Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Wifi = không có nghĩa gì? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.39 KB, 3 trang )

Wifi = không có nghĩa gì?
Về tên gọi Wifi, không ít người chưa thực sự hiểu lắm về tên gọi này. Theo tìm
hiểu, tên gọi Wifi được bắt nguồn từ việc hợp nhất các chuẩn kết nối không dây tại
Mỹ, khởi nguồn từ năm 1985. Nhờ sự thành công của mạng hữu tuyến Ethernet,
một số công ty bắt đầu nhận ra rằng việc xác lập một chuẩn không dây chung là rất
quan trọng.

Sau một thời gian thương thảo, 6 công ty bao gồm Intersil, 3Com, Nokia, Aironet
(về sau được Cisco sáp nhập), Symbol và Lucent đã tuyên bố liên kết với nhau để
tạo ra Liên minh tương thích Ethernet không dây WECA. WECA ra đời với mục
đích xác nhận sản phẩm của những nhà cung cấp mạng phải tương thích thực sự
với nhau.

Tuy nhiên, các thuật ngữ như “tương thích WECA” hay “tuân thủ IEEE 802.11b”
vẫn gây bối rối đối với cả cộng đồng. Công nghệ mới cần một cách gọi thuận tiện
đối với người tiêu dùng. Các chuyên gia tư vấn đề xuất một số cái tên như
“FlankSpeed” hay “DragonFly”… nhưng, mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ.

Cuối cùng, một cái tên “may mắn” nhận được sự đồng thuận của tất cả các phía:
đó là tên gọi Wifi. Người ta lý giải rằng, cách gọi “Wi-Fi” đơn giản, dễ nhớ lại
nghe như có vẻ công nghệ chất lượng cao bởi nó gần với từ hi-fi. Thế là cái tên
Wi-Fi ra đời. Cách giải thích “Wi-Fi có nghĩa là wireless fidelity” về sau này
người ta mới nghĩ ra. Chính vì thế, thực chất tên gọi Wi-Fi chỉ là một cái tên đặt ra
cho dễ gọi chứ không có nghĩa gì ban đầu.

Wifi hiện đang được triển khai sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, với phạm vi
phủ sóng khoảng 50 mét. Phiên bản mới của Wi-Fi hiện nay có tên 802.11g, sử
dụng kỹ thuật dải phổ rộng tiên tiến hơn gọi là truy cập đa phân tần trực giao
OFDM (orthogonal frequency-division multiplexing) và có thể đạt tốc độ lên tới
54 Mb/giây ở băng tần 2,4 Ghz.
Trên thực tế, nền móng của hệ thống IPv6 đã gần như được hoàn thiện xong từ cả


10 năm trước, thế nhưng đại bộ phận phần cứng và phần mềm hiện nay vẫn đang
sử dụng công nghệ cũ IPv4.

Câu hỏi lớn nhất đặt ra lúc này là "Nên triển khai nó như thế nào? Liệu có hay
không một lộ trình mang tính cách mạng?", giáo sư Andrea Goldsmith của đại học
Stanford cho biết.

Một giải pháp được đề xuất là mở một mạng song song, dành riêng cho những ứng
dụng thật sự cần có Internet đời mới. Người dùng sẽ chuyển sang hệ thống mới
một cách từ từ, giống như cách nhiều người đang bỏ điện thoại cố định để chạy
sang với VoIP, mặc dù cả hai hệ thống này đều đang song song tồn tại.
Trong môi trường thẩm định đơn giản, một NAC có thể truy vấn một máy chủ
RADIUS để xác định xem người dùng có được phép hay không đối với việc truy
cập mạng nội bộ và Internet. Nếu người dùng tồn tại và password của họ là đúng
thì một sự truy cập đầy đủ sẽ được cấp cho người này, còn không chính sách mặc
định (đối với những người không được thẩm định) chỉ cấp các cổng chung dành
cho khách truy cập Internet (như http, https,… được phân biệt bởi chính sách bảo
mật công ty).

Với các môi trường phức tạp hơn, các nhà quản lý tầm cao cần đến sự truy cập vào
các hệ thống ERP, các nhân viên quản trị mạng cần truy cập vào máy chủ, người
điều chỉnh bảo hiểm cần truy cập vào cơ sở dữ liệu, các chính sách dựa trên phẩm
chất người dùng có thể được tạo ở đây. Bằng việc ghép nối với Lightweight
Directory Access Protocol (LDAP) hoặc Active Directory server, các kiểu vai trò
người dùng có thể chỉ thị mức truy cập của nhân viên xác thực được chấp nhận đối
với các hệ thống và ứng dụng.

×