-1-
TRẦN HUY CƯỜNG
QUAN NIỆM VỀ XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN
VÀ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG NHÓM BẠN
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
(TIỂU LUẬN MÔN HỌC “XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC”)
TP. HCM - 2006
-2-
PHẦN 1
“XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN LÀ GÌ?
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG?”
Xã hội hóa là q trình con người tiếp thu nền văn hóa của xã hội trong đó con
người được sinh ra, đó là q trình mà nhờ nó con người đạt được những đặc trưng
xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong
xã hội. ðó cũng là q trình học hỏi xã hội, tiếp thu xã hội, thích ứng xã hội. Xã hội
hóa là q trình liên tục, diễn ra suốt đời người. Có thể hiểu q trình xã hội hóa cá
nhân bằng một cách đơn giản như sau : Xã hội như một con tàu, cá nhân phải bước
lên được con tàu xã hội, mới trở thành con người xã hội nếu khơng thì cứ đứng ở
bên tàu.
Nói một cách khác, xã hội hóa cá nhân là q trình tương tác giữa cá nhân và
xã hội. Trong đó, cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, kĩ năng, những
phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội. Có thể mơ tả xã hội hóa theo hai quan
niệm : Quan niệm khách quan theo đó xã hội ảnh hưởng đến cá nhân và Quan điểm
chủ quan theo đó cá nhân đáp ứng lại xã hội. ðó là q trình hình thành nhân cách
diễn ra bằng con đường vượt qua những mâu thuẫn giữa những giá trị cá nhân và
những giá trị xã hội. Như vậy, xã hội hóa được hiểu với nghĩa rộng nhất, nó bao
hàm cả những yếu tố ngẫu nhiên và tự phát về mặt xã hội, về giáo dục.
1
Xã hội hóa thuộc phạm trù hình thành và phát triển nhân cách. ðó là q trình
tiếp thu và tích cực biến đổi sức mạnh bản chất của con người, nó được đối tượng
hóa trong nền văn hóa xã hội, bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. ðó là
q trình tiếp thu và tái tạo những kinh nghiệm xã hội của cá nhân thong qua hoạt
động và giao lưu. Xã hội hóa cho phép con người nhận thức tồn diện hiện thực xã
hội xung quanh, chiếm lĩnh những kỹ năng hoạt động của cá thể và tập thể, hấp thu
văn hóa người.
Kinh nghiệm xã hội là một dạng tri thức, là kết quả của một q trình nhận
thức. Kinh nghiệm xã hội ám chỉ một sự hiểu biết có tính chất kinh nghiệm mà cá
nhân tiếp thu được trong khi tiếp cận trực tiếp với mơi trường tự nhiên và xã hội của
mình. Sự hiểu biết mang tính chất kinh nghiệm là một tiền đề để đi sâu vào lý luận,
vào đối tượng nhận thức và là khâu trung gian giữa lý luận và thực tiễn.
Xã hội hóa cá nhân và cá thể hóa phụ thuộc phạm trù hình thành và phát triển
nhân cách. Về cơ chế xã hội hóa này, ở con người Việt Nam, cần nhấn mạnh : 1.
Những điều kiện sinh học, những điều kiện mơi trường tự nhiên thuận lợi hơn; 2.
Những điều kiện kinh tế - xã hội thỏa mãn quyền lợi và những nhu cầu cơ bản của
con người; 3. Những điều kiện văn hóa có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
nhân cách nói chung, đặc biệt là lối sống cá nhân và nhóm xã hội; 4. Những điều
kiện giao lưu và hợp tác quốc tế.
1
Lê Sơn, XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC, Chuyên đề khoa học, TPHCM, 2004 – Trang 18.
-3-
Xã hội hóa cá nhân và cá thể hóa diễn ra suốt đời, một cách liên tục, nhưng ở
mỗi lứa tuổi, mỗi q trình chịu tác động của những phương tiện điều kiện ưu trội.
ðặc biệt là các thiết chế, các phương tiện và các mơi trường xã hội hóa.
