Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

ĐỀ tài THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực DU LỊCH tại THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.25 KB, 41 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH


BÁO CÁO TIỂU LUẬN
THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN :

KINH TẾ DU LỊCH

LỚP HỌC PHẦN:

2111111010802

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

LÊ HUỲNH TRANG

LỚP: 20DLH2

MSSV: 2021010437

CHUYÊN NGÀNH

QUẢN TRỊ LỮ HÀNH

BẬC

ĐẠI HỌC


TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG

HỌC KỲ CUỐI - NĂM HỌC 20... – 20..

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


2

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS ĐẶNG HOÀNG PHƯƠNG

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tiểu luận là công trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các số liệu và
tham khảo bên trong đề tài là hoàn toàn trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy
đủ. Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 12 năm 2021
NGƯỜI THỰC HIỆN

LÊ HUỲNH TRANG

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


4

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Phương. Trong q
trình học tập và tìm hiểu bộ mơn Kinh Tế Du Lịch, em đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp em tích lũy thêm kiến
thức có cái nhìn tồn diện về bộ mơn nói riêng và chun ngành mà em đang theo học
nói chung. Từ những kiến thức mà thầy truyền tải, em đã đần tìm được những câu trả
lời đối với những thắc mắc khơng chỉ trong ngành học mà cịn trong cả cuộc sống.
Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề
phát triển nguồn nhân lực du lịch gửi đến thầy.
Có lẽ kiến thức là vơ hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn
tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hồn thành bài tiểu luận, chắc
chắn khơng tranh khỏi những thiếu sót. Bản thân em mong muốn nhận được những lời
góp ý để có thể hồn thiện hơn trong những đề tài sau.
Kính chúc thầy sức khỏe !
Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 12 năm 2021
NGƯỜI THỰC HIỆN


LÊ HUỲNH TRANG

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


5

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

Điểm chấm: ……………
Điểm làm tròn: ................... Điểm chữ :..………....................................
Ngày….. tháng….. năm…..
GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN

……………………………

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


6

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................
1.1.

Lí do chọn đề tài: ...................................................................................

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu: ...........................................................................

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .....................................................

1.4.

Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................


1.5.

Bố cục: ...................................................................................................

NỘI DUNG ............................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU
LỊCH. ......................................................................................................................................
1.1.Một số khái niệm cơ bản. ......................................................................................
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực. ..............................................................................
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực du lịch. ..................................................................
1.1.3.Khái niệm phát triển nguồn nhân lực du lịch. ...................................................
1.2.Đặc điểm nguồn nhân lực du lịch. ........................................................................
1.3.Nội dung phát triển nguồn nhân lực du lịch .......................................................
TIỂU KẾT: ............................................................................................................................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................................................................................................
2.1.

Vài nét khái quát về thành phố Đà Nẵng. .........................................

2.1.1.Điều kiện phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng. .......................................
2.1.2.Tình hình phát triển du lịch. ..............................................................................
2.1.3.Vài nét về đặc điểm kinh tế, xã hội tại Đà Nẵng. .............................................

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


7

2.2.Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng. ..........

2.2.1.Cơ cấu nguồn nhân lực. .....................................................................................
2.2.2.Chất lượng nguồn nhân lực ...............................................................................
2.2.3.Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................................
2.3.Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực lại Đà Nẵng. .............................
2.3.1.Điểm mạnh ........................................................................................................
2.3.2.Điểm yếu ...........................................................................................................
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................................................................................................
3.1. Căn cứ để xác định giải pháp ..............................................................................
3.1.1.Chiến lựơc phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 .....
3.1.2.Các định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch. ..........................................
3.2. Một số giải pháp phát triển.................................................................................
KẾT LUẬN ............................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

 BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ: Cơ cấu lao động đã qua đào tạo chính quy năm 2019.............23

 BẢNG

Bảng 2. 1: Khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020............17
Bảng 2. 2: Doanh thu du lịch Đà Nẵng từ năm 2018 đến năm 2020............................18
Bảng 2. 3: Nguồn lao động thành phố Đà Nẵng giai đoạn năm 2018-2020.................19

Bảng 2. 4: Tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành du lịch trong
tổng số lao động.......................................................................................................... 20
Bảng 2. 5: Lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp trong ngành du lịch Đà Nẵng từ năm

