Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.42 KB, 77 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của
nền kinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh
toán…phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức
kinh tế và cá nhân. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sau khi
Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đang có những
bước chuyển mình mạnh mẽ, các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức sôi động
đặc biệt là sự vận động không ngừng của thị trường vốn trong nước và quốc
tế. Hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta khó
có thể lường trước. Lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rất nhạy cảm, liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của
nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội… Sự biến
động của những yếu tố này có thể gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân
hàng. Đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, khi rủi ro xảy
ra, những ảnh hưởng xấu của nó là khó lường và hậu quả cũng không dễ khắc
phục, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng - hoạt động chủ yếu và
thường xuyên của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, trong kinh doanh
nói chung và trong kinh doanh ngân hàng nói riêng, các nhà quản lý thường
đặt ra vấn đề: “ Làm thế nào để quản lý được rủi ro ?” Vì lý do đó em đã chọn
đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “Quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)”. Chuyên
đề gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh VPBank
Phần II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh VPBank
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Phần III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh VPBank.


Ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các anh chị công tác tại VPBank Chi nhánh Ngô Quyền nói riêng
và Ngân hàng TMCP Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) nói chung
đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, em xin cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Hoài
Dung, người đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành chuyên đề này.
2
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK)
I. Thông tin chung về VPBank.
1. Tên gọi
−Tên thương mại: Ngân hàng thương mại cổ phần Doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
−Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng là: Vietnam Joint-Stock
Commercial Bank for Private Enterprises.
−Tên viết tắt: VPBank
2. Hình thức pháp lý
VPBank là ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh Việt Nam. VPBank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/
NH-GP do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/8/1993,
quy định thời gian hoạt động của ngân hàng là 99 năm.
−Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 4/9/1993 theo giấy phép
thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 4/9/1993.
−Giấy phép hoạt động: Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/8/1993.
−Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 055689 do Sở kế hoạch và
đầu tư TP.Hà Nội cấp cho đăng ký lần đầu ngày 9/9/1993, đăng ký thay
đổi lần thứ 12 ngày 1/11/2006.
3. Địa chỉ giao dịch

−Trụ sở chính được đặt tại Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội,
được khai trương ngày 17/2/2006.
−Website: www.vpbank.com.vn
−Điện thoại : 04.9288869
3
Chuyên đề tốt nghiệp
4. Chức năng và nhiệm vụ
Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, hoạt động của VPBank
tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: huy động vốn, cho vay vốn và thực
hiện các nghiệp vụ bảo quản và môi giới trên thị trường tiền tệ, mua bán
chứng khoán trên thị trường chứng khoán khi được sự cho phép của Ngân
hang nhà nước. Các hoạt động cụ thể của VPBank bao gồm:
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân;
• Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong
nước;
• Vay vốn của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác;
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức cá nhân;
• Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
• Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành;
• Thực hiện nhiệm vụ thanh toán giữa các khách hàng;
• Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;
• Huy động vốn từ nước ngoài;
• Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh
toán quốc tế;
• Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều
hình thức, đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union.
II. Qúa trình hình thành và phát triển của VPBank.
VPBank được thành lập từ ngày 4/9/1993, đến nay ngân hàng đã hoạt
động được 15 năm. Trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió, cho đến bây giờ,
VPBank đã khẳng định được mình trên thị trường ngân hàng của Việt Nam và

ít nhiều đã tạo ra uy tín trên thị trường ngân hàng quốc tế. Quá trình phát trỉển
của VPBank được chia thành 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Từ năm 1993 – 1997. Đây là giai đoạn mới thành lập và
bắt đầu những bước đi đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì
thế mà kết quả đạt được của VPBank còn rất nhỏ bé, vốn điều lệ tính đến năm
4
Chuyên đề tốt nghiệp
1997 chỉ đạt 174,9 tỷ đồng, tăng gần 8 lần so với năm 1993 (Biểu đồ 1). Đồng
thời, đây cũng chính là giai đoạn mà VPBank bộc lộ những dấu hiệu sai phạm
trong hoạt động quản lý và điều hành của mình... Trong thời kỳ này, VPBank
chỉ thành lập được các chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, chi nhánh Hải Phòng, chi
nhánh Đà Nẵng.
2. Giai đoạn 2: Từ năm 1997 – 2002
Trong giai đoạn này, VPBank rơi vào tình trạng trì trệ và hoạt động của
ngân hàng lâm vào khủng hoảng.
+Hoạt động của VPBank chỉ ở mức cầm chừng. Kinh doanh của ngân
hàng kém hiệu quả. Biểu hiện là nợ quá hạn ở mức báo động, L/C trả chậm
thì giải quyết rườm rà, chậm chạp.
+ Ngày 25/09/2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
chính thức ký quyết định đặt VPBank vào trạng thái kiểm soát đặc biệt
trong thời gian tối đa là 24 tháng.
+Năm 2003, vốn điều lệ theo sổ sách là 184,5 tỷ VNĐ, song việc nợ quá
hạn quá cao, thậm chí nhiều khoản không có khả năng thu hồi, chính vì thế
mà vốn điều lệ thực chất của VPBank ở mức “âm”. Trong thời gian này,
VPBank không được phép mở thêm bất cứ chi nhánh hay phòng giao dịch
nào. Đây là giai đoạn VPBank gặp nhiều khó khăn nhất, không chi nhánh
nào được mở thêm, vốn điều lệ thì vẫn giữ nguyên ở mức trước.
3. Giai đoạn 3: Năm 2003 đến nay
Ngân hàng có những biện pháp chấn chỉnh, mở rộng quy mô, nâng cao
chất lượng dịch vụ.

