Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thuốc gia truyền hay dân gian có chữa bệnh hiệu quả ? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.73 KB, 3 trang )

Thuốc gia truyền hay dân gian có chữa bệnh
hiệu quả ?
Không rõ tên khoa học
Móc mèo còn được gọi bằng nhiều tên khác như vuốt hùm, móc diều, điệp mắt
mèo, móc mèo núi. Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (của GS.TS
Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản Y Học, in năm 2000), móc mèo có tên khoa học là
Caesalpinia minax, thuộc họ vang Caesalpiniaceae; cho tới nay chưa có tài liệu
nghiên cứu, rễ và hạt của cây này được dùng theo kinh nghiệm dân gian: rễ dùng
dạng thuốc sắc hay ngâm rượu chữa đau nhức, mất ngủ, còn hạt ngâm rượu ngậm
chữa đau răng.
Theo cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam (của TS Võ Văn Chi, Nhà xuất bản Y
Học, in năm 1999), móc mèo có tên khoa học là Caesalpinia bondue, thuộc họ đậu
Fabacea, hạt được dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh sốt cơn và làm
thuốc bổ. Theo cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (gồm nhiều tác
giả, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội, năm 2004), không gọi móc mèo
mà gọi tên là móc mèo núi, tên khoa học là Caesalpinia bonducella, họ vang
Caesalpiniaceae.
Như vậy, móc mèo mà bạn hỏi không biết thuộc loại cây nào, tức có tên khoa học
loại nào trong các tên đã kể trên. Nên lưu ý trước khi bàn đến tác dụng một loại
cây thuốc, cây thuốc cần được định danh về mặt khoa học một cách rõ ràng. Từ
trước đến nay đã xảy ra nhiều trường hợp dùng nhầm lẫn cây thuốc do không định
danh khoa học đưa đến ngộ độc chết người rất đáng tiếc. Theo các tài liệu tham
khảo nêu trên cho thấy hạt móc mèo có dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian
chữa một số rối loạn, nhưng không có kinh nghiệm dân gian nào dùng chữa được
ung thư.
Không dựa vào truyền miệng
Cũng xin nói thêm một tác dụng của vị thuốc, bài thuốc gọi là chữa trị theo kinh
nghiệm dân gian hay dùng theo lối truyền miệng, nếu không trải qua một nghiên
cứu khoa học đúng quy cách chứng thực thì tác dụng ấy không thể gọi là chắc
chắn. Nền y học được thế giới công nhận hiện nay được gọi là y học thực chứng
(evidence-based medicine), tức là tác dụng hiệu quả của một thuốc hay một


phương thức trị liệu nào đó phải dựa vào chứng cứ là kết quả thử nghiệm lâm sàng
khoa học đúng quy cách, chứ không dựa vào sự đồn đại, truyền miệng.
Nền y học cổ truyền của ta cũng đang thừa kế, phát triển trong chiều hướng thực
hiện các công trình khoa học bài bản chứng thực tác dụng của các vị thuốc, bài
thuốc dùng theo kinh nghiệm dân gian lâu đời ở nước ta.
Vì các lý do nêu trên, nếu không trải qua nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm
sàng đúng quy cách, không thể khẳng định hạt móc mèo mà bạn hỏi (chưa biết loại
gì) chữa được ung thư hay không (cũng như trả lời được các câu hỏi về trị đau
nhức khớp, về tác dụng phụ nếu dùng lâu dài, có kỵ một số dược chất khác hay
không). Về bài thuốc ngâm rượu chữa đau nhức mà bạn hỏi cũng thế. Không thể
xác định tính hiệu quả của nó nếu không được chứng thực bằng nghiên cứu khoa
học.
Tác dụng phụ của thuốc giảm đau OTC không thường gặp ở người trưởng thành
khỏe mạnh chỉ sử dụng một đôi lần. Tuy nhiên, những người bị bệnh mãn tính như
cao huyết áp, bệnh thận, suyễn…hoặc những người sử dụng thuốc giảm đau
thường xuyên dễ bị tác dụng phụ hơn. Vì vậy những người này nhớ tham khảo ý
kiến bác sĩ trước khi dùng.
Các thuốc giảm đau OTC cũng gây công phạt với những thuốc OTC khác hoặc với
những thuốc được bác sĩ kê toa nếu chúng được dùng cùng lúc. Trường hợp này
còn gọi là tương tác thuốc, nếu sự công phạt xảy ra sẽ làm tăng khả năng xuất hiện
tác dụng phụ của thuốc.
Để sử dụng thuốc giảm đau OTC an toàn, khi chọn thuốc nhớ đọc kỹ giấy hướng
dẫn sử dụng về các tác dụng phụ và tương tác thuốc có thể có. Kiểm tra chính xác
xem có uống hai thuốc cùng hoạt chất hay không. Làm theo hướng dẫn dùng thuốc
và bảo đảm hiểu rõ những chỉ dẫn trước khi uống thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc
nào thì hỏi lại bác sĩ hoặc dược sĩ.

×