Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Bài giảng kỹ thuật điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 153 trang )

TS. HỒNG SƠN - ThS. ĐINH HẢI LĨNH

Kü THT §IƯN Tö

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2020


TS. HOÀNG SƠN, ThS. ĐINH HẢI LĨNH

BÀI GIẢNG

KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2020



MỤC LỤC
Mục lục ...................................................................................................................................i
Danh mục các bảng ..............................................................................................................v
Danh mục các hình ...............................................................................................................v
Lời nói đầu ............................................................................................................................1
Chương 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .................................................................2
1.1. Tin tức và tín hiệu ............................................................................................ 3
1.2. Các tính chất của tín hiệu theo cách biểu diễn thời gian ................................. 4
1.3. Các hệ thống điện tử điển hình ........................................................................ 5
1.3.1. Hệ thống thơng tin thu - phát ................................................................... 5
1.3.2. Hệ đo lường điện tử .................................................................................. 6
1.4. Các đại lượng cơ bản ....................................................................................... 6
1.4.1. Điện áp và dòng điện................................................................................ 6
1.4.2. Nguồn điện................................................................................................ 7


1.5. Một số định luật cơ bản ................................................................................... 8
1.5.1. Định luật Ohm .......................................................................................... 8
1.5.2. Định luật Kirchhoff .................................................................................. 8
Câu hỏi và bài tập chương 1.............................................................................................. 10
Chương 2. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN .................................................... 11
2.1. Điện trở (Resistor) ......................................................................................... 11
2.1.1. Khái niệm................................................................................................ 11
2.1.2. Các tham số đặc trưng của điện trở ....................................................... 11
2.1.3. Phân loại và ứng dụng của điện trở ....................................................... 12
2.1.4. Cấu tạo điện trở...................................................................................... 12
2.1.5. Cách đọc giá trị điện trở ........................................................................ 14
2.2. Tụ điện (Capacitor) ........................................................................................ 15
2.2.1. Khái niệm................................................................................................ 15
2.2.2. Các tham số cơ bản của tụ điện ............................................................. 16
2.2.3. Phân loại, cấu tạo, đặc tính của tụ điện................................................. 17
2.2.4. Cách đọc giá trị tụ điện .......................................................................... 20
2.2.5. Ứng dụng ................................................................................................ 21
i


2.3. Cuộn cảm (Inductor) .......................................................................................21
2.3.1. Khái niệm ................................................................................................21
2.3.2. Các tham số .............................................................................................22
2.3.3. Phân loại .................................................................................................23
2.3.4. Cách đọc giá trị cuộn cảm ......................................................................23
2.4. Biến áp (Transformer) ....................................................................................24
2.4.1. Khái niệm ................................................................................................24
2.4.2. Cấu tạo ....................................................................................................24
2.4.3. Các thông số kỹ thuật của máy biến áp...................................................25
2.4.4. Một số loại máy biến áp thường gặp.......................................................28

2.4.5. Ký hiệu một số máy biến áp ....................................................................29
Câu hỏi và bài tập chương 2 ..............................................................................................30
Chương 3. DIODE............................................................................................................31
3.1. Chất bán dẫn ...................................................................................................31
3.1.1. Khái niệm ................................................................................................31
3.1.2. Mặt ghép P-N ..........................................................................................32
3.1.3. Đặc tuyến V-A của tiếp xúc P-N .............................................................35
3.2. Diode bán dẫn .................................................................................................36
3.2.1. Cấu tạo, hoạt động của diode .................................................................36
3.2.2. Đặc tuyến V-A của diode .........................................................................36
3.2.3. Các tham số của diode ............................................................................37
3.2.4. Các loại diode .........................................................................................38
3.3. Một số mạch ứng dụng của diode ...................................................................43
3.3.1. Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ .....................................................................43
3.3.2. Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ ...............................................................44
3.3.3. Mạch chỉnh lưu cầu .................................................................................46
3.3.4. Mạch nhân đôi áp ....................................................................................48
3.3.5. Các mạch hạn chế biên độ (mạch ghim) .................................................48
3.3.6. Ổn định điện áp bằng diode Zener (diode ổn áp) ...................................51
Câu hỏi và bài tập chương 3 ..............................................................................................53
Chương 4. TRANSISTOR ..............................................................................................57
4.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tuyến và tham số của transistor lưỡng cực
(BJT - Bipolar Junction Transistor) ......................................................................57
ii


4.1.1. Cấu tạo BJT ............................................................................................ 57
4.1.2. Nguyên lý làm việc của BJT ................................................................... 57
4.1.3. Tham số của transistor ........................................................................... 59
4.1.4. Cách mắc transistor và tham số ở chế độ tín hiệu nhỏ .......................... 60