+Thời kỳ này, tình hình tài chính của ngân hàng được lành mạnh hóa. Sự cố
gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ và nhân viên ngân hàng đã từng bước khắc
phục được nợ đọng về tín dụng và bảo lãnh LC quá hạn trong thời kỳ trước.
+Năm 2004, VPBank đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 198,3 tỷ VNĐ
theo quyết định 684/QĐ-HAN7 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Điều
này đã đánh dấu bước tiến mới cho giai đoạn này.
+Tháng 7/2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định dỡ bỏ
5
Chuyên đề tốt nghiệp
“Lệnh kiểm soát đặc biệt” đối với ngân hàng.
+20/9/2004: chính thức khai trương trang WEB VPBank.
+ 25/11/2004, theo công văn chấp thuận số 689/NHNN - HAN7, Ngân
hàng Nhà nước đã chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ từ 170 tỷ
đồng lên 210 tỷ đồng.
+ Tháng 2/2005, theo công văn chấp thuận 134/NHNN-HAN7, VPBank
đã tăng vốn điều lệ lên 234,7 tỷ VNĐ.
+ Ngày 19/10/2005, biểu tượng mới của VPBank chính thức ra mắt trên
cơ sở màu xanh đậm và đỏ tươi làm tông màu chủ đạo, tượng trưng cho sự
trù phú, thịnh vượng và thành công.
+ 12/2005, VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 309,4 tỷ VNĐ và vốn điều lệ
đã tăng lên 1000 tỷ đồng năm 2006
+ Ngày 07/11/2007, theo đề nghị của Ngân hàng OCBC, VPBank đã
chính thức đồng ý bán thêm cổ phần cho OCBC để nâng tỷ lệ sở hữu của
cổ đông chiến lược này tại VPBank từ 10% lên 15%. Thỏa thuận trên đã
được thực hiện ngay sau khi VPBank hoàn thành việc nâng vốn từ 1.500
tỷ đồng hiện nay lên 2.000 tỷ đồng tính đến thời điểm 01/01/2008.
+ Từng bước đi lên sau khủng hoảng và vượt lên từ thời kỳ đen tối,
VPBank đã không ngừng cố gắng để cải thiện hoạt động của mình và phát
triển mạnh mẽ. Nhiều chi nhánh đã được mở, các phòng giao dịch xuất hiện
ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là vào năm 2005. Kết quả là, Tổng

số chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống đạt tới con số 31. Ngày
17/2/2006, VPBank chính thức khai trương Trụ sở chính và Phòng Giao dịch
Hồ Gươm tại số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
6
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Nếu như trong 2 năm đầu hoạt động, mạng lưới của VPBank chỉ là 3
chi nhánh và 6 phòng giao dịch thì đến năm 2006, quy mô mạng lưới của
VPBank đã lên tới 55 điểm giao dịch với 28 chi nhánh và 27 phòng giao
dịch. Ở Hà Nội có 2 chi nhánh cấp I là Chi nhánh Hà Nội (quản lý 5 chi
nhánh cấp 2 trên cùng địa bàn), Chi nhánh Thăng Long (quản lý 4 chi nhánh
cấp 2 trên cùng địa bàn). Ở Hồ Chí Minh có 2 chi nhánh cấp I là Chi nhánh
Hồ Chí Minh quản lý 3 chi nhánh cấp 2 trên cùng địa bàn), Chi nhánh Sài
Gòn (quản lý 2 chi nhánh cấp 2 trên cùng địa bàn). Ở các tỉnh đều có các chi
nhánh cấp I, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được nhu cầu quy
mô mở rộng tiếp cận thị trường của Ngân hàng VPBank.
+ Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
và đem các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã
đưa vào hoạt động thêm 12 chi nhánh cấp 1 trên các tỉnh thành trên cả nước
và 39 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh, trong đó 17 phòng giao dịch
tại địa bàn Hà Nội, 13 phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, còn lại là các
tỉnh thành phố khác. Đến cuối năm 2007, toàn hệ thống VPBank đã có tổng
số 100 điểm giao dịch . Tính đến hết quí I/2008 quy mô hoạt động toàn hệ là
122 điểm giao dịch.
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1: Tình hình tăng giảm vốn điều lệ của VPBank qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
III. Kết quả kinh doanh của VPBank một số năm gần đây
1. Một số chỉ tiêu tài chính
Trước năm 2002, hoạt động kinh doanh của VPBank rơi vào khủng

hoảng, doanh thu sụt giảm, uy tín giảm dần và thậm chí còn bị đưa vào danh
8
Năm 1993 1994 1996 2004 2005 2006 2007 2008
Vốn
điều lệ
20 70 174.9 198.3 309,4 1000 1500 2000
Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank2007
Biểu đồ 1: Tình hình tăng giảm vốn điều lệ của VPBank qua các năm
20
70
174.9
198.3
309,4
1000
0
200
400
600
800
1000
1200
1993 1994 1996 2004 2005 2006
1400
1800
1600
2000
2007 2008
1500
2000