2018 đến năm 2020..................................................................................................... 20
Bảng 2. 6: Thống kê số doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch tại thành phố Đà
Nẵng............................................................................................................................ 21

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


9

MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Ngày nay, nền kinh tế tri thức ngày càng trở nên quan trọng và chiếm vị trí trọng
yếu trong sự phát triển của kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia với yếu tố con người là
cốt lõi đóng góp trong sự thành cơng đó. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế như hiện nay, một nội lực để mỗi quốc gia tạo nên lợi thế cạnh tranh của mình ấy
chính là nguồn nhân lực. Cụ thể đối với ngành du lịch - dịch vụ, bởi những đặc trưng
riêng vốn có yêu cầu phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố con người so với các ngành kinh
tế khác. Các dịch vụ du lịch chủ yếu do con người cung cấp trực tiếp cho khách, chất
lượng của sản phẩm dịch vụ du lịch do yếu tố con người quyết định. Khác với những
ngành kinh tế khác, hoạt động du lịch khó có thể cơ khí hố - tự động hố, mà phần
lớn được thực hiện bởi trực tiếp người lao động. Nếu thiếu vai trò của người phục vụ
du lịch ở một trong những khâu phục vụ thì hoạt động du lịch khó có thể thực hiện
được. Xuất phát từ thực tế đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân
lực du lịch của Việt Nam đã được chú trọng, trong đó số lao động làm việc trong lĩnh
vực du lịch dịch vụ năm 2020 chiếm 16% số lao động cả nước tăng 2,2% so với năm
2019 [1]. Tuy nhiên chất lượng của đội ngũ nhân lực vẫn cịn nhiều hạn chế, là vấn đề

cần có được sự quan tâm và đầu tư kịp thời.
Đà Nẵng một thành phố biển xinh đẹp, hiền hòa nằm ở vùng duyên hải Nam Trung
Bộ Việt Nam, với vị trí vơ cùng đắc địa là ngã ba trung tâm du lịch lớn của cả nước đã tạo
nên một thế mạnh rất lớn cho Đà Nẵng để phát triển ngành du lịch- dịch vụ nói riêng và
phát triển kinh tế- xã hội nói chung. Trong những năm gần đây, thành phố được biết đến
như là một địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất cả nước, một điểm du lịch
hấp dẫn, một thành phố đáng sống; cụ thể, trong năm 2019 thành phố đã đạt được rất
nhiều thành tựu nổi bật như: tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng ước đạt
8.692.421 lượt, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 106,1% kế hoạch; trong đó:
khách quốc tế ước đạt 3.522.928 lượt, tăng 22,5% so với cùng kỳ 2018. Tổng thu du lịch
ước đạt 30.973 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 113% kế hoạch. Riêng
giai đoạn 2020 - 2021 do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 khách du lịch đến Đà Nẵng
giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 [2]. Nhìn chung, những con

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


10

số trên là rất đáng tự hào, và đã tạo nên một điểm nổi bật cho sự phát triển các hoạt
động du lịch tại Đà Nẵng so với các tỉnh khác trong khu vực.
Tuy nhiên, với xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, để có thể phát triển ngành
du lịch một cách hiệu quả và bền vững cần phải có những giải pháp phát triển và đào
tạo nguồn nhân lực khả thi- kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng lao động ngành du
lịch. Đặc biệt, theo định hướng phát triển ngành du lịch của Sở du lịch thành phố Đà
Nẵng, xác định hiện nay Đà Nẵng đang đứng trước nhiều thách thức lớn như: sự tác
động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến yêu cầu phải ứng dụng
công nghệ số trong khai thác quản lý các hoạt động du lịch; sự thay đổi xu hướng thị
hiếu khách hàng trong du lịch, số lượng lao động trong ngành du lịch thiếu hụt nghiêm
trọng do sự ảnh hưởng của dịch bệnh đã chuyển hướng trong việc lựa chọn ngành

nghề,... Và chiếc chìa khóa giải quyết những thách thức những thực trạng nêu trên
chính là phát triển nguồn nhân lực với tiêu chí đảm bảo đủ về số lượng đạt chuẩn về
chất lượng, đủ bản lĩnh để biến thách thức thành cơ hội, đưa ngành du lịch thành phố
phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, vươn tầm thế giới. Nắm bắt được thực
trạng trên, em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du
lịch tại thành phố Đà Nẵng” với mong muốn nêu lên được những hạn chế, bất cập hiện
có đồng thời căn cứ vào thực trạng đề xuất một số giải pháp phát triển, góp một phần
nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
o

Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển nguồn nhân lực

du lịch Đà Nẵng.
o

Tổng hợp, phân tích thực trạng về phát triển nguồn nhân lực thành phố Đà

Nẵng ở giai đoạn 2018-2020 và nửa đầu năm 2021.
o

Trên cơ sở định hướng do các cấp lãnh đạo ban hành, đề xuất một số giải

pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong thời
gian tới.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
o


Đối tượng nghiên cứu

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


11

Đề tài tập trung nghiên cứu phương diện lý luận và thực tiễn các vấn đề liên quan
đến phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng.
o

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển
nguồn nhân lực du lịch.
Về không gian: Các nội dung được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian: Giai đoạn năm 2018-2020 và nửa đầu năm 2021, có ý nghĩa phát
triển trong 5 năm tới.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+

Phương pháp mô tả: Sử dụng phương pháp mô tả để đánh giá, nhận xét

thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố.
+

Phương pháp so sánh: Phân tích, tổng hợp: Phân tích các số liệu, so sánh

với các năm tổng hợp đưa ra nhận xét, đánh giá.

+

Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu từ các nguồn tham khảo, lập bảng

biểu minh họa, từ đó đưa ra các đánh giá, kết luận. Phỏng đoán được xu hướng
phát triển, tình hình hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn thành phố.

1.5. Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài báo cáo tiểu luận bao gồm
ba phần:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố
Đà Nẵng
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


12

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

 Nhân lực

Nhân lực được định nghĩa là nguồn lực xuất phát từ trong chính bản thân của
từng cá nhân con người. Nhân lực bao gồm thể lực và trí lực, nguồn lực này ngày càng

phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể bên ngoài của con người.

 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng của những con người trong tổ chức
(trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách nhằm
đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương.

1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực du lịch.
Nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham
gia vào quá trình phục vụ khách du lịch, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián
tiếp. Trong đó nhân lực trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại
khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản
lý du lịch,… Lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách du
lịch nhưng thực hiện các cơng việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao động trực
tiếp. Ví dụ như quản lý về du lịch tại các cơ quan của Chính phủ, quản lý, hành chính
tại cơng ty lữ hành, khách sạn,…

1.1.3. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch là tổng thể các hình thức, phương pháp,
chính sách và biện pháp nhằm hồn thiện và nâng cao chất lượng cho nhân lực (trí tuệ,
thể chất và phẩm chất tâm lý- xã hội ) làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu
nguồn nhân lực ngành Du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và
phát triển du lịch trong từng giai đoạn.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


13

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch bao hàm quá trình đào tạo nhân lực về

kiến thức chung liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề
nghiệp, văn hoá và sức khỏe nghề nghiệp.

1.2.Đặc điểm nguồn nhân lực du lịch.
Nhân lực ngành du lịch có một số đặc điểm chung như sau:
+

Nhân lực ngành du lịch có tính chun mơn hố cao.

+

Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao

hơn các ngành khác.
+

Thời gian làm việc của nhân lực ngành du lịch phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng.

+

Trong kinh doanh du lịch, phần lớn nhân lực tiếp xúc trực tiếp với khách

hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
+

Nhân lực ngành du lịch được chia thành hai nhóm là nhân lực trực tiếp và

nhân lực gián tiếp.

1.3.Nội dung phát triển nguồn nhân lực du lịch

Nội dung của phát triển nguồn nhân lực du lịch tập trung vào một số vấn đề cơ bản:


Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và lao động trong ngành - Phát triển đội

ngũ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch.


Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường năng lực cho các cơ sở đào

tạo du lịch.


Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nguồn nhân lực du lịch.



Tăng cường năng lực quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.



Nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch.

