Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SÁCH LẬU CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.96 KB, 6 trang )

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SÁCH LẬU CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

1. Lý do nghiên cứu
Không giống như học sinh, với sinh viên việc mua giáo trình (hay sách giáo khoa
với học sinh) có tính liên tục hơn. Hết 1 kì là phải mua tồn bộ giáo trình mới để
phục vụ cho việc học, với trung bình là 7, 8 giáo trình / kỳ. Khoản tiền dành cho
nhu cầu cần thiết này cũng không hề nhỏ bé đối với sinh viên, trong khi bên cạnh
đó là những khoản chi tiêu cho các nhu cầu tối thiểu khác : ăn, uống, đi lại,… với
khoản cung cấp từ gia đình khơng phải là hồn tồn xơng xênh.
Sinh viên của trường kinh tế quốc dân chúng ta cũng vậy. Giá cả 1 cuốn giáo trình
của đúng tác giả, đúng là nhà xuất bản ( tạm gọi là sách “xịn” ) trên dưới 30k ( có
cuốn lên đến gần 100k). Làm một con tính đơn giản : 30k x 8 = 240k => có thể nói
là cả 1 “gia tài” cho sinh viên đủ “sống” cho gần nửa tháng.
Nhưng có thể nói thật “may mắn” khi xung quanh trường chúng ta có rất nhiều
quán sách mọc lên cũng bán sách giáo trình nhưng với giá cả chỉ bằng ½, 1/3 so với
sách “xịn” mà nội dung không hề thay đổi. Ở đây, tạm gọi là sách “giả” hay sách
khơng có bản quyền.
Và sinh viên trường ta đã lựa chọn cách sử dụng sách như thế nào để thỏa mãn
được nhu cầu của bản thân.
Vấn đề này được rất nhiều sự quan tâm của cả sinh viên và các giảng viên trong
trường và không chỉ mới xuất hiện gần đây. Nhận thấy vấn đề cần quan tâm là hạn
chế được việc sử dụng sách lậu của sinh viên trường ĐH KTQD nên nhóm em đã
chọn đề tài “Thực trạng sử dụng sách lậu của sinh viên trường Đại học Kinh tế
Quốc dân” nhằm tìm hiểu về nhu cầu sử dụng của sinh viên trường KTQD đồng
thời tìm ra phương pháp hạn chế việc sử dụng sách “giả” sách khơng có bản quyền.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích của đề tài chung là “Thực trạng sử dụng sách lậu của sinh viên
trường Đại học Kinh tế Quốc Dân”, mục tiêu của nghiên cứu đánh giá thực trạng sử
dụng sách lậu ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân:


-

Đánh giá rõ thực trạng sử dụng sách lậu ở sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH
KTQD)
- Đánh giá khả năng cung ứng của sách lậu cũng như sách thật của trường ĐHKTQD
- - đánh giá nguyên nhân của thực trạng này
- - đề xuất các giải pháp cho thực trạng này
3. Nội dung nghiên cứu


Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
-

Lựa chọn giả thuyết nghiên cứu.
Giả thuyết mô tả: Phản ánh hiện trạng sử dụng sách lậu của sinh viên trường
Kinh tế quốc dân hiện nay.
- Giả thuyết: “Đa số sinh viên trường mình sử dụng sách lậu cho nhu cầu học tập
và nghiên cứu thay vì sử dụng sách bản quyền?”.
Xây dựng mơ hình:
a. Quan điểm về việc sử dụng sách lậu trong học tập và nghiên cứu:
-

-

Sách lậu là sách như thế nào? Sách có bản quyền là sách như thế nào?
Có gì khác nhau giữa sách lậu và sách có bản quyền? (về nội dung, chất lượng,
hình thức).
Chất lượng bản in và thơng tin (có chính xác khơng, dịng chữ rõ ràng đọc lâu
bị nhức mắt, tiêu chuẩn giấy và bìa: loại giấy xấu hơn, mỏng hơn, kém chất
lượng hơn, khổ nhỏ hơn, đủ số trang, sắp xếp đúng trật tự không, lỗi dày

đặc…) Không thể tồn tại lâu theo thời gian.
Sách lậu rẻ hơn vì: người làm sách lậu khơng hề trả tiền bản quyền cho tác giả.
Nếu là sách mua bản quyền từ nước ngoài, phải trả thêm tiền dịch, tiền hiệu
đính, chi trả tiền cho dịch giả, nhân viên chế bản, họa sĩ trình bày bìa… họ chỉ
việc scan và in ra. Trong trường hợp bị bắt, bị tịch thu tang vật, chi phí cũng
khơng q lớn. Hoặc là họ đẩy giá bìa lên cao rồi bán với giá rất thấp, tạo cảm
giác được mua rẻ cho người đọc.