Vốn điều lệ
Chuyên đề tốt nghiệp
sách “giám sát đặc biệt”. Tuy nhiên, vượt qua chặng đường gian lao ấy,
VPBank đã cải thiện mình về mọi mặt. Từ năm 2002 đến nay, VPBank đã
đạt được nhiều thành công đáng kể. Uy tín và vị thế được nâng lên, hiệu quả
kinh doanh không ngừng được tăng qua các năm.
− Thu nhập của VPBank có tốc độ tăng mạnh, số thực hiện của năm sau
cao hơn năm trước. Thu nhập từ các khoản lãi chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng thu nhập của ngân hàng. Thu nhập từ phí dịch vụ và hoa hồng tuy
nhỏ hơn nhiều so với thu nhập từ lãi, nhưng đã tăng cao so với năm
trước. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 104% so với năm 2005 và năm
2007 tăng 98% so với năm 2006 cho thấy hoạt động kinh doanh của
VPBank rất tốt, phản ánh được hiệu quả kinh doanh cao của ngân hàng.
Bảng 2 : Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Thu nhập tiền lãi, các khoản có tính chất lãi.
Chi phí tiền lãi và các khoản có tính chất lãi
432 054
(286 701)
712 450
(481 210)
1 320 540
(721 489)
Thu nhập tiền lãi ròng 145 353 231 240 599 051
Thu phí dịch vụ và hoa hồng 10 069 17 796 23 789
Chi trả phí dịch vụ và hoa hồng (3 852) (9 050) (11 158)
Thu nhập từ phí dịch vụ & hoa hồng ròng 6 217 8 746 16 631
Lãi ròng từ kinh doanh ngoại hối (9 718) (2 583) (3 584)
Thu nhập khác 22 485 64 582 98 687

Lương và các chi phí có liên quan (32 726) (56 659) (78 982)
Dự phòng cho các khoản nợ khó đòi (7 085) (11 437) (15 732)
Hao mòn TSCĐ (2 943) (8 296) (10 082)
Chi phí quản lý chung (45 374) (71 876) (91 208)
LN trước thuế 76 209 156 808 312 058
Thuế TNDN (20 626) (43 388) (87 376)
LN sau thuế 55 583 113 420 224 682
Lãi trên cổ phiếu
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 2 446 2 447 2 552
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank năm 2005, 2006, 2007
Bảng 3 : Tỷ lệ đảm bảo an toàn của VPBank năm 2007.
Đơn vị: %
Loại tỷ suất
Tiêu
chuẩn
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng
cho vay trung dài hạn
≤ 40% 1,6% 1,5% 0,4% 2,66% 1,7%

Tỷ lệ khả năng chi trả ≥ 1% 191,% 247,3% 108% 332% 295%
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ≥ 8% 11,2% 8,2% 15% 26% 28%
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2007
− Trong hoạt động của mình, VPBank đã đảm bảo đúng được các tỷ lệ
an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ này cho thấy hoạt
động của VPBank khá ổn định, không đối mặt với nguy cơ rủi ro cao
như thời kỳ trước đây (xem bảng 3). Để đạt được tỷ lệ đó, trong những
năm qua, VPBank đã phải nỗ lực hết sức trong hoạt động kinh doanh để
vừa phục vụ được nhu cầu khách hàng vừa đảm bảo đem lại doanh số
cho mình và khẳng định được uy tín của mình trong hệ thống ngân hàng.
− Khả năng chi trả là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả
kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp hay ngân hàng nào. Khả năng chi trả cho
thấy được tính thanh khoản cao, sự sẵn có về vốn, từ đó phản ánh được hiệu
quả kinh doanh của tổ chức kinh tế đó. Khả năng chi trả của VPBank giai đoạn
2003-2007:
+Năm 2003, tỷ lệ khả năng chi trả của VPBank là 191,6%, tỷ lệ này lớn
hơn rất nhiều so với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (100%)
là 91,6%.
+ Năm 2004, tỷ lệ này là 247,3%, vẫn lớn hơn quy định của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam rất nhiều. VPBank đảm bảo khả năng thanh toán của
mình, tuy nhiên tỷ lệ này đã làm giảm thu nhập từ lãi của mình.
+Năm 2005, 2006, 2007, tỷ lệ này của VPBank vẫn lớn hơn 100%, làm
tăng khả năng cho vay ra của ngân hàng, đồng thời đảm bảo khả năng
thanh toán của VPBank. Từ các số liệu trên, có thể thấy khả năng thanh
10
Chuyên đề tốt nghiệp
khoản của VPBank rất tốt.
Bảng 4: Khả năng sinh lời của vốn huy động giai đoạn 2003-2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