1.4. Vai trò phát triển nguồn nhân lực đối với việc phát triển du lịch.
Nhân lực là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của mỗi ngành kinh tế,
mỗi tổ chức xã hội nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong quá trình
phát triển ở mỗi giai đoạn nhất định. Nguồn nhân lực là động lực của phát triển kinh
tế-xã hội, phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu, yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


14

Du lịch là ngành dịch vụ với những đặc trưng riêng có so với các ngành kinh tế
khác, phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố con người. Các dịch vụ du lịch chủ yếu do con
người cung cấp trực tiếp cho khách hàng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ du lịch do
yếu tố con người quyết định. Nếu thiếu vai trò của người phục vụ du lịch ở một trong
những khâu phục vụ thì hoạt động du lịch khơng thể thực hiện được.
Phát triển nguồn nhân lực có vai trị vơ cùng quan trọng đối với việc phát triển du lịch:.

+

Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đem lại lợi ích nhiều mặt cho hoạt

động kinh doanh du lịch nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung.
+

Phát triển nhân lực du lịch là đầu tàu trong việc nghiên cứu, hoạch định

chính sách thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng bền vững.
+

Phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo đủ về số lượng, tốt về chất

lượng và cơ cấu hợp lý với đội ngũ công nhân lành nghề, những nhà nghiên
cứu, chuyên gia giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, những doanh nhân năng động,
những nhà lãnh đạo quản lý giỏi, có tầm nhìn chiến lược cùng với đó là đạo đức
nghề nghiệp, tinh thần yêu nước, trách nhiệm của đội ngũ lao động du lịch là

điều kiện để đảm bảo “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” như
Đảng và Nhà nước ta đã xác định.
+

Chất lượng của sản phẩm du lịch và chất lượng của nguồn nhân lực có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau.Trong khi thời gian để tạo nên một sản phẩm vật chất
là khá nhanh chóng, quản lý tương đối dễ dàng thì chất lượng nguồn nhân lực
du lịch lại cần nhiều thời gian, công sức, công tác quản lý cũng phức tạp hơn.
Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch trong xu thế hội nhập
và tồn cầu hố, đồng thời đảm bảo định hướng phát triển bền vững

TIỂU KẾT:
Chương 1 đã trình bày khái qt những vấn đề lí luận về phát nguồn nhân lực du
lịch. Cụ thể là các khái niệm, quan điểm, đặc điểm, của nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực du lịch, đồng thời đề cập đến nội dung phát triển nguồn nhân lực du
lịch, và vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển ngành du lịch du lịch.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


15

Đây là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực góp phần vào
sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Vài nét khái quát về thành phố Đà Nẵng.
2.1.1.Điều kiện phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng.


Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu

Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung độ của cả nước với hệ
thống hạ tầng giao thông tương đối phát triển; nằm ở trung tâm của tam giác di sản văn
hóa thế giới: Cố đơ Huế, Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An. Cùng với vị trí đắc địa, Đà
Nẵng cịn sở hữu hàng loạt tiềm năng du lịch và nhiều tài nguyên du lịch có giá trị như:
Bảo tàng Điêu khắc Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Sơn Trà... để có thể kết hợp
phát triển nhiều loại hình du lịch phục vụ khách; đặc biệt bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí
Forbes bình chọn là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.[3]

Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên
là đèo Hải Vân với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi
cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển,
một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Nét địa hình độc đáo này đã tạo
nên sự hấp dẫn với du khách và sẽ là điều kiện, cơ hội thuận lợi cho du lịch Đà Nẵng
phát triển. [3]
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Với điều kiện khí hậu này rất thích hợp để phát triển ngành du lịch. [3]



Tiềm năng phát triển du lịch

Ngoài những thuận lợi nêu trên về điều kiện tự nhiên, nơi đây còn được thiên nhiên
ưu ái ban tặng cho tổ hợp những tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn và những giá trị lịch sử
hiếm có như: tài nguyên biển, rừng, cảnh quan, di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống, lễ
hội…Phải kể đến, một bờ biển dài 90km với nhiều bãi cát trắng mịn, sóng nước ơn hịa,
nước ấm quanh năm như: bãi biển Mỹ Khê (Một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh
do Tạp chí Forbes bình chọn), bãi biển Phạm Văn Đồng, bãi tắm Non Nước,…kết hợp với
những loại hình du lịch thể thao biển, tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ
nghệ, các khu nghỉ dưỡng sang trọng… Thêm vào đó Đà Nẵng

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


17

còn sở hữu một tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái với rất nhiều các
khu du lịch sinh thái được đầu tư rất bài bản (Suối Lương, suối Hoa, Ngầm Đơi,..).
Bên cạnh đó, thành phố này còn nổi bật bởi những nét đẹp bên trong các lễ hội vừa
truyền thống vừa hiện đại, các làng nghề xưa cũ mà đậm đà những giá trị văn hóa, lịch
sử (làng nghề làm nước mắm Nam Ơ, làng chiếu Cẩm Nê, làng đan lát Yến Nê,..).Với
những đặc điểm nêu trên, đã tạo nên nét hấp dẫn rất riêng của thành phố “đáng sống”
này và là cơ sở để xây dựng thành những sản phẩm du lịch đặc thù làm điểm nhấn cho
sự phát triển du lịch Đà Nẵng. [3]

2.1.2.Tình hình phát triển du lịch.