Con người sống trong mơi trường xã hội đầu tiên là gia đình. Ngay từ lúc hình
thành, thai nhi đã lệ thuộc mật thiết vào bố mẹ. Nó nằm trong lòng mẹ về mặt sinh
học, nhưng đồng thời nó thừa hưởng di truyền về mặt xã hội. Gia đình là cái nơi cần
thiết cho sự phát triển của trẻ, làm cho sự trưởng thành sinh học của nó và những
mối liên hệ của nó phù hợp với mơi trường. ðây là giai đoạn xã hội hóa đầu tiên.
Q trình tiếp nhận tri thức, kỹ năng, phương pháp thái độ đối với thế giới khách
quan… cần thiết để làm một cơng việc tay chân hay trí óc trong xã hội, nghĩa là
đóng một vai trò và thực hiện một chức năng trong xã hội, đó là một trong những
hình thức chủ yếu của xã hội hóa. Trường học là một trong những thiết chế xã hội
hóa quan trọng nhất đối với thanh thiếu niên. Xã hội càng phát triển, trẻ em càng
trưởng thành với những hoạt động và giao lưu càng mở rộng vượt khỏi khn khổ
gia đình và nhà trường thì tác dụng xã hội hóa của xã hội càng lớn hơn.
Vai trò của các phương tiện thơng tin đại chúng là vơ cùng quan trọng. Các
phương tiện thơng tin đại chúng đảm bảo thu thập, xử lý và phổ biến thơng tin trên
qui mơ đại chúng như : Báo chí, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình, sách… ðặc
điểm của các phương tiện truyền thơng đại chúng đó là thơng tin được truyền đến
một cách nhanh chóng, đều đặn và được định hình ở mức độ nhất định. Thơng tin
đại chúng là yếu tố khơng thể tách rời của q trình giao tiếp về mặt tinh thần có
tính chất đại chúng của con người. Người ta còn gọi là giao tiếp có tính quần chúng.
Giao tiếp xã hội có vai trò và tác dụng to lớn trong q trình xã hội hóa cá nhân và
cá thể hóa.
ðể thấy rõ hơn về vai trò của các phương tiện truyền thơng đại chúng, Giáo sư
Salomon đã trình bày Học thuyết hệ thống biểu tượng để giải thích những hiệu
quả của phương tiện truyền thông trong việc học (Học với sách, học với truyền
hình, học với máy tính, học với đa phương tiện).
Dạng chung nhất mà chúng ta thường gặp là học với sách. Sở dó sách có thể
phổ biến như vậy là do có đặc điểm sơ cấp về công nghệ truyền đạt của nó.
Những hệ thống biểu tượng của sách như hệ thống văn bản, hệ thống hình ảnh và
hệ thống đồ thò … dễ dàng được mã hóa, tuy nhiên việc giải mã lại vô cùng khó
khăn, vì vậy hiệu quả truyền đạt thấp do chỉ tác động vào một giác quan duy nhất
là thò giác. Mặc dù hiệu quả kém, nhưng đa phần đều chọn sách làm phương tiện
truyền thông để truyền đạt tri thức bởi tính phổ thông cũng như hiệu quả về kinh
tế mà nó đem lại.
Để làm rõ hơn, Ông đã tiến hành nghiên cứu so sánh loại sách chỉ có văn
bản và loại sách có văn bản và hình ảnh minh họa. Kết quả cho thấy những người
đọc yếu thường bò mất nhiều thời gian trong việc giải mã loại sách chỉ có văn bản
hơn là loại sách có hình ảnh minh họa. Hiệu quả tiếp thu tri thức qua sách, báo
chỉ đạt khoảng 20% – 30% và sách chỉ phù hợp với những nội dung ít phức tạp và
phổ thông.
-4-
Đặc điểm của truyền hình và phim là hệ thống biểu tượng của nó mang tính
chuyển động và biến đổi của hình ảnh và âm thanh tác động đến hai giác quan là
thò giác và thính giác, do đó nội dung cần truyền đạt dễ dàng được chú ý và cuốn
hút người học với các dạng hình ảnh được trình bày ở nhiều khía cạnh và các dạng
âm thanh sinh động, rõ ràng.