LN sau thuế 28.347 43.256 55.583 113.42 224.682
Vốn huy động 2.219.546 3.858.967 5.608.001 9.065.194 12.508.786
LN sau thuế/vốn
huy động(%)
1,27 1,12 0,09 1,25 1,79
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm2006
− Chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn huy động cũng góp phần phản ánh
hiệu quả kinh doanh của VPBank. Bởi huy động vốn có vai trò rất quan
trọng trong hoạt động của ngân hàng. Huy động vốn giúp ngân hàng có
đủ vốn tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình và triển khai các
chương trình sản phẩm mới thu lại lợi nhuận cao hơn. Nếu như năm
2004, chỉ tiêu này là 1,12% thì đến năm 2006, nó đã đạt tới 1,25% và
tăng lên 1,79% năm 2007(xem bảng 4). Tuy nhiên, khả năng sinh lời từ
hoạt động huy động vốn tương đối thấp, mỗi đồng vốn được huy động
chỉ tạo được xấp xỉ 1,01 đồng lợi nhuận sau thuế.

11
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 5: Doanh thu của một số sản phẩm chủ yếu của VPBank
giai đoạn 2003-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Tên sản phẩm
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006

Năm
2007
Tốc độ tăng
so với năm
2006(%)
Thanh toán quốc tế 1,16 2,28 4,02 6,12 9,13 49,1
Tín dụng (dư nợ) 578 1.865 3.104 5.031 9.259 84
Kinh doanh ngoại tệ 6,8 8,7 11,9 9,8 12,9 31,6
Dịch vụ chi trả
kiều hối
0,75 1,20 2,98 3,48 7,12 104,6
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007
− Các nhóm sản phẩm phong phú, đa dạng đã đem lại doanh số lớn
cho VPBank. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế, tín
dụng và kinh doanh ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn cả (xem bảng
5). Doanh thu của các sản phẩm dịch vụ này liên tục tăng qua các
năm. Năm 2007, doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng
49,1% so với năm 2007. Dư nợ tín dụng đạt mức cao, 9.259 tỷ đồng,
tăng 84% so với năm 2006, kinh doanh dịch vụ đạt doanh thu hơn
12,9 tỷ đồng. Đặc biệt dịch vụ chi trả kiều hối năm 2007 tăng
104,6% so với năm 2006.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của VPBank đã tăng lên qua các năm. Tuy
chưa phải thực sự tốt như các ngân hàng BIDV, ACB,…Nhưng những chỉ
tiêu trên cho thấy được sự cố gắng và những thành công của VPBank sau
chặng đường sóng gió cách đây 5 năm.
2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank
2.1. Thành công đạt được
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong thời gian qua, một số dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Số

thực hiện của năm sau cao hơn năm trước. Do đó, nguồn thu từ phí dịch vụ
tăng trưởng cao, đặc biệt trong dịch vụ tín dụng và thanh toán quốc tế.
VPBank đã triển khai được một số sản phẩm mới, ứng dụng được những
thành tựu công nghệ hiện đại, đặc biệt trong công nghệ T24 của Thụy Sỹ cho
phép chuyên nghiệp hoá nghiệp vụ của ngân hàng, và nhất là đi tiên phong
trong việc phát hành thẻ…Điều này đã đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngân
hàng trong điều kiện hội nhập.
Chất lượng dịch vụ của VPBank được cải thiện nhiều. Ngân hàng do áp
dụng những thành tựu công nghệ mới đã hỗ trợ cho quá trình thao tác trong
cùng hệ thống được nhanh chóng, chính xác, giảm thời gian chờ đợi của
khách hàng. Các dịch vụ có xu hướng mở rộng đối tượng sử dụng, như công
ty TNHH, công ty cổ phần, các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tư nhân.
Các dịch vụ của VPBank có xu hướng đáp ứng được các yêu cầu của hội
nhập kinh tế quốc tế cũng như các tiêu chuẩn quốc tế. Các giải pháp nâng cao
quản trị rủi ro tín dụng đang được áp dụng và cải tiến cho phù hợp với từng giai
đoạn như đảm bảo tính hiệu quả của lãi suất, xác định giới hạn tín dụng.
Đội ngũ nhân viên của VPBank làm việc rất chuyên nghiệp do công tác
tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên rất khắt khe và cẩn thận nên chọn
lựa được những người xứng đáng cho công việc.
Nhờ những sự cố gắng không ngừng và đóng góp của VPBank đối với sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã được Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao
danh hiệu lần thứ 2 “Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia” (14/04/2007). Đây là sự
khích lệ và động viên rất lớn đối với ngân hàng để ngày càng phát triển vững
mạnh hơn.
2.2. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của VPBank.
Bên cạnh những thành công mà VPBank đã đạt được vẫn còn tồn tại một
số hạn chế sau:
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Số lượng dịch vụ chưa phong phú. VPBank cũng có các danh mục sản