Khách du lịch.


Trong những năm vừa qua, khách du lịch đến Đà Nẵng liên tục tăng, đặc biệt là khách
du lịch quốc tế.
Bảng 2. 1: Khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

Nguồn: Niên giám thống thê thành phố Đà Nẵng năm 2020
Phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng đang ngày càng lớn mạnh, thu hút rất nhiều
khách nội địa cũng như khách nước ngoài ( Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,..). So với
các tỉnh thuộc khu vực Dun hải miền Trung thì Đà Nẵng có chỉ số phát triển du lịch cao.
Tuy nhiên vào vào giai đoạn năm 2020 - 2021 do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 đã
làm cho du lịch tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và tồn Việt Nam nói chung đã có những
bước chững lại, và doanh số cũng theo đó mà suy giảm đáng kể.



Doanh thu du lịch

Cùng với sự phát triển và tăng trưởng mạnh về GRDP và thu nhập bình quân đầu
người thì du lịch vẫn là ngành có đóng góp lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất cả về giá trị và tỷ trọng đối với Đà Nẵng.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


18

Nhìn chung doanh thu du lịch tại thành phố Đà Nẵng đã có nhiều khởi sắc, năm
2019 tổng doanh thu tại thành phố đạt 113% so với mục tiêu đã đề ra, cụ thể tổng thu
du lịch ước đạt 30.973 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2020, kinh
tế thành phố Đà Nẵng đối mặt với nhiều thách thức bởi những ngành kinh tế mũi nhọn,

đóng góp chủ lực cho sự tăng trưởng đã chịu tác động rất lớn của dịch bệnh Covid-19,
cụ thể một trong số đó là ngành du lịch – dịch vụ.. Đây cũng là tình trạng chung của
nhiều địa phương trên cả nước, kéo theo hệ lụy doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và
lữ hành giảm 38,8% so với cùng kỳ năm 2019 ước đạt hơn 13 ngàn tỷ đồng. [2]
Bảng 2. 2: Doanh thu du lịch Đà Nẵng từ năm 2018 đến năm 2020

Năm
Doanh thu từ các cơ sở lưu trú
Doanh thu từ các cơ sở lữ hành
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020

2.1.3.Vài nét về đặc điểm kinh tế, xã hội tại Đà Nẵng.
a) Đặc điểm kinh tế:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế tại thành phố Đà Nẵng đã có những bước
tiến vượt trội chính nhờ vào những phương hướng kế hoạch kịp thời, hiệu quả của các
cấp lãnh đạo, giúp Đà Nẵng ngày càng thay đổi tầm vóc của mình, cụ thể phải kể đến
những kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành
chỉnh trang đô thị- xây dựng một môi trường mới, tạo điều kiện cho công cuộc phát
triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Đà Nẵng đã có
những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển.
b) Đặc điểm xã hội



Dân số

Năm 2020, dân số trung bình tồn thành phố Đà Nẵng đạt 1.169,5 nghìn người, tăng
2,5% (tương ứng tăng 28,4 nghìn người) so với năm 2019. Cơ cấu dân số sống ở khu vực
thành thị tiếp tục có xu hướng tăng lên, khu vực nông thôn giảm xuống, cụ thể: dân số
thành thị 1.020,4 nghìn người, chiếm 87,3%; dân số nơng thơn 149,1 nghìn người,


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


19

chiếm 12,7%. Nhìn chung thành phố Đà Nẵng khá đơng dân, và đây cũng là lí do tại
sao Đà Nẵng rất dồi dào về nguồn lao động địa phương.[1]



Nguồn nhân lực

Bảng 2. 3: Nguồn lao động thành phố Đà Nẵng giai đoạn năm 2018-2020
Năm
2018
2019
2020
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020
Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy nguồn lao động Đà Nẵng rất dồi dào, tỷ lệ trong độ
tuổi lao động và số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tương đối lớn, là điều
kiện thuận lợi về nguồn lao động.