Phương tiện truyền thông dạng này đặc biệt hiệu quả với những nội dung cần
truyền đạt chỉ mang tính chất cần người học lặp lại, bắt chước. Do đó nó rất hiệu
quả khi chọn để truyền đạt tri thức cho lứa tuổi từ 1 – 11.
Ngoài ra, truyền hình còn là phương tiện đại chúng nên nó tác động rất
mạnh mẽ đối với những nội dung được xem xét nhiều lần và bằng nhiều khía
cạnh khác nhau. Ví dụ
: HLV Mourinho đã lớn tiếng chỉ trích giới điều hành bóng
đá và các phương tiện truyền thơng Anh quốc đối xử khơng cơng bằng với Chelsea.
Mourinho lấy cú tắc của Gerrard với Shearer làm dẫn chứng: " Pha vào bóng của
Essien được phát liên tục trong 15 ngày. Kết quả là anh ta bị treo giò hai trận ở
Champions League, và từ đó trở đi tất cả các pha tắc bóng của Essien đều bị phạt
thẻ vàng. Còn những người khác lại khơng bị như thế. Tơi thấy Gerrard của
Liverpool cũng vào bóng tương tự với Shearer nhưng truyền hình cũng chỉ phát lại
tình huống đó một hai lần".
1
Hiệu quả tiếp thu tri thức qua truyền hình, phim đạt khoảng 50% – 60% và
nó phù hợp với những nội dung khó diễn tả bằng văn bản và không đòi hỏi sáng
tạo trong quá trình tiếp thu.
Ngoài khả năng truyền tải nội dung dưới dạng hệ thống biểu tượng chuyển
động và biến đổi, máy vi tính còn có khả năng mô phỏng thực tế. Dó đó người học
có thể tiếp thu kiến thức và áp dụng kiến thức đó vào mô hình trên máy tính trước
khi tiến hành thực tiễn. Loại truyền thông này rất hiệu quả đối với những nội dung
cần sáng tạo trong quá trình tiếp thu tri thức, đó là những bài thực hành được mô
phỏng thực tế mà qua đó người học có thể hiểu được lý thuyết đã học và sáng tạo
ra những cái mới. Hiệu quả tiếp thu tri thức qua máy vi tính có thể đạt 60% – 70%.
Truyền thơng đa phương tiện là sự kết hợp từ hai loại phương tiện truyền
thông trở lên sau cho quá trình truyền đạt tri thức tác động đến tất cả 5 giác quan
của người học, làm cho người học cảm nhận được nội dung cần truyền đạt hấp
dẫn, gần gũi và thực tế. Qua đó người học vừa tiếp thu kiến thức vừa áp dụng
vào thực tế và khi gặp khó khăn trong việc tiếp thu sẽ được điều chỉnh ngay để
phù hợp. Đây là phương tiện truyền thông lý tưởng, tuy nhiên việc áp dụng còn
gặp nhiều khó khăn vì nó đòi hỏi người truyền đạt cần phải tư duy cao và rất tốn
kém. Hiệu quả tiếp thu tri thức qua máy vi tính có thể đạt 70% – 80%.
1
-5-
Năm 1977, Giáo sư Salomon đã phát biểu
1
: “Tóm lại, những hệ thống biểu
tượng truyền thông kích thích việc tiếp thu kiến thức qua 5 cách sau : 1. Hệ thống
biểu tượng truyền thông làm nổi bật những khía cạnh khác nhau của nội dung; 2.
Sự biến đổi trong hệ thống biểu tượng truyền thông làm cho các khía cạnh được
hiểu một cách dễ dàng; 3. Những yếu tố mã hóa đặc trưng có thể lưu lại ở người
học nhờ sự tư duy cao bằng cách chiếm chổ ngay hoặc dễ dàng tiếp thu các đặc
trưng tỉ mỉ này; 4. Những hệ thống biểu tượng khác nhau thì khác nhau về mức độ
xử lý mà nó đòi hỏi hoặc thỏa mãn; 5. Những hệ thống biểu tượng khác nhau sẽ
tác động đến các loại thần kinh khác nhau trong quá trình nó yêu cầu giải mã tỉ
mó.