4.1.5. Các họ đặc tuyến tĩnh của transistor ..................................................... 61
4.2. Các dạng mắc mạch cơ bản của transistor và họ đặc tuyến........................... 62
4.2.1. Sơ đồ emitơ chung (EC) ......................................................................... 62
4.2.2. Sơ đồ bazơ chung (BC)........................................................................... 64
4.2.3. Mạch colectơ chung (CC) ...................................................................... 66
4.3. Đường tải tĩnh và điểm công tác tĩnh ............................................................ 68
4.3.1. Xác định đường tải tĩnh và điểm công tác tĩnh ...................................... 68
4.3.2. Ổn định điểm công tác tĩnh khi nhiệt độ thay đổi .................................. 71
4.4. Các phương pháp phân cực cho transistor ..................................................... 71
4.4.1. Phân cực transistor bằng dòng cố định ................................................. 71
4.4.2. Phân cực transistor bằng điện áp phản hồi ........................................... 72
4.4.3. Phương pháp tự phân cực (Phân cực bằng dòng emitơ) ....................... 73
4.5. Transistor trường (FET - Field Effect Transistor) ......................................... 74
4.5.1. Transistor có cực cửa tiếp giáp JFET (Junction gate Field - Effect
Transistor) ........................................................................................................ 75
4.5.2. Transistor có cực cửa cách li MOSFET (Metal Oxide Semiconductor
FET) .................................................................................................................. 78
4.5.3. Đặc điểm của transistor trường ............................................................. 80
Câu hỏi và bài tập chương 4.............................................................................................. 81
Chương 5. MẠCH KHUẾCH ĐẠI............................................................................... 86
5.1. Những vấn đề chung ...................................................................................... 86
5.1.1. Nguyên lý xây dựng một tầng khuếch đại............................................... 86
5.1.2. Các tham số cơ bản của tầng khuếch đại ............................................... 87
5.1.3. Các chế độ làm việc của tầng khuếch đại .............................................. 88
5.1.4. Hồi tiếp trong khuếch đại ....................................................................... 90
5.2. Mạch khuếch đại dùng transistor BJT ........................................................... 92
5.2.1. Tầng khuếch đại EC ............................................................................... 92
5.2.2. Tầng khuếch đại CC ............................................................................... 98
5.2.3. Tầng khuếch đại BC ............................................................................. 100
iii



5.3. Ghép tầng giữa các tầng khuếch đại .............................................................101
5.3.1. Ghép tầng bằng điện dung ....................................................................102
5.3.2. Ghép tầng bằng biến áp ........................................................................103
5.4. Khuếch đại thuật toán (Khuếch đại dùng vi mạch thuật toán) .....................105
5.4.1. Khái niệm chung....................................................................................105
5.4.2. Đặc tuyến truyền đạt .............................................................................106
5.4.3. Các giả thiết lý tưởng ............................................................................107
5.4.4. Các hệ quả .............................................................................................107
5.4.5. Các mạch ứng dụng của khuếch đại thuật toán ....................................107
Câu hỏi và bài tập chương 5 ............................................................................................115
Chương 6. PHẦN TỬ NHIỀU MẶT GHÉP P-N .....................................................119
6.1. Thyristor .......................................................................................................119
6.1.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của Thyristor ...........................................119
6.1.2. Đặc tuyến V-A của Thyristor.................................................................121
6.1.3. Các thông số cơ bản của Thyristor .......................................................122
6.1.4. Một số ứng dụng của Thyristor .............................................................122
6.2. Triac ..............................................................................................................124
6.2.1. Đặc điểm cấu tạo và làm việc của Triac ...............................................124
6.2.2. Ứng dụng ...............................................................................................125
6.3. Điac ...............................................................................................................126
6.3.1. Đặc điểm cấu tạo và làm việc của Điac ................................................126
6.3.2. Các tham số đặc trưng của Điac ...........................................................128
6.3.3. Ứng dụng của Điac ...............................................................................128
Câu hỏi ôn tập chương 6 ..................................................................................................129
Phụ lục A. Một số mạch điện tử ứng dụng .....................................................................130
Phụ lục B. Giới thiệu một số phần mềm mô phỏng mạch điện tử ................................132
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................142


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các giá trị màu của điện trở ..................................................................... 14

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tín hiệu tuần hồn ...................................................................................... 4
Hình 1.2. Sơ đồ khối hệ thống thơng tin dân dụng .................................................... 5
Hình 1.3. Sơ đồ khối hệ thống đo lường .................................................................... 6
Hình 1.4. Ký hiệu nguồn áp ....................................................................................... 7
Hình 1.5. Nguồn dịng ................................................................................................ 8
Hình 1.6. Dịng tại một nút mơ tả định luật Kirchhoff 1............................................ 8
Hình 1.7. Hình minh họa định luật Kirchhoff 2 ......................................................... 9
Hình 2.1. Ký hiệu điện trở trong mạch điện ............................................................. 11
Hình 2.2. Điện trở than ............................................................................................. 13
Hình 2.3. Kết cấu và ký hiệu của chiết áp, biến trở ................................................. 13
Hình 2.4. Hình dạng các chiết áp ............................................................................. 13
Hình 2.5. Ký hiệu các loại tụ điện trong mạch điện ................................................. 16
Hình 2.6. Hình ảnh tụ giấy ....................................................................................... 18
Hình 2.7. Hình ảnh tụ mica ...................................................................................... 18
Hình 2.8. Hình ảnh tụ gốm ....................................................................................... 19
Hình 2.9. Cấu tạo tụ xoay ......................................................................................... 20
Hình 2.10. Hình ảnh cuộn cảm ................................................................................. 22
Hình 2.11. Ký hiệu các loại cuộn cảm trong mạch điện .......................................... 22
Hình 2.12. Hình ảnh máy biến áp cơng suất nhỏ ..................................................... 24
Hình 2.13. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo máy biến áp một pha ....................................... 26
Hình 2.14. Ký hiệu một số máy biến áp trong mạch điện ........................................ 29
Hình 3.1. Sự hình thành vùng nghèo ở mặt ghép P-N ............................................. 32
Hình 3.2. Mặt ghép P-N khi phân cực thuận ............................................................ 33