2.2.Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Đà Nẵng.
Nhìn chung, trong những năm gần đây thành phố Đà Nẵng đã làm rất tốt việc thu
hút đầu tư cho dịch vụ - du lịch, tạo cho ngành một động lực thúc đẩy to lớn, từ đó
ngành du lịch tại thành phố đã có những bước phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Tuy
vậy, sự phát triển nhanh chóng này cũng chính là một thách thức rất lớn đối với nguồn
nhân lực du lịch tại đây. Cụ thể, thành phố đã kịp thời có những chính sách tập huấn bổ
sung, nhưng so với tốc độ phát triển quá nhanh của ngành du lịch thì vấn đề bổ sung về

số lượng, phát triển về mặt chất lượng của lực lượng lao động vẫn chưa thể bắt kịp và
đáp ứng đúng với tình hình phát triển; vì vậy, gây ra tình trạng thiếu hụt lực lượng lao
động đạt chuẩn chất lượng nghiêm trọng.

2.2.1.Cơ cấu nguồn nhân lực.
Cùng với sự phát triển tích cực về doanh thu, lượng khách đến thì thực
trạng nhân lực du lịch cũng vẫn có sự gia tăng về số lượng và chất lượng.

 Số lượng nguồn nhân lực
Theo thống kê từ Sở du lịch thành phố Đà Nẵng, tính đến nay, trên địa bàn thành
phố có 398 đơn vị kinh doanh lữ hành, tăng 128 đơn vị so với giai đoạn 2015-2017;
1.080 cơ sở lưu trú du lịch với 42.863 phòng; tăng 508 cơ sở và 21.539 phòng so với

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


20

giai đoạn 2015-2017; 14 khu, điểm du lịch,.. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nhanh về
số lượt khách cũng như sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo nên
một lượng cầu rất lớn về số lượng lao động trên thị trường du lịch. Nhìn chung, số
lượng lao động cũng vẫn có dấu hiệu tăng qua từng năm, tuy nhiên chưa đáp ứng đủ so
với yêu cầu đặt ra; vì vậy gây nên sự mất cân bằng nghiêm trọng về cung cầu trên thị
trường lao động. [4]
Bảng 2. 4: Tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành du lịch
trong tổng số lao động
Năm
Số lao động
Cơ cấu
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020

Qua bảng 2.2, dễ dàng nhận thấy cơ cấu nguồn nhân lực du lịch khá dồi dào,
chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ lao động tại thành phố.
Bảng 2. 5: Lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp trong ngành du lịch Đà Nẵng
từ năm 2018 đến năm 2020
Năm
Lao động làm trong các cơ sở lưu trú
Lao động trong các cơ sở ăn uống
TỔNG

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020
Có thể nói, lực lượng lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp chuyên về mảng
dịch vụ tại thành phố nhìn chung là khá cao. Ngồi những con số được đề cập ở trên, theo
một thống kế gần nhất của Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, tính đến tháng 2/2021 tại
địa bàn thành phố có khoảng 52.000 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


21

Bảng 2. 6: Thống kê số doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch
tại thành phố Đà Nẵng

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2020
Số lượng lao động trong ngành du lịch Đà Nẵng có dấu hiệu tăng đều qua từng
năm cụ thể, số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp tại thời điểm năm
2019 tăng 10,7% so với 2018 và năm 2020 tăng 11,6% so với năm 2019[1].Tuy nhiên
con số này vẫn còn chưa thỏa mãn với nhu cầu về thị trường lao động. Cùng với sự
phát triển quá nhanh của cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật đã kéo theo sự gia tăng về nhu
cầu lao động, đòi hỏi cần phải nâng cao, cần phải thu hút nguồn nhân lực để có thể đáp