Mỗi hệ thống biểu tượng của các phương tiện truyền thông tác động đến các
giác quan khác nhau của người học, vì vậy nó sẽ tác động đến những loại thần kinh
khác nhau. Như vậy, trong một chừng mực nào đó hệ thống biểu tượng đã đònh rõ
sự khác nhau ở mức độ tiếp thu kiến thức từ các loại truyền thông khác nhau.
Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội các nhà xuất bản trực tuyến OPA, web
đang trở thành kênh thơng tin đại chúng hàng đầu tại cơng sở và chỉ chịu lép vế Ti
vi trong mơi trường gia đình
2
. Ảnh hưởng của weblog và của Internet tới các loại
hình truyền thơng truyền thống. Xu thế phát triển hiện nay của weblog lớn đến mức
chỉ vài năm trước đây, thậm chí nhiều chun gia còn khơng biết đó là gì thì bây giờ
đã hình thành cả một cộng đồng hàng chục triệu weblogger (chỉ những người mê
weblog). Có thể đưa ra một so sánh sau, nếu như vài năm trước ở Việt Nam chỉ có
rất ít người được tiếp cận với Internet thì bây giờ, nếu có dịp về những vùng sâu
vùng xa, vẫn có thể bắt gặp những qn cafe internet và chuyện "chat, chit" đã "xưa
như trái đất". Còn ở thành phố thì Internet đã từ lâu trở thành một phần tất yếu của
cuộc sống rồi. Hơn thế nữa, một phần ngày càng quan trọng của đời sống, thậm chí,
giờ đây, người ta khơng thể hình dung nổi sẽ sống thế nào nếu thiếu internet
3
.
Weblog – Phương tiện truyền thơng của tương lai gần?! Các nhà báo ở các
nước khác nhau chịu áp lực khác nhau. ðó cũng là lý do vì sao người ta tìm đến
Weblog. Có thể họ thấy CNN q thương mại hoặc khơng u nước. Tuy nhiên,
Weblog khơng cần giống CNN, NY Times hay Fox News. Ở đây, bạn có thể nói lên
quan điểm của mình. Và weblog cho bạn biết là thơng tin đưa trên các phương tiện
truyền thơng chính thống có đúng hay khơng. ðiều gì đã được đưa và điều gì khơng
được đề cập đến. Ngun nhân là các biên tập viên, phóng viên của các hãng chính
thống cho họ quyền phân định đâu là tin tức và đâu là khơng.
1
“The symbol systems theory developed by Salomon is intended to
explain the effects of media on learning. Salomon (1977) states: "To summarize, the symbol systems of
media affect the acquisition of knowledge in a number of ways. First, they highlight different aspects of
content. Second, they vary with respect to ease of recoding. Third, specific coding elements can save the
learner from difficult mental elaborations by overtly supplanting or short-circuiting specific elaboration.
Fourth, symbol systems differ with respect to how much processing they demand or allow. Fifth, symbol
systems differ with respect to the kinds of mental processes they call on for recoding and elaboration. Thus,
symbol systems partly determine who will acquire how much knowledge from what kinds of messages."
(p226-227)”
2
3
-6-
PHẦN 2
“NHÓM BẠN LÀ GÌ? PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG NHÓM BẠN ĐẾN SỰ
HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH”
Trong “Từ điển Tâm lý học”, Nguyễn Khắc Viện đã nêu : “Nhân cách là tổng
hợp hóa tất cả những gì hợp thành một con người, một cá nhân với bản sắc và cá
tính rõ nét, đặc điểm thể chất, tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức, vai trò xã hội,
và là một cá nhân có ý thức về bản thân, đã tự khẳng định được, giữ được phần nào
tính nhất qn trong mọi hành vi”.
