Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hướng dẫn thực hành điện điện tử cơ bản potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.34 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA KỸ THUẬT MÁY TÍNH
TÀI LIỆU:
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
Nhóm biên soạn:
- Kỹ sư Lê Văn La
- Kỹ sư Phan Đình Duy
- Kỹ sư Cao Văn Hưng
Tháng 7 năm 2011
1
NỘI DUNG CÁC BÀI THỰC HÀNH
Phần 1: Điện tử
Bài 1: Hướng dẫn sử dụng bộ thí nghiệm – Khảo sát đo, kiểm tra linh kiện điện tử
Bài 2: Thực hành mạch chỉnh lưu - Thực hành Transistor
Bài 3: Thực hành với Op-amp
Phần 2: Kỹ thuật số cơ bản
Bài 4: Khảo sát các cổng Logic - Ứng dụng Flip Flop thiết kế bộ đếm
Bài 5: Thiết kế mạch đếm nhị phân, đếm led , hiện thị led 7 đoạn
Phần 3: Bài tập lớn
CÁC PHẦN MỀM THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG MÔN THỰC HÀNH
- Phần mềm mô phỏng Proteus
- Bộ thí nghiệm điện – điện tử và hệ thống số
- Đồng hồ đo điện
- Máy tính, kiềm cắt dây, dây nối.
2
MỤC LỤC
Bài 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ THÍ NGHIỆM – KHẢO SÁT ĐO, KIỂM TRA LINH KIỆN
ĐIỆN TỬ 4
A – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ THÍ NGHIỆM 4
I – KHẢO SÁT BỘ THÍ NGHIỆM VI MẠCH: 4


II – KHẢO SÁT TỪNG KHỐI 5
B - KHẢO SÁT – ĐO – KIỂM TRA LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 10
I- MỤC TIÊU: 10
II- CÂU HỎI CHUẨN BỊ: 10
II- NỘI DUNG: 10
Bài 2: THỰC HÀNH MẠCH CHỈNH LƯU – THỰC HÀNH TRANSISTOR 28
A- MẠCH CHỈNH LƯU 28
I- MỤC TIÊU: 28
II- CÂU HỎI CHUẨN BỊ: 28
III- NỘI DUNG: 28
B - THỰC HÀNH VỚI TRANSISTOR 40
I-ỨNG DỤNG TRANSISTOR NGẮT DẪN 40
II-MẠCH KHUẾCH ĐẠI BJT 44
Bài 3: THỰC HÀNH VỚI OP-AMP 56
A- KHẢO SÁT CÁC ĐẶC TÍNH CỦA BỘ KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN 56
I- MỤC TIÊU: 56
II- CÂU HỎI CHUẨN BỊ: 56
III- NỘI DUNG: 56
B - KHUẾCH ĐẠI ĐẢO – KHUẾCH ĐẠI KHÔNG ĐẢO 60
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 60
II- CÂU HỎI CHUẨN BỊ: 60
III-NỘI DUNG: 61
Bài 4: KHẢO SÁT CÁC CỔNG LOGIC - ỨNG DỤNG FLIP FLOP THIẾT KẾ BỘ ĐẾM 69
A- KHẢO SÁT CỔNG LOGIC NAND, OR, NOT, AND, EX - OR 69
I- MỤC TIÊU 69
3
II- CÂU HỎI CHUẨN BỊ 69
III-NỘI DUNG: 70
B- KHẢO SÁT FLIP FLOP VÀ ỨNG DỤNG FLIP FLOP 81
I- MỤC TIÊU: 81