Hình 3.3. Mặt ghép P-N khi phân cực ngược .......................................................... 34
Hình 3.4. Đặc tuyến V-A của chuyển tiếp PN ......................................................... 35
Hình 3.5. Các kiểu ký hiệu diode trong mạch điện .................................................. 36
v


Hình 3.6. Đặc tuyến Von-ampe của diode bán dẫn ..................................................36
Hình 3.7. Ký hiệu và đặc tính V-A của diode Zener ................................................38
Hình 3.8. Ký hiệu của diode biến dung .....................................................................39
Hình 3.9. Mối quan hệ giữa điện dung và điện áp ngược .........................................40
Hình 3.10. Ký hiệu và đặc tuyến của diode ổn dịng ................................................40
Hình 3.11. Cấu tạo và ký hiệu của diode Schottky ...................................................41
Hình 3.12. Cấu tạo diode PIN ...................................................................................41
Hình 3.13. Ký hiệu và đặc tuyến V-A của diode Tunel ............................................42
Hình 3.14. Sơ đồ mạch và giản đồ điện áp của bộ chỉnh lưu nửa chu kỳ .................43
Hình 3.15. Sơ đồ mạch và giản đồ điện áp của bộ chỉnh lưu hai nửa chu kỳ ...........44
Hình 3.16. Sơ đồ mạch và giản đồ điện áp của bộ chỉnh lưu cầu .............................46
Hình 3.17. Sơ đồ mạch nhân đơi điện áp ..................................................................48
Hình 3.18. Sơ đồ mạch hạn chế nối tiếp ...................................................................49
Hình 3.19. Giản đồ điện áp của mạch hạn chế nối tiếp trên mức E ..........................49
Hình 3.20. Giản đồ điện áp của mạch hạn chế nối tiếp dưới mức E.........................50
Hình 3.21. Sơ đồ mạch hạn chế nối tiếp ...................................................................50
Hình 3.22. Kí hiệu, đặc tuyến V-A và sơ đồ ứng dụng diode Zener ........................51
Hình 4.1. Mơ hình lý tưởng hóa và kí hiệu của transistor pnp (a) và npn (b) ..........57
Hình 4.2. Sơ đồ phân cực của transistor NPN (a) và PNP (b) ..................................58
Hình 4.3. Phương pháp mắc transistor trong thực tế ................................................60
Hình 4.4. Transistor như một mạng bốn cực ............................................................60
Hình 4.5. Sơ đồ xác định đặc tuyến của transistor khi mắc EC ................................62
Hình 4.6. Họ đặc tuyến vào của transistor khi mắc EC ............................................62
Hình 4.7. Đặc tuyến truyền đạt (a) và đặc tuyến ra (b) của transistor trong cách mắc

EC đối với transistor NPN ........................................................................................63
Hình 4.8. Sơ đồ xác định đặc tuyến của transistor khi mắc BC ................................64
Hình 4.9. Đặc tuyến vào của transistor khi mắc BC .................................................65
Hình 4.10. Đặc tuyến truyền đạt và đặc tuyến ra của transistor mắc BC .................65
Hình 4.11. Sơ đồ xác định đặc tuyến của transistor khi mắc CC ..............................66
Hình 4.12. Đặc tuyến vàocủa transistor khi mắc BC ................................................67
Hình 4.13. Đặc tuyến truyền đạt và đặc tuyến ra của transistor khi mắc BC ...........68
Hình 4.14. Xây dựng đường tải tĩnh .........................................................................68
Hình 4.15. Chọn điểm cơng tác tĩnh .........................................................................70
vi


Hình 4.16. Sơ đồ phân cực dịng cố định ................................................................. 72
Hình 4.17. Sơ đồ phân cực bằng điện áp phản hồi ................................................... 72
Hình 4.18. Sơ đồ tự phân cực ................................................................................... 73
Hình 4.19. Hình ảnh các loại transistor trường ........................................................ 74
Hình 4.20. Sơ đồ cấu tạo và kí hiệu JFET ................................................................ 75
Hình 4.21. Họ đặc tuyến ra của JFET ...................................................................... 76
Hình 4.22. Họ đặc tuyến truyền đạt của JFET ......................................................... 77
Hình 4.23. Cấu tạo của MOSFET ............................................................................ 78
Hình 4.24. Ký hiệu quy ước của MOSFET .............................................................. 79
Hình 4.25. Đặc tuyến ra và đặc tuyến truyền đạt MOSFET .................................... 80
Hình 5.1. Nguyên lý xây dựng một tầng khuếch đại ............................................... 86
Hình 5.2. Sơ đồ một tầng khuếch đại dùng BJT ...................................................... 86
Hình 5.3. Biểu đồ thời gian của dòng điện và điện áp tại mạch ra .......................... 87
Hình 5.4. Sơ đồ mạch khuếch đại transistor kiểu EC và đặc tuyến ra ..................... 88
Hình 5.5. Dạng tín hiệu vào, ra của KĐ khi ở chế độ A .......................................... 89
Hình 5.6. Sơ đồ khối bộ khuếch đại có hồi tiếp ....................................................... 91
Hình 5.7. Sơ đồ nguyên lý tầng khuếch đại EC ....................................................... 93
Hình 5.8. Xác định chế độ tĩnh của tầng khuếch đại EC ......................................... 93