Sự hình thành nhân cách là một q trình kéo dài nhiều năm, từ lúc sơ sinh
thậm chí từ “mốc số 0” (bào thai) cho đến lúc nên thân người và kéo dài suốt cuộc
đời. Mỗi lứa tuổi nhân cách có những đặc trưng khác nhau. Sự hình thành này kết
hợp những yếu tố : 1. Sự sinh trưởng thành thục của cơ thể (hay suy thối); 2. Sự
tiếp nhận các yếu tố văn hóa, xã hội, qua nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, gọi là
“nhập thân văn hóa”; 3. Sự hình thành những cơ cấu tâm lý qua những q trình vơ
thức hay hữu thức.
1
Nhân cách được hình thành trong hoạt động và giao lưu với những nhân cách
khác nhau. Từ thuở nhỏ, trẻ nhờ giao lưu với bố mẹ, người thân, bạn đồng lứa mà
dần học được cách sống, cách ăn ở, tiếp nhận, hội nhập, chuẩn bị đạo đức, quan hệ
xã hội hay nói rộng hơn “nhập thân văn hóa” để trở thành nhân cách, thành người.
Con người là một thực thể có nguồn gốc tiến hóa từ các cơ thể sống đến động
vật, con người đã kế thừa nhiều thuộc tính của lồi vật như sống hợp quần thành
bầy đàn, xã hội, tập tính tự vệ…Con người trong xã hội khơng thể sống tách biệt, cơ
độc. Khơng ai có thể sống một mình, làm việc một mình. Như vậy, vai trò của xã
hội, mà trực tiếp là cộng đồng, là nhóm nhỏ đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách thực sự quan trọng.
Nhóm ở đây là nhóm người, nhóm xã hội. Con người kết tụ, hợp quần dưới
nhiều hình thái khác nhau như : Gia đình, tổ học tập, tổ sản xuất, đến họ tộc, làng,
nước, dân tộc. C.H Cooly, năm 1909 chia nhóm ra thành nhóm sơ cấp và nhóm thứ
cấp. Trong đó, nhóm sơ cấp (gia đình, nhóm nhỏ…) có quan hệ trực diện (hàng
ngày trong thấy nhau) và nó có nhiều ảnh hưởng đến tình cảm cá nhân và hình
thành phẩm chất nhân cách.
Nhà nghiên cứu Kirichchues (Ukrain) đã quan sát trên 3000 trẻ em tuổi mẫu
giáo, thì thấy tất cả đều kết nhóm : Nhóm bạn chơi, nhóm bạn cùng đi đường, nhóm
bạn ngồi cùng bàn. Có bạn, trẻ em cảm thấy đỡ lo hãi, an tâm hơn, vui hơn, thích
thú hơn khi phải xa tổ ấm quen thuộc gia đình, bên cạnh bố mẹ, ơng bà. Có bạn, trẻ
cân bằng hơn về tâm lý và là điều rất quan trọng. Song các nhóm bạn này ít ổn định
và bền vững. Tính duy kỷ (chỉ biết mình, mình là trung tâm) đã làm rạn vỡ các quan
hệ nhóm.
1
Lê Sơn, NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH, TPHCM, 2004 – Trang 4.
-7-
Vào tuổi ñến trường, có những thay ñổi ñột biến ñối với sự phát triển của trẻ
em : Trẻ có một cuộc sống rộng mở, với nhóm bạn ñồng trang lứa, ngang hàng về
thể lực, tâm trí, về quyền hành. Khi ở trong nhóm bạn, trẻ không bị phụ thuộc vào
người lớn, không còn cảnh người lớn la mắng rồi lại hết sức vuốt ve. Trong nhóm,
trẻ phải tự ứng xử, tự lựa sức mình, cho phép trẻ tự thiết lập những quan hệ qua lại
với bạn bè giống mình, xây dựng bản thân mình. Trong nhóm, tính duy kỷ của trẻ
chịu những thất bại gay gắt và ñổ vở. Vào cuộc chơi trẻ phải chịu “luật chơi”, tuân
thủ qui tắc, chấp nhận sự thắng thua. Sự cộng tác, tình cảm vị tha dần dần nảy nở.