b. Thực trạng của việc sử dụng sách lậu của sinh viên trên địa bàn HN:
-

Sinh viên có sử dụng sách lậu khơng? Nếu có là bao nhiêu cuốn? (tất cả giáo
trình là sách lậu, một số đi mua, 1 số đi mượn nếu cần thiết sẽ dùng sách lậu,
không sử dụng sách lậu…)

-

Giá sách lậu là bao nhiêu? So sánh với giá sách có bản quyền thấy đắt hơn hay
rẻ hơn? Đắt hơn là bao nhiêu? Rẻ hơn là bao nhiêu?
Sinh viên mua bao nhiêu cuốn sách ( giáo trình ) trong học kì vừa rồi? trong đó
bao nhiêu cuốn là sách lậu? Bao nhiêu cuốn là sách có bản quyền?
Sinh viên thường mua sách ở đâu? (hiệu sách, quán photo hay một địa điểm
khác) Có dễ tìm mua khơng?
Đánh giá của sinh viên về chất lượng của sách lậu?
Có cảm thấy bất tiện gì khi sử dụng sách lậu? Có tiếp tục sử dụng sách lậu
trong tương lai khơng?

-

c. Vì sao việc sinh viên sử dụng sách lậu?

-

Nhà xuất bản cung ứng giáo trình khơng kịp thời, nhiều tài liệu phục vụ học
trên lớp số lượng bản in không thích hợp thậm chí khơng có. Mặc dù có chi phí


hỗ trợ sách cho SV cũng không đủ khả năng khuyến khích SV sử dụng sách
thật.
- Sách lậu giờ đây khơng chỉ cịn có ưu thế duy nhất là rẻ nữa, chúng thậm chí
cịn đẹp, được in ấn và trình bày giống hệt như sách thật. Bản thân giá thành rẻ
bằng khoảng một nửa giá bìa đã tác động khơng nhỏ tới mỗi người mua sách,
nay lại thêm yếu tố hình thức cũng khơng thua kém gì sách thật.
- Có trường hợp khi bạn mua một cuốn sách tham khảo khá dày với giá khá
“cứng”, khi đi học bạn mới biết mình chỉ cần vài ba chương, vài ba bài trong
cuốn sách. Trong khi bạn có thể sử dụng internet khơng tốn nhiều chi phí mà
vẫn có thể load sách và vô khối tài liệu tham khảo cần thiết về đọc. Một sự lựa
chọn khác cũng tiết kiệm hơn đó là mượn giáo trình của bạn bè hoặc lên thư
viện.
- Chưa phân biệt được sách dịch và sách biên soạn, sách bản quyền và sách
khơng có bản quyền. một cuốn là của tác giả nước ngồi do một cơng ty sách
có uy tín mua bản quyền, có tên tác giả đàng hồng, có tên dịch giả, tên người
hiệu đính và một cuốn tương tự do một người mua được bản tiếng Anh, mang
về tự dịch, tự thêm bớt một số đoạn và biến họ thành người biên soạn thì những
người tiêu thụ sách lậu mới biết. Hoặc phân biệt được các khái niệm nhà xuất
bản, công ty sách, công ty phát hành sách và nhà sách.
d. Hậu quả của việc sử dụng sách lậu:
-

Sử dụng sách lậu có lợi, hại gì? Tác động của sách lậu tới thị trường, tới văn
hoá.

- Làm sách lậu là kẻ cắp. Chúng ăn cắp một loại tài sản cao quý và đáng trân
trọng nhất - trí thức. Chúng ta cũng biết rất rõ, những bạn đọc mua sách lậu,
sách giả tức là tiếp tay cho trộm cắp, là dùng hàng trộm cắp. Vơ hình trung, các
bạn sinh viên, những nhà trí thức biến mình thành người tiêu thụ hàng giả, làm
mất đi nhân cách của chính mình.
- Về phía các cơng ty sách và các nhà xuất bản họ bị thiệt hại về kinh tế và uy
tín.Về phía tác giả, họ là những người chịu thiệt hại nặng nề: tiền bản quyền
cho tác giả sẽ giảm đáng kể. Đây chắc chắn là một trong những nguyên nhân
làm cho các tác giả nản lòng và có thể làm cho những tác giả có uy tín, tài
năng, tâm huyết không viết sách nữa.
e. Đề xuất biện pháp:
-

Quan trọng nhất hiệu quả nhất tiết kiệm chi phí nhiều nhất: ý thức tự giác của
sinh viên về việc không sử dụng sách lậu được bày bán ở quanh khu vực
trường học, tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người viết
sách (giảng viên các bộ môn).