II- CÂU HỎI CHUẨN BỊ: 81
III-NỘI DUNG: 82
Bài 5: MẠCH GIẢI MÃ HIỂN THỊ LED 7 ĐOẠN 91
I- MỤC TIÊU: 91
II- CÂU HỎI CHUẨN BỊ: 91
III-NỘI DUNG: 92
4
Bài 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ THÍ NGHIỆM – KHẢO SÁT ĐO,
KIỂM TRA LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
A – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ THÍ NGHIỆM
I – KHẢO SÁT BỘ THÍ NGHIỆM VI MẠCH:
Sơ đồ bo mạch thí nghiệm số như hình 1 – 1:
Hình 1 – 1 Bộ thí nghiệm
Trong sơ đồ Bộ thí nhgiệm vi mạch gồm có các khối như sau:
- Khối transistor các loại pnp và npn, transistor FET – bo số 1.
- Khối điện trở các loại – bo số 2.
- Khối tụ các loại, quang trở, cuộn dây, điện trở – bo số 3.
5
- Khối diode rời, diode cầu, tụ lớn các loại để lọc nguồn, IC ổn áp với điện áp cố định: ổn áp dương
7805, ổn áp âm 7905, ổn áp dương có điều chỉnh LM317, ổn áp âm có điều chỉnh LM337, 1 relay, 2 nút
nhấn, 2 IC 555 thực hành mạch dao động, mạch đơn ổn, 2 SCR, 2 triac, 2 DIAC, 6 diode zener 3V, 4,7V và
5,6V, có 3 led đơn 5ly có điện trở hạn dòng 1k – bo số 4.
- Khối các IC tương tự gồm 4 IC 741, 2 IC 081 và 1 IC 082, 1 IC LM324. Các IC số cổng logic cơ bản
gồm IC 74LS00, 74LS08, hai IC 74LS32 và 1 IC 74HC14, 2 opto 4N35 – bo số 5.
- Khối IC số gồm 2 IC flip flop 74LS112, 1 thanh ghi dịch 8 bit 74164, 1 IC đếm jonhson 4017, 2 IC
đếm BCD 7490, 2 IC đếm BCD đếm lên đếm xuống và đặt trước số đếm, IC giải mã 74247, 1 IC đếm nhị
phân 4 bit 7493 – bo số 6.
- Khối switch gạt gồm 16 SW, 4 biến trở tinh chỉnh: 2 cho 5K và 2 cho 10K, 8 điện trở công suất như
4 còn trống chưa hàn, 1 cặp led thu phát hồng ngoại, 2 biến trở để điều chỉnh nguồn cho V+ và V- của bo
nguồn – bo số 7.

- Khối biến trở gồm 8 loại biến trở các loại thường dùng – bo số 8.
- Khối hiển thị 8 led đơn qua IC đệm 74LS245, 4 led 7 đoạn: với 2led chưa giải mã gồm 1 anode
chung và 1 cathode chung, 2 led còn lại đã qua IC giải mã, dao động tạo xung vuông nhiều cấp tần số, 2
mạch đơn ổn với 2 nút nhấn để tạo xung đơn ổn, có 3 led báo cho biết tương ứng với 3 cấp tần số thấp nhất,
vi điều khiển PIC vừa tạo xung và báo ngắn mạch nguồn: khi bị ngắt mạch thì relay sẽ ngắt cho đến khi hết
ngắn mạch – bo số 9.
- Khối nguồn nằm bên trong hộp.
II – KHẢO SÁT TỪNG KHỐI
Trong phần này trình bày chức năng từng khối:
1. Khối transistor
- Khối này có các loại transistor như hình 1-2. Mỗi transistor đều có tên theo thứ tự T và tên của
transistor, mỗi transistor đều có tên cho từng chân và sử dụng 3 hàng của breadboard.
- Transistor loại npn gồm: có 4 transistor C1815 và có 3 transistor D468.
- Transistor loại pnp gồm: có 4 transistor A1015 và có 3 transistor B562.
- Fet gồm có 4 transistor K30A
Hình 1 -2 Bo transistor các loại
2. Khối điện trở các loại:
- Khối này gồm điện trở các loại được sử dụng cho các bài thí nghiệm.
- Các điện trở đều có tên và giá trị, mỗi điện trở có 2 chân và sử dụng 2 hàng của breadboard.
6
Hình 1 – 3 Board điện trở các loại
3. Khối tụ điện các loại:
- Khối này gồm tụ điện các loại được sử dụng cho các bài thí nghiệm.
- Các tụ điện có giá trị từ 470pF đến các tụ có giá trị 10µF. Mỗi loại có 2 đến 4 tụ. Có 2 cuộn dây có
giá trị 10mH.
- Các tụ điện đều có tên và giá trị, mỗi tụ điện có 2 chân và sử dụng 2 hàng của breadboard.
Hình 1 – 4 Board tụ điện các loại
4. Khối diode đơn, diode cầu, IC ổn áp, SCR, TRIAC:
- Khối này gồm có 8 diode thường và 1 diode cầu 1A, các tụ có giá trị 220µF, 470µF và 1000 µF.
- Có 6 diode zener các loại với 3 cấp điện áp: 3V, 4V7 và 5V6.