Hình 5.9. Đồ thị thời gian minh họa sự hoạt động của tầng khuếch đại EC ............ 95
Hình 5.10. Sơ đồ tương đương của tầng khuếch đại EC .......................................... 97
Hình 5.11. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế tương đương của tầng khuếch đại CC.... 98
Hình 5.12. Đồ thị thời gian minh họa sự hoạt động của tầng khuếch đại CC ......... 99
Hình 5.13. Sơ đồ nguyên lý tầng khuếch đại BC ................................................... 100
Hình 5.14. Sơ đồ biến đổi tương đương và sơ đồ thay thế tương đương của tầng
khuếch đại BC ........................................................................................................ 100
Hình 5.15. Sơ đồ khối của một bộ khuếch đại nhiều tầng ..................................... 102
Hình 5.16. Sơ đồ bộ khuếch đại ghép tầng bằng điện dung ................................... 102
Hình 5.17. Sơ đồ bộ khuếch đại ghép bằng biến áp ............................................... 103
Hình 5.18. Sơ đồ tầng khuếch đại vi sai khi uv = 0 và biểu đồ tín hiệu ra ............ 104
Hình 5.19. Sơ đồ tầng khuếch đại vi sai khi uv1 > 0, uv2 = 0 và biểu đồ tín hiệu ra ..... 104
Hình 5.20. Ký hiệu khuếch đại thuật toán trong sơ đồ điện tử .............................. 105
Hình 5.21. Sơ đồ cấu tạo bên trong của khuếch đại thuật tốn μA741 .................. 106
Hình 5.22. Đặc tuyến truyền đạt của khuếch đại thuật toán .................................. 106
vii


Hình 5.23. Sơ đồ mạch khuếch đại đảo ..................................................................107
Hình 5.24. Sơ đồ mạch khuếch đại khơng đảo .......................................................108
Hình 5.25. Sơ đồ mạch khuếch đại cộng đảo ..........................................................109
Hình 5.26. Sơ đồ mạch khuếch đại cộng khơng đảo ...............................................110
Hình 5.27. Sơ đồ mạch khuếch đại trừ ....................................................................111
Hình 5.28. Sơ đồ mạch tích phân ............................................................................113
Hình 5.29. Sơ đồ mạch vi phân ...............................................................................114
Hình 6.1. Cấu trúc 4 lớp p-n, sơ đồ tương đương và kí hiệu của Thyristo .............119
Hình 6.2. Đặc tuyến V-A của Thyristor ..................................................................121
Hình 6.3. Sơ đồ nguyên lý mạch chỉnh lưu khơng chế kiểu pha xung ...................122
Hình 6.4. Giản đồ điện áp mạch chỉnh lưu khơng chế kiểu pha xung ....................123
Hình 6.5. Sơ đồ nguyên lý Mạch biến đổi điện áp xoay chiều - xoay chiều dùng hai

Thyristo ...................................................................................................................123
Hình 6.6. Giản đồ điện áp mạch biến đổi điện áp xoay chiều ................................124
Hình 6.7. Sơ đồ cấu tạo và kí hiệu Triac .................................................................124
Hình 6.8. Đặc tuyến V-A của Triac ........................................................................125
Hình 6.9. Sơ đồ nguyên lý mạch biến đổi xoay chiều - xoay chiều cơng suất nhỏ..125
Hình 6.10. Giản đồ điện áp mạch biến đổi xoay chiều - xoay chiều công suất nhỏ ......126
Hình 6.11. Cấu tạo, kí hiệu của Điac .....................................................................127
Hình 6.12. Đặc tuyến V-A của Điac .......................................................................127

viii


LỜI NĨI ĐẦU

Kỹ thuật điện tử là mơn học dành cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ
điện tử. Mục tiêu của môn học là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về
các linh kiện điện tử cơ bản, IC thuật toán; hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động,
cách kiểm tra, lựa chọn các linh kiện; thiết kế các mạch điện tử ứng dụng đơn giản.
Để phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện học tập của sinh viên, bài giảng
được biên soạn bao gồm có 6 chương:
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản;
Chương 2: Các linh kiện điện tử cơ bản;
Chương 3: Didode;
Chương 4: Transistor;
Chương 5: Mạch khuếch đại;
Chương 6: Phần tử nhiều mặt ghép P-N.
Bài giảng được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ
thuật cơ điện tử nói riêng và các sinh viên bắt đầu làm quen với kỹ thuật điện tử nói
chung một bài giảng tham khảo, học tập hữu ích. Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh
viên học tập môn học Kỹ thuật điện tử.