phẩm dành cho đối tượng khách hàng bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đặt trong mối tương quan với các ngân hàng khác, các sản phẩm
trong danh mục này còn đơn điệu và ít hơn. Điều này làm hạn chế khả năng
cạnh tranh của VPBank trong hệ thống ngân hàng .
Chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Mặc dù VPBank tăng cường cải
thiện chất lượng dịch vụ qua các năm, song vẫn dừng lại ở mức độ nào đó.
Nhu cầu khách hàng ngày càng phong phú, trong khi chất lượng dịch vụ của
các ngân hàng ngày càng cao, có nhiều tính năng, tiện ích mới.
Cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý. Dịch vụ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu dịch vụ. Ngân hàng chưa khai thác được hết tiềm năng của các sản
phẩm, dịch vụ khác, vì thế chưa tăng được doanh thu từ những sản phẩm dịch
vụ này. Đồng thời cơ cấu khách hàng cũng không thực sự hợp lý, khách hàng
của VPBank mới chủ yếu là các doanh nghiệp cần vay vốn nhỏ lẻ. Vì thế mà
đã bỏ ngỏ bộ phận khách hàng còn lại, chưa tập trung vào khai thác nguồn lợi
từ bộ phận này.
2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của
VPBank.
Những tồn tại trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Để có thể phát triển
mạnh hơn nữa, việc xem xét những nguyên nhân chủ yếu có ý nghĩa rất quan
trọng. Việc tiếp cận các nguyên nhân ấy theo nhóm nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan.
2.3.1. Nguyên nhân khách quan:
−Do cơ chế luật pháp chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa tạo ra cơ chế
hoạt động cho các ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng. Hiện nay,
Quốc hội vẫn chưa xây dựng và ban hành Luật cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng. Vì thế, khi có những tranh chấp xảy ra thì các bên cũng như
14
Chuyên đề tốt nghiệp
trọng tài, tòa án đều lúng túng trong việc xét xử.
+Thị trường tài chính và tiền tệ chưa phát triển đồng bộ. Thị trường này

có sự cách biệt lớn về trình độ phát triển giữa các nước phát triển và các
nước đang phát triển. Trên Việt Nam, thị trường này cũng chưa có sự đồng
bộ giữa miền Bắc - Trung - Nam. Điều này làm cho các ngân hàng nói
chung và VPBank nói riêng đều gặp khó khăn và hạn chế khi quyết định
mức lãi suất cạnh tranh, chính sách giá cả cạnh tranh cho các loại sản phẩm.
Ngay trên chính những thị trường này cũng chứa đựng những rủi ro rất lớn
về tỷ giá hối đoái hay những yếu tố khác tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại cho
VPBank.
+Cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng, không chỉ có giữa các
ngân hàng thương mại và còn giữa VPBank với các ngân hàng quốc doanh,
với các ngân hàng nước ngoài. Thậm chí, cạnh tranh giữa VPBank với các
tổ chức có hoạt động ngân hàng như công ty tài chính, công ty chứng
khoán, các quỹ đầu tư, phát triển, các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm. Cạnh
tranh gay gắt làm VPBank đối mặt với nguy cơ mất đi khách hàng, do họ
đến với những ngân hàng khác có mức ưu đãi tốt hơn, và đặc biệt có thể bị
giảm thị phần do bị ngân hàng khác chiếm mất.
+Giữa các ngân hàng chưa có sự hợp tác và liên kết. Hợp tác và liên
kết sẽ tạo điều kiện cùng có lợi cho các ngân hàng, nhất là khi rủi ro xảy
ra, việc thiếu vốn giữa các ngân hàng có thể bù đắp, hoặc có sự hỗ trợ lẫn
nhau để tung ra sản phẩm có trị giá lớn,…. Nhưng trên thực tế, VPBank
cũng chưa coi trọng sự hợp tác này. Vì thế còn bị hạn chế trong công
nghệ, vốn,…gây hạn chế trong việc cung ứng các sản phẩm của mình
cũng như trong hoạt động kinh doanh. Do đó, khi có những rủi ro trên
thị trường tài chính, VPBank cũng như các ngân hàng nói chung đều rơi
vào trạng thái tự mình phải trang trải và rủi ro thường là rất lớn.
+Khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các
15
Chuyên đề tốt nghiệp
chủ thể trong nền kinh tế còn hạn chế. Bên cạnh đó, thói quen nói chung của
khách hàng Việt Nam hiện nay vẫn là thanh toán phần lớn bằng tiền mặt.

Việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng chưa nhiều, hoặc chỉ hạn chế ở một bộ
phận nhỏ trong dân cư. Điều này hạn chế khả năng phát triển của ngân
hàng, khi mà những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cung cấp đều thông
qua chuyển khoản, khấu chi, và đặc biệt là thanh toán bằng thẻ.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
−Do các chi nhánh chưa có chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng dài
hạn cũng như kế hoạch phát triển dịch vụ rõ ràng, cụ thể. Chính vì thế,
hoạt động tại 1 số chi nhánh không đem lại kết quả kinh doanh tốt.
−Công nghệ của VPBank được quan tâm chú trọng, tuy nhiên so với các
ngân hàng trong hệ thống ngân hàng nội địa và quốc tế, công nghệ này
chỉ ở mức khiêm tốn Do việc ứng dụng công nghệ thông tin cho việc
phát triển dịch vụ ngân hàng còn hạn chế, nhất là những công nghệ mới,
khả năng thích ứng chưa thật nhanh nhạy, vì thế chưa khai thác được tối
ưu những tiện ích mà nó mang lại.
−Trình độ, năng lực của các cán bộ và nhân viên chưa thực sự đồng đều.
−Mạng lưới hoạt động của VPBank bố trí chưa thực sự phù hợp. Mạng
lưới của VPBank trải khắp, nhưng phân bố thì có nơi quá tập trung,
trong khi có những nơi quá phân tán. Chính vì thế, chưa khai thác được
tối đa tiềm năng của các địa điểm.
16
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng của VPBank
1. Vốn:
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập năm 1993 là 20 tỷ VNĐ đến năm
1997 chỉ đạt 174,9 tỷ VNĐ tăng gần 8 lần so với năm 1993. Đây là giai đoạn
VPBank bộc lộ những sai phạm trong hoạt động quản lý và điều hành của
mình. Trong giai đoạn từ năm 1997-2002 VPBank lại rơi vào tình trạng trì trệ,