-

Tuyên truyền, thành lập câu lạc bộ, ngày hội đổi sách, sẵn sàng chia sẻ tài
liệu…

-

Về phía nhà trường: việc in ấn cung ứng giáo trình cần bổ sung đúng lúc nhất
là đầu kỳ học của sinh viên. Nếu cần có thể nhờ đến chính quyền địa phương


can thiệp: phạt hành chính trường hợp sản xuất tiêu thụ sách lậu quanh khu vực

trường.

4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng điều tra là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Để tiện cho
thu thập thông tin và cập nhật thông tin, địa điểm tiến hành chọn mẫu phi ngẫu
nhiên tiên lợi tại khu vực cần thu thập thông tin.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để đáp ứng được mục tiêu và nội dung đặt ra, các phương pháp sau sẽ được
áp dụng trong nghiên cứu này:
• Phỏng vấn anket :phân phát tại chỗ: để thu được thông tin 1 cách nhanh gọn
và tỉ lệ thu hồi phiếu cao ,tiết kiệm thời gian và chi phí sẽ tiến hành phân phát
bảng hỏi cho sinh viên trong trường (khoảng 2000 sinh viên). Địa điểm phát
bảng hỏi là tại các lớp học
• Phương pháp phỏng vấn trực diện: nhằm hiểu rõ hơn về đối tượng và thu
được thông tin khách quan hơn bằng việc quan sát, trò chuyện trực tiếp,với
đối tượng. Phương pháp này sẽ được áp dụng với khoảng 100 sinh viên bất kì
của 4 khóa trong trường do tốn kém và mất nhiều thời gian hơn phương pháp
anket và việc phỏng vấn trực diện địi hỏi phải có tổ chức, công tác chuẩn bị
chặt chẽ về thời gian địa điểm và ng phỏng vấn
• Phương pháp quan sát:kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực diện để đánh
giá , hiểu rõ hơn về đối tượng và độ khách quan của thơng tin thu nhận được
• Phương pháp phân tích dữ liệu bằng phương pháp định lượng:Thơng tin từ
bảng hỏi, phỏng vấn anket sẽ được xử lý trên máy vi tính bằng chương trình
SPSS. Thơng tin từ các cuộc phỏng vấn sâu sẽ được xử lý nhờ phần mềm
NVIVO
6. Địa bàn nghiên cứu
-

Địa bàn tiến hành điều tra là Trường Đại học kinh tế quốc dân

Cuộc điều tra sẽ được tiến hành ở các giảng đường của trường đại học kinh tế
quốc dân : A, B,B2,C,, NVH,D,D2,E,,K,PN, C cấp 4, V
Ở mỗi giảng đường sẽ chọn ra 4 lớp của 4 khóa để phát bảng hỏi, và 1 lớp để
phỏng vấn trực diện

- Phân bổ dối tượng điều tra


Hình
thứ
điều
tra

GĐ GĐ GĐ GĐ GĐ GĐ GĐ GĐ GĐ GĐ GĐ Tổn
A
B
C
D
B2 E
D2 V
K
NV PN g
H

Phươ
ng
pháp
anket
K50


2*
30

2*
30

2*
30

2*
30

K51
K52

2*
30

K53

2*
30
2*
30

2*
30

2*
30


2*
30

2*
30

2*
30

2*
30

2*
30
2*
30

480
2*
30

2*
30
2*
30

2*
30


2*3 2*
0
30

2*
30
2*
30

480
480

2*3
0

480

Phỏn
g vấn
trực
diện
K50
K51

5
5

K52
K53


5

5

5
5

5

5

5

25
25

5
5

5

5
5

5
5

5
5


Tổng
7. Sản phẩm của đề tài
8. Ban chủ nhiệm đề tài
1. chủ nhiệm đề tài
2. thư kí khoa học
3. các thành viên
9. Kế hoạch thời gian
• từ 15/10 đến 1/11/2011: hồn thành đề cương chi tiết

25
25
202
0


• từ 1-15/11/2011: xây dựng công cụ điều tra
• từ 15/11-15/12/2011: tiến hành khảo sát tại cơ sở
• từ 15/12/2011 đến 15/1/2012:xử lí số liệu tư liệu, viết báo cáo đánh
giá
10.Dự trù kinh phí



×