Bài giảng lần đầu tiên được biên soạn, trong q trình biên soạn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp, xây dựng
để bài giảng được hồn chỉnh hơn.
Nhóm tác giả

1


2


Chương 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Tin tức và tín hiệu
Tin tức (information) là nội dung của một quá trình, một hiện tượng hay một
sự kiện.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường truyền đi tiếng nói, hình ảnh hay
âm nhạc, gọi chung là tin tức. Để có thể truyền tin tức qua các hệ thống điện tử,
người ta thường biến đổi chúng thành điện áp hoặc dòng điện, biến thiên tỷ lệ với
lượng tin tức nguyên thủy. Ta gọi đó là tín hiệu.
Tín hiệu (signal) là sự biểu diễn vật lý của tin tức. Các khái niệm về tín hiệu
xuất hiện trong nhiều lĩnh vực. Những ý tưởng và các vấn đề kỹ thuật có liên quan
tới các khái niệm về tín hiệu đóng một vai trị quan trọng không chỉ trong lĩnh vực
thông tin mà trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau, như hàng
khơng, khí tượng, năng lượng, xử lý tín hiệu hay xử lý hình ảnh…
Về mặt tốn học có thể coi tín hiệu là một hàm của một hay nhiều biến độc
lập. Hàm số này có thể là một hàm đơn giản hay phức tạp. Chẳng hạn như tín
hiệu tiếng nói có thể được biểu diễn như một hàm ánh sáng của hai biến khơng
gian I (x,y).

Tín hiệu có thể được phân theo dạng tuần hồn hoặc khơng tuần hồn; tín hiệu
liên tục theo thời gian gọi là tín hiệu tương tự (Analog), tín hiệu gián đoạn theo thời
gian gọi tín hiệu số (Digital).
Ví dụ: Xét một tín hiệu được biển diễn trên hình 1.1 có biểu thức tốn học
như sau:
x(t) = x(t + mT)
Trong đó: m là số nguyên; T là một hằng số, giá trị nhỏ nhất của T được gọi là
chu kỳ.
Như vậy, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, tín hiệu x(t) lặp lại như
trước. Tín hiệu và tần số f của tín hiệu tuần hồn được xác định theo cơng thức:
f 

1
T

Một tín hiệu khơng tuần hồn, dạng bất kỳ, có thể coi như là tín hiệu tuần hồn
có chu kỳ T → ∞.
3


Hình 1.1. Tín hiệu tuần hồn
1.2. Các tính chất của tín hiệu theo cách biểu diễn thời gian
 Độ dài tín hiệu
Khi biểu diễn tín hiệu theo thời gian, khoảng thời gian tồn tại của tín hiệu kể
từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc được gọi là độ dài tín hiệu. Nếu tín hiệu là tuần
hồn, độ dài được tính tương ứng với thời gian tồn tại tín hiệu trong một chu kỳ.
 Giá trị trung bình
Nếu tín hiệu x(t) xuất hiện tại thời điểm t0 có độ dài là , thì giá trị trung bình
của tín hiệu x(t) trong khoảng thời gian được xác định bởi:
x(t ) 


1

t0 

 x(t )dt



t0

 Năng lượng của tín hiệu
Thơng thường tín hiệu x(t) là tín hiệu dịng điện hoặc điện áp qua một điện trở
R. Năng lượng của tín hiệu x(t) được định nghĩa là:
E

1
R

t0 

 x (t )dt
2

t0

Hiện nay, các q trình xử lý tín hiệu được thực hiện chủ yếu qua các hệ thống
điện tử. Do vậy, trong thực tế các tín hiệu phi điện trước hết cần phải được biến đổi
thành các tín hiệu điện nhờ các bộ biến đổi hoặc cảm biến để có thể đưa vào hệ
thống điện tử xử lý. Ví dụ: Biến đổi âm thanh, chúng ta có thể dùng microphone.

Tín hiệu điện là tín hiệu chứa dịng điện, điện từ trường biến đổi theo thời gian
và không gian với các tham số xác định. Tín hiệu điện thường được sử dụng dưới
dạng điện áp, dịng điện hay sóng điện từ.

4


1.3. Các hệ thống điện tử điển hình
Hệ thống điện tử là một tập hợp các thiết bị điện tử nhằm thực hiện một nhiệm
vụ kỹ thuật nhất định như gia công xử lý tin tức, truyền thông tin dữ liệu, đo lường
thông số điều khiển tự chỉnh…
Về cấu trúc một hệ thống điện tử có hai dạng cơ bản: Dạng hệ kín ở đó thơng
tin được gia cơng xử lý theo cả hai chiều nhằm đạt tới một điều kiện tối ưu định
trước hay hệ hở ở đó thơng tin chỉ được truyền theo một hướng từ nguồn tin tới
nguồn nhận tin.
1.3.1. Hệ thống thông tin thu - phát
Hệ thống thơng tin thu - phát có nhiệm vụ truyền một tin tức dữ liệu theo
không gian (trên một khoảng cách nhất định) từ nguồn tin tới nơi nhận tin.
a) Cấu trúc sơ đồ khối

Hình 1.2. Sơ đồ khối hệ thống thông tin dân dụng
b) Các đặc điểm chủ yếu
- Hệ thống thông tin thu - phát là dạng hệ thống hở.
- Hệ thống bao gồm hai quá trình cơ bản: Quá trình điều chế và quá trình dải
điều chế.
- Quá trình gắn tin tức cần gửi đi vào một tải tin tần số cao bằng cách bắt dao
động tải tin có một thơng số biến thiên theo quy luật của tin tức gọi là quá trình điều
chế tại thiết bị phát.
- Quá trình tách tin tức ra khỏi tải tin để lấy lại nội dung tin tức tần số thấp tại
thiết bị thu gọi là quá trình dải điều chế.