lâm vào khủng hoảng, tính đến năm 2003 vốn điều lệ chỉ đạt 184,5 tỷ VNĐ
( thực chất vốn điều lệ của VPBank ở mức âm trong năm này). Sau đó, do sự
phát triển của nền kinh tế thì trường, VPBank đã có những biện pháp chấn
chỉnh, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ. Theo thời gian VPBank
đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt
500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank sẽ nhận được chấp thuận của NHNN cho
phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng
OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng
lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank
sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng và tính đến thời điểm hiện nay (01/01/2008) đạt
2000 tỷ đồng.
2. Lao động:
Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của
ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với những khó khăn
khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là trong giai đoạn đầy
thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế.
VPBank rất quan tâm đến chất lượng lao động. Trong những năm qua,
công tác quản trị nhân sự luôn được chú trọng. Việc tuyển dụng, đào tạo,
17
Chuyên đề tốt nghiệp
sắp xếp bố trí nhân sự được đảm bảo phù hợp với khả năng và nguyện
vọng của mỗi người. Số lượng lao động không ngừng được tăng lên. Nếu
như năm 2004 tăng gấp 1.16 lần và năm 2005 tăng gấp 1,3 lần so với năm
2004 thì đến năm 2006, số lượng nhân viên đã tăng lên 543 người so với
năm 2005 và bằng 1,7 lần so với năm này. Đến năm 2007, số lượng nhân
viên đã lên tới 1929 người. Điều này cũng góp phần phản ánh sự mở rộng
về quy mô của ngân hàng.
Bảng 6 : Cơ cấu lao động giai đoạn 2003 – 2007
Đơn vị: Người, %
Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
SL % SL % SL % SL % SL %
Tổng số 520 100 605 100 782 100 1325 100 1929 100
I/Giới tính
Nam 213 41 268 44.3 342 43.7 561 42.3 879 45.6
Nữ 307 59 339 56 440 56.3 764 57.7 1005 54.4
II/Trình độ
Trên Đại học 2 0.3 3 0.5 15 1.9 17 1.3 24 1.2
Đại học 380 73 450 74.4 602 77 1036 78.2 1754 90.9
Dưới đại học 138 27 152 25.1 165 21.1 272 20.5 151 7.8
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003,2004, 2005, 2006, 2007
Đội ngũ nhân sự của VPBank không ngừng được tăng lên về số lượng
mà còn cả chất lượng (xem bảng 6). Số lượng nhân viên có trình độ đại học
và trên đại học liên tục tăng qua các năm. Vì thế, chất lượng của đội ngũ nhân
sự của ngân hàng ngày càng nâng cao. Số lượng nhân viên nữ luôn cao hơn
nam, điều này xuất phát từ tính chất của công việc ngân hàng, cần sự chính
xác, tỷ mỉ và cẩn thận, đặc biệt là bộ phận kế toán và thanh toán quốc tế. Tuy
nhiên, điều này cũng làm hạn chế hoạt động của ngân hàng, đặc biệt trong
lĩnh vực tín dụng, lĩnh vực đòi hỏi sự nhanh nhạy, sự năng động cao.
3. Thị trường:
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Mục tiêu của VPBank là trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ
hàng đầu Việt nam. Vì vậy thị trường mà VPBank hướng tới là các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có thu nhập cao và trung bình trong xã hội.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,
Công ty Cổ phần, Hợp tác xã, Liên minh hợp tác xã, Doanh nghiệp Nhà nước,
hoặc hộ kinh doanh cá thể có số vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng và số lao động
thường xuyên dưới 300 người.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN) chiếm khoảng 96%

tổng số doanh nghiệp, đóng góp 26% tổng sản phẩm xã hội (GDP), 31% giá
trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển
hàng hoá, tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và 25-26% lực
lượng lao động cả nước. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua nộp
thuế là 6,4% tổng ngân sách hàng năm.
Sự phát triển của các DNVVN đã góp phần hết sức tích cực vào sự tăng
trưởng và phát triển chung của nền kinh tế. Do quy mô nhỏ bé nên các
DNVVN rất linh hoạt, dễ thích nghi với các biến động của môi trường kinh
doanh. Đó còn là các doanh nghiệp có quyền tự quyết cao và thường có tỷ
suất lợi nhuận lớn. Tuy nhiên DNVVN cũng có nhiều mặt hạn chế như vốn ít,
trình độ quản lý thấp, hệ thống sổ sách kế toán chưa chuẩn mực và các doanh
nghiệp này phần lớn mới chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
4. Cơ sở vật chất:
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến
việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn.
Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại
thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi
nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong
năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3
Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh
19
Chuyên đề tốt nghiệp
doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài
Gòn.
Bảng 7: Tổng số Điểm giao dịch giai đoạn 2005-2008
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Điểm giao dịch 31 55 100 122
Nguồn Báo cáo thường niên năm 2005,2006,2007
Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh

Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh
Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang.
Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một
số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng
giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai
Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp
tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở
chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba
(trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch
Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực
thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh
Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng
giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng
Lợi (trực thuộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên
đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán.
Đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao
dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại
các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc;
Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank đã mở thêm các Chi
nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình
Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm
giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 55 chi nhánh và phòng giao
dịch. VPBank ngày càng phát triển, mở rộng qui mô để phục vụ tốt nhu cầu
khách hàng năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm giao
dịch, tính đến thời điểm hết Quí I/ 2008 toàn hệ thống có 122 điểm giao dịch.
Hầu hết ở các chi nhánh, phòng giao dịch của VPBank đều được trang bị

các máy tính đầy đủ, nối mạng Internet phục vụ cho công việc của cán bộ
nhân viên. Các trang thiết bị được đảm bảo đầy đủ, đảm bảo được nhu cầu
thiết yếu của đội ngũ nhân viên trong quá trình làm việc. VPBank đã tận dụng
internet để giới thiệu, quảng bá về mình, đồng thời tạo cơ hội tiếp cận cho
khách hàng thông qua trang web của mình.
Năm 2006, VPBank đã ký chính thức Hợp đồng mua phần mềm Hệ
thống Ngân hàng lõi T24 (Core Banking –T24) của Temenos (Thụy Sỹ).
Đây là giải pháp có tính tùy biến cao, có thể giúp VPBank nhanh chóng
phát triển sản phẩm mới, cải tiến 1 cách kịp thời quy trình hiện có để đáp
ứng được các nhu cầu thị trường. Ưu điểm của công nghệ này là có thể lựa
chọn có các tính năng nổi bật như cùng một lúc có thể chạy trên nhiều máy
chủ nhằm nâng cao hiệu suất giao dịch. Ngoài ra, với tính năng Non – stop
của T24 là 1 thuận lợi cho phép ngân hàng và khách hàng truy cập hệ thống
vào những ngày nghỉ, ngày lễ...Ông Lê Đắc Sơn, Tổng Giám đốc VPBank,
cho biết: “Lựa chọn triển khai T24 là 1 bước tiến quan trọng trong quá
trình hiện đại hóa hạ tầng công nghệ của VPBank. VPBank sẽ chuẩn bị 1
kế hoạch sản phẩm khá phong phú sẽ ra mắt khách hàng trong thời gian
tới: Thẻ, Phone Banking, Internet Banking...”.
21
Chuyên đề tốt nghiệp
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK.
1. Tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank
1.1. Tổ chức tín dụng tại VPBank
Tín dụng là một trong những hoạt động chính yếu nhất của VPBank
mang lại mức lợi nhuận cao song đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro
hơn so với các hoạt động khác của ngân hàng. Vì vậy, cơ cấu tổ chức hoạt
động tín dụng đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất trong mối quan hệ ràng
buộc kiểm soát lẫn nhau, thông tin được tập trung đầy đủ, chính xác và kịp
thời. Nguyên tắc hoạt động tín dụng phải đảm bảo sự cân nhắc thận trọng

song song với sự linh hoạt, không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với các
khách hàng.
Bắt đầu từ năm 2002, hoạt động tín dụng tại VPBank đã có chuyển biến
mạnh mẽ về chất lượng do việc xét duyệt cho vay được thực hiện theo cơ chế
3 cấp: Nhân viên tín dụng – Phòng phục vụ khách hàng – Ban tín dụng hoặc
Hội đồng tín dụng tùy theo quy mô cho vay. Bộ phận thẩm định tài sản đảm
bảo được tách độc lập hoàn toàn với phòng tín dụng, nhờ vậy hạn chế tối đa
rủi ro tín dụng.
Trước đây, VPBank có 3 cấp cho vay là: Hội sở chính, chi nhánh cấp I
và chi nhánh cấp II. Tuy nhiên kể từ ngày 04/01/2005, chi nhánh cấp I Hà nội
ra đời trên cơ sở tách ra từ bộ phận trực tiếp kinh doanh của Hội sở, do đó Hội
sở chính không còn chức năng cho vay nữa mà tập trung hoạt động tín dụng
về các chi nhánh. Dựa trên mô hình của chi nhánh Hà Nội, có thể khái quát cơ
cấu tổ chức hoạt động tín dụng của VPBank như sau:
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Mô hình : Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của VPBank