- Có 1 IC ổn áp dương 7805, 1 IC ổn áp âm 7905.
- Có 2 IC ổn áp có thể điều chỉnh được 317 và 337.
- Có 2 triac và 2 SCR va 2 diac.
- Có 1 transistor A671 và 1 transistor H1061.
- Có 2 IC 555.
- Có 1 relay và 2 nút nhấn thường hở.
7
Hình 1 – 5 Diode và các IC ổn áp
5. Khối IC tương tự và IC số:
- Khối này gồm có các IC tương tự: 741, 081, 082, 324 và 2 opto.
- Phần IC số gồm các cổng logic cơ bản: cổng NAND 7400, Cổng AND 7408, 2 IC Cổng OR 7432, 1
IC cổng NOT 7414.
- Các IC tương tự đã được cấp nguồn ±12V.
- Các IC số đã được cấp nguồn 5V.
- Hình 1 – 6 Các IC tương tự và IC số cơ bản
6. Khối IC số chức năng:
8
- Khối này gồm có các IC số: 2 IC flip flop 74112, 1 IC đếm Jonhson 4017, 1 IC thanh ghi dịch 74164,
2 IC đếm BCD 7490, 2 IC đếm lên/đếm xuống 74192, 1 IC giải mã 74247, 1 IC đếm nhị phân 7493.
- Các IC số đã được cấp nguồn 5V.
Hình 1 – 7 Các IC số chức năng
7. Khối biến trở:
- Khối này gồm có các loại biến trở có giá trị ghi trên bo mạch như hình sau.
Hình 1 – 8 Các loại biến trở
8. Khối switch, điện trở công suất:
- Khối này gồm có 16 switch gạt on-off tạo mức logic 0 và 1.
- Có 4 điện trở công suất 3W.
- Có 2 biến trở lớn để điều chỉnh nguồn điện áp cho 317 và 337.
- Có 2 led thu phát hồng ngoại.
- Có 2 contact S1 và S2.

9
Hình 1 – 9 Switch, điện trở công suất, biến trở tinh chỉnh
9. Khối dao động và hiển thị:
- Khối này gồm có 8 led đơn đã qua IC đệm 74LS245.
- Một led 7 đoạn loại cathode chung – chưa giải mã với chân Cathode đã nối mass và các đoạn A, B, C,
D, E, F, G đã nối với điện trở hạn dòng 470.
- Một led 7 đoạn loại cathode chung – chưa giải mã với chân Anode đã nối Vcc = 5V và các đoạn
A
,
B
,
C
,
D
,
E
,
F
,
G
đã nối với điện trở hạn dòng 470.
- Hai led 7 đoạn đã qua IC giải mã 74247 với các ngõ vào là QA3, QA2, QA1, QA0 và QB3, QB2,
QB1, QB0.
- Có các ngõ ra dao động cung cấp tần số: 1Hz, 10Hz, 100Hz, 1KHz, 10KHz và 100KHz.
- Có các ngõ ra điện áp AC: 0~, 6~, 9~, 12~, 15~, 18~, 24~. Chú ý không có điện áp 3~.
- Có các nguồn cung cấp ±5V, ±12V và các nguồn điều chỉnh V+ và V- của IC ổn áp 317 và 337.
Hình 1 – 10 Hiển thị led đơn, led 7 đoạn
Cách kiểm tra các led 7 đoạn:
Led7_1 [kathode chung]: dùng 1 sợi dây điện: 1 đầu nối với +5V, đầu còn lại nối lần lượt các cột của
testboard có tên là G, F, E, D, C, B, A thì các đoạn tương ứng sẽ sáng.

10
Led7_2 [anode chung]: dùng 1 sợi dây điện: 1 đầu nối với 0V, đầu còn lại nối lần lượt với các cột của
testboard có tên là
G
,
F
,
E
,
D
,
C
,
B
,
A
thì các đoạn tương ứng sẽ sáng.
Led7_3 [giải mã anode chung]: dùng 4 sợi dây điện nối 4 SWITCH gồm: SW1, SW2, SW3, SW4 với
4 ngõ vào [QB
3
QB
2
QB
1
QB
0
] và chuyển đổi vị trí 4 SW tạo ra các trạng thái từ 0000 đến 1001 thì led sẽ sáng
từ số 0 đến số 9.
Led7_4 [giải mã anode chung]: dùng 4 sợi dây điện nối 4 SWITCH gồm: SW1, SW2, SW3, SW4 với
4 ngõ vào [QA