5


1.3.2. Hệ đo lường điện tử
Hệ loại này có nhiệm vụ thu thập tin tức dữ liệu về một đối tượng hay q
trình nào đó để đánh giá thơng số hoặc trạng thái của chúng. Cấu trúc sơ đồ khối
như hình 1.3.

Hình 1.3. Sơ đồ khối hệ thống đo lường
Hệ thống đo lường nói chung có các đặc điểm cơ bản sau:
+ Có hai phương pháp cơ bản thực hiện q trình đo: phương pháp tiếp xúc và
phương pháp khơng tiếp xúc;
+ Bộ biến đổi đầu vào là quan trọng nhất, có nhiệm vụ biết đổi thơng số đại
lượng đầu cần đo (thường ở dạng đại lượng vật lý) về dạng tín hiệu điện tử có tham
số tỷ lệ với đại lượng cần đo. (Ví dụ: Áp suất biến đổi thành điện áp, nhiệt độ hoặc
độ ẩm hay vận tốc biến đổi; thành điện áp hoặc dòng điện...);
+ Sự can thiệp của bất kỳ thiết bị đo nào vào đối tượng đo dẫn đến hệ quả là
đối tượng đo không cịn đứng độc lập và do đó xảy ra q trình mất thơng tin tự
nhiên dẫn đến sai số đo;
+ Mọi cố gắng nhằm nâng cao độ chính xác của phép đo đều là tăng tính phức
tạp; tăng chi phí kỹ thuật và làm xuất hiện các nguyên nhân gây sai số mới và đôi
khi làm giảm độ tin cậy của phép đo;
+ Về nguyên tắc có thể thực hiện gia cơng tin tức đó liên tục theo thời gian
(phương pháp analog) hay gia công rời rạc theo thời gian (phương pháp digital).
Yếu tố này quy định các đặc điểm kỹ thuật và cấu trúc: Cụ thể là ở phương pháp
analog; đại lượng đo được theo dõi liên tục theo thời gian còn ở phương pháp
digital đại lượng đo được lấy mẫu giá trị ở những thời điểm xác định và so mới các
mức cường độ chuẩn xác định. Phương pháp digital cho phép tiết kiệm năng lượng,
nâng cao độ chính xác và khả năng phối ghép với các thiết bị xử lý tin tức tự động.

1.4. Các đại lượng cơ bản
1.4.1. Điện áp và dòng điện
a) Dòng điện
Dòng điện (Electrical Current) là dịng chuyển đổi có hướng của các điện tích
thơng qua vật dẫn hoặc phần tử mạch điện.
6


Ký hiệu I là dòng điện một chiều DC (Direct Current) và I(t) là dòng xoay
chiều AC (Alternating Current).
Đơn vị của dịng điện là Ampe, (A).
b) Điện áp
Điện áp chính là năng lượng được truyền trong một đơn vị thời gian của điện
tích dịch chuyển giữa hai điểm.
Ký hiệu điện áp một chiều là U (hoặc V), điện áp xoay chiều là u(t) (hoặc
v(t)). Đơn vị điện áp là Vôn (V).
1.4.2. Nguồn điện
Mạch điện tử bao gồm các linh kiện điện tử được kết nối với nhau. Các linh
kiện điện tử gồm linh kiện thụ động và linh kiện tích cực. Linh kiện tích cực có khả
năng tạo ra năng lượng, cịn linh kiện thụ động thì khơng.
Ví dụ: Điện trở, tụ điện và cuộn cảm là những linh kiện thụ động. Một trong
những linh kiện tích cực quan trọng nhất trong mạch điện là nguồn dòng hay nguồn
áp. Nguồn điện có thể tạo ra và cung cấp năng lượng điện đến các phần tử trong
mạch điện.
a) Nguồn điện áp
Nguồn điện áp là thông số của mạch điện đặc trưng cho khả năng tạo ra và duy
trì trên hai cực của nguồn điện một điện áp có giá trị khơng phụ thuộc vào dòng
điện mà nguồn cung cấp.
Nguồn áp được ký hiệu như trên hình 1.4 và được biểu diễn bởi một sức điện
động e(t).

Chiều của sức điện động e(t) là từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế
cao, chiều của điện áp u(t) là từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp, do
đó u(t) = e(t).

Hình 1.4. Ký hiệu nguồn áp
7


b) Nguồn dịng điện
Nguồn dịng điện là thơng số của mạch điện đặc
trưng cho khả năng tạo nên và duy trì một dịng điện
cung cấp cho mạch ngồi có cường độ dịng điện
khơng phụ thuộc vào điện áp giữa hai cực của nguồn.
Nguồn dịng được ký hiệu như trên hình 1.5.
j(t) = i(t)
Hình 1.5. Nguồn dịng
1.5. Một số định luật cơ bản
Để phân tích mạch điện tử, người ta thường dựa vào các định luật cơ bản như:
định luật Ohm và định luật Kirchhoff.
1.5.1. Định luật Ohm
U = I.R
Điện áp trên điện trở R tỷ lệ với dòng điện chạy qua nó.
1.5.2. Định luật Kirchhoff
a. Định luật Kirchhoff 1
Tổng giá trị cường độ dòng điện đi vào và đi ra tại một nút trong mạch điện
bằng khơng.
N

i
n 1


n

0

Trong đó: N là số nhánh được kết nối tới nút và in là dòng điện đi vào hay đi ra
khỏi nút.
Quy ước: Dịng đi vào nút thì mang dấu dương (+);
Dịng đi ra khỏi nút thì mang dấy âm (-).
Ví dụ: Xét một nút trên mạch điện như hình vẽ 1.6.

