Th«ng tin
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2007 75
rong quá trình soạn thảo luật, các nhà
lập pháp trên khắp thế giới từ lâu đã
nhận thấy rằng có nhiều trường hợp, một
quốc gia sẽ không thể xây dựng được các
quy định pháp luật mang tính hiệu quả cao
nếu không có sự hỗ trợ của luật so sánh.
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng
luật so sánh vào hoạt động lập pháp. Đó là
khi các vị hoàng đế La Mã cổ đại lấy các đạo
luật và thể chế pháp lí ở một vài nhà nước
thành bang Hi Lạp cổ đại làm hình mẫu để
xây dựng hệ thống luật lệ của đế quốc La
Mã. Vì thế, khi xem xét Luật mười hai bảng
- đạo luật được cho là nổi tiếng và lâu đời
nhất ở La Mã, chúng ta không thể không
nhận thấy sự ảnh hưởng của Hi Lạp cổ đại
đối với hệ thống luật lệ nói riêng và với cả
nền văn minh La Mã nói chung. Cicero và
Gaius, trong các tác phẩm của mình đều chỉ
ra rằng trước khi bắt tay vào soạn thảo luật lệ
La Mã, các vị hoàng đế La Mã đều phái một
ủy ban lập pháp tới Athens để học hỏi từ các
luật lệ và các thể chế pháp luật của Hi Lạp.
(1)
Từ đó, việc nghiên cứu và tham khảo luật
nước ngoài đã được áp dụng vào quá trình
lập pháp ở rất nhiều nơi trong thế giới cổ đại.
Cho đến giữa thế kỉ thứ XIX, việc sử
dụng luật so sánh vào quá trình lập pháp đã
trở nên đậm nét hơn, mặc dù khi đó, khái
niệm luật so sánh vẫn chưa được hình thành
một cách rõ ràng trong các tài liệu khoa học
pháp lí. Hoạt động này ngày càng phổ biến,
đặc biệt là trong công cuộc thống nhất pháp
luật của Đức. Các bộ luật dân sự, thương
mại, tố tụng dân sự của Đức thời kì này
không chỉ bao gồm các quy định pháp luật
có nguồn gốc từ Đức (tức là Phổ thời kì đó)
mà còn có cả những điều khoản xuất xứ từ
luật của Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ và Áo trên
cơ sở nghiên cứu, phân tích và chọn lọc. Còn
với Pháp, các nhà làm luật tại đây cũng đã sử
dụng khá nhiều những nghiên cứu so sánh
luật trong hoạt động lập pháp. Bộ luật dân sự
Pháp năm 1804 là một minh chứng điển
hình. Đạo luật này chính là sự hợp nhất của
luật La Mã ở phía Bắc với phần lớn luật
Giéc manh ở phía Nam của Pháp.
(2)
Tới nay, việc sử dụng luật so sánh đã trở
thành yêu cầu quan trọng trong quá trình lập
pháp của nhiều quốc gia, đặc biệt là những
nước ở châu Âu - các quốc gia có trình độ
lập pháp cao. Một ví dụ tiêu biểu đó là, tại
mục 6.3 của Bộ luật dân sự Hà Lan 1992 -
phần vi phạm nghĩa vụ ngoài hợp đồng, các
nhà lập pháp đã sử dụng tổng thể 220 lời chú
thích, trong đó có 120 chú thích dẫn chiếu
tới pháp luật, án lệ hoặc thuật ngữ pháp lí ở
15 quốc gia khác.