Song theo các nhà tâm lý học nghiên cứu hành vi nhóm trẻ, thì có khoảng 70%
trẻ em vào ñộ tuổi 5 – 7, vẫn sống riêng rẽ, các hoạt ñộng nhóm chỉ mang tính nhất
thời. ðến 7 tuổi, khuynh hướng tự nhiên tập hợp nhau lại cùng chơi cùng học với
nhau mới rõ. ðây là cơ hội ñể trẻ tự ñánh giá và tự khẳng ñịnh “cái tôi” của mình.
Nó hiểu ra rằng, nó chỉ là một ñứa trẻ với sự hạn chế và nhỏ bé với thế giới người
lớn; nó hoàn toàn không phải là trung tâm của thế giới. Nó hiểu khoảng cách của nó
với người lớn mà nó phải phục tùng. Từ ñó, trẻ chuyển hướng tiếp xúc với bạn cùng
lứa, mà các nhà tâm lý học gọi là “nơi ẩn náo” – nơi có nhiều cơ hội tỏ ra mình ñã
lớn và ñược chấp nhận. Mong muốn trở thành người lớn luôn luôn ñộng viên,
khuyến khích ñứa trẻ. Cách duy nhất ñể trẻ cảm thấy không còn là con nít, là tìm
cách bắt chước những ñứa ñàn anh. Các nhà tâm lý gọi nhóm là một sự bù trừ và có
sự tiến hóa ñôi : Một mặt tăng lên tính ñộc lập của trẻ (tự làm lấy, tự lo lấy, thậm
chí loại trừ sư tham gia hiện diện của người lớn ở một mức ñộ nhất ñịnh); Mặt khác
tìm cách lôi cuốn sự chú ý của bạn, bằng cách vượt lên chúng.
ðến 9 tuổi, sự bắt ñầu nhóm ñã ñược xây dựng chắc chắn hơn. Trẻ thỏa mãn
mong muốn của mình trong khi dàn xếp các chiều hướng trái ngược, ñảm bảo duy
trì kết cấu nhóm. Trong khi tự khẳng ñịnh, có ý thức về quyền của mình, ñồng thời
lại công nhận sự cần thiết có người khác và giám sát người khác. Tuy nhiên, ở ñộ 9
tuổi thành phần nhóm chưa ổn ñịnh. Trẻ em chưa có khả năng chọn bạn chơi mà
thường do bố mẹ áp ñặt theo quan hệ xã hội của bố mẹ. Còn ở nhà trường việc chia
lớp, chia nhóm học tập cũng khá ñộc ñoán – do ñó, trẻ kết bạn bất kỳ ở ñâu mà nó
gặp nhu : Cùng lớp, cùng khu phố, cùng chung cư, cùng ñường ñi về. sự lựa chọn
không có cơ sở thực sự dựa trên ñộ tương hợp cá nhân.
Như vậy, nhóm bạn ở giai ñoạn ñầu ñi học có ảnh hưởng khá lớn ñến sự hình
thành những phẩm chất xã hội ở trẻ em. Chính ở trong nhóm và cũng chỉ trong
nhóm mà thôi trẻ em có thể thử nghiệm mối quan hệ xã hội qua lại và sự cân bằng
tương lai. Trong nhóm, trẻ em có sự cọ xát va chạm, tranh giành, cãi cọ, hờn dỗi,
tập bảo vệ ý kiến, quyền lợi của mình, nhưng ñồng thời cũng học cách hòa giải,
giúp ñỡ, cứu trợ, hợp lực ñể ñi ñế mục tiêu chung của nhóm. Trẻ em học sự chia sẽ
vui buồn, khó khăn, các thất bại hoặc chiến tích. Biết ñoàn kết, biết phê phán bạn và
phán xét mình, biết tự trách phạt mình và trách phạt bạn. Trong nhóm trẻ cùng lứa;
trẻ em chịu phục tùng quyền uy, ñồng thời cũng thể hiện quyền uy, kiểm soát kẻ
khác. Song không phải là hình thức ép buộc của người lớn. Sự tự bắt buộc do tự
nguyện, từ một sự thỏa thuận, bình ñẳng. Piaget ñã nói : “Trẻ ñã trải qua từ một ñạo
lý tuân thủ ñơn phương và phục tùng người lớn ñến một thức ñạo lý tôn trọng lẫn
-8-
nhau, một sự quy ước giữa những người bình ñẳng và thứ ñạo lý nào sẽ ñến ñộ toàn
vẹn vào giai ñoạn tiếp theo khi nhóm ñã ñạt ñến mức kiên ñịnh ñầy ñủ.”