Hình 1.6. Dịng tại một nút mơ tả định luật Kirchhoff 1
Tại nút K trên hình 1.6 theo định luật K1 ta có: i1 - i2 - i3 = 0
i1 = i2 + i3
8


Nghĩa là tổng các dòng điện đi vào nút bằng tổng các dòng điện đi ra khỏi nút.
Định luật K1 nói lên tính chất liên tục của dịng điện, trong một nút khơng có
hiện tượng tích lũy điện tích, có bao nhiêu điện tích tới nút thì có bấy nhiêu điện
tích rời khỏi nút.
b. Định luật Kirchhoff 2
Tổng các thành phần điện áp trong một vịng kín bằng khơng.

u  0
Ví dụ: Viết định luật K2 cho các vịng I và II trên hình 1.7.

Hình 1.7. Hình minh họa định luật Kirchhoff 2
Đối với vòng I: u1 – u2 + u’2 – u’1 = 0
Đối với vòng II: u1 – u3 + u’3 – u’1 = 0

Trong đó u’1, u’2, và u’3 lần lượt là điện áp trên hai cực của các nguồn s.đ.đ e1,
e2 và e3.
Thay u’1, u’2 và u’3 bởi các s.đ.đ và chuyển chúng sang vế phải ta có:
- Vịng I: u1 – u2 = e1 – e2
- Vòng II: u1 – u3 = e1 – e3
Tổng quát:

u  e
p

Trong đó: up là điện áp rơi trên các phần tử không phải là nguồn sđđ.
Định luật K2 có thể được phát biểu như sau:
Đi theo một vịng khép kín theo một chiều tùy ý, tổng đại số các điện áp rơi trên
các phần tử R, L, C bằng tổng đại số các sức điện động trong vòng; trong đó những
sức điện động và dịng điện có chiều trùng với chiều đi của vòng lấy dấu dương, ngược
lại mang dấu âm.
9


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1
1. Phân biệt tin tức và tín hiệu; tín hiệu số và tín hiệu tương tự?
2. Các đại lượng cơ bản của mạch điện?
3. Các hệ thống điện tử điển hình?
4. Nội dung và ý nghĩa của hai định luật Kirchhoff?
Bài 1.1. Tìm các dịng điện trong mạch điện như hình BT1.1 khi chuyển mạch
ở vị trí 1 và khi chuyển mạch ở vị trí 2.

Hình BT1.1
Bài 1.2. Tìm dịng điện và điện áp và công suất tiêu thụ trên điện trở 4Ω trong
mạch điện hình BT1.2.


Hình BT1.2

10


Chương 2
CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
Các linh kiện trong một mạch điện tử thường bao gồm các điện trở (Resistor),
tụ điện (Capacitor), cuộn cảm (Inductor), diode bán dẫn (Semiconductor Diode),
transistor bán dẫn, các vi mạch IC (Integrated Circuits) và các linh kiện khác. Các
linh kiện nêu trên là các linh kiện thông dụng, chiếm đa số các linh kiện trong máy.
Chương này trình bày các vấn đề cơ bản của các linh kiện điện tử thụ động gồm
điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2.1. Điện trở (Resistor)
2.1.1. Khái niệm
Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một
vật thể dẫn điện. Ký hiệu điện trở là R.
Định nghĩa trên chính xác cho dòng điện một chiều. Đối với dòng điện xoay
chiều, khái niệm sự cản trở dòng điện được mở rộng thành trở kháng Z.
Z = R + jX
Trong đó: j2 = -1; X được gọi là điện kháng.
Ký hiệu trong mạch điện:

Hình 2.1. Ký hiệu điện trở trong mạch điện
Đơn vị đo điện trở là Ohm (Ω).
Theo định luật Ohm, trong chế độ tĩnh, điện trở có thể được tính theo cơng thức:
R = V/I
Trong đó: V là điện áp; I là dòng điện chạy qua điện trở.
2.1.2. Các tham số đặc trưng của điện trở

- Trị số điện trở và dung sai:
+ Trị số điện trở là tham số cơ bản, yêu cầu phải ổn định, phụ thuộc vào tính
chất dẫn điện và kích thước của vật liệu chế tạo ra điện trở;
+ Dung sai: Là sai số của điện trở.
11


- Công suất tiêu tán cho phép: Là công suất điện cao nhất mà điện trở có thể
chịu đựng được.

U2
Ptt  R.I 
(W )
R
2

Công suất tiêu tán cho phép của điện trở Pttmax là công suất điện cao nhất mà
điện trở có thể chịu đựng được, nếu quá mức đó điện trở sẽ nóng chảy và khơng
dùng được nữa.
- Hệ số nhiệt điện trở: Biểu thị sự thay đổi trị số điện trở theo nhiệt độ mơi
trường.

