Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG, ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC CHO SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ HẤP THỤ CÁC-BON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM VÀ THỪA THIÊN -HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.47 KB, 1 trang )

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG, ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ CUNG CẤP
NƯỚC CHO SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ HẤP THỤ
CÁC-BON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
VÀ THỪA THIÊN - HUẾ
Trần Thị Thu Hà, Hồng Việt Anh,
Nguyễn Hồng Nam, Phạm Thanh Nam
TĨM TẮT
Nghiên cứu “Phân tích định lượng, định giá dịch vụ cung cấp nước cho sản
xuất công nghiệp và hấp thụ các-bon trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Thừa
Thiên - Huế” được thực hiện bởi nhóm tư vấn Viện Nghiên cứu Sinh thái và
Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ dự
án Trường Sơn Xanh được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(USAID). Mục đích chính của nghiên cứu này là định lượng và định giá các
dịch vụ môi trường, cung cấp thơng tin đầu vào cho q trình xây dựng và đề
xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hệ sinh thái rừng tại Quảng Nam và
Thừa Thiên - Huế có khả năng cung cấp lượng nước lớn hơn rất nhiều so với
nhu cầu sản xuất công nghiệp trong hiện tại. Cụ thể, lưu lượng nước dành cho
sản xuất tại tất cả các lưu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế lên tới 9,75 và 4,02 tỷ m3/năm. Trong khi đó, khả năng hấp thụ các-bon
của các hệ sinh thái rừng giai đoạn 2016 - 2020 tại Quảng Nam và Thừa
Thiên - Huế lần lượt là 26,23 và 11,21 triệu tCO2. Giá trị kinh tế của dịch vụ
điều tiết và duy trì nguồn nước cung cấp cho sản xuất công nghiệp được ước
tính là 1.056 đồng/m3 nước được khai thác và giá trị kinh tế của dịch vụ hấp
thụ các-bon của rừng tại Quảng Nam là 794.885 đồng/ha/năm và tại Thừa
Thiên - Huế là 907.369 đồng/ha/năm.
Từ khố: Chi trả dịch vụ mơi trường rừng, cung cấp nước cho sản xuất công
nghiệp, hấp thụ các-bon, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế.
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Ngày nhận bài: 11/01/2019
Ngày thông qua phản biện: 12/02/2019
Ngày duyệt đăng: 19/02/2019



View publication stats



×