ứng đủ nhu cầu mà ngành đặt ra.
Đặc biệt trong giai đoạn năm 2020-2021 vừa qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của
đại dịch COVID-19 ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tại thành phố Đà
Nẵng nói riêng đã chịu rất nhiều ảnh hưởng, nhất là yếu tố lao động. Tình hình dịch
bệnh kéo dài đã làm cho khơng ít lao động mất việc làm, dẫn đến bỏ việc hoặc chuyển
sang nghề khác. Nhìn tổng quan, cơ cấu nguồn nhân lực du lịch đã có sự biến động
nhẹ so với năm 2019, cụ thể tỉ trọng lao động trong lịch vực du lịch năm 2020 chỉ
chiếm 64,32% giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019 [4] .Bên cạnh đó , hiện nay trên địa
bàn thành phố đã có 45.000 lao động thất nghiệp và bỏ nghề tương đương 80% lao
động trực tiếp ngành Du lịch và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp có liên quan đã và
đang thất nghiệp (số liệu được Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch thống kê tháng
2/2021). Nhiều lao động ngành du lịch khơng có việc làm và có xu hướng chuyển sang
ngành nghề khác. Đại dịch COVID-19 đã tạo nên nhiều thách thức hơn cho cho nguồn
nhân lực của ngành du lịch Đà Nẵng. Ngoài việc bảo đảm nguồn lực tài chính dự trữ
để duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp du lịch phải thực hiện giảm nhân lực. Chưa
kể, nhiều lao động du lịch chuyển đổi nghề để duy trì cuộc sống. Dự báo sau khi dịch
được kiểm sốt, du lịch khơi phục sẽ có tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


22

Bên cạnh đó, căn cứ theo định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm
2030 và tầm nhìn 2045; với vốn đầu tư tăng hằng năm dự báo ( 40.000-50000 tỷ đồng/
năm ) thì nhu cầu lao động của thành phố cũng theo đó và gia tăng. Cụ thể, đối với
nhóm ngành dịch vụ tỷ lệ tăng sẽ là 160.000 lao động (riêng ngành dịch vụ - du lịch
tăng khoảng 40.000) [4] với tỷ lệ gia tăng về nhu cầu lao động cao như trên đã tạo nên
sự mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường lao động, đặt ra một yêu cầu rất cao
về bổ sung, phát triển nâng cao số lượng lao động thõa mãn nhu cầu của ngành, giữ

vững vai trò trụ cột – ngành kinh tế mũi ngọn đóng góp trong tiến trình phát triển kinh
tế- xã hội toàn Đà Nẵng.

2.2.2.Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực có thể nói là một yếu tố then chốt đóng vai trị quyết
định sự cạnh tranh trên thị trường lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn cịn tồn tại một số hạn chế, trong đó nguồn lao động
tại Đà Nẵng tuy dồi dào nhưng thiếu nhân lực về quản lý điều hành, chuyên gia cao
cấp. Ngồi ra, nhân lực trong lĩnh vực du lịch cịn thiếu nhiều lao động có trình độ
chun mơn, kỹ năng cao. Hơn nữa, gần đây rất nhiều nhân lực Việt Nam có trình độ
đi ra nước ngồi làm việc. Dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân lực đạt
chuẩn chất lượng cao.



Trình độ chun mơn, nghiệp vụ nguồn nhân lực.

Đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố
hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chun mơn nghiệp
vụ từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.
Theo khảo sát vào năm 2019 của Sở du lịch Thành phố Đà Nẵng, hiện nay lao
động làm việc trên địa bàn thành phố nhìn chung về chất lượng đã đáp ứng cơ bản
được những yêu cầu do ngành đặt ra:


75,81% lao động tại một số lĩnh vực chính đã qua đào tạo chuyên

ngành về du lịch.[5]



77% lao động được đào tạo về ngoại ngữ, trong đó tiếng Anh chiếm

tỷ trọng cao nhất với 51,25% [5]

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


23

Cụ thể, trong tổng số 52.000 lao động thuộc lĩnh vực du lịch, số lượng đào tạo về
nghiệp vụ buồng phòng và lễ tân rất hạn chế ( Khoảng 5,7% và 6,7% ), ngành quản trị
khách sạn chiếm 27,9%, quản trị lữ hành chiếm 18,4% và nghiệp vụ nhà hàng, chế
biến món ăn chiếm 26,1%. [6];[7]
Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ: Cơ cấu lao động đã qua đào tạo chính quy
năm 2019

Nguồn: Khảo sát của Sở Du Lịch thành phố Đà Nẵng năm 2019

Căn cứ vào số liệu ta thấy, mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất
cao khoảng 75,82% trong tổng số lao động, tuy nhiên qua khảo sát của Sở du lịch
thành phố chỉ 25,29% lao động được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch ở bậc đại học
và cao đẳng còn lại 35,23% lao động chỉ ở bậc trung cấp( 3 đến 6 tháng ) và đào tạo sơ
cấp ngắn hạn (dưới 3 tháng). Điều đó đồng nghĩa với tỷ lệ lao động được đào tạo đúng
chuyên ngành ở bậc đại học tại địa bàn thành phố chưa thực sự cao.