3
QA
2
QA
1
QA
0
] và chuyển đổi vị trí 4 SW tạo ra các trạng thái từ 0000 đến 1001 thì led sẽ sáng
từ số 0 đến số 9.
10. Khối nguồn:
Khối nguồn nằm trong bộ thí nghiệm, có bảo vệ ngắn mạch. Khi bị ngắn mạch thì điện áp sẽ giảm và
mạch sẽ ngắn nguồn và bạn phải tháo các dây nối ra và tắc mở lại nguồn, nếu hết ngắn mạch thì nguồn sẽ tự
động mở lại, còn nếu vẫn bị ngắn mạch thì mạch vẫn cắt nguồn.
B - KHẢO SÁT – ĐO – KIỂM TRA LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
I- MỤC TIÊU:
Sau khi thực hiện xong bài thực hành, sinh viên có khả năng:
- Biết sử dụng đồng hồ đo DMM.
- Biết được hình dạng các linh kiện điện tử thụ động và tích cực.
- Đo được giá trị các loại điện trở.
- Đọc được giá trị các điện trở qua màu sắc và ký hiệu bên ngoài.
- Biết cách xác định các cực và kiểm tra Diode, Led, BJT.
- Biết cách kiểm tra tụ điện.
II- CÂU HỎI CHUẨN BỊ:
1. Đồng hồ DMM (VOM) dùng để làm gì?
2. Cách đọc giá trị các điện trở?
3. Công dụng và cấu tạo của các loại tụ điện?
4. Công dụng và cấu tạo của diode?
5. Cấu tạo của transistor và cách xác định các cực của transistor?
II- NỘI DUNG:
1. Đồng hồ đo DMM – cách sử dụng

a) Đồng hồ DMM:
- Các đồng hồ đo DMM có các hình ảnh như sau:
11
Hình 2-1: Các kiểu đồng hồ DMM.
- Các đồng hồ đo DMM rất đa dạng về hình ảnh do nhiều hãng chế tạo nhưng về tính năng thì gần như
giống nhau, tính năng tích hợp càng nhiều thì giá thành càng cao.
- Hãy xem đồng hồ kèm theo bộ thí nghiệm để biết cách sử dụng cho chính xác.
b) Cách sử dụng:
- Đồng hồ DMM có nhiều lỗ cấm que đo phân biệt với nhau bằng các kí hiệu.
- Trong các lỗ cấm có 1 lỗ cấm có tên là “COM” dùng để cắm que đo đo màu đen để đo tất các các đại
lượng.
- Một lỗ cấm có tên là “V//mA” có chức năng cấm que đo màu đỏ dùng để đo các đại lượng điện áp ac,
dc, điện trở và dòng điện miliampe.
- Một lỗ cắm có tên là “A” có chức năng cắm que đo màu đỏ dùng để đo dòng điện với giá trị đo hàng
ampe.
- Khi đo đại lượng nào thì phải cắm que đo cho đúng và phải chọn đại lượng đo bằng switch trước khi
tiến hành đo. Phải chọn tầm giai đo cho phù hợp với đại lượng đo.
Cách đo điện áp ac, dc:
Khi đo tín hiệu ac hoặc tín hiệu điện ac thì bạn phải biết tầm giá trị của đại lượng đo.
Ví dụ đo điện áp lưới điện xem có điện áp hay không thì trước khi đo ta đã biết điện áp lưới
điện thường dùng là 220V, do đó phải chọn tầm giá trị đo lớn hơn 220V thường thì chọn
1000V, chuyển contact tương ứng với đo điện áp ac. Tiến hành đo và đọc kết quả đo trên lcd.
Trong các bài thực hành thì ta thường đo tín hiệu ac có giá trị nhỏ nên bạn chọn tầm đo
thường dưới 50V.
Đo tín hiệu điện áp ac thì không quan tâm đến cực tính nhưng nếu đo điệp áp dc thì phải
chuyển contact sang dc và chú ý cực tính âm dương.
12
Hình 2-2: Hình ảnh hiển thị kết quả đo ac, dc và giá trị đo mV.
Hình 2-3: Đo điện áp minh họa.
Cách đo dòng điện mA:

Các mạch điện tử thì dòng làm việc thường ở giá trị micro-ampe đến mili-ampe.
Trước khi đo thì phải chuyển switch đúng tầm giai đo, nếu đo dòng micro-ampe thì chuyển
sang vị trí micro-ampe, nếu đo miliampe thì cũng thực hiện như vậy, nếu kết quả đo là “OV”
hay “OL” thì có nghĩa là quá giai đo – nên chọn tầm giai đo có giá trị lớn hơn.
Hở mạch điện cần đo, nối 2 que đo vào mạch điện cho kín mạch. Xem hình 2-4.
Xem kết quả đo: nếu kết quả dương thì đã nối đúng chiều, nếu kết quả âm thì sai cực nhưng
kết quả đúng nếu không quan tâm đến cực âm hay dương.
13
Hình 2-4: Trình tự thực hiện đo dòng điện.
Hình 2-5: Đo dòng điện minh họa. Hình 2-6: Cách đo điện trở.
Cách đo điện trở:
Đo điện trở để biết chính xác giá trị hoặc bạn quên cách đọc giá trị thì tiến hành chọn giai đo
và đo như hình 2-6, rồi đọc kết quả. Nếu quá tầm thì chọn giai đo lớn hơn.
2. Đọc và đo giá trị điện trở
a) Cách đọc giá trị điện trở:
Ta có bảng quy định các giá trị màu như hình sau:
14
Hình 2-7: Màu của điện trở.
Theo qui luật vòng màu, gán các số từ 0 đến 9 cho các màu như sau:
Đen
Nâu
Đỏ
Cam
Vàng
Lục
Lam
Tím
Xám
Trắng
0