(3)
Ngoài ra, các nhà lập pháp của nhiều
nước châu Á khi soạn thảo những văn bản
luật quan trọng cũng đều sử dụng các nghiên
cứu luật so sánh. Trong đó, Nhật Bản được
T
Th«ng tin
76 T¹p chÝ luËt häc sè 4/2007
coi là một ví dụ điển hình. Vì vậy, có thể
nói, nhiều đạo luật của Nhật Bản mang “hơi
hướng” của luật nước ngoài. Ví dụ như, Bộ
luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự Nhật
Bản đều có sự tham khảo trên cơ sở so sánh
các bộ luật tương ứng của Đức; còn bộ luật
thương mại lại mô phỏng khá nhiều các quy
định tại Bộ luật thương mại của Pháp…
(4)
Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản
nhất, là cơ sở pháp lí “khai sinh” ra thể chế
chính trị của mỗi quốc gia. Và ngay chính
trong quá trình soạn thảo đạo luật có hiệu lực
cao nhất và tưởng chừng không thể trùng
hợp này, các nhà làm luật cũng sử dụng rất
nhiều những nghiên cứu, phân tích so sánh.
Có thể nhận thấy, Hiến pháp năm 1787 của
Hoa Kì và bản Tuyên ngôn về nhân quyền
và quyền công dân Pháp năm 1789 từ lâu đã
trở thành văn bản kiểu mẫu cho hàng loạt
những bản hiến pháp của các quốc gia khác.
Cho đến nay, hiến pháp của các quốc gia Mĩ-
Latin đều được xây dựng trên nền tảng của
Hiến pháp Hoa Kì. Còn đạo luật cơ bản của
Đức lại có ảnh hưởng khá sâu sắc trong
những bản hiến pháp của hai quốc gia Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha.
(5)
Luật so sánh trở nên có ý nghĩa vô cùng
to lớn đối với các nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu và châu Á, khi họ bắt tay vào công
cuộc đổi mới hệ thống pháp luật trong quá
trình chuyển đổi. Đối với Việt Nam, kể từ
sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng (năm 1986) tới nay, để soạn thảo
các văn bản pháp luật quan trọng, các nhà
lập pháp của chúng ta cũng đã sử dụng khá
nhiều những kết quả nghiên cứu so sánh luật.
Ví dụ, trong quá trình xây dựng Luật doanh
nghiệp, chúng ta đã tham khảo từ pháp luật
về công ti của Anh, Hoa Kì, Trung Quốc…
Hay để có được Luật cạnh tranh như hiện
nay, rất nhiều văn bản pháp luật tương ứng
của nhiều nước đã được nghiên cứu, tham
khảo trong quá trình soạn thảo như Luật
cạnh tranh Canađa, pháp luật về thương mại
lành mạnh của Hàn Quốc, hay Luật thương
mại lành mạnh của Đài Loan…
Như vậy, vai trò của luật so sánh đối với
quá trình soạn thảo luật của các quốc gia là
không thể phủ nhận. Những nghiên cứu luật
so sánh mang lại cho các nhà lập pháp cái
nhìn toàn diện, đúng đắn hơn đối với hệ
thống pháp luật của quốc gia, từ đó xác định
những mảng yếu kém và lựa chọn những
giải pháp tốt hơn để điều chỉnh các quan hệ
pháp luật ngày càng mở rộng và mang tính
phức tạp hơn./.
NguyÔn ThÞ Ngäc Anh
(Trung tâm luật so sánh
Trường Đại học Luật Hà Nội)
(1).Xem: “Comparative Law in a Changing World”,
Peter de Cruz, Nxb. Cavendish, 1999, tr.11.
(2).Xem: Sđd, tr.13.
(3).Xem: The use of comparative law in the legislative
process, professor J.H.M. van Erp (Maastricht
University - Hà Lan), .
(4).Xem: “Introduction to Japanese Law”, Yosiyuki
Noda, NXB Đại học Tokyo, 1976, tr.197, 202, 204.
(5).Xem: “Looking Beyond the National Constitution
- The Growing Role of Contemporary International
Constitutional Law. Reflections on the First Vienna
Workshop on International Constitutional Law, Anna-
Verena Bauer and Christoph Mikulaschek”, Tạp chí
Pháp luật Đức số 7 (tháng 7/2005).