Trình độ kỹ năng nguồn nhân lực

Có thể nói, để phát triển hơn nữa ngành du lịch, dịch vụ không chỉ dựa vào

truyền thơng hay quảng bá hình ảnh mà nó còn nằm ở chất lượng dịch vụ- một yếu tố
quan trọng níu giữ chân du khách, chung quy yếu tố làm nên chất lượng dịch vụ chính
là phát triển các nhóm kỹ năng của nguồn nhân lực. Trong thời gian qua, Sở Du Lịch
thành phố Đà Nẵng đã tham mưu phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố, thống nhất và đưa ra những tiêu chí, mục tiêu phát triển kỹ năng lực lượng lao
động du lịch đặc biệt là đội ngũ trực tiếp phục vụ khách hàng.Nhìn chung, vấn đề này
đã được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng, nhất là các kỹ năng cần thiết và cơ bản
nhất phải có của đội ngũ nhân lực hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch.


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


24

Các kỹ năng phục vụ trong ngành du lịch đã được đào tạo huấn luyện như: kỹ
năng giao tiếp 80%, kỹ năng xử lý tình huống đạt 80%, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ
đạt 75%, kỹ năng nghiệp vụ du lịch đạt 70%, kỹ năng chăm sóc khách hàng đạt 60%,
phản ảnh sự nỗ lực cố gắng vươn lên của nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đà Nẵng.[5]
Nguồn nhân lực du lịch thành phố Đà Nẵng tuy có tính năng động nhưng kỹ
năng, trình độ chưa cao. Trong đó kỹ năng ngoại ngữ chỉ ở mức độ trung bình gây ảnh
hưởng không nhỏ đến việc học tập, giao tiếp với khách hàng, hay học hỏi những điều
hiện đại, công nghệ mới. Một ngành du lịch với sự gia tăng nhanh chóng của nguồn
khách đến từ khu vực Đơng Bắc Á, trong đó lớn nhất là thị trường khách Hàn Quốc và
Trung Quốc, Nhật Bản kỹ năng ngoại ngữ là một yếu tố vô cùng cần thiết. Mà đề cập ở
đây, không chỉ là tiếng Anh mà các ngôn ngữ khác như Hàn Quốc, Trung Quốc ( thị
trường khách quốc tế trọng điểm),… theo đánh giá của Sở Du Lịch thành phố thì kỹ
năng này đối với lao động Đà Nẵng vẫn còn rất yếu và thiếu chỉ một lượng nhỏ
khoảng 2,3%[10] lao động được đào tạo về các ngôn ngữ khác ( Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Ý...,).

Ngoài ra, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo
nên nhiều những thách thức đối với Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, yêu
cầu phải phát triển và ứng dụng được công nghệ số vào ngành du lịch với xu hướng “
Du lịch thông minh” theo nghị quyết số: 43-NQ/TW. Chính vì thế, kỹ năng về ứng
dụng cơng nghệ cũng là một yếu tố không thể không chú trọng đối với nguồn nhân lực
Đà Nẵng, mà hơn thế trước những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 việc chuyển
đổi công nghệ số là hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, nhóm kỹ năng này vẫn
cịn mới và chưa được các doanh nghiệp chú trọng, đầu tư dẫn đến, một thực trạng về
lực lượng lao động với năng lực hạn chế, chưa thật sự khai thác tối đa và cập nhật
lượng kiến thức mới, chưa tích cực trong việc ứng dụng các thiết bị cơng nghệ trong
tìm kiếm thông tin.
Với thực trạng như trên, nếu trong thời gian tới Đà Nẵng tìm được hướng đi mới
tạo sự đột phá về đào tạo nguồn nhân lực du lịch thì nguồn nhân lực du lịch sẽ phát
triển mạnh và thúc đẩy du lịch phát triển mạnh và khai thác được tất cả các tiềm năng
du lịch trong tồn thành phố.



Trình độ nhận thức của nguồn nhân lực

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


×