1
2
3
4
5
6
7
8
9
Điện trở 4 vòng màu: có dạng minh họa như sau
Hình 2-8: Hình điện trở 4 vòng màu.
Công thức tính giá trị:
%10* DABR
C
±=
Với a, b và c là các số từ 0 đến 9 tùy vào màu
15
Vòng d để tính sai số: d = 5% (nhũ vàng) hoặc d = 10% (nhũ bạc) nếu không có thì sai số là
20%.
Trường hợp vòng c màu nhũ bạc thì
%1.0* DABR ±=
Trường hợp vòng c màu nhũ vàng thì
%01.0* DABR ±=
Ví dụ1: Điện trở có 4 vòng màu lần lượt là nâu, đen, vàng, nhũ vàng thì có giá trị là:
Ω±Ω=±=±= kkABR 5100%510000*10%510*
4
.
Hình 2-9: Hình điện trở minh họa cho ví dụ.
Có thể tham khảo cách tính giá trị từ các màu qua địa chỉ web:
/>Điện trở 5 vòng màu: có dạng minh họa như sau

Hình 2-10: Hình điện trở 5 vòng màu.
Công thức tính giá trị:
%10* EABCR
D
±=
Ví dụ2: xem hình 2-9, điện trở có 5 vòng màu lần lượt là đỏ, đỏ, đen, nâu, nâu, nâu thì có giá trị là:
Ω=±= kR 2.2%110*220
1
.
b) Đo điện trở:
Sử dụng đồng hồ đo lần lượt các loại điện trở trên bộ thí nghiệm theo tên cho trong bảng 2-1
và ghi kết quả đo vào bảng tương ứng.
Đọc giá trị theo các vòng màu của các điện trở tương ứng và ghi vào bảng 2-1.
So sánh giữa kết quả đo và giá trị đọc, tính sai số thực tế.
16
Bảng 2-1.
Tên điện trở trên BTN
R1
R6
R11
R13
R18
R27
R31
R41
R50
R55
R60
Giá trị đọc
Giá trị đo

Sai số
3. Biến trở
a) Phân loại:
Biến trở thường gồm 2 loại: biến trở dây quấn và biến trở than.
Biến trở dây quấn thường có giá trị điện trở bé từ vài đến vài chục Ohm, công suất khá lớn có thể lên
đến vài chục Watt.
Biến trở than có trị số từ vài trăm đến vài Mega Ohm nhưng có công suất nhỏ.
Hình 2-11: Hình các biến trở than.
Hình 2-11: Hình các biến trở dây quấn.
Hình 2-13: Hình các biến trở than tinh chỉnh.
b) Cách đo biến trở
Giá trị của biến trở thường được ghi trực tiếp trên biến trở.
Biến trở gồm 3 chân như trên hình vẽ:
Công thức tính:
132312
RRRVR =+=
17
Hình 2-14: Vị trí chân của biến trở.
Với R
12
: điện trở giữa 2 chân 1 và 2
R
23
: điện trở giữa 2 chân 2 và 3
R
13
: điện trở giữa 2 chân 1 và 3
Sử dụng đồng hồ đo lần lượt các loại điện trở trên bộ thí nghiệm theo tên cho trong bảng 2-2 và ghi
kết quả đo vào bảng tương ứng. Đo giá trị 2 chân 1 và 3.
Tiến hành kiểm tra biến trở bằng cách đo 2 chân 1 và 2 hoặc 3 và 2 – vừa đo vừa điều chỉnh xem giá