1
Từ 9 tuổi trở ñi, nhóm dần dần ổn ñịnh và ñồng nhất hơn. Trẻ trong nhóm ở
cùng lứa tuổi, nhưng ñứa bé “con nít” quá bị loại trừ; hoặc những ñứa lớn quá thì sự
có mặt của chúng có thể làm giảm giá trị ñối với các thành viên trong nhóm. Các
nhà tâm lý cho rằng ở lứa tuổi thơ, trẻ em sống “cộng sinh” với nhóm hơn bất kỳ
một thời ñiểm nào ñó trong cuộc ñời, có cuộc sống xã hội của cá thể ñạt ñến cường
ñộ tối ña. Tuy nhiên, cũng có nhiều bi kịch của kẻ thù…
Trẻ em tụ tập và ñược kết cấu dần dần dưới xung ñộng của một vài cá nhân
trội hơn, có sức hấp dẫn lôi cuốn trở thành nồng cốt của nhóm. Trong số ñó có một
số lượng tôn thành thủ lĩnh – kẻ cầm ñầu. Thường có thể nhận thấy hai loại kẻ cầm
ñầu : Loại tích cực và Loại tiêu cực. Kẻ cầm ñầu ñích thực, lương thiện, nghĩa hiệp
ñã góp phần mẫu mực cho trẻ thực hiện, trở thành chính bản thân nó theo lứa tuổi
và giới tính của nó. Còn loại cầm ñầu theo kiểu bạo chúa, ngự trị nhóm bằng sức
mạnh sẽ góp phần làm cho trẻ bị lôi cuốn vào những ñiều xấu của băng nhóm.
Trước các tệ nạn xã hội tràn lan ñang xâm nhập vào thế hệ trẻ, mà tất yếu thường
lây lan qua con ñường băng nhóm ñang ñặt ra nhiều vấn ñề cho các bậc phụ huynh,
các nhà giáo dục và các tổ chức xã hội
Có thể nói rằng, sự kết hợp bạn bè là một khuynh hướng mang tính chất bản
thể và tính xã hội, cần cho sự hình thành nhân cách xã hội. Và không thể nào ngăn
cản ñược ñiều có tính qui luật này. Vấn ñề là phải hiểu nhu cầu của trẻ, tổ chức ña
dạng các hoạt ñộng của thanh thiếu niên với mọi sức hấp dẫn ñể thu hút trẻ.
Có thể lấy nhóm bạn “Những ước mơ xanh” - nhunguocmoxanh.org
2
làm ví
dụ cho loại tích cực. Họ ñã lựa chọn một cách sống "ý nghĩa ñến từng hành ñộng",
ñó là các cô cậu sinh viên tự lập thành nhóm, tự chọn cho mình một cái tên, một
mục ñích hoạt ñộng, tự tạo một diễn ñàn trên mạng, những cuộc thảo luận “online”
và các hoạt ñộng “offline” ñầy hào hứng. Có thể là rất nhiều và cũng có thể là
không có gì, bởi tất cả các bạn ñều ñến với các hoạt ñộng xã hội một cách tự nhiên
và hào hứng như khi ñi học, khi rủ nhau ñi picnic.