Nguồn báo cáo thường niên VPBank năm 2007
- Hội đồng tín dụng : Là cơ quan xét duyệt và quyết định cao nhất về
các vấn đề cho vay, bảo lãnh và mở L/C trong và ngoài nước , gia hạn, miễn
giảm lãi…trong toàn hệ thống VPBank. VPBank hiện nay có hai hội đồng tín
dụng đặt tại Hội sở chính Hà nội và Thành phố HCM.
- Ban tín dụng: Mỗi chi nhánh cấp I đều có một Ban tín dụng có thẩm
quyền xét duyệt và quyết định về các vấn đề cho vay, bảo lãnh, mở L/C trong
và ngoài nước, gia hạn, miễn giảm lãi…do cán bộ tín dụng trong chi nhánh và
các chi nhánh cấp 2 trực thuộc đệ trình với hạn mức tối đa được quy định bởi
Hội đồng tín dụng, cụ thể:
+ Ban tín dụng chi nhánh Hà nội và TP HCM xét duyệt các khoản cho
vay tối đa đến 2 tỷ đồng.

23
HỘI ĐỒNG
TÍN DỤNG
BAN TÍN
DỤNG
PHÒNG THU HỒI NỢ
PHÒNG PHỤC VỤ KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP
PHÒNG THẨM ĐỊNH TÁI
SẢN ĐẢM BẢO
PHÒNG PHỤC VỤ KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Ban tín dụng các chi nhánh cấp 1 khác: xét duyệt cho vay tối đa đến 1
tỷ đồng.
- Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân): thực hiện
nhiệm vụ phân tích món vay và cho vay đối với cá nhân; giám sát, kiểm tra
tín dụng cá nhân của Chi nhánh cấp dưới và Phòng giao dịch trực thuộc,
chỉ đạo, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn đối với các khoản vay cá
nhân trong toàn chi nhánh.
- Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp ( A/O doanh nghiệp): tiếp
nhận hồ sơ vay,bảo lãnh, thanh toán, mua bán ngoại tệ…của khách hàng.
Thẩm định, để xuất va thuyết trình về khoản vay trước Ban tín dụng, Hội
đồng tín dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản
xuất, kinh doanh của khách hàng sau khi cho vay. Đôn đốc thu hồi nợ, thường
xuyên đánh giá lại khách hàng và các món vay. Đề xuất gia hạn nợ, điều
chỉnh kỳ hạn nợ. Đề xuất điều chỉnh lãi, miễn giảm lãi tiền vay cho khách
hàng. Đề xuất giải pháp tài sản thế chấp, cầm cố…
- Phòng thẩm định tài sản bảo đảm: Thực hiện việc thẩm định và đánh
giá các tài sản thế chấp cầm cố, chịu trách nhiệm về giá trị thẩm định tài sản

thế chấp cầm cố đảm bảo cho khoản vay. Định kỳ tái định giá tài sản thế chấp
cầm cố, có trách nhiệm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát
sinh để đảm bảo an toàn tín dụng.
- Phòng thu hồi nợ: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu hồi nợ
quá hạn đã được duyệt. Tiếp nhận các hồ sơ vay, bảo lãnh các khoản nợ
quá hạn do Phòng A/O Doanh nghiệp và A/O cá nhân chuyển sang để xử lý
theo pháp luật.
1.2 Tình hình quản trị rủi ro tín dụng:
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng
Ngày 13/05/2002, Hội đồng quản trị Ngân hàng VPBank ban hành
quyết định số 427/QĐ-HĐQT về Quy trình nghiệp vụ tín dụng bao gồm 8
bước như sau:
24
Chuyên đề tốt nghiệp
SƠ ĐỒ : QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
Nguồn: Các văn bản tín dụng của VPBank
25
Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ
- Nhân viên A/O DN tiếp thị, giới thiệu sản phẩm.
- Khách hàng đến ngân hàng xin vay vốn.
Tiếp nhận hồ sơ vay
- Nhân viên A/O DN làm việc với khách hàng, hướng
dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng.
- Nhân viên A/O DN chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm
sang phòng Thẩm định tài sản đảm bảo và xem xét
báo cáo tài chính
4.Tập hợp hồ sơ trình ban TD/ Hội đồng TD
Nhân viên A/O DN tập hợp hồ sơ do khách hàng
cung cấp và tờ trình của các bộ phận lập để trình
Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định.

5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
- Phòng thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm
tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao
tài sản(nếu có).
- Nhân viên A/O DN nhập kho hồ sơ TSBĐ, sau đó
lập và trình hồ sơ tín dụng để ban TGĐ hoặc GĐ
chi nhánh ký duyệt.
6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Giải ngân/ Phát hành bảo lãnh/ Mở L/C
7. Kiểm tra và xử lý nợ vay
- Nhân viên A/O Doanh nghiệpN chịu trách nhiệm
kiểm tra sau cho vay về mục đích sử dụng vốn và
tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng.
- Phòng thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ.
- A/O DN theo dõi thu gốc, lãi, phân tích, rủi ro
theo từng đối tượng, khu vực khách hàng.
-Kiểm tra lai việc thu lãi( số tiền, thời hạn) giao
phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ.
8. Tất toán hợp đồng tín dụng.
3a. Nhân viên A/O Doanh
nghiệp thẩm định khách hàng về
mọi mặt, trừ TSBĐ
3b. Phòng thẩm định TSBĐ thực
hiện định giá TSBĐ và lập tờ
trình.

×