trị đo có thay đổi hay không, nếu có thay đổi thì biến trở còn tốt, nếu không thay đổi thì biến trở đã
hỏng. Đánh dấu vào mục tương ứng.
Bảng 2-2.
Tên biến trở trên BTN
1VR
2VR
3VR
4VR
5VR
6VR
7VR
8VR
9VR
AVR
BVR
Giá trị đo
Biến trở còn tốt
Biến trở hư
4. Kiểm tra tụ điện
a) Phân loại và đọc giá trị:
Có 2 loại tụ: tụ hóa (có cực tính) và tụ gốm (không cực tính).
Đọc giá trị điện dung của tụ qua ký hiệu bên ngoài, có 2 dạng:
Tụ có cực tính: giá trị được ghi trực tiếp trên thân tụ.
Tụ không cực tính: giá trị ghi theo qui ước số và sai số ghi bằng các chữ cái, đơn vị thường
là pF.
Tụ không cực tính: giá trị được ghi theo qui ước màu.
Bảng chữ cái kí hiệu để biết sai số:
Kí hiệu
Sai số
B

+/- 0.10%
C
+/- 0.25%
D
+/- 0.5%
E
+/- 0.5%
F
+/- 1%
G
+/- 2%
H
+/- 3%
J
+/- 5%
1
2
3
1
2
3
18
K
+/- 10%
M
+/- 20%
N
+/- 0.05%
P
+100% ,-0%

Z
+80%, -20%
Hình 2-15: Các loại tụ hóa.
Hình 2-16: Các loại tụ không cực tính.
19
Hình 2-17: Các loại tụ không cực tính.
Ví dụ 1: Cho tụ có màu nâu, đen và cam (brown, black, orange) sẽ có giá trị là
10000pF = 10nF =0.01µF.
Ví dụ 2: cho tụ có kí hiệu sau 102 ở hình 2-15 thì
pFC
2
10*10=
.
b) Cách đo để kiểm tra tụ:
Dùng đồng hồ DMM thang đo điện trở đo kiểm tra tụ hóa:
Nếu giá trị tăng lên rồi giảm dần về “OL” thì tụ tốt (xem hình a và b). Tụ có giá trị càng lớn thì giá trị
hiển thị càng lớn rồi sau đó giảm dần do tụ tích điện, tụ có giá trị càng nhỏ thì giá trị tăng càng ít –
tùy thuộc vào tầm giá trị đo: nếu tầm đo lớn thì thời gian nạp chậm và giá trị giảm dần về vô cùng với
thời gian chậm, ngược lại thì thời gian ngắn.
Sau khi bạn đo rồi thì bạn đo lại sẽ không có tác dụng vì tụ đã tích điện, để có thể đo lại thì bạn đảo
que đo – khi đó tụ xã hết điện và bắt đầu nạp điện theo chiều ngược lại – quá trình diễn ra giống như
đo lần đầu (xem hình c và d).
Nếu không xuất hiện giá trị thì tụ bị hở (đứt), khô.
Nếu giá trị tăng lên rồi không trở về thì tụ bị chạm, chập các bản cực (nối tắt).
Nếu giá trị tăng lên rồi dừng ở vị trí lưng chừng, không về thì tụ bị rỉ.
(a) (b)
20
(c) (d)
Hình 2-18: Hình minh họa trình tự kiểm tra tụ.
Sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra các tụ điện trên bộ thí nghiệm theo tên cho trong bảng 2-3 và đánh

dấu tụ còn tốt hay đã hư vào bảng tương ứng.
Bảng 2-3.
Tên tụ trên BTN
C21
C22
C23
C24
C25
C26
C27
C28
C29
C30
C31
C32
C33
Tụ còn tốt
Tụ hư
Tên tụ trên BTN
C34
C35
C36
C37
C38
C39
C40
C41
C42
C43
C44

Tụ còn tốt
Tụ hư
Tên tụ trên BTN
C601
C602
C603
C604
C605
C606
Tụ còn tốt
Tụ hư
5. Đọc giá trị và xác định chân diode
a) Đọc giá trị diode và quy ước xác định chân:
Diode có kí hiệu để xác định cực tính anode và cathode như hình sau:
Hình 2-19: Kí hiệu cấu tạo, hình dạng diode.
21
Diode có nhiều loại với nhiều chức năng: diode làm việc với tín hiệu nhỏ có dòng nhỏ, diode chỉnh lưu
có khả năng làm việc với dòng lớn và áp lớn, diode cầu.
Các thông số của diode cần biết là cực tính anode, kathode và dòng và điện áp làm việc – các thông số
này phải tra sổ tay tra cứu.
Xem bảng 2-4 thông số của diode họ 1Nxxx:
b) Đo để xác định chân:
Khi mất dấu phân biệt cực tính thì ta cần đo để xác định cực tính anode và cathode hoặc ta đo để kiểm
tra diode còn tốt hay đã hỏng.
Dùng đồng hồ DMM thang đo có kí hiệu diode rồi tiến hành đo 2 đầu của diode – ở giai đo này thì
DMM sẽ cấp nguồn phân cực cho diode.
Sau đó đảo chiều que đo và đo tiếp.
Trong 2 lần đo: Nếu giá trị đo có 1 lần điện áp hiển thị lân cận 0,6V (do phân cực thuận) và 1 lần hiển
thị giá trị vô cùng “OL” (do phân cực ngược) thì diode còn tốt.
Cực Anode ứng với que màu đỏ ở lần đo giá trị 0,6V. Cực còn lại là cathode.

