại.
Sau một tuần làm việc lao động miệt mài, ông đã hoàn thành bức chân
dung Bác và được dựng trước quảng trường Nhà hát. “Đêm văn nghệ
chào mừng ngày giải phóng thành phố, tôi đứng hát dưới bức chân
dung Bác mà lòng đầy tự hào và kiêu hãnh, không ngờ mình đã hoàn
thành một trọng trách lớn lao đến như thế”, ông nói.
Một người không học qua trường lớp nào, không được đào tạo cơ bản
mà chỉ học qua những buổi sinh hoạt tại nhà văn hóa lại có thể trở
thành họa sĩ giỏi chắc đã làm được. Từ đó đến nay ông vẫn miệt mài vẽ
chân dung của Người.

Kỷ lục về vẽ chân dung Bác
Ngày Bác ra đi, cả nước khóc. Ông được giao nhiệm vụ vẽ hai bức
chân dung Bác để toàn thể nhân dân thành phố đến viếng Người. Ngồi
vẽ mà nước mắt lưng tròng, xe cộ ngoài đường chạy ầm ĩ mà lòng ông
rối như tơ vò, phải hoàn thành bức vẽ để sáng hôm sau nhân dân còn
đến vĩnh biệt Bác lần cuối.
Bức chân dung được hoàn thành lúc 3g sáng nhưng khi kiểm tra lại thì
thấy một lớp bột màu do quá cũ nên không kết dính được, bị bong ra.
Vì sáng hôm sau phải hoàn thành, đành phải vẽ lại bức khác. Một mình
trong căn phòng với bức chân dung của Bác, quên cả mệt mỏi, họa sĩ
Lê Thái cặm cụi vẽ để hoàn thành bức chân dung cho kịp. Mọi người
đứng ngoài lo lắng không kém, cuối cùng bức chân dung cũng hoàn
thành, như một lời tạ ơn, lời biết ơn sâu sắc của họa sĩ tới Bác.
Mỗi lần nhắc lại mà nước mắt ông cứ ứa ra. Ông đã dành trọn cuộc đời

cho những bức chân dung về Bác, trong hoàn cảnh khó khăn, những
chất liệu vẽ cũng khan hiếm, đôi lúc phải lấy màu đen từ muội đèn để
vẽ, lấy dép cao su để làm tẩy. Lòng kính yêu vô hạn và sự đam mê, tài
hoa của người họa sĩ là cội nguồn cho những bức tranh Bác Hồ.
Những cống hiến không mệt mỏi của ông đã được động viên bằng việc
phong tặng nghệ sĩ ưu tú tự do. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Hải cho biết:
“Hoạ sĩ Lê Thái là người nổi tiếng vẽ chân dung Bác Hồ. Để vẽ được
một bức chân dung về Bác như một bức truyền thần không khó nhưng
để vẽ bức chân dung Bác với khổ lớn thì chỉ có duy nhất Lê Thái có thể
vẽ được”.

×