Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Mặt trăng ảnh hưởng như thế nào đến thế giới về đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.43 KB, 4 trang )

Mặt trăng ảnh hưởng như thế nào đến thế
giới về đêm?
Viết bởi 123physics Thứ tư, 03 Tháng 7 2013 16:59 10/10 - 1039 lượt đọc
(Được đọc nhiều)
Nhiều thần thoại và truyền thuyết lan truyền qua nhiều thế hệ đã cố gắng lí giải những tác
động ma quái của mặt trăng đối với thế giới động vật, nhưng cho đến nay có rất ít báo
cáo khoa học chính thức nói tới vấn đề đó. Nay, trong một đánh giá toàn diện, các nhà
khoa học đã tìm ra những phương thức tác động gián tiếp, thỉnh thoảng trực tiếp, của chu
kì mặt trăng đối với hành vi của giới động vật.
Bản nhận xét cũng đề xuất rằng sự ô nhiễm ánh sáng, cái làm chặn mất một phần ánh
sáng của mặt trăng, có thể phá vỡ những hình tượng thiên nhiên đi cùng với vệ tinh duy
nhất của Trái đất chúng ta.
Những ai tin vào chứng cuồng mặt trăng – động vật hóa điên hóa cuồng bởi chu kì mặt
trăng – sẽ cảm thấy thất vọng khi biết rằng có nhiều động vật điều chỉnh hành vi của
chúng trước sự biến đổi mức độ chiếu sáng và thủy triều, chứ không phải cái gì thuộc về
siêu nhiên. Tuy nhiên, những hành vi khác thật sự có tuân theo những đồng hồ ngày đêm
bí ẩn hơn bị chi phối bởi chu kì mặt trăng, theo báo cáo đăng trên số ra ngày 2/7/2013 của
tạp chí Proceedings of the Royal Society B.
Mặt trăng có nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống động vật vào đêm, nhưng chưa có nhiều
nghiên cứu theo hướng này.
“Mặt trăng có thể tác động như một ám hiệu đồng bộ giữa các cá thể, là một ám hiệu cho
những thông số môi trường khác – thủy triều, nguồn thức ăn – hay đơn giản là cho phép
động vật sử dụng thị giác,” nhà sinh học Noga Kronfeld-Schor tại trường Đại học Tel
Aviv, Israel, một đồng tác giả của bài báo trên, cho biết. “Những hành vi mà nó tác động
là rộng khắp và đa dạng, từ những quá trình dài hạn như sinh sản theo nhịp mùa và di cư
cho đến sự phản ứng trực tiếp với mức độ chiếu sáng.”
Chứng cuồng mặt trăng ở động vật
Để tìm hiểu những tác động rộng rãi của ánh trăng thiên nhiên đối với các sinh vật đêm,
đội khoa học đã phân loại các tác động thành nhóm sinh sản, thông báo và tàn phá/săn
mồi, và xử lí mỗi nhóm này trên những nhóm rộng động vật.
Một trong những hành vi ấn tượng nhất mà đội nghiên cứu trình bày trong báo cáo của họ


là sự kiện đẻ hàng loạt do mặt trăng kích thích xảy ra vào tháng 12 hằng năm ở Rạn San
hô Lớn ở Australia. Mỗi năm, hàng trăm loài san hô cùng nhau sinh sản đồng thời. Nhiều
yếu tố môi trường đa dạng – bao gồm nhiệt độ, độ mặn và nguồn thức ăn – có khả năng
góp phần cho nhịp xuất hiện của sự kiện, nhưng mức độ sáng của ánh trăng có vẻ là một
nhân tố kích thích chủ yếu. Khi có ánh trăng thích hợp, hàng trăm loài san hô phóng thích
tinh trùng và trứng đồng thời, làm tăng xác suất thụ tinh.
Trong những trường hợp khác, tác động của mặt trăng đơn giản hơn. Ví dụ, các kiểu trao
đổi thông tin thay đổi theo mức ánh sáng tăng lên vào đêm đối với những loài chim nhất
định. Cú đại bàng dùng lông cổ màu trắng để thông tin với chim khác vào ban đêm, và có
xu hướng tăng hoạt động này vào những đêm có trăng tròn khi lông của chúng dễ nhìn
thấy hơn. Mặt khác, những chim cú khác lại tránh hoạt động vào những đêm trăng tròn,
một hành vi theo các nhà khoa học là để giúp chúng tránh né những kẻ săn mồi.
Giảm hoạt động để tránh động vật săn mồi trong những khoảng thời gian ánh trăng sáng
là một cách thường gặp ở các loài động vật trên đất phản ứng với chu kì mặt trăng. Tuy
nhiên, các loài động vật biển thường phản ứng nhiều hơn với các cơ hội đi cùng sự biến
đổi thủy triều. Một số loài rùa biển, chẳng hạn, chờ đến con nước cao của đêm trăng tròn
dâng sóng lên bãi biển mới bò lên bờ và đẻ trứng trên bãi cát.
Con bọ cứng - ấu trừng của loài côn trùng giống chuồn chuồn gọi là kiến sư tử - thật sự
đào những cái lỗ lớn hơn để bắt con mồi côn trùng vào đêm trăng tròn. Hành vi thay đổi
này có thể là kết quả của việc con mồi côn trùng của chúng trở nên hoạt động hơn dưới
ánh trăng tròn, nên đào những cái lỗ lớn sẽ mang lại thu hoạch nhiều hơn.
Các tác động của mặt trăng vẫn bí ẩn
Tuy nhiên, nhiều chi tiết tác động của mặt trăng đối với hành vi động vật vẫn chưa được
biết tới do ít có nghiên cứu về vấn đề này, nhất là so với cơ sở nghiên cứu rộng rãi hơn
nhiều về các tác động của chu kì mặt trời đối với động vật.
“Là con người, chúng ta lệ thuộc vào thị giác và ít nhận thức về thế giới ban đêm,” phát
biểu của Kronfeld-Schor. “Nhiều người trong số chúng ta kiên dè các sinh vật sống về
đêm, và việc quan sát và nghiên cứu chúng cũng khó khăn hơn.”
Vai trò tác động của ánh sáng nhân tạo đối với những chu kì này vẫn ít được hiểu rõ, mặc
dù những nghiên cứu sơ bộ cho thấy khi có sự ô nhiễm ánh sáng, một số loài động vật

đêm giảm khả năng tàn phá và kiểu hoạt động tự nhiên của chúng phải thay đổi.
“Sự ô nhiễm ánh sáng có những tác động rộng khắp và đa dạng từ mức cá thể cho đến
cộng đồng, và ảnh hưởng đến động vật không xương sống lẫn có xương sống,” Kronfeld
nói. “Các tác động đó chỉ mới bắt đầu được làm rõ.”
Đội nghiên cứu hi vọng bản đánh giá của họ sẽ cung cấp một bước đệm cho nghiên cứu
trong tương lai về sự sống vào đêm, cũng như các tác động của sự ô nhiễm ánh sáng đối
với hành vi về đêm và nhịp sinh học ngày đêm.
Theo LiveScience
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.

×