Nếu cả 2 lần đo mà đồng hồ hiển thị “OL” thì diode đã hỏng.
Nếu cả 2 lần đo mà đồng hồ hiển thị giá trị 0,6V thì diode đã nối tắt.
Sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra các diode trên bộ thí nghiệm theo tên cho trong bảng 2-5 và đánh dấu
diode còn tốt hay đã hư vào bảng tương ứng.
Bảng 2-5.
Tên tụ trên BTN
D1
D2
D3
D4
D5
D6
D7
D8
Diode còn tốt
Diode hư
Các diode cầu là kết nối của 4 diode và đưa ra 4 chân: có ghi kí hiệu cho từng chân bao gồm: 2 chân có
kí hiệu “~” là các ngõ vào ac, kí hiệu “+” (chân dài nhất trong 4 chân) là chân ra điện áp dương, kí hiệu “-” là
chân ra điện áp âm.
Hình 2-20: Các diode cầu với các giá trị khác nhau.
22
Cách kiểm tra diode cầu: sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra DIODE cầu: chọn thang do có kí hiệu diode
hoặc điện trở, tiến hành kiểm tra từng diode bên trong như sau:
Lần đo thứ 1 – kiểm tra diode thứ 1: Que đỏ nối với chân có kí hiệu “~” và que đen nối với “+”: nếu
đồng hồ đo có hiển thị giá trị là diode phân cực thuận. Đảo chiều que đo: nếu đồng hồ đo hiển thị giá
trị OL là diode phân cực thuận nghịch – diode này còn tốt.
Lần đo thứ 2 – kiểm tra diode thứ 2: Que đỏ nối với chân có kí hiệu “~” còn lại và que đen nối với
“+”: nếu đồng hồ đo có hiển thị giá trị là diode phân cực thuận. Đảo chiều que đo: nếu đồng hồ đo
hiển thị giá trị OL là diode phân cực thuận nghịch – diode này còn tốt.
Lần đo thứ 3 – kiểm tra diode thứ 3: Que đỏ nối với chân có kí hiệu “-” và que đen nối với 1 chân có

kí hiệu “~”: nếu đồng hồ đo có hiển thị giá trị là diode phân cực thuận. Đảo chiều que đo: nếu đồng
hồ đo hiển thị giá trị OL là diode phân cực thuận nghịch – diode này còn tốt.
Lần đo thứ 4 – kiểm tra diode thứ 4: Que đỏ nối với chân có kí hiệu “-” và que đen nối với 1 chân có
kí hiệu “~” còn lại: nếu đồng hồ đo có hiển thị giá trị là diode phân cực thuận. Đảo chiều que đo: nếu
đồng hồ đo hiển thị giá trị OL là diode phân cực thuận nghịch – diode này còn tốt.
Ghi tình trạng kết quả vào bảng 2-6
Diode thứ
Tình trạng tốt
Tình trạng hư
1
2
3
4
6. Đo xác định chân diode phát quang - LED
a) Quy ước xác định chân:
Led dùng để hiển thị như báo nguồn, báo tín hiệu như đèn giao thông, led 7 đoạn dùng để hiển thị số.
Led có các hình dạng, kích thước và màu sắc rất đa dạng – xem hình.
Hình 2-21: Các loại led.
Led giống như diode cũng có cực anode (chân dài) và cực cathode (chân ngắn), khi phân cực thuận thì
led phát sáng.
Tùy thuộc vào kích thước của led mà có dòng và áp làm việc khác nhau.
b) Đo để xác định chân và kiểm tra led:
Khi mất dấu phân biệt cực tính thì ta cần đo để xác định cực tính anode và cathode hoặc ta đo để kiểm
tra led còn tốt hay đã hỏng.
Dùng đồng hồ DMM thang đo điện trở nhỏ nhất. Thực hiện 2 lần đo – phân cực thuận và phân cực
ngược.
Sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra các led trên bộ thí nghiệm theo tên cho trong bảng 2-7 và đánh dấu
led còn tốt hay đã hư vào bảng tương ứng.
Bảng 2-7.
23