Chiều chủ nhật nào trước cổng dinh Thống Nhất có một nhóm bạn trẻ tụ tập
thành vòng tròn, khi thì hát, lúc thì bàn cãi sôi nổi, lúc lại cặm cụi cắt cắt, dán dán
những chiếc mặt nạ, lồng ñèn. ðó là nhóm Những ước mơ xanh. Kế hoạch của
Những ước mơ xanh thì nhiều lắm: dạy kèm cho các em học sinh khiếm thị, tiếp cận
với trẻ lang thang ñể cảm hóa, liên hệ ñưa các em vào nhà mở, quyên góp bìa cứng
ñể viết chữ Braille, quyên góp sách vở cho học sinh nghèo, quyên góp quần áo cho
người vô gia cư, quyên góp quà bánh ñể tặng quà tết, trung thu cho trẻ mồ côi…
ðối nghịch lại là những nhóm tiêu cựu. Những nhóm bạn trẻ ở các sàn lắc. Họ
cũng lập nhóm, cũng… tự quản, không chịu một sự chi phối nào, mà sao hành ñộng
của họ khác nhau tới lạ kỳ. Các bạn trẻ này ngủ ban ngày và thức ban ñêm, tiêu phí
rất nhiều sức khỏe, trí lực và tiền bạc vào những cuộc nhậu nhẹt, khiêu vũ, vào
rượu, thuốc lắc và ma túy. Thiên ñường của họ là những sàn lắc, những dấu tích
1
Leâ Sôn, TRẺ GIỮA NHÓM BẠN BÈ, TPHCM, 2004 – Trang 4.
2
-9-
trụy lạc vương vãi trên sàn nhà và in dấu lên những khuôn mặt, ñôi mắt non trẻ và
những lời tâm sự chất ñầy buồn chán, bất cần ñời…
Và ñể thực hiện ñược “những ước mơ xanh” ñó, các cô cậu sinh viên trong
nhóm không lúc nào thôi ñổ mồ hôi. ðến hội trường Trường ðH Bách khoa, thấy
băngrôn, bong bóng, thấy những chiếc áo xanh lá cây ñồng phục của Những ước
mơ xanh” chạy ñi chạy lại, thấy gian hàng bày bán sản phẩm của khuyết tật, nghe
những tiếng cười, tiếng hát, cảm ñược vẻ sáng bừng trên những gương mặt của trẻ
em ñến từ các mái ấm khiếm thị… biết chương trình của các bạn ñã thành công.
Không cần nhiều bánh kẹo, nhiều hoa, nhiều quà, nhiều kinh phí, chỉ cần lòng
thương yêu và sự nhiệt tình của các bạn là ñủ. Một thành viên trong nhóm ñã nói :
“ðến với những người thiếu may mắn, tụi em biết mình ñủ ñầy, mình sung sướng,
mình hạnh phúc. Chẳng có lý do gì ñể không học ñược. Các bạn khác có thời gian
ñi chơi thì tụi em cũng có thời gian ñể làm việc mình mong muốn”.
Theo dõi những hoạt ñộng của nhóm, chứng kiến những bàn tay tin cậy của
các em bé khiếm thị cứ quấn quít không rời các anh chị, nghe ñược những bàn cãi,
lo lắng của cả nhóm chỉ cho một mục ñích “lợi ích và niềm vui cho người thiếu may
mắn”… thì sẽ rất tin. Tin rằng sự lựa chọn cách sống “ý nghĩa ñến từng hành ñộng”
ấy là liều thuốc miễn nhiễm cho các thành viên trước những gì không hướng ñến cái
ñẹp.
-10-
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lê Sơn, NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH, Chuyên đề
khoa học, TPHCM, 2004.
2.
Lê Sơn, TRẺ GIỮA NHĨM BẠN BÈ, Chuyên đề khoa học, TPHCM, 2004.
3.
Lê Sơn, XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC, Chuyên đề khoa học, TPHCM, 2004.
4.
Các trang web :
A.
B.
C.
D.
E.
/>
F.