TCR 

1R
.106
RT

Trong đó: R là trị số của điện trở; ∆R là đại lượng thay đổi của trị số điện trở
khi nhiệt độ thay đổi một lượng là ∆T.TCR là trị số biến đổi tương đối tính theo

phần triệu của điện trở trên 10C (đơn vị là ppm/0C).
2.1.3. Phân loại và ứng dụng của điện trở
a. Phân loại điện trở
Điện trở có thể được phân loại theo nhiều cách. Thông dụng nhất là chia điện
trở thành hai loại:
- Điện trở cố định;
- Điện trở có trị số thay đổi (biến trở).
Cấu tạo của biến trở so với điện trở cố định chủ yếu là có thêm một kết cấu
con chạy gắn với một trục xoay để điều chỉnh trị số điện trở. Con chạy có kết cấu
kiểu xoay hoặc kiểu trượt.
b. Ứng dụng điện trở
Điện trở được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật điện tử như dùng để giới hạn
dòng điện, tạo sụt áp, dùng để phân cực, làm tải cho mạch điện, chia áp, định hằng
số thời gian… Tùy theo yêu cầu của mạch điện mà người ta lựa chọn điện trở có
đặc tính phù hợp.
2.1.4. Cấu tạo điện trở
- Điện trở thông thường (không dây quấn) thường làm bằng than hay các chất
đặc biệt khác có tính dẫn điện kém. Các vật liệu này bao bọc bên ngoài một lõi bằng
sứ, hoặc lớp bọc bị xẻ theo đường rãnh xoắn ốc xung quanh lõi (điện trở mặt), hoặc

12


chúng được ép lại thành khối. Loại này có kích thước bé, điện cảm và điện dung tạp
tán nhỏ, giá thành rẻ nhưng độ ổn định kém và công suất tiêu thụ nhỏ.

Hình 2.2. Điện trở than
- Điện trở dây quấn làm bằng dây côngtantan (điện trở thấp) hay nicrôm (điện
trở cao) quấn trên một ống bằng sứ, được bao phủ bằng một lớp men màu nâu hay
xanh. Điện trở dây quấn có ưu điểm là độ ổn định và độ chính xác cao, mức tạp âm

bé, cơng suất tiêu thụ lớn nhưng có nhược điểm là bị giới hạn về tần số do điện cảm
và điện dung tạp lớn.
- Điện trở kiểu chiết áp dây quấn: Cấu tạo tương tự như điện trở dây quấn
nhưng biến đổi được. Con chạy bằng kim loại nối với trục trượt hoặc trục quay và
trượt trên các vòng dây. Chiết áp dây quấn có giá trị thay đổi trong khoảng (1 ÷
200) kΩ, cơng suất khoảng (3 ÷ 5) W. Chiết áp dây quấn thường được dùng trong
các mạch cơng suất lớn.

Hình 2.3. Kết cấu và ký hiệu của chiết áp, biến trở

Hình 2.4. Hình dạng các chiết áp
13


- Điện trở kiểu chiết áp than hỗn hợp: Lớp vật liệu hỗn hợp được phủ lên trên
tấm hình móng ngựa, hai đầu có phủ một lớp bạc nối với chân ra. Chiết áp than hay
hỗn hợp có phạm vi biến đổi giá trị trong khoảng (10 Ω ÷ 10 MΩ), cơng suất
khoảng (0,1 ÷ 2) W. Chiết áp điện trở biến đổi tuyến tính. Điện trở kiểu chiết áp
lagarit dùng trong các bộ lọc hoặc điều chỉnh âm sắc trong các máy thu.
Điện trở kiểu chiết áp hàm mũ dùng để điều chỉnh âm lượng.
2.1.5. Cách đọc giá trị điện trở
Cách đọc trị số của điện trở tùy thuộc vào cách biểu thị trị số điện trở.
2.1.5.1. Biểu thị trị số điện trở bằng số và chữ
Thường ghi các chữ R, K, M. Chữ R ứng với đơn vị Ω, chữ K ứng với đơn vị
kΩ, chữ M ứng với đơn vị MΩ. Vị trí của chữ thể hiện chữ số thập phân, giá trị của
số thể hiện giá trị điện trở.
Ví dụ: 3M3 → R = 3,3 MΩ
3K9 → R = 3,9 kΩ
R47 → R = 0,47 Ω
Nếu có ba chữ số thì thường chữ số thứ ba biểu thị số lũy thừa của 10.

Ví dụ: 472 R → R = 47 x 102 Ω
Đặc biệt chữ số thứ ba là số 0 thì đó là giá trị thực của điện trở.
Ví dụ: 330 R → R = 330 Ω
Quy ước về sai số: B = 0,1%; C = 0,25%; D = 0,5%; F= 1%; G = 2%; H =
2,5%; J = 5%; K = 10%; M = 20%.
Ví dụ: 8K2J → R = 8,2 kΩ ± 5%
2.1.5.2. Biểu thị trị số điện trở bằng các vòng màu
Giá trị điện trở được thể hiện bằng các màu sắc như trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các giá trị màu của điện trở
Màu

Đen

Nâu

Đỏ

Cam

Vàng

Lục

Lam

Tím

Xám

Trắng


Giá trị

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Số mũ

100

101

102


103

104

105

106

107

108

109

Sai số

Nhũ Vàng: 5%

Nhũ Bạc: 10%

14


×