Tên led trên BTN bo số 4
LED1
LED 2
LED 3
Led còn tốt
Led hư
7. Đo xác định chân diode zener
a) Đọc giá trị diode và quy ước xác định chân:
Diode zener dùng để ghi áp. Các thông số cần biết là điện áp ghim kí hiệu là Vz.
Diode zener có hình dạng kí hiệu phân cực anode và cathode giống như diode thường, trên thân diode
có ghi luôn giá trị Vz – xem hình.
Hình 2-22: Diode zener và kí hiệu.
Đo kiểm tra diode zener:
Khi mất dấu phân biệt cực tính thì ta cần đo để xác định cực tính anode và cathode.
Dùng đồng hồ DMM thang đo diode. Thực hiện 2 lần đo – phân cực thuận và phân cực ngược. Phân
cực thuận có hiển thị giá trị đo, phân cực ngược thì hiển thị giá trị “OL” thì diode còn tốt.
Tiến hành kiểm tra các diode zener trên bộ thí nghiệm theo tên cho trong bảng 2-8 và đánh dấu led
còn tốt hay đã hư vào bảng tương ứng.
Bảng 2-8.
Tên diode zener trên BTN bo số 4
DZ1
DZ2
DZ3
DZ4
DZ5
DZ6
Ghi giá trị Vz tương ứng
Diode zener còn tốt
Diode zener hư
8. Đọc các thông số và đo xác định chân transistor

a) Đọc các thông số và xác định chân transistor:
Transistor có 2 loại: loại transistor lưỡng cực (BJT) và transistor trường (FET, JFET, MOSFET). Là
linh kiện có 3 chân: E, B và C đối với BJT và S, D và G đối với JFET, MOSFET.
Hình 2-23: Transistor từ công suất nhỏ đến công suất lớn.
24
Transistor do Nhật sản xuất
Bắt đầu bằng ký tự “2S” (“2” là số tiếp giáp, “S” là linh kiện bán dẫn – (semiconductor), các ký tự tiếp
theo chỉ đặc điểm, công dụng và thứ tự của sản phẩm:
2SA: BJT loại PNP làm việc ở tần số cao
2SB: BJT loại PNP có tần số cắt thấp
2SC: BJT loại NPN có tần số cắt cao
2SD: BJT loại NPN có tần số làm việc thấp
Ví dụ: 2SC828, 2SC1815, 2SA1015, 2SB688, 2SD868
Một số BJT sản xuất sau này khi sản xuất thường không ghi bỏ ký hiệu “2S” mà bắt đầu bằng các chữ
cái A, B, C, D.
Ví dụ: A1015, A564, B544, C485, D718 …
Transistor do Mỹ sản xuất
Bắt đầu bằng ký tự “2N” và các ký tự tiếp theo chỉ loạt sản phẩm. Muốn biết được các đặc tính cụ thể
của từng loại BJT phải dùng sách tra cứu.
Ví dụ: 2N73A, 2N279A, 2N553 …
Transistor do Trung Quốc sản xuất
Bắt đầu bằng số “3”, 2 chữ cái tiếp theo chỉ đặc điểm BJT các ký tự tiếp theo chỉ loạt sản phẩm
Chữ cái đầu tiên chỉ loại bán dẫn
A: BJT loại PNP, chế tạo từ Germanium
B: BJT loại NPN, chế tạo từ Germanium
C: BJT loại PNP, chế tạo từ Silic
D: BJT loại NPN, chế tạo từ Silic
Chữ cái thứ hai cho biết đặc điểm và công dụng:
V: bán dẫn
Z: nắn điện

S: tunel
U: quang điện
X: âm tần công suất nhỏ hơn 1W
P: âm tần công suất lớn hơn 1W
G: cao tần công suất nhỏ hơn 1W
A: cao tần công suất lớn hơn 1W
Ví dụ: 3AG11 là BJT loại PNP, Ge, cao tần công suất nhỏ, loạt sản phẩm thứ 11.
3AX31B là BJT loại PNP, Ge, âm tần công suất nhỏ, loạt sản phẩm thứ 31 có cải tiến
b) Đo xác định chân và kiểm tra transistor BJT:
Để biết chân của transistor ta nên tra cứu sổ tay, thường thì các transistor với thứ tự chân từ trái sang
phải là “ECB” nhưng cũng có thể đo để xác định chân hoặc đo để biết tình trạng của transistor.
Có hai loại transistor NPN và NPN với mạch tương đương như hình sau:

×